Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 10

Nếu những người ở lại như má Tư giữ vững ý chí kiên cường, đấu tranh để có ngày Bắc Nam sum họp, đón những đứa con yêu trở về thì người lên đường cũng một lời thề ấy, quyết tâm tranh đấu để đất nước sạch bóng quân thù, con về với má:

Má ơi con dám quên đâu Con xin thề đúng như câu má thề

Nghìn muôn gian khổ chẳng nề Má chờ con nhé, con về, má ơi!

(Chung một lời thề)

Hồn thơ Nguyễn Bính như một khúc tráng ca hào hùng, đậm chất sử thi nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Cả đất nước hòa chung nhịp đập. Niềm tin trở thành sức mạnh chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, kháng chiến tuy gian khổ nhưng giành được nhiều thắng lợi. Cả nước hướng về Đảng, về Bác và về miền Nam ruột thịt. Nguyễn Bính đã nói hộ tấm lòng của đồng bào Nam Bộ. Những con người mộc mạc, giản dị, bền bỉ, thủy chung, họ gửi trọn niềm tin vào Bác - vị Cha già kính yêu của dân tộc:

Cha già phương Bắc xa xôi Lần tay tính lại tuổi ngoài sáu mươi

Có ai về tới Cha già

Dừng chân tôi gửi kính Cha đôi lời Một vầng nhật nguyệt sáng soi

Cứu dân thoát khỏi cuộc đời tối tăm…

(Thư gửi về Cha)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nguyễn Bính đã ý thức được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vận mệnh dân tộc, cho nên nhà thơ đã khẳng định: Khi nào trời còn, đất còn, non còn thì còn niềm tin yêu, tôn thờ Cha, còn tấm lòng kiên trung với đất nước:

Còn trời, còn nước, còn non Nước non còn đó con còn thờ Cha.

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 10

Cũng giống bao người con đất Việt, Nguyễn Bính mang trong mình tâm hồn, cốt cách Việt. Vì vậy khi đất nước rơi vào tay giặc, cả dân tộc đứng lên kháng chiến. Ông đã bám sát những hướng đi của lịch sử, của cách mạng. Thơ ông có một chuyển biến lớn lao theo dòng chảy vĩ đại của thời đại mới. Những tác phẩm thơ kháng chiến, thơ yêu nước, thơ phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc ra đời. Năm 1957, ông viết Chuyện tiếng sáo diều, ở đây tiếng sáo diều- tiếng vọng muôn đời của quê hương được cảm nhận với nhiều cung bậc và tâm trạng khác nhau. Trước cách mạng, tiếng sáo diều được ví như “tiếng nấc trẻ nghèo thương cha” khi lũ giặc lùng bắt cộng sản, bắt người cha. Cách mạng thành công, là tiếng sáo reo vui của cuộc đời mới: “Thênh thênh gió hát giữa trời tự do”. Trong kháng chiến chống Pháp, tiếng sáo hòa cùng lòng căm thù của người ra trận: “Réo ngang đầu súng tiếng ngân sáo diều”. Và khi hòa bình lặp lại: “ Diều nâng sáo rót gió lành chơi vơi”. Tiếng sáo như tiếng lòng của nhà thơ, của bao con người, bao cảnh ngộ nơi lũy tre làng:

Quê giờ tiếng sáo lại trong Trăng sao lại tỏ, ruộng đồng lại tươi

…Diều kêu tiếng sắt tiếng vàng Thâu đêm réo rắt cả làng vui chung

Quê hương không còn bóng giặc, tiếng sáo trong trẻo, reo vui, ngợi ca cuộc sống mới tươi đẹp. Viết về cách mạng nhưng thơ lục bát Nguyễn Bính vẫn chất chứa cái hồn quê, tình quê vời vợi. Ông đã nói hộ tấm lòng của “người nhà quê” bao đời.

Có thể nói, bút lực Nguyễn Bính trước và sau cách mạng vẫn rất mạnh mẽ, dồi dào. Hồn thơ vẫn mang cái hồn dân tộc, hồn quê từ ngàn đời mà ngày càng đằm thắm, tinh tế hơn.

Cũng viết về con người trong kháng chiến, qua ánh sáng tâm hồn, thơ lục bát Tố Hữu làm hiện lên vẻ đẹp thuần khiết và chất phác của biết bao cuộc đời, bao số phận. Họ chính là những người tiếp thêm cho ta nghị lực để bước tiếp chặng đường đầy khó khăn, thử thách. Từ Lênin, Bác Hồ, anh bộ đội, anh giải phóng quân, mẹ

