đời. Thế nhưng, bằng nghị lực, ý chí và nhất là không thể thiếu sự giúp đỡ của những người tốt bụng, nhân nghĩa họ dần dần khẳng định được tài năng, tìm được cho mình hạnh phúc. Tuy nhiên có một sự khác biệt khá lớn trong con đường tìm đến hạnh phúc của các nhân vật chính diện trong tác phẩm của Vi Hồng và Triều Ân. Trong tiểu thuyết của Triều Ân, các nhân vật phải dựa vào chính ý chí, nghị lực, bản lĩnh của mình để vượt qua nghịch cảnh, tìm thấy hạnh phúc của cuộc sống. Như cô gái Tày Ngọc Lan trong Nắng vàng bản Dao tuy cuộc đời trải qua bao đắng cay, tủi cực nhưng bằng bản lĩnh và tính tự lập từ nhỏ cô đã gắng gượng và bám trụ với cuộc đời hiện tại, vươn lên làm chủ bản thân. Niềm tin vào lẽ phải, vào tương lai đã giúp cô thêm nghị lực để vượt qua tất cả, đặc biệt là chống lại những tập tục lạc hậu, phản khoa học, mê tín. Còn trong các sáng tác của Vi Hồng, các nhân vật lại thường phải nhờ vào sự trợ giúp của người khác (các nhân vật phù trợ) thì mới có thể tìm được hạnh phúc của mình. Chẳng hạn: trong Lòng dạ đàn bà, nếu như không có Lả thì chắc chắn ba bà cháu thằng Mương đều sẽ chết đói, còn Nghít nếu không bị trúng độc chết thì suốt đời cũng sống trong cảnh mù loà, khốn khó. Hay trong Đi tìm giàu sang, nếu không có bà cháu Nọi Lai thì Eng Háo không thể từ một người ở kẻ khó mà trở thành ông chủ giàu có nhất mường, bố của Eng Háo cũng không thể từ một kẻ cứt sái nghiện ngập trở lại thành một con người đúng nghĩa.
Các môtíp truyện cổ tích được sử dụng trong tiểu thuyết của Vi Hồng là môtíp thử tài kén rể, môtíp rời nhà ra đi và môtíp tiếng hát thần kì.
Môtíp thử tài kén rể xuất hiện trong hai cuốn tiểu thuyết: Tháng năm biết nói và Đi tìm giàu sang. Trong Tháng năm biết nói đó là cuộc thử tài của Phàn và Bùng trong cuộc thi kén rể “oái oăm” do bố Ngọc đặt ra để ép Ngọc lấy Bùng. Còn trong Đi tìm giàu sang đó là cuộc thi tài giữa chàng Eng Háo thông minh và Ma Chàn dốt nát, khoác lác. Cuộc thi tài này mang rò nét dấu ấn của những câu chuyện cổ tích khi tác giả để cho các nhân vật phải trải qua 3 lần thử thách: tìm cách bắt con lợn đăm dí, tìm cách néo mũi con trâu đực đầu đàn và lần thứ 3 là cuộc thi chữ. Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là môtíp kén rể trong tiểu thuyết của Vi Hồng lại không có vai trò thúc đẩy cốt truyện phát triển như là trong các câu chuyện cổ tích.
Trong Đi tìm giàu sang, cuộc thi kén rể chỉ là cái cớ để tác giả cho nhân vật Eng Háo thể hiện sự thông minh, phô diễn sự khéo léo của mình. Bởi mẹ Nhình Hỉ rất ghét Eng Háo và bà chưa bao giờ có ý định gả con gái của mình cho một “người ở kẻ khó” như Eng Háo, ngay cả khi bà biết bản chất xấu xa, bỉ ổi của Ma Chàn, như vậy thì bà sẽ không thể tổ chức cuộc thi kén rể giữa Eng Háo và Ma Chàn được. Cuộc thi ấy rò ràng để lộ rất rò “bàn tay” xếp đặt của tác giả.
Môtíp rời nhà ra đi được thể hiện rất rò trong Người trong ống. Nhân vật Tú, sau rất nhiều bất hạnh ập tới: mẹ chết, bố không chịu vào hợp tác khiến cho Tú dù là học sinh giỏi, “thông minh khác thường”, là một hiện tượng lạ của cả tỉnh cũng không được đi học, không được đi nước ngoài, bị mọi người xa lánh. Chính điều đó buộc một cậu bé mới chỉ mười năm tuổi như Tú phải bỏ nhà, bỏ quê hương đi tìm cho mình một chân trời mới. Từ cuộc ra đi ấy, đồng thời trải qua bao vất vả, gian truân cuối cùng Tú cũng đạt được ước mơ của mình: trở thành một bác sĩ giỏi rồi trở về làm giám đốc bệnh viện Lục Khê ngay trên chính mảnh đất quê hương. Môtíp này còn được thể hiện qua rất nhiều nhân vật trong các tác phẩm khác như Đàng trong Vãi đàng, ông già Đội trong Thung lũng đá rơi hay Ki Nọi và Bội Hoan trong Đoạ đày...
Môtíp tiếng hát thần kì xuất hiện khá rò trong các cuốn tiểu thuyết Đất bằng và Phụ tình. Nhưng Vi Hồng khi sử dụng môtíp này của truyện cổ dân gian đã biết vận dụng một cách linh hoạt, cải biến để cho phù hợp với một tác phẩm hiện đại. Chính vì vậy tiếng hát của then Kì tuy không hoàn toàn tạo ra được những điều kì diệu như trong những câu chuyện cổ nhưng tiếng hát ấy vẫn đủ sức làm nên một điều kì lạ. Đó là lúc mọi người đều hỗn loạn, hoang mang và cương quyết bỏ tập thể Đin Phiêng về lũng thì khi tiếng hát của then Kì cất lên đã khiến cho “trẻ nhỏ nín khóc thôi đùa nghịch, người già quên lau nước mắt và để gánh tuột khỏi vai. Những người đã gánh gồng lên đến giữa đèo cũng đặt gánh lại quay về nghe Kì hát” [13. Tr 153]. Còn trong Phụ tình, tiếng hát của nàng Va Đáo làm rung động tâm hồn con người đến mức có thể khiến cho không ít cô gái có ý định bỏ chồng, khi nghe tiếng hát của nàng đã thay đổi quyết định quay về gắn bó với người chồng mà họ không yêu.
Trong Mùa hoa bióoc loỏng, với việc xây dựng nhân vật Cặm Cang xấu xí có tiếng hát lượn ngọt ngào làm say mê lòng người, khiến cho cô bạn Xinh Xông đối lượn cùng anh trong các cuộc thi hết lòng cảm phục và tìm cách gặp mặt anh, nhưng khi Xinh Xông biết mặt Cặm Cang cô lại bị vẻ ngoài xấu xí của anh làm cho “héo hắt cả tâm hồn” và không thể lượn tiếp được, chúng ta thấy rất rò môtíp của câu chuyện cổ tích về chàng Trương Chi của dân tộc Kinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Con Người Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng
- Con Người Lí Tưởng – Con Người Tận Thiện.
- Nghệ Thuật Xây Dựng Cốt Truyện Và Các Yếu Tố Ngoài Cốt Truyện.
- Khắc Hoạ Nhân Vật Qua Yếu Tố Ngoại Hình.
- Khắc Hoạ Nhân Vật Qua Tính Cách, Nội Tâm
- Hệ Thống Từ Ngữ Gắn Với Cuộc Sống Và Con Người Miền Núi.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Việc sử dụng các môtíp của truyện cổ tích đã thể hiện rò dấu ấn của văn hoá dân gian trong các sáng tác của Vi Hồng. Và ở điều này dường như Vi Hồng đã tìm thấy điểm chung với nhà văn Triều Ân. Dấu ấn văn hoá dân gian còn được biểu hiện bằng kết thúc có hậu trong tất cả các sáng tác của ông. Các nhân vật của ông dẫu có trải qua đắng cay như thế nào, có chịu nhiều bất hạnh đến bao nhiêu đi nữa thì cuối cùng họ cũng tìm được hạnh phúc như là một sự trả công xứng đáng, đúng như quan niệm muôn đời của nhân dân ta: “Ở hiền gặp lành”. Qua đó nhà văn cũng thể hiện rò quan niệm của mình về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện. Đó là niềm hạnh phúc của anh chàng kĩ sư nông nghiệp On trong Vào hang khi tìm thấy tình yêu với Lạ - một cô gái xinh đẹp, thông minh - và sống trong niềm hạnh phúc được làm giàu cho quê hương bằng chính những kiến thức nông nghiệp anh đã học và tự say mê nghiên cứu. Đó là niềm hạnh phúc của Hoàng khi được sống bên người con gái anh yêu thương trong Tháng năm biết nói, là niềm vui của Linh Thang Nghít khi tìm được ánh sáng sau mấy năm mù loà nhờ con mắt của chính người vợ năm xưa anh phản bội hiến tăng và được trở về đoàn tụ cùng mẹ và hai đứa con trong Lòng dạ đàn bà...Thế nhưng, nếu như trong các sáng tác của Triều Ân, cái kết thúc có hậu của ông không gây cho ta cảm giác thiếu chân thật thì trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng cái kết thúc có hậu lại mang đậm cảm giác thiếu chân thật, khiên cưỡng, lộ rò bàn tay sắp đặt của tác giả. Kết thúc trong Đi tìm giàu sang là một minh chứng rất tiêu biểu. Đến cuối tác phẩm để tạo nên một kết thúc “viên mãn” cho tác phẩm của mình, Vi Hồng đã để cho Nhình Hỉ, một cô gái xinh đẹp, lại là người yêu cũ của Eng Háo, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với bố của Eng Háo là ké Háo. Không chỉ có vậy, ké Háo vốn là một người cha độc ác, một kẻ “cứt sái”- nghiện thuốc phiện mới đầu đã chấp nhận
tình cảm của Nhình Hỉ nhưng ngay sau đó lại thuyết phục cô trở lại với Ma Chàn - người chồng cũ nghiện ngập, độc ác của cô, để cô giúp hắn cai thuốc phiện và trở thành con người tốt sau khi hứa với cô một lời hứa “sáng và đẹp như vầng trăng rằm”: “Nếu Ma Chàn không nghe lời cháu một việc gì đó, hoặc Ma Chàn lại bạc đãi cháu, nhất là dám đánh cháu thì cháu trở lại đây với chú. Nếu cháu còn yêu chú, khi đó dù cháu đã có con, cháu đã xuống cấp về nhan sắc, cháu có bệnh tật...Chú sẽ đón cháu bằng hai tay vàng ngọc của một người đàn ông biết yêu thương và biết lẽ phải. Cháu có tin không?” [26. Tr 300] Rò ràng một kết thúc như thế khó có thể làm cho người đọc tin và không thể thuyết phục được người đọc! Hay như trong Vào hang, để nhân vật On và Lạ có thể quay về được với nhau nhà văn đã xây dựng nên tình huống: Lạng cương quyết không đi đăng kí kết hôn với On, dù cô tha thiết yêu On đã bao năm và giờ đây tất cả mọi người đều tin rằng Lạ đã chết, ngay cả On - người yêu của Lạ cũng đã chấp nhận tình cảm của cô và nhiều lần đề nghị cô đi đăng kí. Thế nhưng Lạng vẫn một mực cương quyết nói rằng: “Bao giờ anh tìm thấy hay ai tìm thấy được hài cốt của Lạ - nghĩa là Lạ không còn trên đời này nữa, thì khi đó nếu anh thật lòng yêu em, em rất sung sướng cùng anh đi đăng kí. Em vẫn cảm thấy một ngày nào đấy Lạ sẽ trở về, khi đó em lại vui vẻ trả anh cho Lạ...Ừ khi đó em cũng chỉ biết xin lỗi thôi”. [17. Tr 267]. Và khi Lạ trở về, Lạng đã bỏ đi đâu mất, không ai có thể tìm thấy được.
Chính bởi các sáng tác của Vi Hồng đều kết thúc có hậu nên đó cũng thường là những kết thúc đóng. Kết thúc tác phẩm, tất cả mọi vấn đề, mọi mâu thuẫn đều đã được giải quyết, người tốt được hưởng hạnh phúc, cái ác bị trừng phạt. Ngay cả như tác phẩm Người trong ống và Mùa hoa bióoc loỏng là hai tác phẩm hiểm hoi có kết thúc lửng trong số những tiểu thuyết của Vi Hồng thì đó cũng không phải là một kết thúc mở. Tác phẩm Người trong ống kết thúc trong lời kết tội đau đớn của Ly dành cho Ba khi phát hiện ra đứa con gái xinh đẹp của chị giờ đây đã lấy và có con với chính bố đẻ của nó: “Thằng Ba, mày đã ăn sống nuốt tươi bao đàn bà con gái. Mày đã lấy chính con gái của mày. Slam là con đẻ của mày. Mày đã lấy con mày... Ly như ngất xỉu. nhiều cái bát cái cốc trên tay khách rơi xuống nền gạch hoa vỡ tung toé.” Thế nhưng
số phận của Ba dường như đã được định đoạt, người đọc hoàn toàn có thể chác chắn diều đó bởi tất cả những tội ác mà hắn gây ra đều đã bị phanh phui và được ghi trong cuốn băng ghi âm mà Tú đã giao cho ông Hồi - hiệu phó trường Đại học Y nơi Ba đang làm việc. Còn trong Mùa hoa bióoc loỏng, dẫu cho Vi Hồng chưa nói rò kết thúc của cuộc hôn nhân giữa Mi Tráng và Hạ Chi nhưng với cuộc trò chuyện giữa Xinh Xông với Mi Tráng, Hạ Chi với Chim Ca về sự sai lầm trong cách chọn đường đánh phá hủ tục cùng câu nói thể hiện ý muốn sửa sai của hai người chúng ta cũng có thể đoán được sự chia tay của Hạ Chi và Mi Tráng như là một tất yếu. Cho nên có lẽ cũng vì kiểu kết thúc đóng và có hậu mà đọc xong tiểu thuyết của Vi Hồng, gấp những trang sách lại người đọc rất ít khi phải băn khoăn, trăn trở. Cảm giác ấy cũng giống như cảm giác của ta sau mỗi lần đọc xong các câu chuyện cổ tích vậy.
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng thường xuất hiện các yếu tố kì ảo, tâm linh như một sự minh chứng rò nét dấu ấn của văn hoá dân gian trong sáng tác của ông. Hình ảnh cây gậy trúc “có vòng mắt cua, dóng lộn ngược”- cây gậy trúc “cứu nhân độ thế” của ông tổ dòng họ Nông truyền, cây gậy đã cứu dòng họ Sầm từ mười hai đời trước, cây gậy đã theo già Viền mấy chục năm và minh oan cho biết bao người vô tội, mang dáng dấp của môtip vật thần kì trong các câu chuyện cổ. Yếu tố kì ảo trong câu chuyện về cây gậy trúc có vòng mắt cua được thể hiện rò nét khi già Xanh khấn cây gậy để cứu Pao, một cậu bé mồ côi bị quan Tây bắt vì có người chỉ điểm Pao hoạt động cách mạng: “ Những vòng mắt cua gậy trúc đã đánh bóng, bỗng như sáng nhấp nháy trong khoảng sáng, tàn hương nổ tí tách, như mơ như thực. Tiếng gió lọt qua phên lứa, lùa vào ban thờ ở gian giữa tối om. Trong tiếng âm âm của gió, Xanh nghe văng vẳng có tiếng gậy trúc rì rầm như đáp lời mình khấn.” Trong Người trong ống, yếu tố hoang đường kì ảo được thể hiện qua câu chuyện ông bố của Ba được một đạo sĩ tặng cho một thỏi vàng bằng cách “vén áo lên và nhét một thỏi vàng vào bụng”. Và khi ông lão “bóp mạnh vào da bụng, một thỏi vàng to, dài và dày nổi lên, nhìn thấy cả góc cạnh. Ánh vàng mười sáng chói, càng nói càng bóp, lùa thỏi vàng mạnh. Ánh sáng càng sáng ngời ngời đến tận mắt người tận mặt mọi người.” [18. Tr303]. Còn trong Tháng năm biết nói yếu tố tâm linh, hoang đường, kì ảo lại được thể hiện qua giấc mơ nửa thực nửa hư của
Hoàng về cuộc gặp gỡ với cụ tổ mười hai đời trong tiếng thác Chín Thoong gầm gào; qua sự xuất hiện của “con mèo hoang kêu ngao ngao”, của “con cá chết trương ngửa bụng trắng phau mắc vào gốc cây vối” trong đêm Hoàng đi xem mặt vợ như một điềm báo về một tương lai bất hạnh. Yêú tố tâm linh, hoang đường kì ảo trong tiểu thuyết của Vi Hồng không chỉ tạo nên một màu sắc tâm linh huyễn hoặc, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm mà còn thay tác giả nói lên biết bao điều. Nếu như câu chuyện của ông bố Ba về thỏi vàng trong bụng mang ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng, cho tình yêu thương vô vàn của cha mẹ đối với con cái thì hình ảnh cây gậy trúc có vòng mắt cua lại là hình ảnh biểu trưng cho khát vọng về lẽ phải, sự công bằng bình đẳng của người dân miền núi từ bao đời nay.
Qua tìm hiểu tiểu thuyết của Vi Hồng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hoá dân gian đến cách tổ chức cốt truyện của nhà văn. Đúng như Phạm Duy Nghĩa đã nhận định, đó thực sự là một “thế giới nhuốm màu cổ tích, huyền thoại, đầy những chuyện trái ngang, đen tối nhưng vẫn bay bổng, trữ tình. Đó là một miền núi được dân gian hoá.” [40. Tr 190]. Tuy nhiên, cách lí giải của Phạm Duy Nghĩa về nguyên nhân của đặc điểm này trong sáng tác của Vi Hồng, theo chúng tôi, có lẽ chưa thật đầy đủ: “Có thể lí giải điều này bằng tiểu sử của nhà văn. Sinh thời, Vi Hồng làm nhà giáo suốt hai mươi tám năm, từng là chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian ở trường đại học tỉnh miền núi. Nghề nghiệp và tình trạng sức khoẻ yếu khiến ông ít điều kiện thâm nhập thực tế cuộc sống (đặc biệt là những năm cuối đời) nên viết văn chủ yếu dựa trên tưởng tượng, hư cấu với một nghị lực và khả năng sáng tạo phi thường.” [40. Tr 190]. Còn có thể lí giải sự ảnh hưởng của văn hoá, văn học dân gian trong các sáng tác của Vi Hồng bằng tình yêu sâu sắc của nhà văn từ những ngày còn thơ bé dành cho những giá trị truyền thống của dân tộc. Và đặc biệt sự ảnh hưởng ấy có nguyên nhân chủ yếu là cá tính sáng tạo rất riêng của Vi Hồng. Chính cá tính ấy đã làm nên một phong cách rất riêng của nhà văn, nhất là trong các sáng tác ở thể loại tiểu thuyết.
Khi tìm hiểu cốt truyện của Vi Hồng chúng tôi cũng nhận thấy một số tác phẩm có sự tổ chức thiếu chặt chẽ. Sự tổ chức thiếu chặt chẽ ấy được biểu hiện bằng sự xuất hiện của một số chi tiết thừa trong tác phẩm. Chi tiết thừa, theo chúng tôi, là
những chi tiết không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, cũng không có tác dụng hỗ trợ, bộc lộ cá tính của nhân vật hay bộc lộ tư tưởng của tác giả. Trong một số cuốn tiểu thuyết của mình có đôi chỗ Vi Hồng xây dựng một vài chi tiết mà thoạt đọc độc giả có cảm giác như đó sẽ là một chi tiết quan trọng trong tiến trình phát triển của cốt truyện, nhưng thực tế chi tiết đó lại bị tác giả “bỏ lửng”, đến cuối tác phẩm thì hoàn toàn không có sự đề cập đến những chi tiết ấy nữa. Nếu như ai đã một lần đọc Vào hang chắc chắn không thể quên được cuộc trò chuyện của Thảnh với Nọi khi cô quyết định thú tội vì đã quan hệ với lão Đoác chồng Nọi, một con quỷ “dâm bôn” hơn hai năm nay. Cuộc thú tội đã nhanh chóng trở thành buổi tâm sự cuả hai người đàn bà vốn là bạn thân của nhau và nay đều thành nạn nhân của Đoác. Cuộc tâm sự ấy được Nọi đề nghị ghi âm lại, phòng khi có lúc cần: “Thôi Thảnh à, đừng vội xỉ vả mình một cách cay đắng, méo miệng lệch mồm vậy. Nhưng khoan đã, không biết rồi cuộc đời của hai đứa mình ra sao. Vì chúng ta đều rơi vào miệng quỷ dâm đãng. Dù thế nào thì hôm nay là ngày 22 tháng 4 năm 1968, một ngày mình tin hai đứa mình sẽ nói thật lòng với nhau. Nhà mình, nhờ có quỷ gian ác mà có đầy đủ mọi thứ sao chúng mình không sử dụng cho riêng mình tí chút. Tôi mở máy ghi băng và chúng ta sẽ nói chuyện. Phòng khi có lúc cần nói cho ai đó về lòng thành của chúng ta thì đấy- Nọi mở máy chạy rè. Hai người hầu như không nghe thấy tiếng máy vì họ đã quá đau khổ.” [17. Tr 69] Với cách miêu tả của nhà văn, chúng ta đều tưởng đây sẽ là một chi tiết quan trọng của cốt truyện. Thế nhưng thực tế chi tiết này cho đến cuối tác phẩm không hề được đề cập đến một lần nào nữa cả. Nó trở thành một chi tiết thừa trong cốt truyện. Hay như trong Tháng năm biết nói, có một chi tiết: đó là khi nhân vật Ngọc, vốn là cô gái làm “mẫu giả” khi Hoàng xem mặt, bị bố mẹ ép lấy Bùng, Ngọc không đồng ý với cuộc hôn nhân xếp đặt ấy cho nên sau khi Phàn - người bạn thân của Hoàng thất bại trong cuộc thi kén rể, Ngọc đã xuống Hà Nội tìm Hoàng và muốn anh “huỷ hoại cuộc đời trinh trắng” của mình. Thực chất giữa Ngọc và Hoàng trước đó mới chỉ gặp nhau 3 lần, và lần gặp thứ hai cách lần gặp đầu tiên những mười năm. Hoàng sau những giây phút suy nghĩ lao lung, đã cất tiếng nói với Ngọc như người mẹ nói với con gái khi về nhà:
-“ Em nhất định cưới theo phong tục và về nhà chồng cũng theo phong tục cổ truyền chứ gì?
- Em thì nhất định như vậy. Nhưng em chỉ sợ trong hoàn cảnh như thế nào đó mà trong hồn em không có hồn anh bước vào.- Ngọc nhắc lại đề nghị của Hoàng từ bao hôm nay.
- Anh hứa với Ngọc chắc chắn rằng: sau khi em cưới. Có thể ngay ngày em cưới anh sẽ ngắt bông hoa tinh khiết của em! Chúng ta sẽ dâng hiến cho nhau tại trong nhà em hoặc trong những cánh rừng trong nhà em! Được chưa nào?- Hoàng nói chậm rãi chắc chắn.
- Nhưng anh phải giữ lời hứa đấy! Nếu không em sẽ cho quạ rỉa, cho chó gặm vào lời hứa của anh! - Ngọc nói như một lời nguyền.
- Anh xin hứa đúng như lời anh nói.” [23. Tr241]
Và rồi ngay sau đó tác phẩm đi vào hồi kết, Hoàng tìm thấy được hạnh phúc bên Băng, một cô bạn từ thủa ấu thơ, và Ngọc thì kết đôi cùng Phàn. Cuộc gặp gỡ kia dường như chưa bao giờ xảy ra vậy. Và rò ràng cuộc gặp gỡ đó không hề đóng một vai trò gì trong việc thúc đẩy cốt truỵện phát triển.
Như vậy có thể thấy những sáng tác của Vi Hồng có tồn tại những chi tiết thừa, tuy chúng xuất hiện không nhiều. Nhưng chúng là những bằng chứng cho thấy sự thiếu chặt chẽ trong tổ chức cốt truyện ở một số tác phẩm của Vi Hồng.
3.1.2 Yếu tố ngoài cốt truyện.
Khi tìm hiểu những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những đặc điểm về cách tổ chức cốt truyện của Vi Hồng là sự có mặt, đan xen, gài lồng với tần số khá cao của các yếu tố ngoài cốt truyện.
Yếu tố ngoài cốt truyện được hiểu là “chi tiết, bộ phận thuộc nội dung của các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện” [7. Tr 433]. Yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết của Vi Hồng được biểu hiện khá đa dạng. Đó có thể là những đoạn miêu tả thiên nhiên hoặc mang một vẻ đẹp nên thơ, trữ tình hoặc một vẻ dữ dội, huyền bí. Đó có thể còn là những mẩu truyện, những tích truyện dân gian mà chủ yếu là của dân tộc Tày được nhà văn gài lồng, đan