Sử Dụng Hệ Thống Từ Ngữ Gắn Với Cuộc Sống Của Đồng Bào Dân Tộc Miền Núi


Ma Trường Nguyên luôn đặt các nhân vật trong một chuỗi các thử thách, để qua đó nhân vật hiện lên một cách chân thực và sinh động.

Trong cuộc đời của mình, nhân vật Sáy (Mùa hoa hải đường) đã phải đối diện với những thử thách tưởng chừng rất khó vượt qua. Ngay từ khi còn đỏ hỏn, Sáy đã phải sống trong cảnh mồ côi mẹ. Cuộc sống quá khó khăn nên dù nhỏ tuổi Sáy vẫn rất chăm chỉ làm lụng để đỡ đần cho bố. Thử thách đầu tiên là khi Sáy chấp nhận bán mình đi làm con ở cho nhà chủ Khút với mong muốn giúp bố đỡ đi gánh nặng. Là một đứa trẻ nhưng Sáy đã có suy nghĩ rất sâu sắc: “Sao bố con mình khổ thế này hả bố? Bố ơi, bố đừng buồn. Con sẽ nghe lời bố. Thỉnh thoảng con về thăm bố luôn. Bố nhớ giữ gìn sức khỏe bố nhé!” [24, tr.43]. Khi về nhà chủ, Sáy phải làm việc vô cùng cực khổ, lại bị hành hạ đánh đập như một con vật. Một chuỗi công việc xếp hàng chờ Sáy mỗi ngày: Từ tinh mơ “khi con từ quy vừa hót Sáy đã phải thức dậy giã gạo”. Giã gạo xong Sáy đi gánh nước rồi đem nước đến hầu từng người trong nhà chủ rửa mặt. Sau đó là chăn gà vịt, dọn chuồng, xới cỏ, tưới cây. Công việc buổi trưa là nấu cơm, buổi chiều lùa trâu đi chăn, tối đến lại phải hầu hạ bóp tay chân cho ông bà chủ… Công việc tiếp nối công việc khiến Sáy “đau ê ẩm khắp cả người cũng không dám nghỉ” [24, tr.79]. Làm việc vất vả, bị bạc đãi song Sáy vẫn cố gắng làm thật tốt với ý nghĩ sẽ dành dụm ít tiền gửi về cho bố mua gạo. Hạnh phúc trong hoàn cảnh ấy đơn giản chỉ là như thế mà đâu dễ gì có được. Ông chủ dâm đãng muốn chiếm đoạt cả người đầy tớ. Trước hành động bỉ ổi và lời hứa hẹn “em sẽ được tất cả” của ông chủ, Sáy đã chống cự rất quyết liệt. Đầu tiên là thái độ khẩn khoản: “Ối…ông chủ! Ông đừng làm thế. Con là con ở…” [24, tr.129]. Ngay sau đó là hành động kháng cự mạnh mẽ: “Sáy nhanh chóng xoay người nằm úp mặt xuống chiếu. Hai tay cô bám chắc vào cột nhà.” [24, tr.130]. Hành động chống cự này chứng tỏ Sáy là người không màng danh lợi, vinh hoa phú quý. Cô đã vượt qua được tình huống thử thách để giữ gìn nhân cách và phẩm giá cao đẹp.

Thử thách tiếp theo mà Sáy phải đối mặt là khi phải cho đi đứa con mà mình dứt ruột sinh ra. Vì hoàn cảnh không thể cho con mình một cuộc sống đầy đủ, bình thường như bao đứa trẻ khác, Sáy đã nén nỗi đau xé lòng để đem con cho người


khác nuôi. Với một người mẹ, còn nỗi đau nào hơn thế? Tình huống thử thách này đâu có dễ vượt qua? Những ngày sau đó, Sáy sống trong nỗi nhớ thương, dằn vặt và đau khổ. Nghị lực đã giúp cô vượt qua những tháng ngày đau thương ấy. Nhưng bất hạnh vẫn không buông tha người phụ nữ khốn khổ này khi cô chấp nhận gắn bó cuộc đời với Thới - một người đàn ông đã có vợ. Bị vợ Thới đánh ghen, một lần nữa Sáy lại phải chứng kiến cảnh người ta bắt con mình đi mà không thể làm được gì. Dường như cuộc đời Sáy không còn nỗi đau khổ nào mà cô không phải trải qua. Thử thách tiếp nối thử thách nhưng Sáy vẫn không chịu khuất phục, cô vẫn vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dường như hoàn cảnh càng khắc nghiệt thì bản lĩnh của Sáy càng được bộc lộ rò. Qua cách ứng xử của Sáy trong những tình huống của cuộc đời, người đọc thấy khá rò những nét tính cách của cô: một người phụ nữ chịu thương chịu khó, giàu lòng vị tha, đức hi sinh và có một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Nhờ vậy, cuối cùng Sáy đã có được những gì mà Sáy xứng đáng được hưởng. Đó là được sống trong cảnh đoàn viên, ấm áp bên những người thân trong những ngày tháng tuổi già. Có thể nói, chính những tình huống thử thách mà tác giả tạo ra đã giúp nhân vật tự bộc lộ mình một cách sinh động.

Cuộc đời nhân vật Va (Gió hoang) cũng trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Mồ côi từ sớm, nhiều lần bị bỏ rơi, đã có lúc Va không còn nơi nào để bám víu nữa: “Va trở thành con người không quê hương, không nhà cửa, không người thân thích ruột thịt. Từ đây con người cô, cuộc đời cô đã bị bứt ra khỏi cuộc sống. Cô sẽ lưu lạc đến những chốn vô định nào đây trên còi đời này?” [19, tr.61]. Gặp và yêu Lèng, cuộc đời Va tưởng sẽ tìm được hạnh phúc. Trớ trêu thay, người đàn ông Va yêu lại đã có vợ con. Vợ của Lèng tìm đến đánh ghen, cô lại phải ra đi trong khi bụng mang dạ chửa: “Đầu óc Va nặng chình chịch. Cô bước đi lảo đảo. Một chút ớn lạnh như bóp xiết trong tim cô. Xống mũi Va xộc lên cay cay. Cô ứa nước mắt. Cái đứa khốn cùng này bây giờ còn biết đi đâu? Về đâu nữa?” [19, tr.72]. Đau khổ làm cho Va tưởng không thể tiếp tục sống trên cuộc đời. Đến hát tại nhà hàng của ông chủ Pháng, Va lại bị ông chủ tìm cách cưỡng đoạt, phát hiện cô có thai rồi đuổi cô đi. Sinh con ra trong hoàn cảnh phải lang thang kiếm sống, Va chịu đựng nỗi đau


cắt ruột để mang con cho người khác. Quả thật tình huống thử thách cứ tăng dần về cấp độ và đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Thật đáng khâm phục khi những khó khăn, thiếu thốn không làm Va gục ngã. Trải qua bao gió dập sóng vùi, cô vẫn vươn lên bằng ý chí và nghị lực, vẫn giữ được nhân cách và phẩm giá của mình. Cuối cùng Va cũng được đền đáp, cô đã tìm lại được hạnh phúc mà cô xứng đáng được hưởng.

Bên cạnh những người con người có số phận nhỏ bé nhưng vẫn gồng mình chống lại cuộc đời, vượt qua được mọi tình huống thử thách gian nan như Sáy, như Va, nhà văn còn quan tâm đến một bộ phận những con người khác. Đó là những con người đã bị cuộc đời xô đẩy, yếu đuối và không bản lĩnh nên đã đánh mất bản chất tốt đẹp vốn có của mình. Húng, Lệ Hà (Bến đời), Đán (Gió hoang)… là những nhân vật như vậy. Cuộc đời phức tạp và nhiều cạm bẫy. Con người vốn nhiều dục vọng đâu dễ gì vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Viết về những con người bị hoàn cảnh làm cho sa ngã, Ma Trường Nguyên không tỏ thái độ chê bai hay khinh miệt mà ông thể hiện một cái nhìn nghiêm khắc mang tính phân tích để mong cảnh báo con người trước những cạm bẫy ấy. Điều này cũng góp phần tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm của nhà văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong tiểu thuyếtBến đời, người đọc bắt gặp những con người bị tha hóa trước hoàn cảnh. Húng vốn là một cô gái ngây thơ, trong sáng, sống vô tư nơi mảnh đất bãi sông. Phụ giúp chị dâu đảm đương công việc gia đình: chăm sóc vườn rau, đem bán để lấy tiền đong gạo mua thức ăn cho cả nhà... Húng tỏ rò mình là người con gái đảm đang, tháo vát. Húng lấy chồng, người mà Húng yêu và lựa chọn, rồi có con - hạnh phúc yên bình, giản dị. Nhưng dòng đời đâu bình lặng, giản đơn như thế. Chỉ vì muốn ăn ngon mặc đẹp, ở nhà sang trọng cho hơn hẳn người ta, Húng đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Không còn chăm chỉ làm lụng nữa, Húng đổ hết việc nhà lên vai chồng để lo ăn diện, đua đòi. Vì muốn làm giàu và vì những dục vọng cá nhân, Húng bất chấp mọi thứ. Từ một người mẹ, người vợ tốt, Húng thành người mẹ mất hết nhân cách, một người vợ hư hỏng, lăng loàn khi ngoại tình với Khóng và đuổi chồng ra khỏi nhà. Lệ Hà cũng là một cô gái xinh đẹp, đảm đang tháo vát


Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên - 12

trong việc phụ giúp bố mẹ buôn bán kinh doanh. Từ một cô gái ngoan hiền, Lệ Hà đã lao vào ăn chơi, trác táng, trở thành một con người đáng sợ, dám làm tất cả chỉ vì tiền. Lừa lọc, dối trá, thậm chí Lệ Hà còn âm mưu với Khóng giết người để chiếm đoạt tài sản. Quả thật, đồng tiền có sức cám dỗ thật là ghê gớm! Con người trở nên xấu xa, đáng sợ cũng bởi sự cám dỗ của đồng tiền. Xây dựng những nhân vật như Húng, Lệ Hà, Ma Trường Nguyên không đơn giản chỉ để cho hoàn cảnh “đốn ngã” nhân vật mà còn muốn đưa ra một thông điệp: nếu không biết tự vươn lên bằng nghị lực của bản thân, con người sẽ không thể sống là chính mình. Đây sẽ là bất hạnh lớn nhất mà con người phải hứng chịu. Đời sống nhiều biến động, con người càng cần không ngừng đấu tranh với hoàn cảnh để bảo vệ nhân cách và phẩm giá cao quý. Qua đây, ta thấy được cái nhìn, quan niệm mang tính biện chứng của Ma Trường Nguyên về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Đây cũng là yếu tố tạo nên nét hiện đại cho sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, quá trình tha hóa của nhân vật thường được nhà văn miêu tả một cách giản đơn, thiếu sự lí giải một cách sâu sắc nên tạo ra cảm giác khó hiểu cho người đọc. Vì thế, sức thuyết phục của nhân vật chưa cao. Lệ Hà đột ngột trở thành một con người đáng sợ khiến người đọc thực sự bất ngờ. Nếu không có chi tiết Lệ Hà nhận ra Thái, có lẽ người đọc đã nghĩ rằng đây là một nhân vật khác. Nhà văn cũng không hề tạo một chi tiết nào để lí giải sự thay đổi đó của Lệ Hà. Đây chính là một hạn chế của Ma Trường Nguyên trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Như vậy, bằng việc đặt nhân vật trong những tình huống thử thách, nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Ma Trường Nguyên trở nên rò nét, chân thực và sinh động hơn. Kết hợp với các biện pháp xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình và diễn biến nội tâm, việc tạo ra các tình huống thử thách góp phần không nhỏ vào thành công của Ma Trường Nguyên trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định song những đóng góp của Ma Trường Nguyên về nghệ thuật xây dựng nhân vật là điều không thể phủ nhận.

3.3. Nghệ thuật ngôn từ

Ngôn từ là một phương diện nghệ thuật quan trọng, là “yếu tố thứ nhất của văn


học” (M.Gorki). Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Thế giới nghệ thuật đầy biến ảo trong tác phẩm của nhà văn được tạo nên bởi chính nghệ thuật ngôn từ ấy. Để định hình một phong cách sáng tác không lẫn với người khác, các nhà văn luôn phải tìm tòi, đổi mới không ngừng trên con đường sáng tạo nghệ thuật nói chung, sử dụng ngôn từ nói riêng.

Ma Trường Nguyên cũng là một nhà văn luôn có những tìm tòi, cố gắng để làm sao cho ngôn ngữ có thể phù hợp với nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông cũng mang những nét phong cách riêng, không cầu kì, xa lạ mà rất gần gũi và dễ đi vào lòng người.

3.3.1. Sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi

Trong tác phẩm của mình, để tạo nên không khí miền núi đậm đà, Ma Trường Nguyên đã sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi. Đó là các từ ngữ chỉ tên riêng, là ngôn ngữ mẹ đẻ, là những thành ngữ, tục ngữ mang đậm màu sắc dân tộc.

Ma Trường Nguyên sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tên riêng gắn với cuộc sống của đồng bào. Tên đất, tên người, sự vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đều là biểu hiện của sự cá biệt hóa cao độ. Rất nhiều những địa danh nghe thật xa lạ với người miền xuôi nhưng xiết bao gần gũi với đồng bào miền núi. Những bản Nặm Tút, bản Nà Tẩu; mường Lủng Hai, mường Cốc Tát, mường Moóc Muôi; xã Cốc Lồm, xã Chựa Mừa, xã Khau Dạ ...đến núi Phạ Đeng, núi Đao Chắp, núi Phác Điếp rồi suối Nặm Ún, suối Lẹng ... là nơi diễn ra cuộc sống của cộng đồng những người con dân tộc. Những địa danh ấy cũng gắn liền với những loài cây cỏ, những sản vật đặc trưng của núi rừng như: cây mác tôi, mác mặt, mác cậy, mác chủ; quả đài hái, quả chẩu, mác cưởm; hoa khảo quang, hoa bjoóc loỏng, hoa khau coong; rau dớn, rau bọ mẩy, rau bò khai … Những cái tên của người miền xuôi như Cò, Vạc… hoàn toàn khác biệt so với Cọ, Gịng, Gắm, Hai Đèng, Pình, Pàng, Dàu, Thau, Mưởn... của người miền núi. Những tên đất, tên vật, tên người ấy cũng góp phần mang đến không khí miền núi cho sáng tác của nhà văn.