Tơm, mẹ Suốt, chị Lý, anh Trỗi, những em bé liên lạc, những em bé mồ côi, chị vú em, những người không tên, những người có tên, đều mang trong mình “mặt trời chân lý” trong tim- đó là “những con người như chân lý sinh ra”. Trong mấy chục năm đất nước trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt lịch sử, vấn đề lý tưởng trở thành vấn đề gay gắt đối với mỗi con người và đối với toàn dân tộc. Nếu những ngày cả dân tộc chìm đắm trong ách thống trị thực dân, thơ lục bát Tố Hữu đem lẽ sống đến cho những thanh niên đang hoang mang trước những ngã ba đường thì sau cách mạng, thơ lục bát của ông ngày càng trở thành ý thức về lẽ sống cách mạng, về sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thơ lục bát Tố Hữu là dòng cảm xúc trữ tình tiêu biểu của thời đại. Tố Hữu đã “lưu giữ được thần thái cốt cách của thứ ánh sáng tâm hồn tỏa ra từ gương mặt của nhân dân lao động, những con người làm nên Tổ quốc từ bùn đất và máu lửa”.[7,16]

Người phụ nữ Việt Nam dưới ngòi bút tài tình của Tố Hữu hiện lên thật đẹp với biết bao phẩm chất tuyệt vời. Tố Hữu trân trọng cuộc đời của bao người mẹ, biểu tượng cho lòng nhân ái và đức hi sinh lớn lao. Đó là hình ảnh những bà mẹ ở nhiều vùng đất nước: bà má Hậu Giang của Nam Bộ, mẹ Tơm, mẹ Suốt của dải đất miền Trung, bà bủ, bà bầm, bà mẹ Việt Bắc của quê hương Bắc Bộ, tuy khác nhau về miền đất, phong tục, tập quán và cảnh ngộ riêng nhưng tất cả những người mẹ nhân từ, đôn hậu ấy đều giàu lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng. Họ mang những trong mình tất cả những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Đó là những bà mẹ hầu hết đều sống qua hai chế độ, từ thân phận đọa đầy cơ cực, bị đè nén trăm bề trong xã hội cũ mà tìm đến với cách mạng:

Lớn đi ở bốn cửa người Mười hai năm lẻ một đời xuân qua

Lấy chồng cũng khổ con ra Tám lần đẻ mấy lần sa tội tình

(Mẹ Suốt)

Cuộc đời khổ đau, cơ cực, khó trăm bề nhưng khi đất nước có giặc thì các mẹ quên đi giây phút hiểm nguy, đe dọa, lòng mẹ vui lên khi cùng tham gia công tác cách mạng:

…Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước còn chờ chi ai

Chẳng bằng con gái con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò

(Mẹ Suốt) Má già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa đun cành củi khô Một mình má một nồi to

Cơm vừa chín tới vùi tro má cười


(Bà má Hậu Giang)


Nỗi nhớ con hay chính là tình thương của mẹ giành cho con. Tố Hữu đã ngợi ca tình thương không cùng của bà mẹ Việt Nam:

Mạ non bầm cấy mấy đon


Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu…


(Bầm ơi)


“Đó là những câu thơ chảy nước mắt, cái nước mắt không bi thảm, mà là cái nước mắt sung sướng của tâm hồn khi được nghệ thuật động tới chỗ cao sâu”. Tố Hữu đã viết những câu thơ động thấu nhân tình.

Thật gần gũi với mỗi người Việt Nam, tình thương, nụ cười, việc làm của mẹ, của má, của bầm, của bủ như chan chứa yêu thương, che chở cho những đứa con cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà bà mẹ Việt Nam- hình ảnh tuyệt vời quy tụ nhiều phẩm chất của dân tộc được ví với bóng hình của đất nước: “Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng”.

Cũng tựu chung hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ngoài hình ảnh các bà mẹ còn nói tới hình ảnh những người con gái, người chị, ngày đêm không tiếc sức mình, không tiếc tuổi thanh xuân mà tham gia vào cuộc kháng chiến, phá đường, chặn giặc, lo việc nước, việc làng, và trở thành hình tượng trong thơ lục bát Tố Hữu:

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chưa khô


Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan


(Phá đường)


Có thể nói người phụ nữ Việt Nam từ cuộc đời tăm tối, cơ cực bị đè nén, hiếp đáp đủ đường. Tự đáy lòng mình với những tình cảm bình dị, chân chất, nồng hậu, Tố Hữu đã làm nổi bật hình ảnh chân thực về các mẹ, các chị,…-“người con gái Việt Nam”.

Dân tộc Việt Nam trong quá tình dựng nước và giữ nước đã chứng minh cho cả thế giới biết và phải thừa nhận Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Anh hùng đó là đặc tính cố hữu của dân tộc ta: Dân tộc Việt Nam anh hùng, con người Việt Nam anh hùng. Tiêu biểu là hình ảnh anh bộ đội- những con người bình thường mà làm nên lịch sử:

Anh về cối lại vang rừng


Chim kêu quanh mái gà mừng dưới sân

Anh về sáo lại ái ân


Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca


(Lên Tây Bắc)


Họ là những con người của lịch sử, vừa mang vẻ đẹp bình dị nhưng cũng mang trong mình tầm vóc lớn lao của thời đại:

Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lượn nhấp nhô bụi hồng

(Nước non ngàn dặm) Vẫn đôi dép lội chiến trường

Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy


(Tiếng hát sang xuân)


Hình tượng người lính, anh bộ đội cụ Hồ được thể hiện đậm nét qua những bài thơ lục bát của Tố Hữu. Các anh đẹp một vẻ đẹp bình dị trong tinh thần chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn hi sinh và quyết tâm chiến đấu trong tình đồng chí gắn bó:

Người chiến sĩ giải phóng quân trong Nước non ngàn dặm dù biết trước cách mạng đầy ác liệt , muôn vàn gian khổ, có thể hi sinh đến tính mạng nhưng anh vẫn:

Thủy chung vẫn đậm tình người Cắn đôi hạt muối chung đời cháo rau

Uống cùng viên thuốc chia đau Quên mình chia lửa, cứu nhau chia hầm.

Người anh hùng với trái tim Việt Nam, ngọt ngào trong trăm cay nghìn đắng đi lên với tấm lòng yêu thương đồng bào đồng chí. Họ thật dũng cảm, can đảm, nhưng cũng thật lãng mạn, niềm tin của họ đối với Đảng, với Bác Hồ là bất tử.

Kẻ thù muốn dìm chúng ta trong biển máu, trong những vũng bùn nô lệ tối tăm. Ta càng vươn lên với sức mạnh phi thường. Ngay cả “đến em thơ cũng hóa những anh

hùng”. Nhân vật cu Theo trong bài thơ Chuyện em là hình ảnh đẹp của lứa tuổi măng non trong kháng chiến:

Chúng em một đội thiếu nhi Đứa thì canh gác đứa thì giao liên Phải chi ra trận xung phong

Măng non em cũng sắt đồng chứ sao!


Với lời thơ giản dị nhưng đầy ý nghĩa, gợi niềm xúc động cao cả, Tố Hữu đã gieo vào lòng người đọc hình tượng người anh hùng ở lứa tuổi thiếu niên có sức sống lâu bền- là tấm gương cho thế hệ nối tiếp sau này.

Bên cạnh những nhân vật quần chúng, Tố Hữu còn là người có nhiều thành công nhất trong việc khắc họa hình tượng Bác Hồ. Năm 1951, Tố Hữu viết bài thơ Sáng tháng năm. Đó là tâm trạng náo nức, xao xuyến, mong đợi mà thanh thản khi lần đầu tiên đến thăm Bác với tất cả tình yêu thương, kính trọng vị Cha già của dân tộc:

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ…

…Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng

Bác ngồi đó lớn mênh mông


Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non.


Hình ảnh Bác vừa mới mẻ, vừa có chiều sâu bay bổng, vừa có sự gần gũi, thân thương nhưng cũng có cảm giác choáng ngợp. Choáng ngợp bởi Người vĩ đại quá! Vĩ đại cả về nhân cách, tài năng và tấm lòng.

Đặc biệt phong thái ung dung, bình tĩnh của Bác được nét bút tài hoa vẽ phác bằng nét chấm phá, đậm nhạt hài hòa giữa hình ảnh, tình cảm và nhạc điệu:

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo


Người đi rừng núi trông theo bóng Người.


Trong bài Việt Bắc hình ảnh Bác ở cuối bài thơ là điểm quy tụ mọi suy nghĩ và tình cảm của con người. Cả cuộc đời phong phú, cao đẹp nhưng rất mực giản dị của Bác được nhà thơ ghi lại trong những sáng tác: Bài ca tháng Mười, Việt Bắc, Lại về, Xưa…nay, Mười năm, Quang vinh Tổ Quốc chúng ta, Trên miền Bắc mùa xuân.… Điều đó chứng tỏ tình cảm thiết tha của Tố Hữu đối với Bác đồng thời nói lên quan điểm của nhà thơ về vai trò của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta.

*


* *


Sau khi tìm hiểu nội dung thơ lục bát của hai nhà thơ ta nhận thấy những cảm hứng lớn trong thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu thật phong phú và đa dạng. Hai nhà thơ đã tiếp cận được nhiều khía cạnh, nhiều góc độ của đời sống tình cảm. Thơ lục bát của hai tác giả là tiếng nói của cái tôi cá nhân thấm đẫm chất trữ tình trong cảm xúc nhưng cái hiện thực được phản ánh trong thơ lại rất rò. Dù viết về nội dung cảm hứng nào thì những câu lục bát đó vẫn mang hơi thở của thời đại, phản ánh hiện thực sâu sắc, đan xen vào đó là những tình cảm, cách cảm, cách nghĩ và nhận thức của hai nhà thơ về cuộc sống. Thơ họ hay và cuốn hút người đọc bởi sự kết hợp của cổ điển và hiện đại, nóng hổi tính thời sự và lâu bền tính truyền thống, mộc mạc, dân dã, đời thường nhưng cũng đầy sáng tạo nghệ thuật.

Thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu đều bám sát những chuyển biến lớn lao của lịch sử, những bước đi của thời đại, của cách mạng Việt Nam. Khi cả nước đang sục sôi khí thế cách mạng, hai nhà thơ liên tục cho ra đời nhiều tập thơ yêu nước. Sau cách mạng, bút lực của họ vẫn mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết, thơ lục bát Nguyễn Bính và lục bát Tố Hữu đều tập trung ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí