Tổng Hợp Các Loại Đất Chính Tại Kbt Tn&vh Đồng Nai


n: Số lượng ô có loài xuất hiện

N: Tổng số ô xuất hiện của tất cả các loài

Việc bổ sung tần suất xuất hiện vào công thức tính IVI% đã làm cho hệ số tổ thành phản ánh được tỷ trọng của các loài cây trong tổng thể.

Những loài cây nào có F%5% thì mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Mặt khác theo Thái Văn Trừng (1978) thì trong lâm phần nhóm loài cây nào chiếm 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng F% của những loài có trị số này 5% từ cao đến thấp khi nào F% 50%.

Dựa vào hai quan điểm trên, đề tài xác định loài ưu thế là những loài có IV % 5% và tổng IVI% của các loài ưu thế phải 50%.

Tổ thành cây được viết theo quy định của giáo trình Lâm học trường đại học Lâm nghiệp.

Tính các trị số trung bình của loài.

- Xác định tổ thành loài cây theo công thức:

Ntb = (N/M ) Trong đó NTb là số cá thể bình quân cho mỗi loài điều tra N là số cá thể 1

Trong đó: NTb là số cá thể bình quân cho mỗi loài điều tra.

N là số cá thể của mỗi loài. M là tổng số cá thể điều tra.

- Áp dụng công thức:

Po = (Số ô có cá thể xuất hiện/ Tổng số ô điều tra) x 100 (3.4)

Pc = (Số ô có cá thể của một loài cây/ Tổng tổng số cá thể của loài) x 100



Po =

Số điểm điều tra có cá thể xuất hiện

100

Tổng số điểm điều tra



Po =

Số cá thể của một loài

100

Tổng số cá thể các loài


Trong đó: P0 là tần số xuất hiện tính theo điểm điều tra.

Pc là tần số xuất hiện tính theo cá thể.

Kết quả thu được sẽ chia làm ba nhóm:

Nhóm 1: Rất hay gặp gồm những loài có P0 > 30% và Pc > 7%.

Nhóm 2: Hay gặp gồm những loài có 30% ≥ P0 ≥ 15% và 7% ≥ Pc ≥ 3%.

Nhóm 3: Rất ít hay gặp gồm những loài có P0 < 15% và Pc < 3%.

- Tìm hiểu quy luật phân bố số cây theo đường kính (n/ D1.3); số cây theo chiều cao (n/ Hvn), lựa chọn phương trình thích hợp mô tả mối liên hệ giữa các nhân tố điều tra.

* Mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTVR.

Công thức xác định mật độ như sau: N/ha = n/ So x 1000

Trong đó: n Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC S0 Diện tích OTC (m2)

* Phân bố cây tái sinh

- Tổng hợp số liệu cây tái sinh trong ODB.



x100

- Xác định số cá thể bình quân trên một ODB theo công thức: Xtb = N/a

Trong đó: X là tổng số cây bình quân/ô.

N là tổng số cây.

a là số lượng ô dạng bản.

- Phẩm chất cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu).

- Xác định tần suất phân bố cây tái sinh loài Huỷnh theo công thức:

RF = (Số ô dạng bản có loài xuất hiện/ Tổng số ô dạng bản đo đếm)


Nếu RF >70% cây tái sinh có phân bố đều. RF < 70% cây tái sinh có phân bố không đều. Quan hệ với cây xung quanh

F%= (n/ N) x 100

(sử dụng công thức này đối với tính toán tổ thành điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây)

Trong đó: N%: tỷ lệ % mật độ.

G%: Tỷ lệ % tiết diện.

nl: Số lượng ô có loài xuất hiện.

Nl: Tổng số ô xuất hiện của tất cả các loài.

Việc bổ sung tần suất xuất hiện vào công thức tính IVI% đã làm cho

hệ số

Dựa vào hai quan điểm trên, đề tài xác định loài ưu thế là những loài có

IV % 5% và tổng IVI% của các loài ưu thế phải 50%.

Tổ thành cây được viết theo quy định của giáo trình Lâm học trường đại học Lâm nghiệp.


Xác định tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng IIIA, IIB và dưới tán cây mẹ.

Tái sinh tự nhiên của hai trạng thái rừng này được tính toán bao gồm mật độ, tổ thành, nguồn gốc, phân bố n/Hvn và phân bố số cây theo cấp sức sống (tốt, trung bình, xấu). Thành phần cây tái sinh được xác định theo loài. Mật độ cây tái sinh được tính bình quân từ những ô dạng bản 25m2; sau đó quy đổi ra đơn vị 1 ha. Tổ thành cây tái sinh được xác định theo N% của loài cây gỗ. Phân bố n/ Hvn của cây tái sinh được phân chia thành 6 cấp: Chất lượng cây tái sinh được phân chia thành 3 cấp: tốt, trung bình và xấu.


Chương 4

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc địa giới hành chính các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An - huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường, Phú Ngọc, Ngọc Định, Túc Trưng - huyện Định Quán; xã Đắc Lua - huyện Tân Phú; xã Thanh Bình - huyện Trảng Bom; và xã Gia Tân - huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có toạ độ địa lý:

Từ 11004’19” đến 11030’54” vĩ độ Bắc

Từ 106054’05” - 107018’27” kinh độ Đông

Khu Bảo tồn nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 40 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía Bắc và cách


thành phố Vũng Tàu khoảng 100 km về phía Tây, nên rất thuận tiện tiếp cận khoa học công nghệ và là điều kiện rất tốt để phát triển du lịch sinh thái.

4.1.2. Điều kiện địa hình

Khu Bảo tồn nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam bộ. Địa hình thuộc dạng địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp - Đồi trung bình và Đồi cao. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân: 100 - 120 mét; Độ dốc lớn nhất: 35o, độ dốc bình quân: 8o - 10o.

4.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khu Bảo tồn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm..

- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao. Vào mùa mưa, lượng mưa tương đối cao từ 2.000 – 2.800 mm, phân bố mưa theo không gian đã hình thành 3 vành đai chính: vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rất cao (> 2.800 mm) và có số ngày mưa 150 – 160 ngày; (ii) vành đai trung tâm có lượng mưa 2.400 – 2.800 mm và số ngày mưa trong năm là 130 – 150 ngày; (iii) vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 – 2.400 mm. Lượng mưa vào mùa khô rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa, chiếm 85% - 90% tổng lượng mưa cả năm [10].


- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC - 27oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từ 29oC - 38oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất từ 18oC - 25oC.

- Độ ẩm tương đối 80-82%. Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc – Tây Nam. Đây được coi là khu vực ít gió bão và sương muối.

4.1.4. Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của Khu Bảo tồn chịu sự chi phối bởi hệ thống sông suối trên địa bàn, chế độ mưa tại chỗ và hồ Trị An.

- Phía Bắc và Tây Bắc có sông Mã Đà; Phía Tây có sông Bé.

- Phía Đông và Nam có hồ Trị An, diện tích mặt nước trong hồ biến động qua các tháng trong năm là do sự điều tiết để phục vụ thủy điện. Diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.400 ha với thể tích khoảng 2,8 tỷ m3, diện tích mặt nước trung bình để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả ở cao trình 56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1- 2 và tháng 8- 9. Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình 49 m và thể tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5-6 là 7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5m (nơi sâu nhất 28m), chiều dài khoảng 44 km, chiều rộng 08 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2 [37].

Ngoài hồ Trị An, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu và công tác phòng cháy chữa cháy rừng của đơn vị.

Ngoài ra, trong khu vực còn có hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào... Nhưng đa phần đều cạn nước vào mùa khô.

4.1.5. Thổ nhưỡng


Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất, tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam thực hiện năm 2003 [12] tại khu Bảo tồn có 4 nhóm đất chính và 5 đơn vị bản đồ đất.

Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất chính tại KBT TN&VH Đồng Nai



TT

KÝ HIỆU

TÊN ĐẤT

VIỆT NAM

FAO/UNESCO

(tương ứng)

I


NHÓM ĐẤT ĐEN

LUVISOLS

1

Ru

Đất nâu thẩm trên bazan

Epilithi - Chromic Luvisols

II


NHÓM ĐẤT XÁM

ACRISOLS

1

Xg

Đất xám Gley

Veti - Gleyic Acrisols

III


NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

FERRALSOLS

1

Fp

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Haplic Acrisols

2

Fs

Đất đỏ vàng trên phiến sét

Hyperferric Acrisols

3

Fk

Đất nâu đỏ trên bazan

Rhodic Ferralsols

IV


SÔNG SUỐI, MẶT NƯỚC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh Heritiera javanica Blume Kosterm. phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - 6

Hầu hết diện tích của khu Bảo tồn thuộc nhóm đất đỏ vàng (chiếm 64,9% tổng diện tích), đất có kết cấu thịt trung bình, tầng đất trung bình, độ phì trung bình đến tốt, rất thích hợp cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

4.1.6. Tài nguyên rừng

Dự án Điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng, Khu Bảo tồn ghi nhận: Tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn mang tính đa dạng sinh học cao, có sự phong phú cả về chủng loại lẫn số lượng. Trong đó, có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới [3], [4] [10].


Cụ thể, kết quả điều tra thành phần thực vật đã ghi nhận được hiện có

1.552 loài thuộc 663 chi, 166 họ, 95 bộ và 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó, có 30 loài thực vật thuộc 27 chi, 18 họ, 16 bộ là loài quý, hiếm có tên trong danh mục các loài quý, hiếm của Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.), Dáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre.).......Trong đó, tài nguyên cây gỗ chiếm tỷ lệ rất cao với 45%, tài nguyên cây thuốc chiếm 24,8%.

Ngoài ra, Khu Bảo tồn còn có một phần diện tích là rừng trồng được trồng trên diện tích đất bị nhiễm chất độc hóa học của chiến tranh. Rừng trồng của đơn vị chủ yếu các loài cây: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.), Keo tai tượng (Acacia magium Willd.), Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre.), Bằng lăng (Lagerstroemia ssp)… với hai phương thức trồng chính là: Thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn.

Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng từ năm 2009 đến năm 2013 Khu Bảo tồn đã trồng khôi phục được 1.472 ha và khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên 1.800 ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng; Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq. var. siamensis.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Dầu song nàng (Dipterocarpus

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí