Ngôn Ngữ Mộc Mạc, Giản Dị, Gần Gũi Với Ngôn Ngữ Dân Gian

nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại đó ánh lên vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người phụ nữ miền núi truyền thống nhưng cũng thể hiện rất rò nét tính cách mạnh mẽ, sắc sảo, sự bản lĩnh cùng với lối tư duy hiện đại. Những nét phẩm chất đó đan xen nhau, kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn thành con người Nông Thị Ngọc Hòa

Có thể nhận thấy, là cây bút người dân tộc thiểu số nhưng thơ chị không chỉ nói về thiên nhiên, con người, cuộc sống vùng cao, không chỉ nói theo cách của người dân tộc mà luôn có sự hòa quyện giữa cái mộc mạc, chân thật của người miền núi với cái tỉnh táo, lí trí của trí thức thành thị; vừa có sự hòa quyện giữa những nét phẩm chất, tính cách của người phụ nữ truyền thống với những khát vọng mãnh liệt, cá tính mạnh mẽ của người nữ trí thức thời kì hiện đại. Và thực sự, đây chính là điểm làm nên nét đặc sắc của cái Tôi trữ tình trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa, làm nên hồn thơ và phong cách thơ của chị.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA


Như đã biết, tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung (Leonit Leonop). Hình thức và nội dung nghệ thuật của bất cứ tác phẩm nào cũng không thể tách rời nhau. Qua việc tìm hiểu về đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa, bước đầu chúng tôi thấy rằng: Thơ chị không chỉ hấp dẫn, lôi cuốn về mặt nội dung mà còn có nhiều nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật. Chúng tôi xin được điểm qua một số đặc điểm về nghệ thuật trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa với mục đích: Chỉ ra những nét riêng, những sáng tạo riêng cũng như những đóng góp riêng của cây bút nữ này đối với thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại nói chung.

3.1 Về ngôn ngữ thơ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, Bàn về văn học không thể không nói về ngôn từ, đặc biệt là đối với lĩnh vực thơ ca. “Thơ trước hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ” (Phương Lựu). Đối với người Hi Lạp, thi sĩ là người sáng tạo ra các ngôn từ (Bách khoa thần học New Catholi). Ngôn ngữ thơ ca trước hết là một hình thức ngôn ngữ được chau chuốt, giọt giữa đến mức tinh luyện. Nó như một loại nước cất được chưng lên từ vô số lời nói thường ngày. Maiacopxki cho rằng: “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng như lọc quặng, lọc ra cái tinh chất… Thơ ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó”. Mỗi bài thơ là những ngôn từ sáng giá đóng trong một trật tự hoàn hảo. Bởi thế, thơ là sự kết tinh và thăng hoa của nghệ thuật ngôn từ. Trong thơ, ngôn ngữ dễ có điều kiện bộc lộ năng lực biểu hiện và vẻ đẹp hơn so với ngôn ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa cũng mang những đặc điểm

chung ấy nhưng vẫn có những dấu ấn riêng, đó là thứ ngôn ngữ thơ của một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số - một trí thức thời kì hiện đại.

3.1.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với ngôn ngữ dân gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Điều làm nên nét độc đáo của Nông Thị Ngọc Hòa chính là cách nói rất riêng mà chỉ người dân tộc thiểu số mới hay sử dụng. Ngôn ngữ trong thơ chị mộc mạc giản dị như cách nói hàng ngày của người miền núi. Chị có những câu thơ gần như là lời nói thường, như giọng kể của người miền núi: Rồi anh đi/ Qua sông hay qua suối/ Qua núi hay qua rừng/ Lời anh bỏ quên trên vòm lá/ Hay đánh rơi xuống dòng sông (Câu hẹn đánh rơi).

Trong sáng tác của mình, lời yêu thương được tác giả thể hiện nhiều nhất, đó là nơi chị gửi gắm tâm trạng, bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, là nơi tâm hồn nhận được sự sẻ chia. Đọc thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, ta cũng từng bắt gặp những câu thơ giản dị, mộc mạc. Thể hiện trong cách các chị giãi bày, bộc bạch tâm trạng hay thể hiện tình yêu với thiên nhiên, con người quê hương mình:

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 10

- Trước mắt anh em trở nên ngốc nghếch Chẳng còn em và cũng chẳng còn thơ

(Chuyện ngày thường – Bế Phương Mai (Tày))

- Em chưa muốn bắt anh về Gầm sàn nhà em chưa đầy củi Áo chăn em dệt chưa nhiều

Em chưa thuộc hết lời a mí dạy Người có thương em thì đợi

(Thương em thì đợi – H’ Trem Knuk (Ê đê))

Trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa thường sử dụng thứ ngôn từ mộc mac, giản dị, gần gũi với cách nói của con người vùng cao. Ta gặp trong thơ chị cách nói ví von, liên tưởng, so sánh; cách tả, cách kể rất mộc mạc như chính con người miền núi, chính đồng bào Tày vậy! Khi miêu tả hình dáng con người vùng cao quê mình, Nông Thị Ngọc hòa vẽ chân dung họ bằng những đường nét chắc khỏe, rất chân thực và cũng đầy hình ảnh:

Khói nương đốt ám vào da như hun Nắng dội thẳng – Tóc hoe hoe nhuộm

Chân trần bước trên đá nhọn Giơ tay vịn vào trăng non Bấm chân vẹt đá

Chỉ nụ cười đến lạ

Khách ghé chơi quên hết đường về

(Trẻ con vùng cao)

Chỉ bằng nét vài nét phác họa vẻ bên ngoài của những đứa trẻ nhưng Nông Thị Ngọc Hòa đã đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, thú vị về thiếu nhi miền núi. Đó là những mầm măng của núi rừng Việt Bắc mang sức sống mãnh liệt, mang cái vẻ khỏe khoắn, sơ nguyên nhưng cũng rất đỗi chân tình, gần gũi.

Khi viết về tình yêu của những chàng trai cô gái dân tộc mình, nhà thơ cũng sử dụng lối nói tự nhiên, giản dị, nó tự thốt ra thành lời như một bản năng vốn có nhưng lại có khả năng biểu cảm lớn: Noọng ơi! Ta đã đi qua chín con sông to, mười con suối nhỏ/ Bắc bảy ngọn đồi thấp, năm ngọn núi cao/ Lên sàn nhà em tìm tình tìm bạn/ Đi khắp châu khắp bản. Tìm quả bầu già làm cây tính cho em (Lời gửi Noọng!); Ấy ơi cho ta leo ngược dốc/ Cho ta về làm ngựa tốt nhà em (Ấy ơi); Sàn nhà em ta bò không khắp/ Cột nhà rung nghiêng trong mắt/ Ta nghiêng bên nào cũng mong gặp tình em (Cần rượu); Chỉ sợ làm mất câu nói của cha/ Sợ đánh rơi bài hát của mẹ/ Nói ra lời thương không tiếc/ Chẳng biết cái yêu có thấy đường về (Rượu cần); Dù qua ba đèo bảy núi/ Dù qua chín suối mười mường/ Anh ơi hãy là khăn đội/ Anh ơi hãy là thắt lưng (Anh ơi hãy là... Ngôn ngữ thơ chị cứ thế tuôn trào đưa người đọc bước vào câu chuyện tình yêu đẹp. Chị không hề cầu kì, làm duyên làm dáng cho câu chữ, cứ như thốt ra là ý tứ. Vì vậy, những lời bộc bạch tưởng như “kém duyên”, tưởng như kể lể nhưng ẩn đằng sau sự mộc mạc, chân chất ấy là cả một tình yêu chân thành, mãnh liệt và cũng không kém phần ý nhị, kín đáo

Ở thơ Ngọc Hòa, ta bắt gặp những biểu hiện rất đỗi thân quen, quen đến độ có khi người đọc quên mất đó là thơ, cứ nghĩ nó như là lời nói thường ngày.

Bởi vì nhiều khi chị dốc lòng ra để kể chuyện tâm tình, tâm sự về hoàn cảnh sống bằng lối nói tự nhiên với ngôn từ mộc mạc, giản dị:

Chúng con đói tong teo như ngọn cỏ

Cha mẹ buồn nước mắt chảy vào trong Ghế thêm rá sung xanh cho chắc dạ Sáng xếp hàng chiều xách túi về không

(Quá khứ và… )

Tôi đã có một tuổi thơ gầy guộc Tóc rối bù, khét cháy phất phơ bay Mặt lem luốc trưa bắt cua, xúc hến Gánh củi đầy rớm máu nát hai vai

(Tìm lại tuổi thơ)

Nhà thơ diễn đạt nỗi khó khăn vất vả của tuổi thơ mình bằng thứ ngôn ngữ thật giản dị nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sức lay động toát ra từ chính những vần thơ ấy. Càng về sau, ngôn ngữ trong thơ chị càng thấm đẫm cảm xúc. Chị hướng thơ vào khám phá thế giới nội tâm của chính mình, ngôn từ trong thơ chị càng dâng trào cảm xúc, cất lên từ sự thôi thúc của trái tim. Nhà thơ đưa vào thơ mình khát vọng rất đơn sơ của một người phụ nữ: được làm mẹ, làm vợ, được che chở, bao bọc bởi tình yêu:

Em chỉ là một sinh linh nhỏ bé

Thèm sống bình yên dưới một mái nhà Được chở che bởi hai tiếng đàn bà Bởi không anh em chẳng là gì cả

Tất cả nguồn thơ từ mạch ngầm đau khổ từ tột cùng hạnh phúc

thuộc về ai

(Vượt lên lời phán quyết)

Là một cây bút người dân tộc thiểu số, Nông Thị Ngọc Hòa sử dụng rất thành thạo vốn từ ngữ của dân tộc mình, chị chú ý đưa vào thơ các từ, cụm từ gắn liền với các nét đặc trưng của người dân dân tộc thiểu số tạo nên những hình ảnh thân thiết, quen thuộc đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, từ các từ chỉ các đặc sản đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người miền núi: rượu ngô, sữa chúa ong rừng, thắng cố, mèn mén, ngô sắn nướng, cơm lam, rượu cần…;các nét đặc sắc trong trang phục dân tộc miền núi: áo chàm, khăn piêu, áo cóm trắng, ô, vòng xòe, vòng xoay váy xoáy hoa văn…; nhạc cụ dân tộc như: khèn bè, khèn môi, kèn lá, đàn tính, cồng, chiêng bằng chiêng núm, sáo…; các đặc điểm văn hóa dân tộc thiểu số: cối nước, cầu thang, bếp lửa nhà sàn, quẩy tấu, chày giã gạo… đến những hình ảnh của thiên nhiên: mây, núi, rừng, ruộng bậc thang, con suối, lưng đèo… Các từ ngữ này đã tạo nên một sắc thái riêng biệt, mang đậm chất dân tộc và miền núi, đồng thời cũng thể hiện một sự hiểu biết phong phú, sâu sắc của tác giả về quê hương miền núi. Chính chất văn hóa vùng miền đó đã tạo thành một vùng thẩm mĩ trong sáng tác của Nông Thị Ngọc Hòa nên cứ nói đến nó, cứ đề cập đến nó là tác giả viết hay hơn, cảm xúc tuôn trào và các từ ngữ cứ tuôn chảy một cách tự nhiên. Với các hình tượng nghệ thuật đậm sắc màu dân tộc miền núi, chị đã tạo nên những từ ngữ thơ mộc mạc, trong trẻo, giầu hình ảnh và gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số nên đã gây ấn tượng khó quên với người đọc.

Bên cạnh đó, Nông Thị Ngọc Hòa có nhiều câu thơ, hình ảnh thơ gần với lối nói của ca dao, lại có cả những “điển tích”, “điển cố” của người Việt nói chung xen lẫn với lối nói hiện đại. Giọng thơ hai chiều quyện chặt làm nên một hồn thơ đậm chất dân gian, làm nên một lực hút ám ảnh độc giả. Trong thơ chị, các hình ảnh của thiên nhiên, của đời sống thường ngày xuất hiện với tần số khá cao, đặc biệt là các hình ảnh gần gũi, thân thuộc như: hoa cải, bìm bịp, sung xanh, khế chua, con đò, đất nâu, nhà gianh, canh cua, dưa cà... Hình ảnh sung chát, khế chua, dưa cà vẫn gặp trong ca dao dân ca nhẹ

nhàng đi vào thơ chị: Điện màu quên ánh trăng suông/ Mồ hôi nồng nã còn vương quê mùa/ Quên mùi sung chát khế chua/ Quên rau muống luộc canh cua dưa cà. Không chỉ có vậy, các bài thơ của chị còn xuất hiện khá nhiều những những nhân vật lịch sử như Tản Đà, Nguyễn Trãi – Thị Lộ, Trương Chi – Mị Nương:

