Phạm Quỳnh – Phong Cách Du Kí Hiện Đại

kể chuyện xưng “tôi” và vấn đề này cũng phản ánh nhận thức của Nguyễn Đôn Phục: mỗi nhà văn là một “kí giả cuộc đời”, sự du lịch không chỉ để ghi chép những điều mắt thấy tai nghe hay buông ra những lời giáo huấn suông mà phải làm sao, bằng ngòi bút của mình làm cho mọi người trong xã hội không bị xa cách với lịch sử, làm cho thời đại này không bị biệt lập với thời đại khác.

Nguyễn Đôn Phục thường đề tên hiệu của mình là Tùng Vân hay đi kèm với họ tên của mình: Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, mặc dù tên hiệu đầy đủ của ông là Tùng Vân Đạo Nhân, có nghĩa là: người tu tiên để tâm hồn bay theo mây gió. Tên hiệu đầy đủ này được xưng danh trong vai người kể chuyện ở tác phẩm Du Tử trầm sơn kí. Nhân vật là một tiên khách du lãm nơi chốn sơn lâm, tự thuật: “Tùng Vân đạo nhân trong mấy năm nay, cái giấc chiêm bao nó đã không thường thường lẫn quất ở bên mình về cái thú du sơn nữa...” (Nam Phong, số 59, tr.392). Nhân vật “đạo nhân” đi chơi cảnh núi nên chỉ biết thiên nhiên, hoa lá mà không bàn chuyện lịch sử, đó là kiểu chơi của người có phong thái lãng du. Nhân vật dường như say sưa trước cảnh vật, quên hết sự đời.

Trong tâm trạng hoan hỉ hay tự hào về vẻ đẹp quê hương, non nước, người kể chuyện buột miệng xưng “ta” làm cho câu văn du kí của Nguyễn Đôn Phục trở nên hào sảng:

“Chao ôi! Ta có phải là người quanh quất đâu xa, mà đất này không phải là đất ta phen này mới một lần kinh qua; duy phen này, ta nhân cuộc du xuân mà có cảm tình; cho mới biết cái thói mong mỏi báo đền cho xã hội ấy, đi đâu mà không có cảm tình, chớ bảo cuộc du hí mà vô ích.”

(Nam Phong, số 57, tr.213)

Khác với một số tác phẩm du kí của một số nhà văn đương thời, nhân vật - người trần thuật trong du kí Nguyễn Đôn Phục không đại diện cho sự chung, vì thế mà không có sự nhân xưng ngôi thứ ba “chúng tôi”. Điều đó cũng phản ánh cá tính trong nghệ thuật du kí Nguyễn Đôn Phục. Tuy nhiên, vấn đề nhân xưng của nhân vật trần thuật không đại diện cho phong cách du kí mà chỉ đóng vài trò chủ thể phát ngôn mà thôi. Phong cách văn chương chính là cách sử dụng ngôn ngữ. Nếu bỏ qua vốn từ Hán Việt khá phong phú mà ông sử dụng nó như là phương tiện nghệ thuật thì sẽ gây nên sự hoài nghi về phong cách tác giả trong sáng tác văn học đối với du kí Nguyễn Đôn Phục. Từ Hán Việt là thành quả lớn lao của văn hóa dân tộc mà cha ông chúng ta từ hàng nghìn năm nay vay mượn và đào luyện nó để trở thành phương tiện giao tiếp chính thức và sử

dụng làm chất liệu sáng tác văn chương. Từ Hán Việt đứng bên từ thuần Việt nó càng làm cho từ thuần Việt thêm lấp lánh, lời văn thêm trang trọng, cổ kính. Ngược lại, từ thuần Việt là chất kết dính các đơn vị của ngôn ngữ để từ Hán Việt trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời tách từ Hán Việt ra khỏi các văn bản ngoài văn học. Từ Hán Việt không còn là thứ ngôn ngữ “ngoại nhập”, mà nó là hệ quả của quá trình tiếp biến văn hóa để làm giàu giá trị văn hóa dân tộc, là phương tiện biểu đạt tư duy và tâm hồn người Việt. Trong đông đảo các nhà văn hiện đại, người sử dụng vốn từ Hán Việt làm chất liệu sáng tác phong phú như Nguyễn Đôn Phục chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nếu không có một khả năng huy động vốn từ và sử dụng vốn từ đó làm công cụ của tư duy và sáng tạo nghệ thuật thì dù có muốn cũng khó viết nên những câu văn đậm đặc từ Hán Việt đến mức nhuần nhuyễn như Nguyễn Đôn Phục.

Kí hiệu vật chất của ngôn ngữ dân tộc trên báo chí và sách vở bằng chữ Quốc ngữ thể hiện trên in ấn ở đầu thế kỉ XX khác so với hiện nay. Đó là những từ Hán Việt và từ láy thường có dấu gạch ngang (-) dính liền ở giữa các tiếng trong từ. Nhìn vào đoạn văn trên sẽ thấy được tần số xuất hiện từ Hán Việt rất cao. Phần lớn từ Hán Việt trong du kí Nguyễn Đôn Phục là từ đa âm, nhiều nhất là từ hai âm tiết. Trong những từ Hán Việt đó có thể phân thành hai loại: từ Hán Việt thông dụng và từ Hán Việt cổ điển. Từ Hán Việt thông dụng xuất hiện rải rác và được dùng một cách tự nhiên như những từ thuần Việt, Chỉ có từ Hán Việt cổ điển là những từ được lựa chọn trong mối quan hệ với tư duy để hình thành thông tin thẩm mĩ của phát ngôn. Những từ này chiếm số lượng lớn trong du kí của Nguyễn Đôn Phục.

Cái duyên của văn du kí Nguyễn Đôn Phục chính là sử dụng các hình thức văn chương mang tính cổ điển của văn học truyền thống vào trong tác phẩm văn học mang tính hiện đại (cả về thể loại lẫn tư duy nghệ thuật). Bên cạnh việc khéo léo và tài hoa trong sự huy động kho từ vựng Hán Việt của mình, Nguyễn Đôn Phục cũng tỏ ra thông thạo và điêu luyện trong việc sử dụng các hình thức cổ điển của văn chương truyền thống như điển pháp, điển phạm, điển tích. Tính chất điển pháp trong tác phẩm du kí của Nguyễn Đôn Phục chính là phép tắc của hình thức diễn ngôn. Tính khuôn phép của văn chương cổ điển không cho phép nhà văn thoát li những khuôn mẫu của văn bản ngôn từ, trong khi đặc điểm chung của du kí là tính chất “kí”, thể hiện tính tự do của hình thức văn bản, miễn là duy trì được tính trung thực, khách quan của nội dung. Thế nhưng, đối với Nguyễn Đôn Phục, mỗi văn bản du kí là một phát ngôn chính thức và

nghiêm túc nên lối diễn ngôn của trong du kí của ông theo kiểu: có đầu có đuôi, có duyên có cớ, có trước có sau một cách mạch lạc, chặt chẽ. Trong tác phẩm du kí của ông còn xen vào một số câu văn mang tính cổ điên, tức là không phải là câu phối ngẫu tự nhiên mà là sự vận dụng câu văn nghệ thuật trong kho tàng văn học cổ tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển của lời văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Văn du kí của Nguyễn Đôn Phục có nhiều đoạn không chấm câu, chỉ ngắt nghỉ bằng dấu phẩy (,) hoặc dấu chấm phẩy (;) giống như lối biểu đạt của hình thức văn tự chữ Hán dùng để hành lễ, nghi thức.

Trong nhiều bài du kí, Nguyễn Đôn Phục còn điển tích hóa sự hành văn theo kiểu viện dẫn hoặc liên tưởng thường gặp trong văn học cổ. Chẳng hạn câu sau đây:

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 20

“Trông ra thì thuần là mầu con gái nhà quê, chất phác tự nhiên, lại chẳng khác gì cái hoa đào ở trong suối Vũ Lăng chưa trải qua một hồi mưa Âu gió Mĩ vậy.”

("Cuộc chơi Sài Sơn", Nam Phong, số 93, tr.245) Câu văn trên sử dụng điển tích: chàng ngư phủ người đất Vũ Lăng lạc lối vào còi

Đào Nguyên (theo sự chú thích của tác giả). Những điển tích khác, ông thường tạo ra từ

trong sử sách hay văn chương của dân tộc, nhiều chỗ mới lạ, ông giải thích và có những sự giải thích thành câu chuyện lịch sử. Một dạng khác của điển tích trong du kí Nguyễn Đôn Phục là điển tích thơ; thay vì nói lên cảm xúc suy nghĩ trước cảnh vật thì tác giả lại dẫn ra một bài thơ của một nhân sĩ tiếng tăm nào đó. Du kí của cụ Lê Hữu Trác hay Trương Vĩnh Ký có nhiều bài thơ ứng tác trước cảnh vật, trước sự việc hữu ý hữu tình, còn thơ trong du kí Nguyễn Đôn Phục là tích thơ kết hợp với thơ của tác giả đối ứng với tiền nhân.

Nhân lại nhớ đến cổ nhân đã có một bài thơ vịnh chợ trời rằng:

Hóa công xây đắp biết bao đời, Này cảnh Sài sơn có chợ trời. Buổi sớm sương tan trưa nắng dãi, Ban chiều mây họp tối trăng soi. (…)

Kí giả nhân đây cũng chắp nối mấy câu, đổi vần trời ra vần chợ, thay thất ngôn ra ngũ ngôn, biến thể luật ra thể cổ, để kỉ niệm qua về sự lên chợ trời rằng:

Te tái lên chợ trời,

Nghĩ mình đã hợm chửa. (...)

Giá có vạn có nghìn, Lên đây cũng xếp xó. May sao móc túi ra, Còn có năm ba chữ.

Tả lấy phong cảnh trời, Cho bò công đi chợ.

("Cuộc đi chơi Sài Sơn", Nam Phong, số 93, tr.245 – 246)

Trong nhiều tác phẩm du kí của các nhà văn thời bấy giờ, cách ghi song ngữ (chữ Quốc ngữ và chữ Hán) về tên người, tên văn bia bảng hiệu khá phổ biến để minh chứng cho sự hiện hữu của con người, thắng tích mà các giả chứng kiến, tác giả để tâm đến; nhưng đồng thời cũng tạo ra tính thông tin cho bài du kí về sự hiện hữu của nhân vật đồng hiện với một địa danh, địa điểm cụ thể nào đó. Vì thế mà sau mỗi phần trích lược đều có chú nghĩa. Nhưng trong du kí của Nguyễn Đôn Phục, tác giả ghi ra mà không chú nghĩa.

Thậm chí cái câu: “Trắc giáng cửu thiên linh, nhập kỳ môn giả do tưởng thần cung bảo kiếm. Hưng vong thiên tải hận, quá kì địa giả duy kiến cổ mộc hàn

nha”. 陟 降 九 天 靈 o 入 碁 門 者 猶 想 神 弓 寶 劍 o 興 亡 千

o 過 棊 地 者 罹 見 古 木 寒 鴉 o của ông Nguyễn Tư Giản, thật là nét bút đại gia trong văn giới bản triều, mà cũng thấy đem khác chung với một bài thơ của ông huyện doãn họ Bùi.

("Bài kí chơi Cổ Loa", Nam Phong, số 87, tr.211)

Chủ trương của ông chủ bút Nam Phong là nên dùng chữ nho trong văn Quốc ngữ, còn dùng như thế nào thì theo Phạm Quỳnh: “Phải tùy tính cách, trình độ bài văn (...) có hạng văn phổ thông nói những sự tầm thường cho ai cũng dễ hiểu (...) hạng văn tả tình, tả cảnh, du hí, khôi hài đã cao hơn hạng trên một tầng và phải có ý vị lí thú mới hay, tất có nhiều ý lời ta nói không hết, nhiều cảnh tiếng nôm tả không thấu, phải mượn răm ba chữ nho cho nó nổi cái ý, chỉnh lời văn và khỏi tục tằn quá,...[42, tr.91] . Vì thế mà nhiều tác phẩm du kí dùng nhiều chữ nho của Nguyễn Bá Trác, Đặng Xuân Viện, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu Tiến hiển nhiên được in cả chữ

Hán và phiên âm trên Nam Phong. Là biên tập viên đã từng duyệt qua nhiều bài du kí có sự trích lục những đoạn văn thư bằng chữ Hán của các tác giả đó, thì không thể Nguyễn Đôn Phục không biết cách người khác từng làm. Ông để nguyên trạng của những văn tự chữ Hán cùng với phiên âm ra Quốc ngữ nhưng không giải nghĩa ra Quốc âm như những nhà văn cùng thời chắc phải có ý đồ riêng của ông. Có thể tác giả xác định đối tượng đọc du kí mình là những học trò cửa Khổng sân Trình; hay các bản văn tự chữ Hán trong bài du kí của ông không quan trọng nên không cần giải nghĩa; nhưng cũng có thể là sự dụng tâm của tác giả khi tạo ra chất cổ văn trong du kí của mình buộc người đọc phải vừa đọc vừa ngẫm, vừa đọc vừa nghĩ, đọc để thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương nước nhà.

Du kí mang trong nó hai yếu tố để hiển thị diện mạo bên ngoài làm cho người ta nhận ra nó: cách đi và cách viết. Quan niệm về cách đi đối với nhà văn của Nguyễn Đôn Phục, dù chỉ là đi chơi thì cũng phải là chơi thanh cao, đi để đến những nơi mình muốn, đi đến thắng tích, đi trải nghiệm lịch sử, để đưa người khác cùng đi. Cách viết của Nguyễn Đôn Phục bị chi phối bởi văn phong luận lí, một lối văn yêu cầu về cấu trúc phải chặt chẽ, nói ra phải có lí có tình, kể chuyện phải có đầu, có đuôi, ứng xử phải có phép tắc, xưng hô phải có trên có dưới. Đó là kiểu văn Nho mà Nguyễn Đôn Phục đã thấm nhuần từ kinh sách, đã từng trải trong cuộc đời. Vì thế, khi thuật chuyện đi chơi hay kể chuyện lịch sử, nói chuyện thế sự hay góp tích văn chương, nói với đồng môn hay giải bày tâm sự với công chúng, lúc nào cũng tha thiết, cũng duyên dáng, cũng trang nghiêm. Trong vườn hoa du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX đầy hương sắc, du kí của Nguyễn Đôn Phục là thứ trầm hương, khó đọc nhưng đọc rồi thì khó quên.

5.2. Phạm Quỳnh – phong cách du kí hiện đại

Đương thời, văn nghiệp Phạm Quỳnh đã được các nhà văn học sử đánh giá cao. Trong bộ sách Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Phạm Quỳnh là một nhà văn bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lí, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem ra bàn trên mặt giấy[49, tr.69]. Còn Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Phạm Quỳnh còn mở đưòng cho một loại văn sau này thành một thời, ấy là loại du kí” [41, tr. 190]. Xét về du kí Quốc ngữ nửa đầu thế kỉ XX, không phải Phạm Quỳnh là người mở đầu mà là Nguyễn Văn Vĩnh, nhưng với vai trò là chủ bút của Nam Phong, Phạm Quỳnh là người khởi xướng (ông đã dành riêng một chuyên mục du

kí trên tạp chí này), đồng thời là người có nhiều tác phẩm du kí mà những tác phẩm của ông như là một sự mở đường cho du kí xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một thể loại của văn học Việt Nam hiện đại.

5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng

Phạm Quỳnh bắt đầu sự nghiệp văn học của mình với các bài dịch thuật và triết học đăng trên Đông Dương tạp chí (1913 – 1919). Ông vừa là nhà báo, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu triết học và tôn giáo, nhà phê bình văn học, nhà hoạt động chính trị xã hội, và am hiểu nhiều lĩnh vực đời sống, văn hóa, chính trị, xã hội, văn học. Phần lớn trong sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh là các bài dịch thuật, khảo luận triết học và văn hóa đăng trên Nam Phong. Phạm Quỳnh đến với du kí không phải là người có máu ham xê dịch như một số nhà văn đương thời mà chỉ nhân các chuyến đi công cán rồi viết nên những tác phẩm du kí. Trong những sáng tác của mình, ông luôn quan tâm đến cái đẹp, cái tiến bộ, cái văn minh. Mặt khác, điều ông nghĩ hay ông viết không phải để thể hiện cái chí lập thân hoặc tu thân mà là vấn đề đống bào, dân tộc, truyền thống, đạo đức cùng với nhiều vấn đề của đời sống, chính trị, xã hội khác. Bởi thể, khi đọc Thượng Chi văn tập, có thể nhận ra cái đặc trưng của văn Phạm Quỳnh là kiểu văn tư tưởng, văn viết ra cốt để nói cái tư tưởng.

Cách thể hiện tư tưởng của Phạm Quỳnh hết sức tự nhiên nhưng cũng rất sâu sắc. Mở đầu của bài Bình phẩm về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh nói đến một bộ tiểu thuyết của viên quan Tây viết về phong tục Việt Nam được phần thưởng của Bộ thuộc địa và Hội Văn sĩ nước Pháp. Ông hoài nghi về sự trung thực của những cuốn sách mà những ông quan Tây viết về Việt Nam, nhưng cuốn sách được giải thưởng này là một cuốn tiểu thuyết mà giống như du kí có tựa đề “Từ đồng bằng lên mạn ngược” (De la rizièra à la montagne) thì ông lại thích thú bởi vì nó “khiến cho người đọc có cảm giác như gần như xa, như mắt thấy tai nghe sự hiển nhiên trước mắt mà tinh thần mơ tưởng đến những chuyện cổ tích đời xưa...” [52, tr.710]. Ông không muốn người Tây xuyên tạc, coi thường dân tộc mình nhưng ông cũng không muốn đề cao dân tộc đến cực đoan. Tất cả những vấn đề đạo đức, luân lí, quốc gia, dân tộc, truyền thống, văn hóa, lịch sử ông đều qui về giá trị, lấy giá trị làm chuẩn mực. Cái giá trị trong văn chương theo quan niệm của Phạm Quỳnh là phải chân thật, gần gũi nhưng giàu khả năng biểu cảm.

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở vùng đất có truyền thống khoa bảng, Phạm Quỳnh lớn lên “Giữa một xã hội náo nức duy tân, ông vẫn tự coi như di lưu

của một gia đình Nho học quê mùa muôn giữ lấy nền nếp đạo đức của ông cha, cùng những đức tính chân thật, cần cù của anh đồ quê, trung thành vối linh hồn của đồng quê, với tiếng gọi của xứ sở” [41, tr. 153]. Mặt khác, Phạm Quỳnh là một trí thức Tây học, có điều kiện để tiếp xúc với văn minh phương Tây nên ông có “có cái vốn Pháp học vững vàng, uyên bác, óc phán đoán sáng suốt của một người từng thú nhận bị chinh phục bởi bao nhiêu vẻ đẹp mĩ miều, tân tiến của nền văn minh Tây phương” [41, tr. 154]. Vì thế mà tư tưởng của ông là sự dung hòa giữa hai tư tưởng: thủ cựu và canh tân của tầng lớp trí thức đầu thế kỉ XX. Có thể nói, tư tưởng xuyên suốt văn nghiệp của Phạm Quỳnh là tư tưởng dân tộc hiện đại. Tư tưởng đó có mầm mống từ trong tư chất, được đào luyện qua cuộc sống, có điều kiện tiếp thu văn hóa phương Tây, lại luôn bị tác động với những biến động của đời sống chính trị - xã hội nên nó đã ăn sâu trong tâm khảm ông và cũng dễ dàng thấm vào trong từng trang viết, trong đó có du kí..

Du kí là một bộ phận quan trọng trong văn nghiệp của Phạm Quỳnh. Đối với ông, “theo lệ thường, có du lịch phải có du kí” (Nam Phong, số 23, tr. 514). Ông được đi nhiều nên có cơ hội để viết du kí. Với chín tác phẩm được đăng nhiều kì trên Nam Phong, Phạm Quỳnh được xem là một trong những nhà du kí tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Cái chi phối và tạo ra những đặc trưng của du kí Phạm Quỳnh vẫn là ở tư tưởng mà những cuộc hành trình đối với ông không chỉ là sự trải nghiệm bản thân mà còn là điều kiện để ông tiếp xúc với những hiện thực của tư tưởng, để bộc lộ tư tưởng và bồi đắp thêm tư tưởng, kiểm nghiệm những tư tưởng của mình. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, việc đi lại không phải là dễ dàng và thuận lợi. Phạm Quỳnh đến được với các cuộc hành trình để bộc lộ mình bằng những trang du kí không phải ai cũng có được. Cái làm nên cơ duyên ấy phần lớn do tài năng và nghề nghiệp của ông. Nhưng cái quan trọng hơn cả là khát vọng mở rộng tầm nhìn và bộc lộ tư tưởng. Đây cũng chính là yếu tố làm nên cảm hứng chủ đạo trong nhiều tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh. Khát vọng trong du kí là khát vọng hành trình với nhiều ý nghĩa: thay đổi không gian quen thuộc tìm đến những nơi mới lạ, trải nghiệm bản thân, chinh phục những trở ngại hay khó khăn, đi tìm cảm giác,... Khát vọng của chủ thể trong du kí Phạm Quỳnh còn mang tính xã hội. Trong Mười ngày ở Huế, Phạm Quỳnh muốn đến Huế là để thỏa mãn “được về nơi Đế đô để chiêm ngưỡng cái hình ảnh của Tổ quốc ... đem những sự kiến văn, sự cảm giác, sự tư tưởng ... thuật lại cho bạn đọc nghe ... cái quan niệm của quốc dân đến với Tổ Quốc” (Nam Phong, số 10, tr. 198). Trong chuyến công

du của Một tháng ở Nam Kì, ông không chỉ cảm nhận công lao của “những kẻ tang bồng, hồ thỉ, chí khí nam nhi, nay tòng quân ở Thuận hóa, mai viễn thú đất Đồng Nai, vào sanh ra tử chốn sa tràng mong lập công dân cùng xã tắc” mà còn để “đem lời thành thực ra mà giãi bày, bàn bạc cùng quốc dân” (Nam Phong, số 20, tr. 208). Chuyến Pháp du, với tư cách là người đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, được cử sang Pháp dự hội chợ triển lãm Marseille và diễn thuyết trước các viện khoa học, tổ chức xã hội và công chúng Pháp, Phạm Quỳnh nhân cơ hội đó để “quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến các đồng bào” (Nam Phong, số 58, tr. 253). Đi trẩy hội chùa Hương, Phạm Quỳnh muốn chứng kiến và cảm nhận sự đi tìm lối thoát bằng tín ngưỡng của những người dân nghèo khổ. Đi chơi Lạng Sơn, Cao Bằng không phải là cuộc phiến du mà để “lên thăm bạn đồng chí trên đó một lần cho thêm cái mối liên lạc người trong một hội” (Nam Phong, số 23, tr. 508). Đi sang Lào du lịch, Phạm Quỳnh muốn “trước là biết quan phong thổ nước Lào, sau là muốn thăm đồng bào ta bên đó” (Nam Phong, số 158, tr. 6). Những chuyến đi của Phạm Quỳnh không phải để vãn cảnh hay phiếm du mà để “nuôi được cái lí tưởng cốt yếu, giữ được cái chí hướng thiết thực” (Nam Phong, số 23, tr. 515). Tư tưởng của Phạm Quỳnh trong du kí là vì đồng bào, vì đất nước, vì bạn đồng thanh, đồng chí. Tư tưởng đó thể hiện trong du kí ở hai thái độ: tôn vinh, ca ngợi và chỉ trích, phê phán.

Những truyền thống và đạo lí dân tộc được Phạm Quỳnh gọi là “quốc hồn, quốc túy”, cần phải được giữ gìn, tôn tạo. Mục đích của chuyến hành trình đến đất kinh kì của ông là để “tinh thần được cảm cái hồn xưa của loài giống, thân thể gội cái khí thiêng của núi sông” (Nam Phong, số 10, tr. 198). Những lễ nghi phong kiến qua tế đàn Nam Giao được Phạm Quỳnh quan sát và miêu tả tỉ mỉ, đồng thời ông nói ra quan điểm của mình:

“Nhưng bất luận rằng việc tế tự có quan hệ với thể thống trong nước thế nào, phải sinh trưởng ở nơi không có sự phiền như thế mới biết rằng trong cái phiền ấy có cái thú đặc biệt, một cái ý nghĩa thâm trầm. Tôi nói đây là lấy cái phương diện nhà hiếu cổ, nhà ái quốc mà nói. Phàm cái hình thức gì nó biểu được cái hồn xưa của Tổ quốc, dù phiền phức đến đâu cũng không nên bỏ. Bỏ một cái, bỏ mười cái là xóa mất hình ảnh nước nhà trong mắt bọn hậu sinh vậy.”

(“Mười ngày ở Huế”, Nam Phong, số 10, tr. 210) Phạm Quỳnh nhận ra sự cản trở cuộc canh tân đất nước chính là những kẻ tự danh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022