Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 2

Các tác giả còn rất chú ý đến giọng điệu trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa. Trần Thị Việt Trung – Phạm Thế Thành đã nhận ra sự phong phú, đa dạng trong giọng điệu thơ chị: Với sức sáng tác, sáng tạo hết sức mạnh mẽ của mình, tác giả đã cho ra đời các tác phẩm thơ với nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều cách thể hiện khác nhau như: Trước gương, Lời ru cho mình, Lời của lá, Vườn duyên[51;107] Còn Đỗ Thị Thu Huyền lại phát hiện ra sự chuyển đổi giọng điệu “cảm hứng trữ tình chuyển từ sự tự hào, ngợi ca sang suy tư, chiêm nghiệm bởi thế cái hào sảng, hùng tráng nhường chỗ cho sự bình dị, mộc mạc”[18].

Tác giả Hoàng Quảng Uyên đã thẳng thắn cho rằng ở “Trước gương Lời ru cho mình với lối triết luận có phần khô cứng, với cách lập tứ đôi khi khiên cưỡng cũng đã làm cho nhiều bài thơ có thể hay mà chưa hay được”[54;258]. Hoàng Quảng Uyên cũng nhận thấy sự thay đổi trong lối viết của nhà thơ ở các tập thơ sau: “Cái lối triết luận ấy đã được làm mềm đi. Với Những lời vụng dại, đời thuyền, Dối ai – ai dối, Pho tượng… đã làm nổi thêm, chắc thêm bản sắc thơ chị - đó là lối thơ ưa triết luận, rạch ròi đến tận cung… Thơ chị làm thức dậy những gì đẹp đẽ trong còi người, còi tâm linh, nhà chùa, nhà Phật; hay đúng hơn đạo đức kinh đã làm thơ chị sáng lên”[54;258]. Tác giả đặt ra giả thiết rằng: “Sẽ có người bảo rằng thơ chị tròn trịa quá, câu chữ bóng bẩy quá không còn dấu vết của dân tộc” để rồi phản biện lại chính giả thiết của mình “Ôi chao, ngôn ngữ, cách diễn đạt chỉ là cái vỏ, là phương tiện truyền tải lối sống, nếp nghĩ, tâm thức của con người. Cái tâm trạng, nỗi niềm, sự hiểu biết về đá về cây, tình yêu quê hương với cách cảm, cách nghĩ của con người nơi mình sinh ra mới chính là bản sắc dân tộc trong thơ – điều mà các nhà lí luận, phê bình hay để mắt tới”[54; 260].

Có thể thấy, hầu hết các bài nghiên cứu trên về nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa đều đã khẳng định: Nông Thị Ngọc Hòa là một cây bút nữ dân tộc thiểu số khá tiêu biểu. Chị đã có những đóng góp đối với sự vận động và phát triển của nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại, đặc biệt là trong giai đoạn từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Thơ chị có những sắc màu riêng biệt, vừa đậm chất dân tộc vừa mang tính hiện đại. Tuy nhiên, đó

mới chỉ là những ý kiến, những nhận xét riêng lẻ, chứ chưa phải là những công trình nghiên cứu hệ thống, thấu đáo về tác giả này. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu với hi vọng rằng đây sẽ là công trình nghiên cứu một cách khá toàn diện, có tính hệ thống về một trường hợp nhà thơ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Trong công trình này, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những đặc điểm, những nét đặc sắc trong các sáng tác của Nông Thị Ngọc Hòa. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu chung của nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại nói chung, thành tựu của các cây bút thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng cũng như khẳng định những đóng góp có ý nghĩa của cây bút nữ này trong mảng thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- 209 bài thơ được in trong 6 tập thơ của Nông Thị Ngọc Hòa:

1. Trước gương (NXB Văn hóa dân tộc, H,1998)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

2. Lời ru cho mình (NXB Văn hóa dân tộc , H, 1999)

3. Lời của lá (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2000)

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 2

4. Vườn duyên (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2002)

5. Con đường cho mây đi (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2004)

6. Men qua còi thiền (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2008)

- Tập trường ca Nước hồ mãi trong xanh (NXB Văn hóa dân tộc, 2006)

- Tập nghiên cứu phê bình Lời quê góp nhặt…(để tham khảo và hiểu rò về quan điểm thơ của Nông Thị Ngọc Hòa

- Đọc và khảo sát một số tập thơ khác nhau của các nhà thơ nữ Việt Nam và thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại để so sánh, đối chiếu. Đồng thời, đọc một số sách lí thuyết, lí luận văn học làm cơ sở lí luận cho đề tài

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rò đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa.

- Trên cơ sở đó bước đầu khẳng định những đóng góp của Nông Thị Ngọc Hòa với thơ nữ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Từ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp liên ngành (văn hóa, văn học…)

6. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn làm nổi bật đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa trong cái nhìn tổng thể và toàn diện. Luận văn ít nhiều gợi mở hướng tiếp cận, nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể. Kết quả của luận văn sẽ góp phần phục vụ công tác nghiên cứu và học tập văn học dân tộc thiểu số ở nhà trường và địa phương.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Vài nét về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại và nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa

Chương 2: Thơ Nông Thị Ngọc Hòa - Một số đặc điểm về nội dung Chương 3: Đặc điểm về nghệ thuật thơ Nông Thị Ngọc Hòa

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1

VÀI NÉT VỀ THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KÌ HIỆN ĐẠI VÀ CÂY BÚT THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA


1.1 Vài nét về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại

Trong bản hòa tấu thơ Việt Nam hiện đại bên cạnh tiếng thơ của dân tộc Kinh là tiếng thơ của các dân tộc thiểu số anh em. Những cung bậc trầm bổng ấy đã tạo nên một nền thơ Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc. Nếu nhà thơ Xuân Diệu đã ví thơ ca miền núi như những ngọn suối hòa vào con sông lớn Việt Nam thì có thể thấy rằng mảng thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số đã góp một phần tạo nên ngọn suối ấy với những gì tươi mát, trẻ trung và hồn hậu nhất.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thơ ca dân tộc thiểu số thì thấy có hiện tượng chỉ tập trung vào nghiên cứu một số nhà thơ nam tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Dương Thuấn, Mai Liễu, Lò Ngân Sủn, Inrasara…còn các nhà thơ nữ chỉ được nhắc đến trong lời giới thiệu tổng quát về thơ dân tộc thiểu số, chứ họ chưa được coi là đối tượng nghiên cứu độc lập. Vì vậy, hầu hết các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, hệ thống, cụ thể. Điều đó cũng có những lí do chủ quan (lực lượng còn mỏng; tiếng nói chưa thực sự mạnh mẽ, sôi nổi như các cây bút nam; vị trí trong thi đàn chưa thật nổi trội…) và lí do khách quan ( giới nghiên cứu, phê bình chưa thực sự quan tâm đến họ) nhưng dù sao đây cũng thực sự là một thiếu sót đáng tiếc bởi thơ của các cây bút nữ là một mảng sáng tác đặc sắc góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn nghệ miền núi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Ngay từ thời kì văn học Trung đại, độc giả đã biết đến tên tuổi của các nhà thơ nữ Việt Nam: giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV với Ngô Chi Lan, Lê Ỷ Lan, Lý Ngọc Kiều…; giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX với Trịnh Thị Ngọc Thùy, Đặng Tiểu Thư, Hồ Xuân Hương, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm…; đặc biệt là thời kì chuyển giao văn học từ Trung đại sang Hiện đại đã có khá nhiều nhà thơ nữ xuất hiện như: Cao Thị Ngọc Anh, Sương Nguyệt Ánh, Trần Ngọc Lầu, Đạm Phương, Tương Phố, Sầm Phố…

Bước sang thời kì hiện đại, các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam tiếp nối nhau khẳng định tiếng nói của mình trên thi đàn dân tộc. Từ những thế hệ nhà thơ nữ đầu tiên trong phong trào Thơ mới: Nguyễn Thị Manh Manh, Mộng Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Cẩm Lai, Thu Hồng đến thế hệ các nhà thơ giai đoạn sau như Thúy Bắc, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Nông Thị Ngọc Hòa, Bùi Kim Anh, Trần Thị Vân Trung... đã để lại một dấu ấn đáng tự hào về sự xuất hiện của mình.

Nếu như các nhà thơ nữ Việt Nam xuất hiện từ cách đây gần mười thế kỉ thì đến khoảng thập niên 80 của thế kỉ XX, các cây bút nữ dân tộc thiểu số mới đặt những dấu chân đầu tiên của mình vào làng thơ Việt. Việc xuất hiện chậm, muộn của thơ nữ dân tộc thiểu số bắt nguồn từ nhiều nguyên do nhưng có lẽ chủ yếu là bởi hai lí do chính sau đây: Thứ nhất là xuất phát từ hoàn cảnh của người phụ nữ mà đặc biệt lại là người phụ nữ dân tộc thiểu số, họ không có nhiều điều kiện để tiếp nhận, tiếp xúc với sự biến động, đổi thay của văn học, bản thân người dân tộc thiểu số lại bị hạn chế bởi trình độ văn hóa còn thấp, khả năng nắm bắt cũng như thích ứng với xã hội chậm; Thứ hai là do quan niệm trọng nam khinh nữ, do những hủ tục lạc hậu trói buộc người phụ nữ miền núi khiến họ không có cơ hội để sáng tác thơ. Tuy xuất hiện khá muộn trong đời sống thơ ca dân tộc nói chung, thơ ca dân tộc miền núi nói riêng nhưng bù lại thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển rất mau chóng về đội ngũ, về số

lượng cũng như chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự nối tiếp của các thế hệ nhà thơ nữ dân tộc gối lên nhau mà phát triển không ngừng.

Nếu như giai đoạn từ trước 1986 mới chỉ xuất hiện một vài cây bút thơ như: Vi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Vừ Thị Dưa, Thào Ly, Nguyễn Thị Đua, Trần Thị Thu Nhiễu… thì đến những năm 90 của thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều thế hệ các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số: Từ những nhà thơ giai đoạn sau đổi mới như: Dư Thị Hoàn (Hoa); Nông Thị Ngọc Hòa, Hoàng Diệu Tuyết(Tày); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì)… rồi tiếp theo là: Triệu Thị Mai, Hoàng Kim Dung, Tạ Thu Huyền, Thu Bình (Tày); Sầm Nga Di, Cầm Thị Lả (Thái); Bùi Thị Tuyết Mai (Mường)…; và đặc biệt là sự xuất hiện của thế hệ các nhà thơ nữ trẻ: Hà Thị Hải Yến, Bế Phương Mai, Đinh Thị Mai Lan, Nông Thị Hưng, Đoàn Ngọc Minh, Nông Thị Tô Hường (Tày), Chu Thị Minh Huệ, Phạm Mai Chiên, Tòng Thị Hân (Thái); Bùi Thị Giáng Hương, Hoàng Thanh Hương, Tạ Thu Yên (Mường); Bàn Kim Quy, Bàn Thị Cúc, Phùng Hải Yến (Dao); Đàm Thị Hải Yến (Nùng); Mã Thị Hà (Xá phó); Niê Phương (Ba Na)… Đây chính là giai đoạn thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ, mau chóng nhất. Có thể thấy, thơ nữ dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển nhanh chóng về đội ngũ sáng tác nhưng còn khá nhiều dân tộc chưa có được nhà thơ nữ của dân tộc mình.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ sáng tác, số lượng, chất lượng tác phẩm của các cây bút nữ ngày càng nhiều và được nâng cao hơn. Nếu thập niên 90 của thế kỉ XX mới chỉ xuất hiện một tập thơ của Dư Thị Hoàn – tập Lối nhỏ (1988) và một số bài thơ lẻ củaVi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Trần Thị Thu Nhiễu, Nông Thị Ngọc Hòa thì đến những năm cuối cùng của thế kỉ này đã xuất hiện một số tập thơ của các tác giả đại diện cho các dân tộc khác nhau. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu là: Dư Thị Hoàn có Bài mẫu giáo sáng thế (1993); Đóa hoa rừng (1998) của Hơ-vê; Chu Thùy Liên với Lửa sàn hoa (1998); Xa nhà ca (2005); Sông ngàn lau (2002) Lời hẹn (2007) của

Đoàn Ngọc Minh; Bế Phương Mai với Bài thơ cho cha (2003); Hoàng Thanh Hương có Tự cảm (2005); Lời cầu hôn của rừng (2008); Đinh Thị Mai Lan với Tiếng đàn đêm (2005); Nơi cất rượu (2005); Mường Trong (2006) của Bùi Thị Tuyết Mai; Triệu Thị Mai với Ngọn lửa; Chốn xưa (2006); Tềnh Pù trên núi (2007), Mùa trăng (2008) của Nông Thị Tô Hường; Khúc giao mùa (2008) của Hoàng Kim Dung; Tạ Thu Huyền với Đầy vơi (2008); Phùng Hải Yến với Thơ với bạn thơ (2012); Nông Thị Ngọc Hòa với Nước hồ mãi trong xanh (2004), Con đường cho mây đi (2006); Men qua còi thiền (2008); …

Trong khoảng thời gian không dài (khoảng 30 năm trở lại đây) với sự phát triển mạnh mẽ, thơ nữ dân tộc thiểu số đã tạo cho mình một nét đặc sắc riêng, một vẻ đẹp riêng rất độc đáo, góp phần làm phong phú thêm, giàu có thêm cho đời sống thơ ca dân tộc thiểu số, cho thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Đến đầu thế kỉ XXI đã có một loạt tập thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số ra mắt bạn đọc và có khá nhiều tập được giải thưởng cao trong đời sống văn học Việt Nam. Điều này đã khẳng định sự có mặt, những đóng góp đáng khẳng định của các cây bút này. Có thể kể đến các tác phẩm được giải như: Đóa hoa rừng (Hơ - vê) đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam 1998; Bùi Thị Tuyết Mai có: Mưa trong nhà đạt giải B Hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998; Trầu đỏ môi ai đạt giải C Văn học Hòa Bình 10 năm đổi mới; Đầy vơi của Tạ Thu Huyền được giải B giải thưởng VHNT Lào Cai 2001, giải khuyến khích giải thưởng Phan Si Păng 2002; Sông ngàn lau của Đoàn Ngọc Minh đạt giải khuyến khích của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002; Nông Thị Ngọc Hòa với Trước gương đạt giải C của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998, giải A Hội VHNT Phú Thọ 1995 – 2000; Lời của lá được tặng thưởng – giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2001, giải A của Hội VHNT Phú Thọ 2000 – 2005; Vườn duyên đạt Giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002; Men qua còi thiền giải A của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009, Tiếng đàn đêm của Đinh Thị Mai Lan được giải B của Hội VHNT các DTTS năm 2007, Lời cầu

hôn của rừng (Hoàng Thanh Hương) đạt giải B (không có giải A) của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009 và giải C của Hội VHNT Gia Lai 2005 – 2010…

Nội dung chủ yếu trong sáng tác của các cây bút nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại là phản ánh sinh động cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong những giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều dễ nhận thấy trong nhiều sáng tác của họ là tình yêu đất nước, tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Cây bút người Mông Vừ Thị Dưa đã có những vần thơ ngợi ca lãnh tụ nôm na như cách nói đời thường mà người dân tộc vẫn nói với nhau: Nhờ mặt trời cộng với ánh trăng/ Soi sáng đất nước đêm ngày/ Nhờ Chính phủ và Hồ Chí Minh/ Lãnh đạo các dân tộc chúng mình/ Có mâm thịt đầy lại ca ngợi Đảng (Nhớ đến Chính Phủ). Nếu nhà thơ người Dao - Bàn Thị Cúc khẳng định Cách mạng và Đảng đã xóa bỏ đi những hủ tục còn lạc hậu trói buộc người Dao bao đời nay như tục bắt con gái cạo đầu, tục mê tín dị đoan ngày Tết trong các bài Mái tóc em, Tiếng pháo mùa xuân trên bản Dao; nhà thơ Hoàng Diệu Tuyết (Tày) biết ơn Đảng mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóa bỏ lối sống du canh, du cư: Nhà nhà vui no ấm/ Người người sống sum vầy/ Hạnh phúc trong tầm tay/ Bản định canh đổi mới/ Nhờ ơn Đảng suốt đời (Thung lũng màu xanh) thì người Ba Na lại xúc động trước sự chân tình, gần gũi của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ đã dạy cho buôn làng đánh giặc: Họ được cụ Hồ cho cái đầu nở hoa sung/ Cái đầu ấy bày cho dân làng trồng khoai/ Thì khoai mau lớn/ Bày phụ nữ nuôi gà lợn/ Thì gà lợn mau to/ Cái đầu ấy chỉ dân làng cầm giáo đánh Tây/ Thì thằng Tây chạy trốn (Thương người cộng sản – Niê Phương)…

Không chỉ có vậy, thơ của các tác giả nữ lúc này còn thể hiện một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào, tự tôn dân tộc thông qua việc khắc họa thiên nhiên tươi đẹp miền núi, tâm hồn con người vùng cao cùng những nét đẹp của một nền văn hóa chứa đựng đầy bản sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà lúc này các tác giả nữ hướng trái tim, hướng ngòi bút của mình đến cảnh sắc tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022