Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 13

KẾT LUẬN


1. Thơ ca các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, với những mảng màu sắc riêng biệt của nền thơ ca dân tộc. Trong bộ phận thơ ca quan trọng này có sự đóng góp không nhỏ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số. Thơ của họ là tiếng nói tâm hồn, tiếng nói của trái tim người phụ nữ miền núi hồn nhiên, trong trẻo như suối nguồn trên đỉnh núi, nhưng cũng sôi nổi nồng nhiệt như bếp lửa nhà sàn… Thơ của họ vừa có những nét chung như thơ của những nữ nhà thơ Việt Nam, nhưng lại có những nét riêng của các cây bút miền núi. Vì thế, khi nghiên cứu về thơ nữ Việt Nam cũng như khi nghiên cứu thơ ca dân tộc thiểu số không thể không nghiên cứu thơ của họ với tư cách là một bộ phận, một thành phần không thể thiếu trong đời sống thơ ca dân tộc.

Nhà thơ Tày Nông Thị Ngọc Hòa là một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu. Chị đã có một “gia tài” thơ đáng tự hào với một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số với 06 tập thơ và 01 tập trường ca. Chị đã được nhận nhiều giải thưởng về thơ. Thơ chị vừa mang đậm chất truyền thống, vừa có tính hiện đại. Đọc thơ chị, người ta hình dung ra hình ảnh một người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số yêu thơ đến độ đam mê, và cũng đã cống hiến hết mình cho thơ.

2. Cũng như các nhà thơ dân tộc thiểu số khác, thơ Nông Thị Ngọc Hòa thấm đẫm một tình yêu quê hương miền núi với những cảnh vật, những con người miền núi hồn nhiên chân thật, đáng yêu. Nhưng khác với họ, Nông Thị Ngọc Hòa viết về quê hương miền núi qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê, luôn ngóng vọng về quê hương xa thẳm với những kỷ niệm không thể nào quên. Là một nhà thơ, một nữ trí thức dân tộc thiểu số, Nông Thị Ngọc Hòa luôn nhìn về quê hương với cái nhìn đa chiều: vừa yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương với cảnh núi non hùng vĩ, của bản làng ấm cúng, của những con người thật thà, chất phác… nhưng cũng vừa xót xa, đắng đót bởi những khó khăn, vất vả mà những con người nơi đây (trong đó có cả những người thân yêu của nhà thơ) vẫn hàng ngày đối mặt. Là một người trân trọng những nét đẹp của bản sắc văn hóa tộc người, nhà thơ luôn dành những vần thơ đẹp để viết về các phong tục tập quán, viết về những con người, những hoạt động của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Viêt Bắc. Đọc thơ chị, người ta nhận thấy rất rò tình cảm, tấm lòng sâu nặng của một nguời con dân tộc thiểu

số khi xa quê. Đồng thời người ta cũng hình dung ra rất rò cái Tôi cá nhân của người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số này - thông qua những suy nghĩ, những tình cảm, cảm xúc của chị trong những vần thơ đầy khát khao về tình yêu và hạnh phúc của con người cá nhân thời kỳ hiện đại; cũng như những suy nghĩ, chiêm nghiệm của chị về con người, về cuộc sống, về nhân tình thế thái trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

3. Trên phương diện nghệ thuật, thơ Nông thị Ngọc Hòa có những nét đặc sắc riêng sáng tạo riêng - đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu thơ. Ngôn ngữ thơ của chị giản dị, mộc mạc, gần gũi với cách nói, cách cảm, cách diễn đạt của người dân tộc thiểu số. Đó là thữ ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu tính biểu cảm; thứ ngôn ngữ có vẻ đẹp của sự chắt lọc ngôn từ và của sự sáng tạo độc đáo; thứ ngôn ngữ vừa đậm chất dân gian dân tộc vừa mang tính hiện đại.

Với chất giọng trữ tình sâu lắng, lúc tâm tình thủ thỉ; khi tha thiết, cháy bỏng khát khao; lúc nhớ thương da diết… đầy nữ tính, thơ Nông Thị Ngọc Hòa thể hiện rất rò, rất sinh động một cái Tôi cá nhân- cái Tôi của người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại trong cuộc sống đầy thuận lợi, tốt đẹp nhưng cũng đầy thách thức hôm nay.

4. Tìm hiểu thơ Nông Thị Ngọc Hòa – một cây bút nữ dân tộc miền núi thời kì hiện đại với những đặc điểm riêng (về nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện) trong các sáng tác của chị, chúng tôi hi vọng rằng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định những nét đặc sắc, những đóng góp đáng trân trọng của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đối với sự vận động và phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

Cùng với các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số khác, Nông Thị Ngọc Hòa đã đem đến cho đời sống thi ca dân tộc một tiếng nói riêng được cất lên từ tâm hồn và trái tim của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Tiếng nói đó thật trong trẻo, thiết tha, hồn nhiên, chân thật và cũng thật sôi nổi, nhiệt thành, bốc lửa như tâm hồn và tính cách của người phụ nữ vùng cao. Nông Thị Ngọc Hòa xứng đáng là một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu thời kì hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 13

1. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, NXB Hội nhà văn, H

2. Bùi Kim Anh – Trần Thị Thắng – Trần Thị Mỹ Hạnh – Phan Thị Thanh Nhàn (2001), Các nhà thơ nữ Việt Nam – Sáng tác và phê bình, NXB Giáo dục

3. Lại Nguyên Ân – Ý Nhi – Ngô Thế Oanh – Mai Hương – Phạm Xuân Nguyên (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tuyển thơ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, H

4. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn hóa thông tin, H

5. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Thơ Việt Nam sau 1975 – từ cái nhìn toàn cảnh, Nghiên cứu văn học, 11

6. Vĩnh Hà (2010), Về Pắc Bó với Nông Thị Ngọc Hòa, Báo Phú Thọ cuối tuần, số 710

7. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, H

8. Nông Thị Ngọc Hòa (1998), Trước gương, NXB Văn hóa dân tộc, H

9. Nông Thị Ngọc Hòa (1999), Lời ru cho mình, NXB Văn hóa dân tộc, H 10.Nông Thị Ngọc Hòa (2000), Lời của lá, NXB Văn hóa dân tộc, H

11. Nông Thị Ngọc Hòa (2002), Vườn duyên, NXB Văn hóa dân tộc, H

12. Nông Thị Ngọc Hòa (2004), Con đường cho mây đi, NXB Văn hóa dân tộc, H

13. Nông Thị Ngọc Hòa (2006), Nước hồ mãi trong xanh, NXB Văn hóa dân tộc, H

14. Nông Thị Ngọc Hòa (2008), Men qua còi thiền, NXB Văn hóa dân tộc, H

15. Nông Thị Ngọc Hòa (2010), Lời quê góp nhặt, NXB Văn hóa dân tộc, H

16. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn các dân tộc thiểu số - Đời và văn, NXB Văn hóa dân tộc, H

17.Đỗ Thị Thu Huyền (2007-2008) Thơ dân tộc ít người thế kỉ XX, Đề tài NCKH cấp Viện

18.Đỗ Thị Thu Huyền (2011) Thơ dân tộc thiểu số với nỗi đau hậu chiến, Báo Điện tử cema.gov.vn

19. Nông Thị Tô Hường (2010), Mùa trăng, NXB Văn hóa dân tộc, H

20. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới, NXB Văn hóa dân tộc, H

21. Nguyễn Hưng (2004), Nhận diện thơ Phú Thọ hôm nay, Báo Văn nghệ, số 17

22. Mai Hương (1997), Nữ văn sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, NXB Phụ nữ, H

23.Trần Hoàng Thiên Kim, Thơ nữ trẻ đương đại, quan niệm, thể nghiệm và xu hướng (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 745, tháng 3/ 2012)

24. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H

25. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, H

26. Bùi Thị Tuyết Mai (2003), Nơi cất rượu, NXB Văn học, H

27. Bùi Thị Tuyết Mai (2006), Mường Trong, NXB Văn học, H 28.Bế Phương Mai (2010), Bài thơ của cha, NXB Hội nhà văn, H 29.Đoàn Ngọc Minh (1997), Lời hẹn, Sở văn hóa thông tin Hòa Bình

30.Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí Văn học, số 6

31.Vũ Nho (2009), 33 gương mặt thơ nữ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, H 32.Trần Thị Nương (2009), Bản sắc và văn hóa, Báo Đại đoàn kết dân tộc,

số 65

33. Nhiều tác giả (1996), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày – Nùng, NXB Văn hóa dân tộc, H

34. Nhiều tác giả (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc, H

35. Nhiều tác giả (1994), Thơ nữ Việt Nam tuyển chọn 1945- 1955, NXB Hội nhà văn, H

36. Lê Lưu Oanh (1995), Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam 1975 – 1990, Luận án PTS Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội

37. Lương Thị Kim Oanh (2004), Thơ của các nhà thơ nữ trong phong trào Thơ mới (1932-1945), Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên

38. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1998), Phê bình và bình luận văn học (Anh Thơ, Lâm Thị Mĩ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn), NXB Văn nghệ, TP HCM

39. Nguyễn Hữu Sơn (2010), Điểm tựa phê bình văn học, NXB Lao động. H

40. Lò Ngân Sủn (1999), Hoa văn thổ cẩm tập 2, NXB Văn hóa dân tộc, H

41. Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, H

42. Hà Công Tài – Nguyễn Thị Thanh Lưu – Đỗ Thị Thu Huyền (2007), Thơ dân tộc ít người giai đoạn 10 năm cuối thế kỉ XX – Truyền thống và hiện đại, Đề tài cấp Viện, Viện Văn học, H

43.Lê Ngọc Thắng – Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, H

44. Lâm Tiến (1991), Vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học dân tộc thiểu số, Tạp chí văn học, Số 4

45. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc, H

46. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc, H

47. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, NXB Văn hóa dân tộc, H

48. Lâm Tiến (2008), Vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam, Báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 2

49. Lâm Tiến (2010), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa dân tộc, H

50.Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, H

51. Trần Thị Việt Trung (Chủ biên) (2010), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Thái Nguyên

52. Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (2012), Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – một số đặc điểm, NXB Đại học Thái Nguyên

53. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Đọc Trước gương (Trích điểm tựa phê bình văn học), NXB Lao động

54. Hoàng Quảng Uyên (2004), Nhà thơ giữa hai bờ hư thực (Trích Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và văn), NXB Văn hóa dân tộc

55. Triệu Kim Văn (2002), Bản sắc dân tộc – Nỗi lo của người cầm bút, Tạp chí văn hóa các dân tộc

56. Trần Quốc Vượng (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, H

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Lịch sử vấn đề 5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 12

5. Phương pháp nghiên cứu 12

6. Đóng góp mới của luận văn 12

7. Cấu trúc của luận văn 12

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KÌ

HIỆN ĐẠI VÀ CÂY BÚT THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA 13

1.1 Vài nét về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại 13

1.2 Nông Thị Ngọc Hòa – Nhà thơ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kì hiện đại22 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG THƠ NÔNG THỊ

NGỌC HÒA 34

2.1 Hình ảnh quê hương miền núi thân thương, chứa đựng đầy kỉ niệm trong nỗi nhớ khôn nguôi của người phụ nữ dân tộc thiểu số xa quê 34

2.1.1 Quê hương miền núi tươi đẹp, hùng vĩ, hoang dã và thơ mộng trong nỗi nhớ của người con xa quê 34

2.1.2 Tình yêu nồng nàn với con người và cuộc sống vùng cao 40

2.1.3 Luôn tự hào về những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc miền núi 50

2.2 Cái Tôi cá nhân – người phụ nữ dân tộc thiểu số vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại 58

2.2.1 Cái Tôi cá nhân – người phụ nữ dân tộc thiểu số với những nét đẹp

truyền thống đậm bản sắc Tày 59

2.2.2 Cái Tôi cá nhân đầy cá tính với những khát vọng mãnh liệt của người phụ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại 65

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA 75

3.1 Về ngôn ngữ thơ 75

3.1.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với ngôn ngữ dân gian 76

3.1.2 Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình 81

3.2 Giọng điệu thơ 87

3.2.1 Giọng trữ tình, nồng nàn, sâu lắng 88

3.2.2 Giọng suy tư, triết lí 93

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí