Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------


VŨ THỊ HOÀI


ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH- TỐ HỮU


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Hà Nội, năm 2014

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------


VŨ THỊ HOÀI


ĐẶC ĐIỂM THƠ LUC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU


Chuyên ngành: Văn Học Viêt Nam Mã ngành: 60.22.02.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ VĂN LÂN


Hà Nội, năm 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nghiên cứu nêu trong luận văn có nguồn gốc rò ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2014


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Vũ Thị Hoài

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Lân - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội những người đã tận tình giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ.


Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014


Tác giả luận văn


Vũ Thị Hoài

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

NỘI DUNG 22

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ THƠ

LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU 22

1.1. Những vấn đề chung về thể thơ lục bát 22

1.1.1. Nguồn gốc và đặc tính chung 22

1.1.2. Tiến trình thể thơ 28

1.2. Khái lược về thơ lục bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu 35

1.2.1. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Nguyễn Bính 35

1.2.2. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Tố Hữu 37

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 41

2.1. Tình yêu quê hương, đất nước 41

2.1.1. Truyền thống dân tộc 42

2.1.2 Cảnh sắc thiên nhiên 46

2.1.3. Niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai đất nước. 53

2.2. Tình yêu lứa đôi 57

2.2.1. Tình yêu chân phác, giản dị. 57

2.2.2.Tình yêu đậm chất thế sự 63

2.3. Tình yêu cách mạng 68

2.3.1. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh 69

2.3.2. Hình ảnh những con người cách mạng 72

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU

PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 83

3.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ 84

3.1.1. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Bính 84

3.1.2.Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong thơ lục bát Tố Hữu 86

3.2. Ngôn ngữ 89

3.2.1. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Bính 90

3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Tố Hữu 93

3.3. Giọng điệu 97

3.3.1.Giọng điệu trong thơ lục bát Nguyễn Bính 97

3.3.2.Giọng điệu thơ lục bát Tố Hữu 99

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU


1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Từ xưa tới nay thơ ca luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Nó nảy sinh từ rất sớm, có thể là những bài niệm chú của thầy mo, thầy cúng, là lời cầu nguyện tốt lành cho mùa màng bội thu, là bài hát trong cuộc sống lao động vất vả của người nông dân, là lời đối đáp tình tứ của trai gái trao duyên…Cho tới sau này, trong văn học viết, nó chính là những tác phẩm trữ tình - nơi dung hòa và kết hợp tiếng nói của con tim, của trí tưởng tượng phong phú và chất thơ của cuộc đời. Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người. Thơ có lúc là tiếng nói của tình cảm “chảy tràn trên những dòng cảm xúc”. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Đuy Belay nhận xét: “Thơ là người thư kí trung thành của trái tim”. M.Gorki thì cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”. Đúng thế, nó là nơi mọi cung bậc cảm xúc của con người được phát khởi: yêu, ghét, giận hờn, nhớ nhung, lo lắng, hờn trách, tủi giận, căm hờn, say mê hay đau khổ… Thơ chính là nơi con người giãi bày, thể hiện cảm xúc, là nơi con người khao khát và ước nguyện và cũng là nơi con người chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời. Thơ không chỉ nói lên tình cảm của riêng nhà thơ mà thông qua đó nói lên niềm hi vọng của dân tộc, ước mơ của nhân dân, nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế của lịch sử loài người như nhà thơ Sóng Hồng đã viết: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Tuy nhiên thơ không chỉ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt mà có lúc thơ mang những hạt nhân lí tính, là tiếng nói của lí trí. Chính vì thơ là sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa lí trí và tình cảm nên thơ cao quý và tinh vi: “nó là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: ý, tình, hình , nhạc” (Mã Giang Lân).

Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, “nó xuất hiện cách đây khoảng hơn 500 năm, có vai trò đặc biệt qua trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu sáng tác của nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng thức của quần chúng nhân dân”. Được hình thành từ điều kiện văn hóa dân tộc, vượt qua mọi khoảng cách của thời gian, không gian, sự sàng lọc trong văn hóa- văn học, lục bát như thứ “vàng mười” vẫn tồn

tại để minh chứng cho sự bất diệt, trường tồn của mình. Nó biểu tượng cho tiếng Việt, tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Từ những câu ca dao ngọt ngào, tha thiết, mộc mạc cho đến Truyện Kiều, đến các nhà thơ hiện đại và đương đại lục bát vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó không chỉ là hồn của đất nước, hơi thở của thời đại, bóng dáng của lịch sử mà sâu xa hơn nó chính là linh hồn của con người, đời sống của người Việt. Nó lay động và cuốn hút con người bởi nó chính là họ, là chính tâm hồn, hình bóng của họ.

Để thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, đặc biệt trong cái nhìn “khó tính” của người hiện đại, văn học nói chung, thơ ca nói riêng phải thay đổi cho kịp quá trình vận động. Thơ lục bát tự mình đổi mới để hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Vừa kế thừa truyền thống, vừa tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa Đông Tây. Thơ lục bát mới mẻ bởi nó đan xen giữa cổ điển với hiện đại, giữa mộc mạc của dân gian với uyên thâm của bác học, giữa say đắm của tình cảm với tỉnh táo của lí trí, trí tuệ. Vì vậy nó không chỉ khẳng định được vị trí của mình trong cái bộn bề của các thể thơ (một chữ, hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tự do,…) mà nó ngày càng độc đáo, hấp dẫn và cuốn hút bạn đọc. Tuy nhiên việc làm thơ lục bát không phải là một công việc đơn giản: “Lục bát là thể thơ ngỡ như dễ làm, ai cũng làm được nhưng để đạt tới hay thì khó thay nếu không nói là khó nhất”. (Nguyễn Quang Sáng), khó hơn các thể loại thơ khác vì nó là thể thơ nôm na, cổ truyền, đặc trưng Việt Nam. “Người Việt Nam vị tình, thơ lục bát cũng vị tình”. Nó mộc mạc giản dị như cái chân chất trong lối sống, nếp nghĩ của người nông dân. Vì vậy người làm thơ lục bát nếu dụng công quá, “khôn chữ quá” thì không hay bởi nó thiếu tự nhiên, nó bị gò ép trong cái khuôn âm luật chật hẹp nhưng đồng thời nếu dễ dãi quá nó cũng “dễ tuồn tuột trở thành một bài thơ thường” (Đinh Nam Khương). Cho nên không phải ai cũng thành công, những người đến với thể thơ này phải là những người thật sự có tài năng và bản lĩnh, những người “có duyên”, những người “chịu ân huệ của đất trời”. Trong hàng triệu người làm thơ mới có một vài người xuất sắc. Thành công với thể lục bát, ta có thể kể đến các tác giả tiêu biểu trong suốt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ trung đại, cận đại cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022