Xin soi đáy chén bạch đàn

Mong tìm được bóng hình nàng Mị nương Chông chênh đâu dải sông Tương

Thuyền con một lá gió sương đi về Mơ mòng tiếng hát Trương Chi Trái tim có tội tình gì trời ơi?

(Giá mà tiếng hát đừng bay)

Có thể thấy, nhà thơ bắt nhịp được với cách cảm, cách nghĩ và hình thức của lời thơ hiện đại nhưng thơ Nông Thị Ngọc Hòa cũng thắm đượm chất dân gian (dân gian dân tộc thiểu số và dân gian của người Việt). Những thành ngữ, ca dao, dân ca dường như khắc sâu vào cảm thức của chị và trở thành vốn liếng cho thơ chị. Chất dân gian làm cho thơ Nông Thị Ngọc Hòa mềm mại, duyên dáng và ngọt ngào, trong mát, dễ thương. Ví dụ như:

Ngày xưa cha hát ru con

À ơi từ thuở con còn bé thơ Cái cò chở nắng trong mơ

Trăng liềm thấp thoáng trên bờ sông mây Có câu muối mặn gừng cay

Giữ điều nhân nghĩa ở ngay tâm mình Biết ươm mầm hạnh trên cành

Sẽ tròn quả phúc để dành mai sau

(Ru cha)

Cách mà Ngọc Hòa thể hiện sự đậm đà của chất dân gian đã đem lại tình cảm thân thiết, gần gũi đối với người yêu thơ. Độc giả sẽ tìm thấy trong thơ chị sự đồng cảm, sự thân quen và chất trữ tình nồng hậu của một hồn thơ có cái Tâm cho, tặng, dâng hiến với đời. Đồng thời, đây cũng là một nét phong cách mà tác giả đã khẳng định được trên thi đàn dân tộc thiểu số thời kì hiện đại. Có thể nói, qua tìm hiểu thơ Nông Thị Ngọc Hòa ở phương diện ngôn ngữ, ta nhận thấy ở đó một lớp ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất dân gian dân tộc, giàu hình ảnh; một lớp ngôn ngữ gần gũi với cách nói, cách cảm của người miền núi và rất giàu nữ tính. Đó cũng là một trong những lí do để thơ chị dễ đi vào lòng người đọc: giản dị nhưng không dễ dãi, mộc mạc mà không thô cứng, nó trong trẻo, mềm mại, dễ thương và thân quen với bao tâm hồn phụ nữ.

3.1.2 Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình

Như đã biết, quy luật và xu hướng chung của quá trình sáng tạo thơ ca là chuyển hóa từ sự rung động và cảm xúc thành một thực thể hữu hình, một dạng cảm xúc có tính chất cảm tính cụ thể. Một trong những hình thức phổ biến nhất mà các nhà thơ thường vận dụng là sự chọn lọc những hình ảnh cụ thể để nói lên cảm xúc… [19;72]. Như vậy, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng trong thơ để tái hiện hiện hiên thực khách quan và biểu hiện cảm xúc. Ngôn ngữ thơ càng giàu tính tạo hình thì khả năng tái hiện hiện thực càng phong phú, tinh tế và hình tượng chỉ có sức sống mạnh mẽ, gợi được nhiều liên tưởng trong lòng người đọc khi nó kết tinh được nhiều giá trị điển hình của cuộc sống. Với vốn ngôn ngữ phong phú, biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, Nông Thị Ngọc Hòa đã tái hiện sinh động bức tranh thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những tâm sự, những tình cảm thiết tha, nồng nàn và khát vọng yêu đương... của một tâm hồn phụ nữ trí thức miền núi giầu tình cảm và có chất trí tuệ cao.

Trước hết, nhà thơ đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt hệ thống từ ngữ giàu tính biểu cảm để thể hiện những trạng thái, cảm xúc trong tình yêu của người

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí