Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 15

vật Thiên Y A Na bằng hai câu chuyện của người Việt và của người Chăm. Thiên Y A Na là vị thần của người Chăm được người Việt thờ cúng, một ở điện Hòn Chén phía thường nguồn sông Hương, một ở Khánh Hòa. Tuy vị thần này đã được cả người Việt và người Chăm lập đền thờ nhưng truyền thuyết về vị thần này được kể lại khác nhau. Với cách kể chuyện so sánh văn hóa, Mãn Khánh Dương Kị vừa giải thích ý nghĩa của hai di tích tâm linh ở hai nơi cách nhau xa xôi cùng thờ một vị thần, đồng thời làm rò đặc điểm văn hóa của hai dân tộc Việt và Chăm, vừa có nét khác biệt với nhau, vừa có mối dây liên hệ, tương đồng với nhau.

Bài du kí Một vài kiến văn thăm làng Bối Khê của Vu Ngã là kiểu du kí có cốt truyện kể về các bậc danh nho. Đến thăm làng Bối Khê, gọi là viết một vài kiến văn, nhưng sau khi thuật lại cuộc hành trình và cảnh quan ở làng, thăm chùa Bối Khê tên là "Đại Bi Tự", thăm nhà từ đường cụ Nguyễn Trực, Vu Ngã thuật lại tiểu sử cụ Nguyễn Trực, cảm khái trước nhân cách của một con người "đỗ cao, trược trọng dụng mà công danh coi hờ hững" (Tri Tân, số 104, tr.18). Khi viếng nhà thờ quan Hoàng giáp Lê Huy Trâm, Vu Ngã lại thuật chuyện con người này. Lê Huy Trâm (1742 – 1802) đỗ nhị giáp tiến sĩ khoa Kỉ-hợi, phò vua Lê Chiêu Thống chống lại Tây Sơn. Sau đó ông bỏ trốn, vào Gia Định đến bái yết Nguyễn Ánh để cùng lật đổ Tây Sơn phục hưng triều Lê, nhưng thấy chúa Nguyễn không có ý phục hưng nhà Lê nên xin về. Khi Gia Long lên ngôi, có triệu ông về phong chức Thái hòa điện học sĩ, cụ dứt khoát từ chối, sau đó ốm mà chết. Nhưng danh nho trong câu chuyện của Vu Ngã là những con người chính trực, vì nghĩa lớn mà không mang công danh, sẵn sàng hi sinh bản thân và quyền lợi.

Những chuyến du hành với mục đích thăm nơi này, nơi nọ, các nhà du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã mượn chuyện du lịch để đánh thức sự lãng quên của người đời về những nhân vật lịch sử, những nhân cách cao cả không gặp trong sử sách, những sự việc của quá khứ cần được nhìn nhận lại. Những câu chuyện mang tính tư tưởng này chiếm một phần không nhỏ trong du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

4.2. Kết cấu

4.2.1. Kết cấu khung

Hình thức thể loại của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX kết tinh từ trong dòng chảy của du kí truyền thống dân tộc. Từ hình thức thơ, phú, văn vần, văn xuôi đến hình thức ghi chép nhật trình, nghị luận, … du kí đã tụ lại trong một thể loại với sự định hình

tương đối về mặt cấu trúc. Cấu trúc văn bản của tác phẩm du kí xét trên phương diện phong cách học văn bản là khung văn bản, nhờ nó mà kết cấu của tác phẩm được tồn tại. Cấu trúc khung của du kí, với phạm vi rộng là thể loại, với phạm vi hẹp là kiểu văn bản. Trên quan điểm của cấu trúc luận, kết cấu tác phẩm có được khi đã đến với người đọc và tồn tại ở phía người đọc, còn cấu trúc văn bản đã tồn tại trước khi tác giả viết nên tác phẩm, tức là những gì tác giả đã nghĩ, đã đọc ở một tác phẩm nào đó, đã tư duy hay ý niệm về một cách viết. Nhà phê bình khi cắt nghĩa tác phẩm, tức là phân tích kết cấu để giải mã hình tượng và cắt nghĩa tác phẩm thì phải đi qua cấu trúc, nhận diện cấu trúc, mô tả cấu trúc. Như vậy, kết cấu của một tác phẩm cụ thể thường là phản ánh những quan hệ nằm sâu trong cấu trúc ngôn ngữ mà khung của kết cấu tự sự thường bắt đầu bằng sự phân đoạn, theo quan điểm truyền thống, “chuyện kể” (thoại) có cấu trúc tam đoạn: “mở đầu” - “chính văn” - “kết thúc”. Tác phẩm du kí có thể giống nhau ở sự phân đoạn theo một khung nhất định nhưng khác nhau về đường nét tạo ra khung đó. Chính những đường nét này đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho từng tác phẩm du kí. Mặt khác, khung văn bản của tác phẩm du kí vượt ra ngoài mục đích của cuộc hành trình, cái chi phối kết cấu tác phẩm, đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào môi trường văn hóa ở thời đại mà nó tồn tại bởi mỗi cách viết bao giờ cũng đi liền với cách đọc mà cách đọc thường có trước.

Trên quan niệm về cấu trúc khung văn bản, chúng tôi khảo sát các tác phẩm du kí dựa trên loại hình cấu trúc “tam đoạn” để tìm hiểu đặc điểm phong cách văn bản du kí sau đây:

- Mở đầu

Mở đầu trong tác phẩm du kí là để giới thiệu về sự xuất phát của cuộc hành trình gắn liền với mục đích và hành vi của nhân vật với cuộc hành trình sắp được thuật lại. Thông thường, trong phần mở đầu của tác phẩm du kí chứa các nội dung: lí do thực hiện cuộc hành trình, thời gian xuất phát, nơi sẽ đến, phương tiện di chuyển, những đối tượng khác cùng tham gia cuộc hành trình. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm có một cách mở đầu khác nhau. Chung qui lại có hai loại mở đầu phổ biến: mở đầu giản lược, mở đầu trùng phức. Ngoài ra còn có một số ít tác phẩm đã tỉnh lược phần mở đầu như: Kỉ niệm Phan Thiết của Đinh Gia Trinh, Đi Tây của Nhất Linh,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Kiểu mở đầu giản lược giống như mở đầu của Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh:

“Tôi được quan Thống sứ Bắc Kì cử sang Đại Pháp thay mặt cho Hội Khai Trí Tiến Đức để dự cuộc Đấu xảo Marseille, lại được quan Toàn quyền đặc phải sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta) xuống Hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp.”

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 15

(Nam Phong, số 58, tr.253)

Cách mở đầu này thường bắt gặp trong những tác phẩm có tính chất mô tả lộ trình hoặc kí sự về cuộc hành trình như: Lược kí đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn của Mẫu Sơn Mục N.X.H, Sự du lịch đất Hải Ninh của Trần Trọng Kim, Bài kí chơi Bàn Thành và đền Hiển Trung của Trần Quang Hoàng, Một vài kiến văn đi thăm làng Bối Khê của Vu Ngã, Cuộc đi chơi Sài Sơn của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, …

Mở đầu giản lược có thể được thể hiện một cách súc tích như trường hợp hành trình chơi núi An Tử của Kiếm Hồ Nguyễn Thế Hữu:

"Nào ai quyết chí tu hành, Có về An Tử mới đành lòng tu.

Sáng 6 giờ 20 phút lên xe lửa ở Hà Nội chạy; mười giờ rưỡi tới Hải Phòng."

(Nam Phong, số 105, tr. 325)

Nói là giản lược, nhưng kiểu mở đầu này có nhiều cách khác nhau: mở đầu bằng việc giới thiệu một địa danh nào đó như: Ban Mê Thuột của Biệt lam Trần Huy Bá, Thăm đảo Phú Quốc của Đông Hồ, Mấy ngày chơi Thất Khê của Nguyễn Thế Xương, Quảng Xương danh thắng của Thiện Đình… hoặc nói về một người nào đó biết rò địa danh để làm nhiệm vụ hướng dẫn lộ trình như: Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham, hoặc nói về địa danh nổi tiếng nào đó trong câu chuyện cổ tích hay câu ca dao như: Am Tiên của Hoàng Minh, Một tháng ở Nam Kì của Phạm Quỳnh,… hoặc giới thiệu về phương tiện đi như Bốn năm trên đảo Các Bà của Vân Đài, hoặc bắt đầu bằng thời gian xuất phát như Hai tháng ở gò Óc Eo của Biệt Lam Trần Huy Bá,…

Phổ biến trong du kí Việt Nam là lối mở đầu trùng phức. Lối mở đầu này không giới thiệu ngay vào cuộc hành trình mà tác giả tìm một cách nào đó để dẫn dắt hoặc giới thiệu về cuộc hành trình như: thể hiện cảm xúc, suy nghĩ trước cuộc hành trình, nhận thức của mình về cuộc đời, lẽ sống, …

Mở đầu bằng hình thức “luận” trước “kể” sau cũng là một dạng của lối mở đầu trùng phức. Luận về “sự chơi” có Bài kí chơi Cổ Loa của Nguyễn Đôn Phục, Cuộc thưởng ca làng Hữu Thanh Oai của Nguyễn Mạnh Hồng; luận về quốc hồn quốc túy có

Cuộc xem cổ tích miền đông bắc tỉnh Hải Dương của Nguyễn Đôn Phục, Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh,…

Mở đầu bằng hình thức trữ tình cũng là kiểu mở đầu trùng phức xuất hiện ở nhiều tác phẩm. Mở đầu Cuộc đi chơi Huế của Phục Ba là xúc cảm trước cảnh vật, lấy bài thơ của người xưa để giới thiệu Huế. Mở đầu bằng thơ có các tác phẩm: Quảng Yên du kí của Nhãn Vân Đình, Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến. Tác phẩm Hương Sơn du kí của Minh Phượng mở đầu bằng bài phú mà tác giả đề là “Bài phú tổng luận”.

Ngoài các lối mở đầu như đã nói trên còn có các mở đầu thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong việc dẫn dắt người đọc đến với hành trình của mình một cách bất ngờ. Mở đầu của tác phẩm Trên đường Nam Pháp của Tùng Hương là một lời tâm sự của nhân vật. Mở đầu của Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh của Nguyễn Ngọc Tánh là “Lời tựa của quan Đốc trường Vịnh”. Có bài mở đầu bằng cách giải thích địa danh như Bài kí chơi núi Cổ Tích của Liễu Viên Dương Mạnh Huy:

“Núi tên Cổ Tích ghi tích cổ đó vậy. Cổ nhân đặt tên đất, hoặc nhân người, nhân việc, hoặc nhân cảnh trí để ghi lấy sự nhớ, như: trằm Dạ Trạch, núi Ngự Bình, đê Trần Công, hang Thánh Hóa, chùa Phật Tích, vân vân…, dẫu khác người, khác việc, khác cảnh trí nhưng nói về nghĩa ghi sự nhớ nghĩa là một.

Năm Khải Định thứ hai mùa thu, tôi lại tỉnh Phú Thọ này, phủ Lâm Thao mới, xét trong đồ địa dư thì thuộc về bộ Phong Châu đời thượng cổ nước Nam ta. Nhân buổi thời nhàn, đi du lãm non sông hạt đó, khi lên núi Cổ Tích ở làng Cổ Tích, núi không cao lắm nhưng đèo ải cheo leo, cỏ cây um tùm, gió thổi mây đùn, chim kêu vượn hót,…”

(Nam Phong, số 27, tr.269)

Một lối mở đầu theo mô típ nội dung “đi cho biết đó biết đây” mang tính thời đại khá phổ biến cho du kí giai đoạn này như là một sự cổ vũ cho du lịch, đó là Sang Tây – Mười thàng ở Pháp của Phạm Vân Anh, Một tháng ở Nam Kì của Phạm Quỳnh, Nam du đến Ngũ Hành Sơn của Nguyễn Trọng Thuật,…

Sự đa dạng lối mở đầu của tác phẩm du kí cho thấy du kí giai đoạn này đã vượt xa phương thức phản ánh hiện thực thông thường của kí để trở thành văn bản nghệ thuật, một trong những phẩm chất quan trọng để du kí tồn tại với tư cách là thể loại văn học.

- Chính văn

Chính văn là phần triển khai nội dung văn bản của tác phẩm du kí và thường phụ

thuộc vào hai yếu tố: thời gian và địa điểm của cuộc hành trình. Nếu cuộc hành trình diễn ra nhiều ngày thì phần nội dung được phân đoạn theo ngày như Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh, Trên đường Nam Pháp của Tùng Hương, Tết chơi biển của Trúc Phong,… Nếu cuộc hành trình trong thời gian ngắn nhưng đến nhiều nơi thì nội dung được phân đoạn theo địa điểm như: Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đức Tánh, Nam du đến Ngũ Hành Sơn của Nguyễn Trọng Thuật, Cuộc xem cổ tích miền Đông Bắc tỉnh Hải Dương Cuộc chơi năm tầng núi của Nguyễn Đôn Phục, … Cũng có trường hợp cuộc hành trình dài ngày, diễn ra nhiều nơi thì phần nội dung kết hợp giữa phân đoạn theo ngày và theo địa điểm như Sang Tây - Mười tháng ở Pháp của Phạm Vân Anh. Những tác phẩm viết sau khi cuộc hành trình đã kết thúc, cuộc hành trình đó diễn ra nhiều nơi trong nhiều ngày mà tác giả không nhớ hết thì phần triển khai nội dung không phân đoạn theo ngày mà phân theo sự kiện như: Hạn-mạn du-ký của Nguyễn Bá Trác, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân, Đi Tây của Nhất Linh, Tôi thầu khoán hay: Ba tháng ở Trung Hoa của Lê Văn Trương,…Có những trường hợp trình bày nội dung theo lộ trình đến từng địa điểm trong lộ trình chung mà mỗi nơi đến là một đoạn nội dung khép kín như: Hai mươi lăm ngày đi tìm dấu người xưa của Khuông Việt, Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh của Nguyễn Ngọc Tánh,…

Phần nhiều trong du kí Việt Nam là viết về cuộc hành trình ngắn, điểm đến duy nhất hoặc không nhiều thì phần triển khai nội dung không phụ thuộc vào thời gian hay địa điểm mà phụ thuộc vào điểm nhìn trần thuật và phương thức trần thuật của chủ thể. Phương thức trần thuật phối hợp giữa tả với kể, giữa kể với bình luận, chi phối cách trình bày nội dung phần lớn các tác phẩm du kí. Ngoài những cách triển khai nội dung có tính phổ biến đó, trong du kí Việt Nam còn có một số cách triển khai nội dung sau đây:

+ Trình bày nội dung theo cách giới thiệu một địa danh, một di tích bằng hình thức thuyết minh như: Miền thượng du Bắc Kì của Ngọc Ước, Một sự đi chơi Lào Kay của Tản Đà, Viếng Tây Đô của Thiếu Sơn,…

+ Trình bày nội dung theo diễn biến của tâm trạng hướng về nơi sẽ đến như: Đi vô Huế của Lê Ta, Cuộc đi chơi Huế của Phục Ba,…

+ Trình bày nội dung theo lối trích đoạn nhật kí hay những bức thư như: Vài trang du kí từ Hà Nội tới Toulouse của Phạm Huy Thông, Trên đường Nam Pháp của Tùng Hương, Một đoạn nhật kí của Lê Thị Ẩn,…

+ Trình bày theo kiểu cắt lát, không đầu, không đuôi như: Đêm cuối cùng ở Hà Tiên của Trường Sơn Chí.

+ Trình bày theo lối đan xen các yếu tố hiện thực và kì ảo như: Thiên Y A Na Indrapura của Mãn Khánh Dương Kị, Am Tiên của Hoàng Minh, Kỉ niệm Phan Thiết của Đinh Gia Trinh,…

- Kết thúc

Nghĩ một cách đơn giản, tác phẩm du kí là hình ảnh của cuộc hành trình, nó phải được tái hiện lại toàn bộ lộ trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong du kí Việt Nam, có những cuộc hành trình nhân vật ra đi rồi trở về nhưng cũng có những cuộc hành trình không thấy nhân vật trở về. Điều này phản ánh một đặc điểm khác của cấu trúc khung văn bản du kí Việt Nam.

Kiểu kết thúc thể hiện sự trở về của nhân vật thường diễn ra nhanh hơn so với lúc xuất phát. Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh có lối kết thúc thuật lại hành trình trở về khá nhanh so với lúc ra đi.

Tầu ở Tourane ra đi rất mau, 12 giờ rưỡi đến Hải Phòng. Vào gần bến vừa trông thấy mẹ con Giao ở Hà Nội đến đón. (…). Thế là xong cuộc Pháp du vừa trọn sáu tháng trời và cũng chung tất quyển “Hành trình nhật kí” biên chép ở đây.

(Nam Phong, số 100, tr. 311)

Kết thúc theo kiểu nhân vật trở về cũng có nhiều cách khác nhau. Những tác phẩm có lối kết thúc bằng việc tả cảnh khi ra về như: Trẩy chùa Hương của Phạm Quỳnh, Bà Nà du kí của Huỳnh Thị Bảo Hòa, Thăm đảo Phú Quốc của Đông Hồ,… Có những tác phẩm mượn chuyện trở về để luận những nơi đã đi qua hay lí do để viết bài du kí như: Một tháng ở Nam-kỳ của Phạm Quỳnh, Bài kí chơi Cổ Loa của Nguyễn Đôn Phục. Có tác phẩm chỉ ghi lại thời gian trở về như Quảng Yên du kí của Nhãn Vân Đình.

Những tác phẩm không thuật lại hành trình trở về có hai dạng cấu trúc: dạng có kết thúc và dạng không có kết thúc. Dạng có kết thúc thường là những bài du kí ngắn, viết về cuộc hành trình đến tham quan một thắng cảnh, viếng di tích, danh lam. Những tác phẩm du kí kết thúc bằng việc nói lên những suy nghĩ của mình về nơi đến như: Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, Cuộc quan phong làng Thượng Cát Lời cảm cựu mấy ngày chơi Bắc Ninh của Nguyễn Đôn Phục, Mấy ngày chơi Thất Khê của Nguyễn Thế Xương,… Những tác phẩm du kí có kết thúc như là sự tổng kết một chuyến du lịch

như: Thuật chuyện du lịch ở Paris của Phạm Quỳnh, Sự du lịch đất Hải Ninh của Trần Trọng Kim, Một buổi đi xem đền Lí Bát Đế của Phạm Văn Thư. Cũng có những tác phẩm du kí có lối kết thúc mang tính triết lí như: Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng của Phạm Quỳnh (luận về nhà văn, nghề văn), Cuộc chơi năm tầng núi của Nguyễn Đôn Phục (luận về lẽ đời),…

Trong du kí Việt Nam còn có lối kết thúc bằng hình thức trữ tình như bộc lộ cảm xúc, hứng khởi thành thơ. Những tác phẩm kết thúc bằng lời bộc bạch cảm xúc, tâm sự của nhân vật – chủ thể cuộc hành trình là những tác phẩm có hình thức gần giống với tản văn như: Đêm tháng sáu chơi hồ Hoàn Gươm của Hội Nhân, Bài kí chơi chùa Thầy của Lê Đình Thắng, Du tử Trầm Sơn kí của Nguyễn Đôn Phục,…

Kết thúc bằng thơ cũng khá đa dạng. Có tác phẩm kết thúc bằng việc xướng lên một bài thơ lục bát hay thơ Đường luật như: Thụy Anh du kí của Đặng Xuân Viện, Cuộc đi chơi Huế của Phục Ba, Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến, xướng họa với nhau bằng thơ như Nam du đến Ngũ Hành Sơn hay làm bài ca trù để kết thúc như Thăm lăng Sĩ Vương của Nguyễn Trọng Thuật. Có khi mượn thơ của người khác để kết thúc như: Cuộc xem cổ tích miền đông bắc tỉnh Hải Dương của Nguyễn Đôn Phục.

Những bài du kí không có kết thúc thường là những tác phẩm mà cuộc hành trình đó đã lùi quá xa hoặc nhiều sự kiện mà tác giả chưa nhớ đến lộ trình trở lại như Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, hoặc chỉ thuật về lộ trình đi chưa thuật đến lộ trình trở lại như Trên đường Nam Pháp của Tùng Hương, Lược kí đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn của Mẫu Sơn Mục N.X.H. Nhưng những trường hợp tác phẩm du kí không có kết thúc đều nằm trong ý đồ của tác giả, bởi tác giả không muốn rời xa nơi mình đến, đó là các tác phẩm như: Hành trình chơi núi An Tử của Kiếm Hồ Nguyễn Thế Hữu, Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh Các lăng điện xứ Huế của Nguyễn Đức Tánh, Quảng Xương danh thắng của Thiện đình, Cuộc chơi Sài Sơn của Nguyễn Đôn Phục, Định Hóa châu du kí của Đặng Xuân Viện,…

Một số tác phẩm du kí không đầy đủ các phần của cấu trúc khung văn bản nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phản ánh hiện thực của du kí, tức là phải có một cuộc hành trình được nói đến trong đó. Dựa trên cấu trúc khung của tác phẩm du kí, chúng ta có thể nhận ra được những tác phẩm không phải là du kí, mặc dù nó được in chung trong bộ Du kí Việt Nam, đó là các tác phẩm như: Tây Đô thắng tích Ninh Bình phong vật chí của Thiện Đình, Bài kí phong thổ tỉnh Vĩnh Yên của Nguyễn Văn Bân, Cảnh vật Hà

Tiên của Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm, Cuộc vui chơi hàng ngày của người phong lưu trí thức của Nguyễn Đôn Phục. Đối với bài Quần-phương nông-tuế khảo của Nhãn Vân Đình, mặc dù có đề cập đến du lịch, giới thiệu cho du khách về bốn mùa của hoa trái nhưng để nói chuyện nông nghiệp, không bao gồm trong có một cuộc hành trình nên cũng không thể xem là tác phẩm du kí.

Cấu trúc chỉnh thể tác phẩm du kí còn phụ thuộc vào sự bố trí, sắp xếp các sự kiện theo một hệ thống trong tác phẩm. Kết cấu trong tác phẩm du kí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là: đề tài – nhân vật – mục đích của cuộc hành trình. Kết cấu tác phẩm du kí Việt Nam khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài kết cấu "khung" của tác phẩm, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX còn có những kiểu kết cấu sau đây.

4.2.2. Kết cấu trực quan

Kết cấu trực quan trong tác phẩm du kí được hiểu là kiểu tổ chức các sự kiện giống như nó đang diễn ra trong đôi mắt của chủ thể hành trình. Thông thường, kiểu kết cấu này vạch ra một lộ trình cho các sự kiện trong tác phẩm. Kết cấu trực quan xuất hiện ở nhiều tác phẩm du kí, cả trong tác phẩm du kí có cốt truyện và tác phẩm du kí không có cốt truyện.

Trong du kí Việt Nam, những tác phẩm viết về đề tài khảo cứu văn hóa, những cuộc hành trình khám phá không phải bằng nghiên cứu tài liệu, tra cứu sách vở mà là một cuộc đi tìm, một sự quan sát và suy nghiệm, một sự chiêm ngưỡng và chứng kiến,… thường có lối kết cấu trực quan.

Kết cấu tác phẩm Cuộc đi chơi năm tầng núi của Nguyễn Đôn Phục, bắt đầu bằng việc miêu tả núi và hành trình: quan sát cảnh vật khi đến Cầu Lim, nói về Hội Lim tổ chức trên núi, trai gái cùng nhau đi, cùng nhau hát, sau đó nói lên suy nghĩ về “quốc hồn” và “trách nhiệm bảo tồn cổ tích”, tiếp theo là những trang thuật lại hành trình đến chùa Bạch Môn, qua núi Đông Sơn, đến núi Bạt Vạn, … Mỗi chặng đường, mỗi điểm đến trong tác phẩm không phải hoàn toàn xuất hiện ngẫu nhiên, trái lại nó chỉ xuất hiện khi “có vấn đề”, điểm tựa để tác giả khám phá, suy ngẫm hay bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình.

Khi khảo cứu văn hóa Chămpa, Dương Kỵ bắt đầu hành trình đến điện Hòn Chén, nơi thờ cúng nữ thần Thiên Y A Na, chứng kiến hoạt động tín ngưỡng bằng sự tái hiện cảnh khắp nơi đều cúng bái, lên đồng, sau đó nói về vị lưỡng thần của người Việt và

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí