Khắc Hoạ Nhân Vật Qua Yếu Tố Ngoại Hình.


xen vào giữa hiện thực đời sống của các nhân vật. Như trong Đất bằng chúng ta bắt gặp câu chuyện cổ “chàng Xiên Cân và cây đàn tính” nổi tiếng của dân tộc Tày qua lời kể của già Viền, người kể chuyện cổ hay có tiếng cả mường trong một đêm trăng sáng khi then Kì ra Đin Phiêng với tập thể. Hay như trong tác phẩm Vào hang chúng ta lại bắt gặp câu chuyện “kẻ nhai bông hoa đào tiên hay là sự tích hang cuống hoa” và câu chuyện về loài chim lạ đòi ăn thịt chính người nuôi duỡng nó. Còn trong Lòng dạ đàn bà đó lại là câu chuyện về “con vịt vàng” của mường Nặm Tốc Rù...

Bên cạnh những đoạn văn miêu tả thiên nhiên và tái hiện những câu chuyện cổ thì việc đan gài những bài hát, bài lượn cũng là một yếu tố ngoài cốt truyện tiêu biểu trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Trong Tháng năm biết nói đó là bài hát rái cá từ cổ xưa:

“ Con cá bằng cánh cửa Rái cá bằng cục cứt cá Bơi ba ngày chưa kịp Chín ngày nhăn răng. Con cá bằng ngón tay

Bắt được tao nhai cả xương lẫn thịt Mười con được lưng bụng

Trăm con được một bụng.”

Trong Đất bằng đó lại là những bài hát then làm mê hoặc lòng người của then Kỳ và những bài hát lượn ngọt ngào, đắm say. Tiêu biểu như bài lượn:

“ Hoa đã nở

Hoa ơi, hoa thơm nữa hỡi hoa Cho ong bướm xa về hội

Cho chim én muôn nơi về họp Lúa tốt, ta lặng người đằng trước Hoa xinh, ta lặng người đằng sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Người đằng trước làm nắng cho lúa chín. Người đằng sau làm trăng rằm hoa nở Anh làm gió mát hoa cười.”


Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 13

Trong tác phẩm này, những bài hát với vai trò là một yếu tố ngoài cốt truyện xuất hiện với một tần số cao (9lần). Những bài hát không chỉ là một yếu tố làm phong phú thêm tác phẩm, giúp nhà văn thể hiện sự am hiểu về vốn văn hoá dân tộc mà còn góp phần thể hiện cả tâm trạng của nhân vật.

Trong hầu hết tác phẩm tiểu thuyết của mình, Vi Hồng còn làm chậm mạch cốt truyện bằng việc đan xen những trang văn miêu tả những phong tục độc đáo và kì lạ của quê hương. Đó cũng là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện tiêu biểu của Vi Hồng. Yếu tố phong tục trong tiểu thuyết của Vi Hồng một mặt giúp cho nội dung tác phẩm thêm sinh động phong phú, làm tăng sức lôi cuốn đối với bạn đọc; mặt khác, việc Vi Hồng đan xen yếu tố phong tục với tần số cao, đôi khi cũng làm chậm lại tiến trình phát triển của cốt truyện, làm giảm đi yếu tố kịch tính. Việc Vi Hồng nói về cuộc “tỏ ngù” (những cuộc đấu rắn) vào dịp lễ tháng riêng của người mường Nặm Khao trong “Đọa đày” là một minh chứng tiêu biểu. Sau khi cùng La Đăm Đông lập mưu hại gia đình chẩu mường Tha Đát, lão tảo Pá Ngạn rất muốn lấy nàng Quỳnh The xinh đẹp về làm vợ. Quỳnh The không còn cách nào khác đành phải trốn đến nhà tảo Xu Mi - người yêu của nàng. Sau nhiều lần thuyết phục Quỳnh The không có kết quả, tảo Pá Ngạn đã nghĩ ra một âm mưu độc ác, thâm hiểm nhằm ép Quỳnh The phải nhận lời lấy hắn. Hắn cho bắt mẹ và em trai Quỳnh The đến nhà tảo Xu Mi, sai người chất củi rồi châm lửa thiêu sống, cho rắn cạp nong cạp nia cắn mẹ và em nàng nếu nàng không đồng ý về với hắn. Trước tình huống đầy kịch tính ấy, khi mà nàng Quỳnh The đang đứng trước sự đấu tranh tư tưởng, sự giằng xé dữ dội: một bên là chữ hiếu, hi sinh bản thân để cứu mẹ và em trai tức là đồng ý lấy một kẻ độc ác, gần bằng tuổi bố mình, với một bên là hạnh phúc cá nhân, là mối tình say đắm của nàng dành cho Xu Mi, Vi Hồng lại làm giãn mạch truyện bằng việc đan cài gần ba trang tiểu thuyết nói về những cuộc đấu rắn trong ngày hội của mường Nặm Khao. Điều đó rò ràng đã làm giảm đi phần nào tính gay cấn của truyện.

Có thể nói yếu tố ngoài cốt truyện trong các tiểu thuyết của Vi Hồng rất phong phú. Yếu tố này là một phương diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm, nó không chỉ giúp mở rộng, làm phong phú nội dung tác phẩm mà còn thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về văn hoá dân tộc, là một minh chứng thuyết phục về tình


yêu sâu đậm của nhà văn với quê hương xứ xở. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng việc sử dụng yếu tố ngoài cốt truyện của Vi Hồng đôi chỗ còn thể hiện hạn chế, chưa thực sự soi sáng chủ đề tác phẩm và thậm chí còn không cần thiết gây cảm giác gượng ép, khiên cưòng. Như trong Đất bằng, Vi Hồng phản ánh quá trình vận động mọi người ra tập thể Đin Phiêng định canh định cư, phá bỏ lời nguyền mang độc địa của chi đoàn thanh niên. Quá trình ấy đã vấp phải không ít những khó khăn, nhất là khi những định kiến, những thói quen, và cả những điều mê tín ấy đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân sáu, bảy chục năm nay. Ngay khi cuộc vận động ấy đạt được kết quả bước đầu, mọi người đang nô nức đón chờ mùa gặt đầu tiên thì tảo Mu đã bày mưu kế, đánh vào tâm lí mê tín của người dân khiến mọi người đang lũ lượt bỏ Đin Phiêng về lại lũng để bảo toàn tính mạng vì lo sợ ma nguyền về bắt đúng như trong lời nguyền. Ngay lúc tình hình rất căng thẳng ấy, khi mà bí thư chi đoàn cũng không thể trấn an, thuyết phục được mọi người ở lại thì then Kì, một cô gái vốn có tiếng hát rất hay bỗng lên tiếng: “Ôi ! Cháu xin hát bài “đưa chân thuận bước”. Kì vừa nói vừa dạo đàn:

Anh biệt về, em biệt về

Biệt về nơi bông khác bãi

Biệt về nơi hoa trái khác mường Biệt về nơi tình thương khác chốn Biệt về nơi chim hót khác lời

Bạn về ta gưỉ hồn theo gót Gửi nước mắt thay rượu...”

Sau đó then Kì còn hát tiếp một bài khác nữa. Rò ràng việc đưa chi tiết tiếng hát vào hoàn cảnh này là không hợp lí. Ngay cả việc sử dụng những câu truyện cổ như một yếu tố ngoài cốt truyện gài lồng vào trong tác phẩm của Vi Hồng cũng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả nghệ thuật của nó. Những câu chuyện của Vi Hồng dường như mới chỉ dừng lại ở hiệu quả nghệ thuật đầu tiên, tức là làm phong phú thêm nội dung, chứ chưa thể hiện rò nét chủ đề của tác phẩm cũng như không thể hiện một quan niệm nhân sinh nào của tác giả. Ngay cả câu chuyện “kẻ nhai bông hoa đào tiên” và câu chuyện về loài chim lạ đòi ăn thịt chính người nuôi duỡng nó trong Vào hang được lão Tạp Tạng kể để ám chỉ những tội ác của nhân


vật Đoác thì ý nghĩa đó cũng không rò nét và hơi khiên cưỡng. Có lẽ về phương diện này Vi Hồng tỏ ra không tinh nhạy như cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số cùng thời là Triều Ân. Trong tiểu thuyết của Triều Ân cũng thường có sự xuất hiện của những câu chuyện cổ như là một yếu tố ngoài cốt truyện được gài lồng vào trong tác phẩm. Như câu chuyện cổ tích về giếng nước phun ở Bó Pu mà Niêm được mẹ kể cho nghe. Câu chuyện ấy không chỉ tạo tính li kì, hấp dẫn cho tác phẩm, làm nổi bật bản sắc dân tộc qua màn rước dâu mà qua câu chuyện này nhà văn còn hướng độc giả vào vấn đề nhìn nhận con người như thế nào và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong mối quan hệ giữa người với người, không phải ai xấu xí thì cũng có tâm địa độc ác. Đúng như lời của chàng trai thuồng luồng trong câu chuyện: “Ta tuy là con cái vua thuồng luồng, thân rắn, đầu đội mũ có mào đỏ như mào gà; nhưng cái oai phong bên ngoài chỉ để tự vệ lúc lên trần thế đội lốt thuồng luồng để họ sợ ta mà khỏi làm hại ta. Khi mọi người ăn ở tốt với nhau, ta lại biến hoá làm người bình thường chứ sao?”

Qua tìm hiểu chúng ta thấy rằng: sự tồn tại của yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết của Vi Hồng dẫu còn tồn tại một số hạn chế nhưng không thể phủ nhận được đó vẫn là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn không nhỏ cho những cuốn tiểu thuyết của nhà văn.

3.2. Nhân vật.

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học...là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống” [7. Tr 235]. Nhân vật văn học được nhà văn tái tạo, hư cấu, nhào nặn theo ý đồ sáng tạo của mình. Nhà văn sử dụng nhân vật như một phương diện quan trọng để khái quát hiện thực, khái quát những quy luật về cuộc sống con người, thể hiện những ao ước những kì vọng về con người. Nhân vật văn học chính là chiếc chìa khoá để mở vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có những tìm tòi riêng khi xây dựng nhân vật để có thể bộc lộ ý đồ tư tưởng của mình. Là một nhà văn dân tộc thiểu số, sống gắn bó với quê hương, con người miền núi nên nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vi Hồng ít nhiều có sự sáng tạo riêng, mang đậm phong cách con người miền núi và dấu ấn dân gian.


3.2.1. Khắc hoạ nhân vật qua yếu tố ngoại hình.

Khắc hoạ ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quen thuộc trong sáng tạo của các nhà văn. Đây cũng là một thủ pháp quan trọng trong nghệ thuật xây dựng của Vi Hồng.

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Vi Hồng cũng giống như Triều Ân, nhà văn cũng “trông mặt mà bắt hình dong” các nhân vật của mình. Vi Hồng thường gọi ngay tính cách từ những dáng nét bên ngoài của nhân vật. Cho nên nếu như các nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng có sự phân tuyến thiện - ác rò ràng thì ngoại hình của các nhân vật cũng có sự khu biệt tương ứng. Các nhân vật thiện của Vi Hồng luôn mang một ngoại hình đẹp đến toàn bích, hoàn hảo “đẹp từ đầu đến gót chân”. Vi Hồng dường như cũng dành nhiều ưu ái hơn cả, tâm huyết hơn cả khi miêu tả vẻ đẹp của những người phụ nữ. Đây là chân dung Ai Hoa, người con gái đẹp nhất mường Hai Nước: “Ai cũng bảo Ai Hoa đẹp từ khuôn mặt đẹp đi, đẹp từ cái móng chân móng tay đẹp lại, đẹp từ mười ngón tay đẹp về...khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh như một đứa trẻ bụ bẫm, thật mịn màng, đang ửng hồng như một trái đào đang độ ương chín, cặp môi không son phấn như một quả nhót chín mọng. Ai Hoa không đánh phấn. Vì Tú nhìn thấy rò từng sợi lông tơ trên hai cặp má cuả nàng chưa kịp rụng. Đôi mắt của nàg cũng tròn, đen ánh, lóng lánh như trời thu.” Ai Hoa đẹp đến mức nàng làm gì cũng đẹp, thậm chí nàng “ ngồi như một con công đẹp hay như một bông hoa lớn thần tiên trăm hương trăm sắc trong các truyện cổ người Tày. Ai Hoa như một nàng tiên giáng thế để cứu kẻ khốn khổ”. Không chỉ đẹp về ngoại hình, Ai Hoa còn là người “lớn về tình cảm và trí tuệ. cả mường ai ai cũng bảo Ai Hoa là người giỏi giang, học chữ, học làm đều giỏi, cái miệng lại còn ngọt ngào hơn” [18. Tr 120]. Còn nàng Nhình trong Đất bằng lại được Vi Hồng miêu tả: “ cái thân hình dong dỏng, đôi vai tròn nhưng hơi mảnh, cái lưng mềm mại thanh thanh...” nàng có “vầng tràn mịn màng” và hai gò má mịn màng, Nhình đẹp đến mức nàng chặt cây cũng thấy đẹp, nàng lao động nặng nhọc mà như “đang biểu diễn” vậy. Hay như Nọi trong đi tìm giàu sang cũng mang một vẻ đẹp lí tưởng: “Nàng trắng như trứng luộc bóc với cặp mắt hồng hào. Nàng đẹp như một


đoá hoa lớn của đại ngàn. Đoá hoa đang đứng giữa cặp lều rách, hôi hám toả hương dìu dịu, toả sắc mầu làm sống cả căn lều của kẻ nghiện.”. Nàng Bội Hoan và Quỳnh The trong Đoạ Đày lại mang một vẻ đẹp như “một nàng tiên rực rỡ, như một đoá hoa tiên hoa thánh nơi vách đá, bốn mùa tắm gội giữa mây trời”. Nàng Lả trong Lòng dạ đàn bà lại “có một cặp mắt lung linh như hoạ mi, khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa thanh tú, má trắng hồng, môi đỏ chót đều đặn. Cô dáng người dong dỏng, thắt đáy lưng ong ngực nở nang.” Các nhân vật thiện trong tác phẩm của Vi Hồng, nhất là những người phụ nữ, đều mang một vẻ đẹp ngoại hình lí tưởng đến mức hoàn hảo. Ngay cả khi đó là những người phụ nữ đã bước sang cái tuổi ngoài ba mươi. Đó là Nọi trong Vào hang với một vẻ đẹp hồng hào, giàu “sức sống hơn cả đứa con gái mới ngoài hai mươi của mình”, đó là Ly trong Người trong ống với “bộ ngực căng chật như người con gái đang độ căng tràn yêu thương. Ly lại đẹp trẻ ra thoáng trông như cái thủa mười tám”. Có thể nói vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng mang một nét đẹp phồn thực, ngồn ngộn sức sống. Đây cũng là điểm nhấn trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của nhà văn.

Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, đôi khi Vi Hồng còn xem đó như là một yếu tố dự báo trước số phận của nhân vật. Đó chính là trường hợp của Lạng trong Vào hang. Lạng là một cô gái khá xinh đẹp, có học thức lại là một người tốt bụng, cao thượng, một người con gái như thế đáng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng ngay khi miêu tả ngoại hình của Lạng, Vi Hồng đã như dự báo trước số phận bất hạnh của cô: “Lạng không có cặp má hồng hào, cặp môi quả nhót chín mọng, tuy nước da Lạng trắng trẻo nhưng hơi tai tái, khuôn mặt hơi xương, vầng trán cũng thanh tú nhưng luôn luôn như vướng vất nỗi âu lo. Chỉ còn đôi mắt của Lạng là trong trẻo, đen láng, lúc nào cũng u buồn. Người ta bảo người con gái có cái hình dáng vậy chỉ khổ suốt đời thôi.”[17. Tr 267 - 268] Và quả thực số phận Lạng là một chuỗi những nỗi đau, thất bại trong tình cảm. Mối tình đầu Lạng yêu Tiếm, vốn là một kẻ dốt nát, lăng nhăng. Sau này, khi Lạng dành hết tình cảm của mình cho On, hết lòng hi sinh, giúp đỡ On trong công việc cũng như trong cuộc sống thì mối


tình ấy cũng không thể đi đến một kết thúc có hậu để rồi cuối cùng sau tất cả những cố gắng, hi sinh và cả sự cao thượng của mình, cô vẫn phải chịu một cuộc sống cô đơn khi quyết định bỏ đi để On và Lạ có thể đến được với nhau.

Không chỉ các nhân vật nữ mới được nhà văn ưu ái, mà ngay cả các nhân vật nam đại diện cho cái thiện cũng luôn là những con người mang một vẻ đẹp hoàn hảo. Đó là hình ảnh chàng Eng Háo Đi tìm giàu sang: “mười sáu tuổi mà đã lớn như một chàng trai đôi mươi. Người ở kẻ khó, ăn thiếu mặc rách mà Eng Háo cứ cường tráng và hồng hào như con nhà no đủ. Chàng đẹp trai, cân đối khoẻ mạnh, thật là một con người lí tưởng dưới mắt các cô gái xinh đẹp”, là vẻ đẹp của Hoàng trong Tháng năm biết nói - một chàng trai “báo miạc”, mang vẻ đẹp của những con gái mà trời “thưởng nhầm” cho với má đỏ môi hồng, Hoàng đẹp đến mức tưởng như “ bước từ một vườn hoa đầy hương sắc đi ra hay từ một vầng ánh sáng vàng mật đi ra” .

Nếu như các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Vi Hồng được nhà văn ưu ái khi miêu tả ngọai hình bao nhiêu thì các nhân vật phản diện lại thường bị nhà văn khoác cho một vẻ ngoài xấu xí, nhiều khi đến mức dị hình dị dạng bấy nhiêu. Đây là ngọai hình của Ngô Khang Sa, một kẻ tráo trở, phản phúc, vô ơn đã dùng thuốc độc giết chết anh nuôi của mình để cướp gia sản và người vợ trẻ của anh sau khi đuổi mẹ nuôi, người đã cưu mang, dưỡng dục hắn từ nhỏ ra khỏi nhà cùng hai đứa cháu còn thơ dại: “ càng lớn nó càng có vẻ dữ tướng, chân tay mập mạp, trán ngắn, mặt bè, miệng rộng, môi dày, mũi thò”. Còn Thìm, một kẻ thất học, ngu dốt, sống bằng nghề trộm cắp lại được miêu tả: “Thằng Thìm có nước da đen bóng... nó càng đen bao nhiêu thì mắt và răng nó càng trắng bấy nhiêu, lợi, lưỡi, môi càng đỏ bấy nhiêu...nó trở thành kẻ bậc bố mẹ hù doạ con nít.”

Nếu như đối với các nhân vật thiện, Vi Hồng thường hướng tới việc khắc hoạ một chân dung hoàn chỉnh bằng thủ pháp so sánh là chủ yếu thì khi khắc hoạ chân dung, ngoại hình các nhân vật phản diện ông thường chỉ chọn những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết điển hình để lột tả bản chất của nhân vật mà thôi. Đoác trong Vào hang, được Vi Hồng nhấn đi nhấn lại nhiều lần chi tiết “cái bụng như đàn bà chửa” và cái mùi “hoi hoi nồng nồng toả ra từ cơ thể phì nộn” của hắn. Lão


La Đăm Đông trong Đoạ đày lại được Vi Hông đặc tả đôi mắt: “một mắt hắn lác như đổ xuống đến giữa mũi, cách xa hẳn gò má. Lão lác độc lác địa, lác đến quái gở. Mắt kia lại nhỏ tí như mắt lươn. Nhưng cái mắt lươn lại sáng như mắt rắn. Lúc nào cũng nhấp nhánh nhìn mọi thứ.”. Và có lẽ chi tiết đặc sắc nhất ở nhân vật phản diện được nhà văn nhấn đi nhấn lại nhiều lần chính là chi tiết về những chiếc râu của nhân vật Ba trong Người trong ống. Ba vốn là một tên háo sắc, đã hại không biết bao cuộc đời những cô gái trẻ, thậm chí hắn còn lấy cả chính con gái hắn mà hắn không hề hay biết. Có thể nói Ba là một tên “yêu râu xanh” chính hiệu. Thế nhưng khi miêu tả ngoại hình của Ba, Vi Hồng cứ nhấn đi nhấn lại rất nhiều lần (5 lần từ râu được nhắc đến chỉ trong có 11dòng miêu tả ngoại hình) rằng “hắn chưa hề có râu xanh”. Một tên yêu râu xanh thực sự mà lại không hề có râu xanh! Đúng là rất độc đáo, hóm hỉnh! Chỉ với chi tiết này, nhà văn đã nói lên phần nào bản chất giả dối của con người hắn. Bởi những tội ác, bản chất độc ác, nham hiểm của Ba đã được hắn che giấu rất tài tình và đã qua mắt, đã lừa gạt được rất nhiều người dân lương thiện.

Đọc tiểu thuyết Vi Hồng chúng ta thấy rằng nhà văn thường sử dụng thủ pháp tương phản khi miêu tả ngoại hình nhân vật chính diện và phản diện nhằm khắc hoạ nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Sự đối lập này nhiều khi không phải chỉ ở một nhân vật mà còn là sự đối lập giữa cả hai dòng họ, một đại diện cho cái thiện và một dòng họ đại diện cho cái ác. Như sự đối lập giữa dòng họ La và họ Đào trong Đoạ đày. Dòng họ La xấu xa độc ác từ ông tổ ông tông nên “người thì mắt lác, kẻ sứt môi méo miệng, trán khỉ”, còn dòng họ Đào hiền lành, lương thiện nên con trai con gái đều đẹp đẽ, thông minh “như con thần con thánh”.

Như vậy có thể thấy rằng nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của Vi Hồng nghiêng theo khuynh hướng truyền thống. Giữa phẩm chất tính cách với dáng vẻ bề ngoài thường có mối quan hệ thuận chiều: người tốt thì ngoại hình sáng sủa, đẹp đẽ tạo được sự yêu mến của người đọc từ cái nhìn đầu tiên còn kẻ độc ác xấu xa thì ngoại hình xấu xí dị dạng, gây ấn tượng khó chịu cho độc giả. Tuy nhiên trong một vài tác phẩm, nhất là cuốn tiểu thuyết Mùa hoa Bióoc loỏng được viết ở những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022