Loại Củi Và Lượng Củi Được Người Dân Xung Quanh Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng Sử Dụng


Bảng 4.32. Loại củi và lượng củi được người dân xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng sử dụng


Nhóm hộ

Tỷ lệ % loại củi được người dân sử dụng

Lượng củi tiêu

thụ TB/tháng/hộ (Kg)

<7cm

>7cm-20cm

>20cm

Hộ khá

28,78

49,37

29,68

1500

Hộ TB

36,52

48,21

25,26

1027

Hộ nghèo

26,28

42,33

40,56

943

TB

30,53

46,64

31,83

1157

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 17

Lượng củi tiêu thụ hàng ngày phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của từng hộ, trung bình một tháng các hộ sử dụng khoảng trên 1157 kg củi khô. Lượng củi đun nhiều nhất tập trung ở nhóm hộ khá, khoảng 1500kg/tháng, sau đó đến nhóm hộ trung bình khoảng 1027kg/tháng và thấp nhất là hộ nghèo sử dụng khoảng 943kg/tháng. Thời gian khai thác củi quanh năm nhưng tập chung vào lúc nông nhàn tháng 11, 12. Địa điểm khai thác chính ở khu vực giáp ranh với khu dân cư. Ngoài lượng củi do các thôn giáp ranh trực tiếp với Khu bảo tồn khai thác ra thì hàng năm lượng củi do các thôn khác trong khu vực vào Khu bảo tồn khai thác là rất lớn. Củi khai thác được sử dụng vào các mục đích khác nhau: Nấu cơm, đun nước, nấu cám lợn, nấu rượu, sưởi ấm và để bán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ,…. Kết quả điều tra cho thấy có đến 51,43% là nam giới tham gia vào công việc khai thác củi và phụ nữ chiếm 48,57%, bởi đây là công việc nặng nhọc, nữ giới tham gia lấy củi thường kết hợp khi đi rừng chăn trâu bò hoặc lấy rau ăn. Người dân khai củi bằng các phương tiện thô sơ, họ thường dùng dao để chặt củi, những cây gỗ lớn có thể dùng cưa để khai thác sau đó gom lại rồi lấy dây rừng để bó và dùng sức người để vận chuyển về nhà. Loại củi được người dân sử dụng nhiều nhất có đường kính từ 7cm - 20cm, chiếm khoảng 46,64% lượng củi đun, còn lại củi có đường kính

<7cm và >20cm chiếm khoảng trên 30% mỗi loại. Như vậy, khai thác củi quá mức cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Khu bảo tồn, nhất là những cây gỗ tái sinh.

4.4.3. Phát, đốt rừng mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp

Thiếu đất canh tác, việc đầu tư cho sản xuất bị hạn chế, chính vì vậy sản lượng lương thực không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Khai thác rừng mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích rừng và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài động, thực vật. Sinh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa


- Phượng Hoàng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người Tày, Dao và người Mông do tập quán của họ sống trên cao, cuộc sống gắn liền với rừng và tỷ lệ đói nghèo cao, mặt khác diện tích đất bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hạn hẹp, tính bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người chỉ khoảng 0,33ha, những diện tích có thể canh tác được thì chủ yếu để xây dựng nhà ở cho các hộ mới phát sinh, nên việc phá rừng làm nương rẫy là điều khó có thể tránh khỏi.

Các thôn bản nằm rải rác trong Khu bảo tồn, mặc dù một số nơi trong khu vực người dân đã bỏ được tập quán du canh cư song tại những khu vực sâu trong khu bảo tồn tập quán du canh vẫn còn khá phổ biến, phương thức canh tác đơn giản, độc canh trên đất dốc. Thực tế trên các tuyến điều tra, hầu hết những khu vực có diện tích bằng phẳng kể cả trong vùng lõi của khu bảo tồn đều đã bị chặt phá để chuyển đổi làm nương rẫy trong đó địa bàn xã Thượng Nung xảy ra mạnh nhất (ở trên núi cao là người Mông, phần thấp giáp ranh với các thôn bản là người Tày) đã tạo nên mối đe dọa trải đều trên toàn địa bàn. Để đáp ứng được nhu cầu có đất để phục vụ sản xuất, cũng như là đất ở để đáp ứng nhu cầu về tăng dân số ngày một tăng, người dân đã phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, điều đó đã làm cho diện tích rừng này một thu hẹp và đây là nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ngày một tăng. Bên cạnh đó các hoạt động của con người trong sản xuất nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên thực vật như: mang theo các mầm mống cỏ dại ngoại lai, chặt gỗ làm lán trại, gây cháy rừng,…

Từ năm 2010 - 2012, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng đã phát hiện và xử lý hành vi khai thác rừng trái phép là 47 vụ, đốt nương rẫy trái phép trong rừng 03 vụ. Còn lại những vụ khai thác nhỏ lẻ thì không kiểm soát hết được.

Khu bảo tồn được thành lập trên một phần diện tích mà trước đó người dân đang canh tác nương rẫy, do đó diện tích canh tác của người dân bị thu hẹp lại dẫn đến người dân thiếu đất canh tác do đó nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực lợi dụng sự sơ hở trong công tác thực thi pháp luật đã lén lút phá rừng để trồng cây nông nghiệp. Chính vì vậy cần thiết phải tiến hành công tác lập kế hoạch sử dụng tài nguyên/đất có sự tham gia của cộng đồng để giải quyết những vấn đề này (khoanh vùng canh tác bền vững), xây dựng các quy định của địa phương và tăng cường công tác thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc từ các ban ngành, hệ thống khuyến nông - khuyến lâm nhằm hỗ trợ cộng đồng người dân tăng vụ trên diện tích hiện có, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao sinh kế và hạn chế những tác động tiêu cực của người dân đến Khu bảo tồn.


4.4.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Theo quy định của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP thì trong khu BTTN được khai thác, sử dụng bền vững các loài thực vật ngoài gỗ và không thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính theo đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này phê duyệt và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thì lượng khai thác các loại LSNG phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dân. Đa số người dân khai thác nhiều, thường xuyên đối với những loài phổ biến, có giá trị và thường không quan tâm những loài đó có được khai thác hay không.

Rau ăn:

Do sống dựa vào rừng nên hàng ngày người dân trong các xã vẫn vào rừng để lấy các loại rau, củ, quả…để về làm thực phẩm. Các loại rau mà người dân hay đi lấy trên rừng như: Ngót rừng, Bò khai, Măng, rau Dớn, hoa Chuối, Bứa, Giảo cổ lam, các loại nấm … chủ yếu là để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của gia đình, chỉ có một số ít hộ lấy về để bán.

Kết quả đã thống kê được khoảng 17 loài (cụ thể ở phần phụ lục) thường được người dân khai thác, sử dụng làm thực phẩm: Ngót rừng, măng tre, nứa, rau dớn, hoa chuối, tàu bay, bò khai, các loại rau rừng được người dân đi lấy thường xuyên, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng của cây, gặp cây nào có thể lấy được thì họ thường hái hết…trong đó Măng được khai thác nhiều nhất, những loại rau khác được khai thác không nhiều chủ yếu phục vụ gia đình. Đây là nguồn thực phẩm rất thiết thực đối với người dân ở đây, khi mà thói quen trồng rau trong vườn nhà chưa được phổ biến. Măng khai thác dùng làm thức ăn hằng ngày của người dân và mang ra chợ bán. Măng được khai thác vào mùa xuân và mùa hè. Lượng măng vầu thu hái trung bình của một người lớn 5-10 kg/người/ngày (giá bán dao động từ 5.000- 12.000đ/kg). Lượng khai thác măng nứa trung bình 15-20 kg/người/ngày (giá bán 5.000- 10.000 đ/kg). Vào mùa măng, trong các gia đình người nào có thời gian là đi lấy măng, từ khoảng 9 tuổi là trẻ em đã bắt đầu biết đi lấy măng (trẻ em lấy được khoảng 1-2 kg/người/ngày) và khai thác hàng ngày. Hoạt động khai thác măng có ảnh hưởng mạnh tới tài nguyên rừng, với cường độ khai thác như vậy thì khả năng tái sinh của rừng không thể đáp ứng được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phòng hộ của rừng.

Ngoài việc thu hái các loài cây để làm thực phẩm cho con người thì người dân còn phải lên rừng lấy các loại rau rừng như: Cây chuối rừng, rau mon, cây


ráy…về để nấu cám lợn; lấy lá cây mạy tèo và các loại cỏ ở trên rừng làm thức ăn cho trâu, bò. Tính bình quân mỗi hộ dân một ngày sử dụng hết một cây chuối rừng để phục vụ cho việc nấu cám lợn.

Khai thác cây làm thuốc

Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loại thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Họ dùng các loại cây thuốc này theo kinh nghiệm dân gian để chữ trị các bệnh thông thường đây là những loài cây rất có ích đối với họ và cho đến ngày nay khi mà điều kiện về y tế đã phát triển, thì những bài thuốc nam cổ truyền vẫn rất có ý nghĩa đối với người dân. Mỗi thôn có khoảng 1-2 thầy lang biết về cây thuốc, nhưng việc thu hái cây thuốc của các thầy lang không nhiều và cũng ít ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Tác nhân lớn gây ra sự suy giảm của các loại cây thuốc là chiến dịch thu mua cây thuốc quý của các nhà buôn chuyên thu mua cây thuốc và chuyển đi tiêu thụ ở các thành phố lớn và thị trường Trung Quốc. Điển hình là những năm trước đây, khi Trung Quốc thu mua cây Kim tuyến một loài cây quý hiếm với giá cao (khoảng trên một triệu một kg) thì người dân địa phương đã ồ ạt đi nhổ về bán và hiện nay tình trạng cây Kim tuyến tại khu bảo tồn là rất đáng báo động, chúng chỉ còn rất ít cá thể và phân bố rải rác ở một số khu vực thuộc xã Nghinh Tường.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy có khoảng 42 loài cây thuốc được người dân thường đi thu hái, người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến và sử dụng cây thuốc, có một số loài người dân không biết công dụng của nó chỉ biết thu hái để bán. Có rất nhiều bài thuốc mặc dù rất quý song cách sử dụng hết sức đơn giản như: Sắc, nấu nước uống, nhai sống, vò tươi và uống, nấu nước xông, tắm, giã đắp,... Chủ yếu cây thuốc được sử dụng cho người dân địa phương đều ở dạng còn tươi: bài thuốc tắm cho phụ nữ mới sinh, để dễ dàng vận chuyển đi nơi khác nên sau khi khai thác về họ phơi khô rồi chế biến thành các bài thuốc khác nhau. Bộ phận sử dụng của chúng cũng rất đa dạng như: thân, lá, rễ, củ, hoa,... trong đó bộ phận sử dụng quý nhất ở đây chủ yếu là rễ, củ và thân, và chính điều này đã làm cho các loài cây thuốc ngày càng nhanh bị cạn kiệt.

Ngoài các loài cây thuốc trên, đặc biệt khi đi điều tra còn thu thập được bài thuốc tắm cho phụ nữ sau khi sinh của dân tộc Dao để giúp cho họ nhanh phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống ngộ độc thức ăn, ít phải ăn kiêng, đây là một nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương còn lưu giữ được. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng loại thuốc này khá cao nên những người biết về cây thuốc cũng thường


xuyên đi rừng để thu hái cây thuốc phục vụ cho bà con địa phương và những nơi khác đến. Do vậy cần phải bảo tồn nét văn hóa này, bảo vệ những loài cây thuốc quý cho thế hệ mai sau.

Các loài cây thuốc phân bố ở khắp nơi nhưng phân tán, trữ lượng ít. Hiện nay những loài cây thuốc quý (Hoàng đằng, bình vôi, kim tuyến, vằng đắng, hoàng tinh hoa trắng) còn lại rất ít, do khai thác và diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Cây thuốc chỉ còn tồn tại ở những khu rừng sâu, địa hình phức tạp. Do khai thác chủ yếu là tự phát, riêng lẻ nên khó có thể thống kê được khối lượng cụ thể, đặc biệt là rất khó quản lý. Năm 2012, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng đã bắt giữ và xử lý 1 vụ vận chuyển củ Bình vôi đi tiêu thụ với số lượng là 211kg, còn lại các loài LSNG khác rất khó quản lý và thống kê được số lượng khai thác cụ thể.

Khai thác cây cảnh và các vật liệu khác

Kết quả điều tra cho thấy người dân ở đây thường khai thác khoảng 7 loài cây dùng làm cây cảnh, làm nguyên liệu đan lát các nông cụ, công cụ sử dụng hàng ngày trong gia đình: Tre, song, mây, nứa, trúc, cọ, phong lan. Do chỉ khai thác để sử dụng trong gia đình nên mức độ khai thác các loại cây cảnh, song mây ít. Số lượng của chúng cũng không có nhiều và phân bố rải rác ở các khu rừng tự nhiên núi đất. Tre gai phân bố chủ yếu ở ven rừng, ven đường đi, Nứa hiện nay còn rất ít do chúng có hiện tượng ra hoa và chết hàng loạt (hiện tượng khuy).

Kết quả điều tra tình hình sử dụng LSNG ở khu vực nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của người dân ở đây là không nhiều mặc dù số lượng các loài LSNG được sử dụng là tương đối phong phú. Chủ yếu người dân khai thác tự do khi có nhu cầu, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình, việc mang các sản phẩm đi bán rất ít. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về giá trị cũng như trong các biện pháp quản lý chưa hiệu quả nên tài nguyên rừng ở đây nói chung và LSNG nói riêng vẫn bị suy giảm. Hơn nữa, do khai thác rừng mang tính tự phát nên giá trị của tài nguyên rừng đặc biệt là LSNG chưa phát huy hết khả năng của nó.

4.4.5. Hoạt động chăn thả gia súc

Đây là tập quán truyền thống của người dân địa phương, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Trâu bò thả rông giẫm đạp lên cây cối, đi đến đâu phá đến đấy, phá hủy đất đai, làm cho đất đai bị xói lở, chai cứng, chúng lây bệnh cho các loài động vật rừng. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm


bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài. Để hạn chế hoạt động này cần khuyến khích dần thay đổi thói quen chăn thả rông gia súc, hỗ trợ và hướng dẫn cho người dân kỹ thuật trồng cỏ tạo nguồn thức ăn có sẵn hạn chế chăn thả gia súc trong KBT.

Bảng 4.33. Thống kê đàn gia súc của các xã thuộc Khu bảo tồn


TT

Tổng

Loại gia súc

Trâu

1

Thần Sa

634

583

51

0

2

Thượng Nung

877

260

617

0

3

Vũ Chấn

634

583

51

0

4

Nghinh Tường

622

575

47

0

5

Sảng Mộc

835

528

293

14

6

Phú Thượng

235

175

60

0

7

TT Đình Cả

33

8

25

0

Tổng

3.856

2.712

1.144

14

Kết quả cho thấy có 3856 con gia súc thuộc 6 xã và 1 thị trấn, trong số đó Trâu chiếm tỷ lệ là chủ yếu 70,33%. Kết quả điều tra thực địa cho thấy, không phải toàn bộ số gia súc trên đều được thả vào rừng, chỉ có một số hộ sống giáp ranh trực tiếp hoặc sống trong Khu bảo tồn là thường xuyên thả vào rừng, một số khác thường đi chăn trong rừng sau đó lại cho về luôn trong ngày. Nhưng dù sao việc chăn thả trâu bò trong rừng cũng làm ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật, đặc biệt là hình thành rất nhiều các con đường mòn dẫn vào rừng.

4.4.6. Cháy rừng

Cháy rừng cũng được xác định là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, bởi cháy rừng không những hủy diệt toàn bộ những cây rừng trên mặt đất mà còn hầu hết các loài vi sinh vật dưới lòng đất cũng bị ảnh hưởng. Đối với điều kiện địa hình núi đá vôi bị chia cắt mạnh thì ảnh hưởng của cháy rừng là rất lớn và phải mất một thời gian dài và tốn kém mới phục hồi được mà chỉ là những cây tiên phong phục hồi sau cháy.

Trong năm 2010, trong khu bảo tồn xảy ra 2 vụ cháy trên địa bàn xã Thần Sa, tổng diện tích sau khi đo đếm là 0,32 ha, tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ban và Chính quyền địa phương, 2 vụ cháy đã được dập tắt, diện tích cháy toàn bộ là cây lau, sậy. Nguyên nhân xẩy ra cháy là do người dân đốt bãi để trồng cây, thời tiết khô hanh nên không khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nên từ năm 2011 đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào trong Khu bảo tồn.


4.4.7. Khai thác khoáng sản

Hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép trong Khu bảo tồn vẫn thường xuyên xảy ra. Khai thác khoáng sản trái phép không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tình trạng ô nhiễm nước thải và chất thải rắn. Hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng lớn đến sự nguyên vẹn và tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Cường độ khai thác công nghiệp đã tạo nên những tác động tiêu cực đối với tính đa dạng sinh học nơi đây. Một số nguồn nước chính đã bị ô nhiễm hóa chất rất nặng không thể phục vụ đời sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và các loài động vật hoang dã sống trong rừng. Với điều kiện địa chất của khu bảo tồn có nhiều mỏ kim loại quí (Vàng) ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào khai thác các loại khoáng sản tạo điều kiện ngày càng tăng từ mối đe dọa này cho Khu bảo tồn.

Hậu quả từ việc khai thác vàng để lại rất lớn, biểu hiện của các tác động này là rất nhiều các sinh cảnh sống của các loài động vật bị phá hủy bởi các hoạt động đường mòn vận chuyển trong rừng và xây dựng lều lán. Ngoài ra, khai thác vàng đã làm gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, đặc biệt là nguồn nước bị nhiễm thủy ngân không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà con ảnh hưởng rất lớn tới những loài động thực vật phụ thuộc vào nguồn nước.

Hiện nay việc khai thác đã cơ bản được quản lý, chỉ có những công ty được Nhà nước cho phép mới được tiến hành khai thác song những tác động của chúng tới hệ sinh thái rừng ở đây là không nhỏ. Tuy nhiên, ở một số khu vực thuộc xã Thượng Nung, Thần Sa người dân vẫn có những hoạt động khai thác vàng thủ công gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã lập biên bản trục xuất 2 máy xúc, tiêu huỷ 1 máy nghiền đá và 2 máy bơm nước đang hoạt động khai thác vàng trong rừng đặc dụng, dỡ bỏ và tiêu huỷ 53 lán trại.

Thực hiện kế hoạch, phương án truy quét các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép của UBND huyện, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã cử 10 cán bộ tham gia đoàn truy quét của UBND huyện; cử 08 cán bộ tham gia chốt khoáng sản của UBND huyện tại địa bàn xã Thần Sa bao gồm các chốt: Tu Lườn, Cô Tiên, Ngọc Sơn, Thượng Kim. Các Chốt phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và đội liên ngành của huyện thường xuyên nắm bắt tình hình, duy trì kiểm tra, truy quét khoáng sản tại địa bàn xã Thần Sa, tập trung các khu vực: Tân Kim, Thượng Kim, Lũng Chuối, Lũng Mai, Lũng Ly, khu vực Cô Tiên, Hang Rắn, Đèo Cắng, Boong Xay, Hang Hút và khu vực khe nước Đục. Hiện


tại các khu vực khai thác khoáng sản đã được ngăn chặn, các Chốt đang được duy trì có hiệu quả.

4.4.8. Đánh giá tác động của người dân đến Khu bảo tồn theo các tuyến điều tra

Kết quả điều tra trên 15 tuyến cho thấy: Các tác động của con người đến khu bảo tồn là khá lớn. Điều này thể hiện ở các dấu vết chặt cây, chặt củi, thân cây đổ vẫn còn tại nơi chặt, dấu vết việc khai thác gỗ bằng cưa (nhiều mùn cưa và gỗ đã xẻ), trồng ngô, trồng sắn, bãi cỏ lau sậy, dấu vết chăn thả (dấu phân, vết gặm), xói mòn.

Bảng 4.34. Tổng hợp các tác động của con người tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn trên các tuyến điều tra

TT

Địa điểm

Chặt gỗ, củi

Chăn thả gia súc

Phá rừng làm nương rẫy

Khai thác LSNG

1

Thần Sa

2,8

2,0

2,5

2,4

2

Thượng Nung

2,8

2,0

2,4

2,0

3

Sảng Mộc

2,7

2,1

2,1

2,0

4

Nghinh Tường

2,8

2,3

2,5

2,3

5

Vũ Chấn

2,7

2,0

1,8

1,6


Trung bình

2,76

2,08

2,26

2,06

Kết quả bảng trên cho thấy, tác động của con người tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn là khá lớn. Trong đó, tác động mạnh nhất là hoạt động khai thác gỗ, củi của người dân với 2,76 điểm; sau đó là hoạt động phá rừng làm nương rẫy 2,26 điểm; Chăn thả gia súc là 2,08 điểm; khai thác lâm sản ngoài gỗ là 2,06 điểm. Hoạt động khai thác gỗ phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: làm nhà ở, làm chuồng trại, làm củi đun diễn ra thường xuyên để lại hậu quả rất lớn, việc khai thác những cây to trong rừng ảnh hưởng rất lớn đến cây tái sinh, xung quanh gốc cây có khá nhiều cây tái sinh đã bị gẫy hoặc đã bị cây đổ xuống đè chết, hoặc do người đi lại giẫm nát. Hoạt động phá rừng làm nương rẫy, đốt phát quang cũng diễn ra thường xuyên, đặc biệt là đến mùa đốt nương làm rẫy, vấn đề này diễn ra nhiều ở các bản vùng sâu vùng xa của khu bảo tồn như Lũng Cà, Lũng Luông của xã Thượng Nung, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Bên cạnh đó do không có bãi chăn thả nên vẫn còn nhiều hộ gia đình thường lùa trâu, bò vào rừng thả rông hoặc lùa vào rừng chăn sau đó lại lùa về. Thói quen, tập quán này ảnh hưởng khá lớn đến tài nguyên rừng, đặc biệt là ảnh hưởng đến cây tái sinh, có nhiều loài sau khi trâu, bò ăn ngọn, chồi đã không thể lên được nữa. Khai thác lâm sản ngoài gỗ như: săn bắt động vật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022