dyeri Pierre.), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), Bằng lăng (Lagerstroemia ssp), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.)…Với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha.
Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 4505/ QĐ-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2008. Diện tích tự nhiên là 100.304 ha trong đó đất lâm nghiệp: 67.904 ha; đất khác ngoài lâm nghiệp (hồ Trị An) 32.400ha.
Theo số liệu kết quả điều tra tài nguyên thực vật rừng do Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ thực hiện từ năm 2007 đến 2009, tại Khu Bảo tồn có các trạng thái rừng như sau:
Trạng thái rừng IIIA1
Đây là trạng thái rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Trạng thái rừng này rất phổ biến trong KBT, Một phần tư (26%) diện tích của Khu Bảo tồn là trạng thái rừng nghèo (17.670 ha) và phân bố nhiều ở khu vực phía Nam và phía Tây, từ địa hình bằng phẳng đến vùng đồi trung bình, trên các loại đất phát sinh từ sa phiến thạch, phù sa cổ). Độ che phủ của tán rừng 0,4-0,6; Đường kính ngang ngực bình quân 19,9 cm; chiều cao cây bình quân 15 m.
Trạng thái rừng IIIA2
Trạng thái rừng IIIA2 có diện tích 3.363,8 ha, tập trung chủ yếu ở phía Bắc của KBT và khu vực Vĩnh An (các tiểu khu 20A, 29, 30, 41…), trên lập địa vùng đồi với loại đất phát sinh từ sa phiến thạch. Trạng thái rừng này còn xuất hiện rải rác từng đám trong các trạng thái IIIA1 hoặc IIB với diện tích không lớn. Nhưng lại có ý nghĩa quan trọng về bảo tồn thiên nhiên, bởi cấu
trúc của rừng mặc dù đã bị tàn phá nhưng vẫn còn phong phú về thành phần thực vật đặc biệt là thực vật làm thuốc.
Theo số liệu của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, diện tích rừng tự nhiên IIIA2 trên cả nước còn 1.509.953 ha (năm 2005), chiếm 14,6% tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam. Trong đó, KBT có 3.372 ha. Đó là những diện tích rừng tự nhiên còn lại có giá trị vô cùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Trạng thái rừng non (IIA, IIB)
Đây là kiểu rừng cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tùy theo hiện trạng rừng và nguồn gốc rừng mà chia ra các trạng thái rừng như sau:
Trạng thái IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh đều tuổi, một tầng.
Trạng thái IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu rừng này gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng.
Trạng thái rừng hỗn giao
Trạng thái rừng này có diện tích 7.750 ha, chiếm 11% diện tích của KBT, là rừng thứ sinh được hình thành sau khi rừng đã bị tác động mạnh. Kết cấu rừng gồm các cây gỗ và lồ ô mọc hỗn giao.
Trạng thái đất trống
Trong phân loại rừng các trạng thái rừng IA, IB và IC có tên gọi là “đất trống” hay “đất trống có cây bụi rải rác”. Trạng thái này có diện tích 4.190 ha, chiếm 6% diện tích của KBT, nhưng phân bố rải rác trong các trạng thái rừng khác. Các nhà lâm nghiệp thuần túy muốn trồng rừng trên diện tích đất trống này, nhưng xét về mặt bảo tồn thiên nhiên thì các sinh cảnh đất trống, trảng
cỏ, cây bụi rất quan trọng đối với động vật hoang dã, đây là nơi phân bố của các loài chim, thú, côn trùng.
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khu Bảo tồn nằm trên địa giới hành chính các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú tỉnh Đồng Nai, gồm 3 khu vực chính là Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An và một phần Đak-Lua thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2012, dân cư sinh sống trong KBT gồm 5.413 hộ – 24.518 khẩu, theo đơn vị hành chính như sau:
- Xã Mã Đà : 1.725 hộ - 7.959 khẩu, dân cư phân bố thành 7 ấp.
- Xã Hiếu Liêm : 1.036 hộ - 4.930 khẩu, dân cư phân bố thành 4 ấp.
- Xã Phú Lý : 2.652 hộ - 11.629 khẩu, dân cư phân bố thành 9 ấp.
Ngoại trừ các hộ dân tộc Chơro là dân bản địa tại xã Phú Lý, đa phần dân cư từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau. Đa số là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc Hoa, Chơro, Khơ Me, Tày và dân tộc khác.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Trong đó, lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác.
Về trình độ văn hóa, đa phần lao động có trình độ văn hóa cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hóa trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nên đời sống còn bấp bênh. Vì vậy, một số người vẫn còn vào rừng săn bắt, thu hái lâm sản, chăn thả gia súc và tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho đơn vị trong công tác QLBVR-PCCR và bảo tồn ĐDSH.
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1. Đặc điểm hình thái cơ bản về cây Huỷnh tại Khu Bảo tồn
Hình thái là sự biểu hiện của kiểu gen thông qua kiểu hình của thực vật. Mỗi loài cây khác nhau thì hình thái của chúng cũng khác nhau, kể cả cùng một loài cây nhưng mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì hình thái của chúng cũng có thể khác nhau, đặc biệt là đối với loài cây gỗ lớn. Tuy nhiên, chỉ những đặc điểm ổn định, phản ánh bản chất của loài mới giúp ích cho việc nhận biết chúng một cách dễ dàng, còn những đặc điểm khác có thể gây sự nhầm lẫn. Do vậy, nghiên cứu hình thái của cây rừng nhằm nhận biết chúng là cần thiết
Hình 5.1. Hình thái lá non và quả Hình 5.2. Quả, noãn quả giải phẫu
Hình 5.3. Huỷnh tái sinh tự nhiên Hình 5.4. Hình thái gốc cây Huỷnh
Hình 5.5. Lớp biểu bì cây Huỷnh còn sống
Hình 5.6. Cây Huỷnh trưởng thành tự nhiên
Huỷnh có lá kép chân chim có từ 5 đến 7 lá chét, mọc vòng, lá hình dáo nhọn. vườn ươm là thường có 5 lá chét khi cây ồn định từ 50cm là thường có 7 lá chét). Cuống lá dài 14-18cm màu lục.
Quả có cánh: cánh dài 5,5 -8,5 cm, rộng 2,5 -3,4cm. Quả hình bầu dục có chiều dài từ 1,4 -1,8cm, rộng 1,1- 1,4cm.
Cây huỷnh có tán tương đối tròn đều, cây tỉa thưa cành tự nhiên tốt, vỏ có màu hồng có đường vệt màu trắng, vỏ nứt dọc, gốc thường có bạnh vè lớn. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh sau 3 năm có thể đạt chiều cao tới 8 m
Cây Huỷnh có hệ rễ cọc phát triển mạnh. Điều kiện cây con tại vườn ươm có thể đem đi trồng rừng: Cây đạt chiều cao tối thiểu từ 0,8 -1,0m đường kính gốc 1,5 -1,7cm rễ cây non ra nhiều có thể ăn ra khỏi bịch bầu.
5.2. Đặc điểm phân bố tự nhiên của loài Huỷnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai
5.2.1. Điều kiện khí hậu nơi có cây Huỷnh phân bố
Khí hậu Đồng Nai nói chung và khí hậu huyện Vĩnh Cửu nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa (mùa mưa và mùa khô).
- Nhiệt độ bình quân năm 260C, nhiệt độ tối cao trung bình 280C vào
tháng 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24,60C vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Lượng mưa lớn (2.500-2.800mm/năm), phân bố theo mùa (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân: 25,5 mm/tháng, có tháng 1 và 2 hầu như không có mưa. Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa bình quân: 333mm/tháng.
- Độ ẩm bình quân 83%, tối cao 91% vào các tháng 8 và 9, tối thấp 73% vào các tháng 3 và 4.
5.2.2. Trạng thái rừng và điều kiện địa hình, đất đai nơi có loài Huỷnh phân bố
Bảng 5.1. Độ cao, độ dốc nơi có cây Huỷnh phân bố
Trạng thái rừng | Độ cao so với mặt nước biển (m) | Độ dốc trung bình (độ) | |||
Max | Min | TB | |||
1 | IIB | 109 | 72 | 91,1 | 12 |
2 | IIIA1 | 126 | 79 | 93,9 | 14 |
3 | Khu bảo tồn | 368 | 20 | 120,0 | 10 |
Trung bình | 200 | 31 | 101,7 | 12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Sinh Vật Học Và Sinh Thái Học Cây Huỷnh
- Điều Tra Và Lập Ô Tiêu Chuẩn Hình 3.3. Nhóm Giám Định Cây Rừng
- Tổng Hợp Các Loại Đất Chính Tại Kbt Tn&vh Đồng Nai
- Đặc Điểm Cấu Trúc Tầng Cây Cao Của Các Lâm Phần
- Các Đặc Trương Quan Hệ Hvn, Dt, D1.3 Của Lâm Phần
- Đặc Điểm Tái Sinh Và Mối Quan Hệ Của Loài Huỷnh Với Các Loài Cây Khác Trong Lâm Phần
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Kết quả tổng hợp trong Bảng 5.1 cho thấy Loài Huỷnh phân bố ở độ cao không quá lớn so với mặt nước biển, giao động từ 20m đến 368m, khả
năng phận bố rộng. Ngoài ra, độ dốc cùng nhỏ và tương đối bằng phẳng trung bình từ 10% đến 14 %.
Bên cạnh các yếu tố về địa hình và khí hâu thì đất là nhân tố có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Kết quả điều tra đất tại khu vực có loài Huỷnh phân bố được thể hiện trong Hình 5.7 và Bảng 5.2.
Bảng 5.2. Thành phần dinh dưỡng chất đất rừng nơi có Huỷnh phân bố
Độ sâu (cm) | Chất hữu cơ (%) | pHH20 | Đạm tổng số (%) | Chất dễ tiêu (mg/100 g đất) | |||
NH+ 4 | K2O | P2O5 | |||||
IIB | 0 - 17 | 1,812 | 4,59 | 0,14 | 4,84 | 3,68 | 2,23 |
IIB | 0 - 17 | 1,611 | 3,95 | 0,13 | 4,21 | 3,14 | 2,10 |
IIIA1 | 0 - 17 | 2,024 | 4,23 | 0,52 | 4,94 | 3,95 | 2,31 |
IIIA1 | 0 - 17 | 2,215 | 4,57 | 0,72 | 4,89 | 3,91 | 2,73 |
IIIA1 | 0 - 17 | 1,881 | 4,57 | 0,74 | 4,65 | 3,86 | 2,69 |
Tb | 1,9086 | 4,382 | 0,45 | 4,706 | 3,708 | 2,412 | |
Max | 2,215 | 4,59 | 0,74 | 4,94 | 3,95 | 2,73 | |
Min | 1,611 | 3,95 | 0,13 | 4,21 | 3,14 | 2,1 |
Hình 5.7. Xác định độ dầy đất
Kết quả bảng 5.2 cho thấy: pHH2O tại khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, cao nhất ở rừng IIIa1 (4,57) và thấp nhất là ở rừng IIb (3,95). Như vậy, độ chua đất tăng dần từ trạng thái rừng IIIa1 đến trạng thái rừng IIb tại Khu Bảo tồn, trung bình 3,95
- Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ, tầng đất trung bình đến dày, tỷ lệ đá lẫn tương đối lớn, đất tơi xốp ở tầng đất mặt, càng xuống sâu độ chặt càng tăng, đặc biệt là tầng cuối cùng, đất chặt. Các trạng thái rừng tại khu vực có những đặc điểm khá khác nhau về tính chất lý hóa học của đất.
- Hàm lượng mùn của lớp đất mặt thuộc dạng nghèo, tầng thực bì chủ yếu là cây cỏ và cây bụi, thảm mục rất ít nên lượng mùn trong đất.
- Một số tính chất lý học của đất (dung trọng, tỷ trọng, độ xốp) có giá trị rất khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, NPK dễ tiêu đều phụ thuộc vào các trạng thái rừng. Nhỏ nhất ở trạng thái IIb và lớn nhất ở rừng giàu IIIa1.