Nghệ Thuật Xây Dựng Cốt Truyện Và Các Yếu Tố Ngoài Cốt Truyện.


như người con trai ôm lấy người con gái, như người yêu ôm lấy người yêu. Bác hãy hôn cháu như người yêu hôn người yêu. Hãy sờ tấm ngực mơn mởn mùa xuân của cháu như người yêu Xu Mi của cháu đang sờ…Bác hãy cho cháu biết cái vị đời của con người, biết tình yêu cụ thể của con người.” [27. Tr 279]. Rò ràng không thể phủ nhận phần bản năng trong tính cách nhân vật Quỳnh The, và với phần bản năng ấy nhân vật dường như đánh mất một phần nét đẹp trong nhân cách của chính mình.

2.2.5 Con người tha hoá

Con người tha hoá có thể hiểu là những con người bị xuống cấp về mặt đạo đức dưới tác động của hoàn cảnh sống. Kiểu nhân vật này xuất hiện không nhiều trong sáng tác của Vi Hồng. Trong Dòng sông nước mắt, chúng ta tìm thấy bóng dáng của kiểu người này qua nhân vật Lệ Hà và Nhân vật Kim Công. Lệ Hà vốn là một cô gái xinh đẹp, con gái chánh tổng Quang Khao. Cô yêu say đắm anh chàng Linh Khay thông minh, tốt bụng. Thế nhưng cha mẹ cô lại muốn ép gả cô cho Kin Xa, một kẻ lười biếng, nghiện ngập và độc ác chỉ bởi hắn có một gia tài đồ sộ. Không thể bảo vệ được tình yêu của mình, Lệ Hà đã tìm đến cái chết như là một minh chứng cho tình yêu. Nàng quyết định gửi thân xác mình vào dòng sông Nặm Đáo, một dòng sông nước mắt đã đón vào lòng mình biết bao số phận của những người con gái bất hạnh. Một người con gái như Lệ Hà, một người có thể vì một tình yêu trong sáng, tự do mà hi sinh cả mạng sống của mình chắc chắn phải là một cô gái có tâm hồn cao đẹp, và ít nhiều cô đã để lại trong chúng ta những ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Thế nhưng chúng ta không thể ngờ được rằng Lệ Hà đã hòan toàn thay đổi sau khi cô được vợ chồng Cắm Hỉ cứu sống và quyết định đến nhờ sự giúp đỡ của lão quan tuần phủ Trần Hồi - một con người dâm bôn - để có thể đi học ở Hà Nội và làm lại cuộc đời. Không ai có thể nghĩ rằng cái cuộc đời mà cô muốn làm lại chính là cuộc đời mà cô biến thành một con người khác hẳn: tráo trở, thực dụng, khốn nạn. Cô đã mặc nhiên đồng ý trở thành nhân tình cho lão Trần Hồi dưới danh nghĩa cuả một cô con gái nuôi. Thậm chí sau này, chính cô là kẻ đã cùng “ông bố nuôi” lập mưu kế cướp tài sản của Kin Xa và gián tiếp một phần biến Hoa Nước trở thành một cô gái thực dụng hơn khi cô lợi dụng sắc đẹp của Hoa Nước để Hoa Nước trở thành kẻ mời khách ở sòng bạc tài say.


Nhân vật Kim Công cũng là kiểu nhân vật tha hoá trong sáng tác của Vi Hồng. Kim Công vốn là một con người tốt bụng, nhân nghĩa và hết lòng yêu thương vợ con. Kim Công yêu Thu Khoan từ những ngày còn thơ bé. Thế nhưng số phận trêu ngươi, hai người không thể đến được với nhau bởi sự phản đối của bố mẹ Thu Khoan, khiến họ phải chia lìa đôi ngả, Thu Khoan vì chữ hiếu phải về làm vợ Kin Xa. Mặc dù xa Thu Khoan nhưng chưa bao giờ Kim Công nguôi nhớ về cô, thậm chí khi cô bị người chồng ruồng bỏ, đem bán cô để có tiền hút thuốc phiện thì người bỏ tiền ra mua cô, giải thoát cho cuộc đời cô không ai khác chính là Kim Công. Anh đã sẵn sàng lấy cô làm vợ, chăm sóc và yêu thương cô hết mực. Kim Công còn cao thượng, tốt bụng đến mức khi biết tin Kin Xa bị sốt rét đã không ngần ngại bỏ tiền ra thuốc thang, chăm sóc anh ta. Sau này khi Kin Xa hết tiền mua thuốc, khi tất cả mọi người không ai đoái hoài đến hắn thì Kim Công lại là người duy nhất và là người cuối cùng giúp đỡ anh ta. Một người như Kim công không ai có thể nghĩ rằng anh sẽ thay đổi. Thế nhưng khi bị Kin Xa lôi kéo, khi bị thuốc phiện và nhất là bị những người phụ nữ nhiều mánh khoé ở sòng tài say mê hoặc thì Kim Công đã không còn là chính mình nữa. Từ sự ngượng ngập, e dè lúc ban đầu, Kim Công ngày càng thấy tự tin, mạnh bạo, chủ động hơn trong những buổi đi chơi cùng Kin Xa: “Càng ngày Kim Công càng say mê với việc đánh tài say. Nhưng thực chất của sự say mê có lẽ tập trung ở chuyện người con gái từ đầu đã hướng dẫn Kim Công đánh bạc tài say…Kim Công quả thấy say mê cô gái. Và anh ta cho rằng chuyện này cũng là thông thường với mọi người đàn ông. Mình chẳng say sưa đánh bạc cũng chẳng lăn lóc trong những buồng thuốc phiện là được, là người tốt nữa kia đấy. Tội gì, cá rán đến miệng mèo, mèo lại không xơi! Càng nghĩ Kim Công càng say mê cô gái mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong, hậu nở,đùi dế” [21. Tr 193] Sự tha hoá ấy của Kim Công đã khiến anh phải trả giá rất đắt bằng cả mạng sống của chính mình. Kim Công bị “Tốc mạ” (ngã ngựa) khi đang ở cùng với cô gái làng chơi.

Với kiểu con người tha hoá, dường như Vi Hồng không chỉ phản ánh một phần hiện thực của cuộc sống con người miền núi mà còn đưa ra lời cảnh tỉnh đối với mọi người: Cần không ngừng đấu tranh với hoàn cảnh để bảo vệ những phẩm


chất tốt đẹp trong con người mình, nếu không chúng ta có thể dễ dàng tha hoá, tự đánh mất mình mà không hề hay biết. Đó thực sự là một bài học không phải chỉ dành riêng cho bất cứ ai!

Khi tìm hiểu kiểu con người tha hoá trong tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy rằng kiểu nhân vật này ít xuất hiện và quá trình tha hoá của họ thường không được nhà văn phản ánh, lí giải một cách sâu sắc. Trong phần lớn trường hợp, sự tha hoá của nhân vật thường đột ngột, gây cảm giác bất ngờ, khó hiểu. Có thể nói đây cũng chính là một hạn chế trong sáng tác của Vi Hồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng: hiện thực cuộc sống và con người miền núi được thể hiện một cách sinh động, phong phú trong tiểu thuyết của Vi Hồng qua một số phương diện tiêu biểu như: những mâu thuẫn, xung đột; những phong tục, tập quán; thiên nhiên và con người miền núi. Từ đó nhà văn giúp người đọc càng hiểu biết hơn về cuộc sống và con người miền núi. Độc giả của Vi Hồng thực sự nhận ra rằng: trong xã hội miền núi cũng tồn tại không ít những mâu thuẫn, xung đột; cuộc sống của người miền núi cũng gặp phải không ít những cam go, thử thách. Và trong xã hội miền núi, bên cạnh những hủ tục lạc hậu, những con người xấu xa, cơ hội cần được loại bỏ thì cũng có rất nhiều nhưng nét đẹp văn hoá, những con người chân chất, thật thà, nhân nghĩa đáng được chúng ta trân trọng tự hào. Với hơn chục cuốn tiểu thuyết của mình, Vi Hồng đã thực sự mang những gì cơ bản nhất trong đời sống của con người miền núi đến với công chúng độc giả cả nước, làm phong phú thêm cho bức tranh hiện thực cuộc sống của con người Việt Nam hiện đại.


Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 11

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện.

3.1.1 Cốt truyện

Cốt truyện là “hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưỏng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.” [7. Tr 99]

Theo Lê Huy Bắc, “cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác…Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa cho người đọc”.[37. Tr 179 - 180]

Đọc 15 cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy rằng kiểu cốt truyện truyền thống với lối miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính ít được nhà văn sử dụng. Kiểu cốt truyện này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ ( 1/15 tác phẩm, chiếm 7%). Đi tìm giàu sang là cuốn tiểu thuyết duy nhất viết theo kiểu cốt truyện này. Câu chuyện kể về cuộc đời của chàng thanh niên Eng Háo mồ côi, thông minh, cường tráng, đẹp trai cứ lần lượt được tái hiện theo đúng mạch thời gian: từ khi Eng Háo còn là chàng thanh niên mười sáu là người ở kẻ khó cho gia đình ông bà Hỷ đến những ngày anh gặp bà cháu Nọi Lai và quyết định ra ở hẳn với hai bà cháu sau khi mối tình của anh với nàng Nhình Hỉ- con gái nhà chủ không thành, từ khi Eng Háo còn là một người ăn đói mặc rách đến khi anh trở thành một ông chủ giàu có... Tất cả những sự kiện ấy cứ theo dòng thời gian hiện lên trong từng trang tiểu thuyết giúp người đọc hình dung một cách khá trọn vẹn về cuộc đời và số phận của Eng Háo.


Có thể nói Vi Hồng là một nhà văn rất có ý thức trong việc làm mới, phát triển phương diện cốt truyện trong các sáng tác tiểu thuyết, nhất là so với các nhà văn dân tộc thiểu số đi trước và cùng thời. Nông Minh Châu, Y Điêng và thậm chí là cả Triều Ân và Cao Duy Sơn khi viết tiểu thuyết thường chỉ xây dựng những cốt truyện theo cấu trúc truyền thống, theo một trình tự cổ điển. PGS.TS Bích Thu từng nhận định: “Tiểu thuyết của Triều Ân được cấu trúc theo thi pháp truyền thống, tiếp tục lối kể chuyện nương theo một trình tự cổ điển”. Thế nhưng đối với Vi Hồng, ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Đất Bằng”, ông đã đem đến một tác phẩm (tuy không thể nói là một sự cách tân nhưng chắc chắn đó là một sự mới lạ) với một cốt truyện gấp khúc độc đáo. Đây là kiểu cốt truyện với thời gian bị đảo ngược và nhảy cóc trong mạch tự sự, nhiều đoạn hồi cố được đan xen tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên của cốt truyện. Kiểu cốt truyện gấp khúc này góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính hấp dẫn, bất ngờ và thu hút được sự chú ý nhất định của độc giả.

Mở đầu cuốn tiểu thuyết Đất Bằng, người đọc được sống trong không khí sôi nổi của buổi “mở búa, mở rìu đánh tan rừng Đin Phiêng vào một ngày đầu xuân” của những “trai non gái trẻ” đất mường Đin Phiêng trái và Đin Phiêng phải. Đó là lúc già Viền và già Xanh đã gần chín mươi tuổi “răng đã rụng gần hết chỉ còn mấy cái răng hàm” và cánh đồng Đin Phiêng “bằng phẳng, quạ bay gãy cánh, chim bay đứt hơi” ngày nào nay đã trở thành cánh rừng già bạt ngàn âm u. Ngay từ đầu tác phẩm, Vi Hồng đã khiến cho độc giả cảm thấy rất tò mò, thắc mắc khi biết rằng vùng đất Đin Phiêng ẩn chứa trong mình biết bao bí mật huyền bí: người dân tộc Tày, Nùng của vùng đất Đin Phiêng cương quyết không chịu phá rừng, xuống đồng bằng theo chính sách định canh định cư vì sợ bị ốm và bị chết bởi một lời nguyền rất độc địa, linh thiêng; con trai và con gái của hai dòng họ Sầm- Nông cũng không bao giờ được lấy nhau. Tất cả những thắc mắc ấy dần dần được giải đáp khi nhà văn ngược dòng thời gian đưa chúng ta trở về câu chuyện của vùng đất này gần bảy, tám mươi năm trước, khi mà già Viền và Già Xanh vẫn còn là những chàng trai, cô gái ở lứa tuổi mười tám, đôi mười và họ yêu nhau tha thiết, khi mà Đin Phiêng trái và Đin Phiêng phải của hai họ Sầm- Nông vẫn còn rất thân thiết, gắn bó.


Mọi bi kịch chỉ bắt đầu khi trời làm đại hạn khiến nước tưới cho đồng ruộng trở nên khan hiếm và hai dòng họ Sầm, Nông phải vắt kiệt dòng suối để lấy từng giọt nước vào ruộng. Để rồi chỉ từ sự nghi ngờ tháo trộm nước của nhau mà ké Xanh- bố của già Xanh bây giờ, đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình; và người giết ké không ai khác lại chính là ké Viền- bố của già Viền. Mâu thuẫn của hai dòng họ bị đẩy lên đến cực điểm khi mẹ Xanh vì quá đau khổ, uất ức trước cái chết của chồng mình đã quyết tâm trả thù bằng lời “nguyền mang” linh thiêng độc địa rồi nhảy xuống cửa hang thuồng luồng bên bờ sông Bằng tự tử để mãi mãi không ai có thể giải được lời nguyền. Sau ngày hôm ấy “hai bản Đin Phiêng tan tác ra đi như đàn chim cu bị con cắt lao vào giữa đàn. Bỏ nhà, cửa ruộng vườn vào rừng vào núi. Trai gái hai họ không bao giờ dám lấy nhau…”

Sự đan xen của hai dòng thời gian quá khứ và hiện tại tồn tại cho đến gần kết thúc tác phẩm cứ lần lượt đưa độc giả đi từ sự tò mò, thắc mắc này đến sự tò mò, thắc mắc khác để rồi phải lần lượt đọc từng trang tiểu thuyết để đợi đến khi sự thắc mắc của mình được giải toả. Tôi vẫn còn nhớ rất rò cái cảm giác hiếu kì của mình khi đọc đến đoạn già Viền gặp lại già Xanh sau vài năm, kể từ ngày xảy ra biến cố ở Đin Phiêng, để mượn cây gậy trúc có vòng mắt cua linh thiêng của dòng họ Sầm. “Viền đi lướt qua Xanh và nói nhanh:

- Anh Xanh, anh cho em mượn cái gậy trúc…

Rồi Viền đi nhanh như người chạy trốn vào chợ. Xanh không hiểu Viền mượn cái gậy để làm gì nhưng Xanh cũng nhờ một bạn thân của mình bên họ Sầm chuyển cái gậy trúc có vòng mắt cua lộn ngược cho Viền...Mãi cho đến những năm năm mươi tuổi, Viền lại gửi cái gậy trả cho Xanh. “Đáng lẽ về già mới cần gậy chống đỡ chân...nhưng Viền lại trả lại.” Xanh băn khoăn chẳng hiểu tại sao. Tất cả đều bí mật, chỉ có mình già Viền biết mà thôi.” [13. Tr 49]. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng ấy được Vi Hồng miêu tả đầy chất kịch tính, mang màu sắc trinh thám đã thực sự gây cho tôi không ít tò mò. Và rồi tất cả những thắc mắc của tôi chỉ được giải đáp khi cuốn tiểu thuyết gần kết thúc trong những lời trăn trối của già Viền.


Vào hang cũng có kiểu cốt truyện gấp khúc với trình tự thời gian bị đảo ngược. Câu chuyện được bắt đầu khi Đoác đã ở vào cái tuổi ngoài năm mươi và trở thành giám đốc liên hợp xí nghiệp chè của vùng đất Ba Mái, quê hương hắn. Sau đó tác giả mới ngược dòng thời gian tái hiện lại chặng đường đời dài gần bốn mươi năm với biết bao nhiêu tội ác của Đoác, để hắn có thể từ một Đoác thanh niên với “trình độ văn hoá bổ túc mãi mãi cũng chỉ có cái bằng lớp bốn” trở thành Đoác thượng uý, Đoác bí thư Đảng uỷ xã kiêm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Pác Nặm, rồi Đoác chủ tịch huyện và Đoác giám đốc.

Không chỉ có Vào hang, Đất bằng mà cốt truyện gấp khúc còn xuất hiện ở rất nhiều cuốn tiểu thuyết khác của Vi Hồng như Thung lũng đá rơi, Lòng dạ đàn bà, Tháng năm biết nói, Người trong ống...Có thể nói kiểu cốt truyện gấp khúc là kiểu cốt truyện được Vi Hồng sử dụng chủ yếu trong tiểu thuyết của mình (14/15 cuốn tiểu thuyết chiếm tỉ lệ 93%). Có những tác phẩm khoảng cách thời gian của các sự kiện có khi là vài chục năm như trong Đất bằng, Vào hang, Thung lũng đá rơi... nhưng cũng có khi khoảng cách ấy chỉ là vài năm như trong Lòng dạ đàn bà hay Tháng năm biết nói... Chúng ta không thể phủ nhận rằng đây chính là nét hiện đại của Vi Hồng so với các nhà văn dân tộc thiểu số đi trước và cùng thời, là một đóng góp đáng trân trọng của nhà văn cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam. Kiểu cốt truyện có sự đảo lộn trật tự thời gian như vậy đã làm nên một sức hấp dẫn không nhỏ cho chính các sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, việc sử dụng kiểu cốt truyện này trong một vài tác phẩm của Vi Hồng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Việc đảo lộn trật tự thời gian các sự việc đôi khi chưa thật nhuần nhuyễn, gây nên cảm giác gượng ép, thậm chí là sự khó hiểu. Như trong Tháng năm biết nói, ở phần đầu của tác phẩm khi nhà văn tái hiện lại quãng thời gian thơ bé của nhân vật Hoàng với những ngày vừa đi chăn trâu vừa tranh thủ học vò và học chữ với bố con ông Phàn, ở đoạn trước tác giả đang kể lại cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hoàng với cô bé Băng khi đó mười một tuổi – là một người bạn cùng trang lứa với Hoàng - thì ngay sau đó xuất hiện cuộc trò chuyện giữa Hoàng và ông Phàn trong một buổi học chữ: “Hoàng ghép hết mọi chữ để đánh


vần. Nhưng bỗng Hoàng phát hiện có những chữ mẹ ghép vào nhau chẳng đánh vần được! Hoàng hỏi anh Phàn. Nhưng anh Phàn bảo không biết, trong sách không thấy những chữ đó đứng cạnh nhau bao giờ! Thế thì Hoàng phải hỏi bác Phàn:

-... Cháu cần biết tại sao chữ ghép này thì có nghĩa, thì đọc được, chữ kia lại không? – Bác Phàn hơi bực mình, định mắng Hoàng nhưng nghĩ kĩ bác lại thấy

thằng bé mới lên bảy này quả khác thường, bác tính cách giải thích để cởi nút trong đầu óc bé nhỏ nhưng hay suy nghĩ của nó...” [23. Tr 52] Rò ràng nếu không có lời giới thiệu kia của nhà văn thì không một độc giả nào có thể nghĩ đó là câu chuyện xảy ra trong qua khứ. Chính điều đó đã tạo nên cảm giác khiên cưỡng, gượng ép cho một vài trang tiểu thuyết của nhà văn. Cách đảo trật tự thời gian chưa thật nhuần nhuyễn như vậy còn xuất hiện (dẫu không nhiều) trong cuốn Vào hang.

Lí giải nguyên nhân cho sự lựa chọn kiểu cốt truyện tuyến tính hay gấp khúc trong tác phẩm tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi cho rằng, hầu hết các cuốn tiểu thuyết của ông đều mang tính li kì, bí ẩn, cho nên để tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc nhà văn thường lựa chọn kiểu cốt truyện gấp khúc, nhất là khi các sự việc trong quá khứ có ảnh hưởng nhiều đến nhân vật và các sự kiện ấy thường giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về tính cách nhân vật. Chính vì vậy, trong Đi tìm giàu sang, khi các sự kiện trong quá khứ ít có tác động đến tính cách, tương lai của nhân vật, khi số phận nhân vật ít có sự biến động lớn thì Vi Hồng đã lựa chọn kiểu cốt truyện tuyến tính truyền thống. Kiểu cốt truyện tuyến tính này dẫu không tạo được sức hấp dẫn như kiểu cốt truyện gấp khúc nhưng nó đã góp phần làm phong phú thêm những sáng tác của Vi Hồng trong mảng tiểu thuyết.

Khi tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết, Vi Hồng rất hay sử dụng các môtíp truyện dân gian, nhất là các môtíp truyện cổ tích. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng ta thường bắt gặp những nhân vật có dáng dấp người mồ côi bất hạnh, các nhân vật thường phải trải qua rất nhiều sóng gió, trở ngại cuối cùng mới giành được hạnh phúc. On trong Vào hang, Tú trong Người trong ống, Hoàng trong Tháng năm biết nói, Lót trong Thung lũng đã rơi và Eng Háo trong Đi tìm giàu sang đều là những đứa trẻ mồ côi bất hạnh. Họ đều gặp không ít những trắc trở, khó khăn trên đường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022