Mặc dù xuất hiện không nhiều lắm nhưng sự có mặt của ngôn ngữ Tày - ngôn


ngữ mẹ đẻ của Ma Trường Nguyên cũng tạo cho tác phẩm của nhà văn bản sắc dân tộc đậm đà. Do nhà văn đã “biết chắt lọc, đi từ bên trong thế giới nội tâm ra ngôn ngữ. Nó đậm đà bản sắc dân tộc qua từng câu chữ chuẩn xác; không hề bị bóp méo, không hề làm giảm đi giá trị nội dung, nghệ thuật” [6] nên ngôn ngữ ấy giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về cuộc sống cũng như con người dân tộc sống trên miền núi cao. Nếu như Vi Hồng sử dụng ngôn ngữ Tày đi kèm với các yếu tố thuyết minh như một sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ miền xuôi và miền ngược, Cao Duy Sơn sử dụng ngôn ngữ Tày bằng cách để nhân vật đối thoại bằng tiếng Tày hay giữ nguyên tiếng dân tộc mà gọi tên sự vật… thì Ma Trường Nguyên chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Tày bằng cách xen lồng trong các đoạn giới thiệu phong tục, lễ hội hay qua các bài hát, các câu tục ngữ của dân tộc mình. Bài đồng dao song ngữ sau đây đã làm cho Kim Quy (Phượng Hoàng núi), một cô gái người Kinh, thấy tiếng Tày thật gần gũi: “Rau dớn: phjắc cút, nước lụt: nặm noòng, ăn choong: cái trống, cái ống: ăn boóc, tua roọc: con sóc, con cóc: cà gộc, ăn chôộc: cái cối, nói dối: phuối chàng, ăn thang: cái đuôi, con ruồi: mèng vần, tua cần: con người, buồn cười: chầu khua, khẩu nua: cơm nếp, đánh chết: tặp thai, nòn sloai: ngủ muộn, bâu nguộn: lá ngón, hắt ỏn: làm nũng, cà đủng: giật mình, tua lình: con khỉ, mèng bỉ: chuồn chuồn, tua luồm: con muỗm, mác cưởm: trám trắng, ăn bẳng: ống bương, lên nương: khửn rẩy, đảng khẩy: cơn sốt, ăn tút: cái màn, mạn tàng: chửa hoang, lá chàm: bẩu xỏm…” [25, tr.13-14]. Hay những câu tục ngữ tiếng Tày cũng cho ta thấy phần nào quan niệm của người dân tộc: “Mạy đoóc bấu rủn cần rại bấu bủn đảy lục” (cây khô không có lộc người độc không đẻ ra con) [25, tr.36], “Phiắc lộn lạo kim van, cần màn tàng đây miạc” (rau thập cẩm ăn ngon, con chửa hoang tốt đẹp) [25, tr.98]. Và đặc biệt là những câu ca, bài hát mà nhân vật hát lên bằng tiếng Tày đã góp phần đưa không khí dân tộc và miền núi vào trong các trang viết của ông. Sau đây là một số ví dụ về những bài ca ấy:

- “Rủm rủm mác bây - Âm ấm trám đen Rây rây mác cọ - Nóng vừa quả cọ

Ro ro mác cưởm - Nóng già trám trắng” [21, tr.13].


- “Tải ết lục pậu - Thứ nhất con của người

Tải nhỉ lục hây - Thứ hai con ta thật Lộc khau khuổi pạ - Lộc sông núi trời cho

Phúc rầu đảy đây - Phúc tốt ban ta được” [20, tr.132-133].


- Dá lừm! Dá lừm đảy tình - Không quên! Không quên được tình Tởi rầu tởi rầu nhẳng sổng - Đời mình đời mình còn sống

Phác điếp phác điếp hẩu cần - Gửi yêu gửi yêu cho người Thuổn kiếp! Thuổn kiếp! Hây thuổn - Trọn kiếp! Trọn kiếp ơi! Trọn

Dá lừm! Dá lừm đảy tình - Đừng quên! Đừng quên được tình Tởi rầu tởi rầu nhằng sổng - Đời mình đời mình còn sống Ruyên nắc nỉ ruyên chập ruyên - Duyên nợ duyên nợ gặp duyên

Tình kết! tình kết hợi! thuổn. - Tình kết! Tình kết ơi! Sống.[20,tr.206-207]

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng ngôn ngữ Tày trong sáng tạo nghệ thuật khiến ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Trường Nguyên có những giá trị riêng. Việc làm ấy của nhà văn đã đem lại cho độc giả những tri thức vùng miền, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và lưu giữ những nét đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc Tày. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển của một dân tộc bởi chỉ khi ngôn ngữ của tộc người ấy còn tồn tại và lưu truyền, văn hóa của dân tộc ấy mới phát triển.

Bên cạnh việc sử dụng những từ ngữ chỉ tên riêng và ngôn ngữ Tày, Ma Trường Nguyên còn đan cài vào tác phẩm của mình khá nhiều câu thành ngữ, tục ngữ và những hình ảnh dân gian nhiều ý nghĩa của người dân tộc thiểu số. Đối với mỗi dân tộc, thành ngữ, tục ngữ là cái vốn văn hóa vô cùng phong phú và quý giá bởi nó là những đúc kết sâu sắc về các vấn đề đời sống của dân tộc ấy. Ma Trường Nguyên thuộc hiểu sâu sắc về vùng đất, con người và văn hóa quê hương mình nên đã chuyển hóa vốn tiếng nói ấy vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn và phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Trong tác phẩm, Ma Trường Nguyên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, những hình ảnh dân gian một cách linh hoạt, rất đỗi tự nhiên Có khi đó là lời của nhân vật, khi


là lời của người trần thuật. Có khi đó là những câu nói quen thuộc của người Kinh, khi lại là thành ngữ, tục ngữ của người Tày. Hàng loạt câu tục ngữ, thành ngữ người Kinh được tác giả vận dụng rất tự nhiên như: Trâu chậm uống nước đục, dao sắc không gọt được chuôi, uống nước nhớ nguồn, mưa thuận gió hòa, chén tạc chén thù, trong ấm ngoài êm, yêu thầm nhớ trộm, buôn thúng bán mẹt, đất khách quê người… Tuy nhiên, giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ của sáng tác Ma Trường Nguyên lại đọng ở những câu nói của người Tày. Nhà văn đã dùng những thành ngữ, tục ngữ Tày để nói về những đặc điểm tính cách của con người miền núi: mạnh mẽ cứng cỏi là người “gan lim, tim nghiến”, tuổi trẻ có sức khỏe là “mười bảy bẻ gãy cả củi rừng”, người ăn ngay nói thẳng thì “nói thẳng ruột con ngựa trắng”, người có đủ công dung ngôn hạnh thì “mừ sắc, pác quai, slẩy đây, nả nấu” (tay chăm chỉ, miệng dịu dàng, lòng tốt, mặt nhẹ nhàng tươi tỉnh), người thay lòng đổi dạ trong tình yêu là “cá nuốt nước nhiều vũng rối lòng”… Bên cạnh đó là những câu nói về hoàn cảnh (“cây một cội cội một cành” nói về sự hiếm con), sự đánh giá của con người về các hiện tượng trong đời sống (Mạy đoóc bấu rủn cần rại bấu bủn đảy lục - cây khô không có lộc người độc không đẻ ra con, Phiắc lộn lạo kim van, cần màn tàng đây miạc - rau thập cẩm ăn ngon, con chửa hoang tốt đẹp)… hay các cụm từ cố định quen thuộc trong giao tiếp của người Tày (mòn tay bế lệch vai địu, rượu ngấm quá say đã mất tỉnh táo, ăn muối nhiều hơn ăn cơm …). Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ làm cho ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên trở nên gần gũi, dễ hiểu với mọi đối tượng bạn đọc. Sự kết hợp linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi thì bằng tiếng phổ thông, khi lại bằng ngôn ngữ dân tộc Tày) khiến người đọc hiểu hơn về cuộc sống, nếp cảm nếp nghĩ, tính cách… của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là những đóng góp của nhà văn Ma Trường Nguyên cho nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

3.3.2. Câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi

Bên cạnh hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong tác phẩm của mình, Ma Trường Nguyên thường sử dụng những câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi. Sự ngắn gọn ấy không làm cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022