Vai Trò Của Các Đứt Gãy Kiến Tạo Hiện Đại Đến Khả Năng Chứa Nước Của Trầm


Cốt cao mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ 0,46-7,87m phụ thuộc vào điều kiện địa hình và thế nằm; trung bình là 2,84m.

c) Vùng nghèo nước:

Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc biển, hệ tầng La Châu (mQ13(1)lc), biển – vũng vịnh (mlQ13(2)tb, mlQ13(1)ht). Tầng Pleistocen mức độ chứa nước nghèo có diện phân bố không lớn, khoảng 493km2. Trong đó các trầm tích hệ tầng La Châu, Hòa Tiến lộ ra ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn, Tây Đại Lộc, phân bố

phổ biến nhất ở huyện Quế Sơn và Phú Ninh.Trầm tích biển - vũng vịnh hê ̣ tầng Thăng Bình (mlQ13(2)tb) lộ ra chủ yếu ở phía Tây huyện Thăng Bình, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích trẻ Holocen, diện tích vùng bị phủ chiếm khoảng 169,4km2.

Về tính chất thủy lực, phần lớn tầng chứa nước thuộc loại không áp. Khu vực có áp cục bộ xã Bình Phục (BS27), thị trấn Hà Lam (LK812) thuộc huyện Thăng Bình và thị trấn Nam Phước (LK806) thuộc huyện Duy Xuyên. Áp lực nóc của khu vực nước có áp thay đổi từ 6,06-25,10m; trung bình khoảng 13,05m. Cốt cao mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ 0,32-2,00m phụ thuộc vào điều kiện địa hình và thế nằm; trung bình là 1,18m.

Từ các đánh giá trên, NCS đã thành lập bản đồ Địa chất thủy văn, các mặt cắt địa chất thủy văn và cột địa tầng thể hiện quan hệ giữa các tập trầm tích Đệ tứ và mức độ chứa nước tại vùng đồng bằng Quảng Nam như Hình 4.1 đến 4.6.

4.3. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của trầm

tích Đệ tứ

Độ phong phú nước của trầm tích Đệ tứ ngoài phụ thuộc vào đặc điểm thạch học của trầm tích còn chịu ảnh hưởng của các đứt gãy kiến tạo hiện đại trong khu vực. Hệ thống đứt gãy này hình thành trong thời gian trước đây nhưng quá trình tái hoạt động trong Đệ tứ đã tăng mức độ chứa nước – tập trung nước tại vùng trầm tích bị tác động. Qua phân tích đánh giá tỷ lưu lượng của các lỗ khoan hút nước thí nghiệm, NCS đã phân vùng chi tiết hơn mức độ phong phú nước của các thành tạo trầm tích Đệ tứ của tầng chứa nước Holocen và Pleistocen. Theo sự phân cấp tỷ lưu lượng ở mục 4.2.1, NCS đã thiết lập được 4 vùng có mức độ phong phú nước khác nhau từ nghèo đến rất giàu nước tại khu vực nghiên cứu (Hình 4.5, 4.6).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Các vùng giàu nước trong trầm tích Đệ tứ thể hiện mối quan hệ rất chặt chẽ với hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại, tại rìa các vùng này thường chịu sự khống chế của đứt gãy chắn (thường là các đứt gãy lớn, quyết định đến cấu trúc kiến tạo của vùng như đứt gãy F1-07, F1-06, F1-12, F2-09, F3-10…). Trong vùng giàu nước thường có các


Hình 4 1 Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng 1


Hình 4.1. Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1)


Hình 4 2 Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng 2


Hình 4.2. Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2)

- 111 - CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Giàu 3 class= lazyload >1l/giây.m 3 3 - 111 - CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Giàu 3" class="lazyload">1l/giây.m 3" class="lazyload">

- 111 -


CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN


Giàu

T.bình

Nghèo

>1l/giây.m 0,5-1l/giây.m <0,5l/giây.m

- 112 -




Hình 4.3. Mặt cắt địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.


Hình 4.4. Mức độ phong phú nước của các thành tạo trầm tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng Quảng Nam.


đứt gãy dẫn nước cắt qua (các đứt gãy này nhỏ, cắt ngang vùng chứa nước tạo nên các đới dập vỡ cục bộ làm tăng độ phong phú nước tại khu vực nghiên cứu) như sau:

4.3.1. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Holocen

Vùng có mức độ phong phú giàu nước và rất giàu nước trong tầng chứa nước Holocen nằm ở trung tâm huyện Điện Bàn (Hình 4.5). Tại đây mật độ các đứt gãy rất lớn (đứt gãy dẫn) gồm các đứt gãy F1-01, F1-02, F1-04, F2-01, F2-02, F2-03, F2-04, F2-21, F3-01, F3-02.

Phía Bắc huyện Thăng Bình có một vùng giàu nước liên quan đến các đứt gãy F1-06, F1-10, F1-11, F1-20. Trong đó đứt gãy F1-06 (đứt gãy chắn) đóng vai trò phân cách giữa vùng giàu nước và vùng nghèo nước hơn ở trung tâm huyện. Các đứt còn lại có vai trò dẫn nước, làm tăng độ phong phú nước trong các thành tạo trầm tích Holocen tại đây.

Tại phía Đông thành phố Tam Kỳ có một vùng giàu nước chịu tác động của đứt gãy chắn F1-14, F2-18 và đứt gãy dẫn nước F4-03. Phía Nam huyện Núi Thành, đứt gãy F3-10 cũng góp phần hình thành vùng giàu nước tại khu vực này (Hình 4.5).

4.3.2. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen

Vùng giàu nước nhất trong tầng chứa nước Pleistocen nằm ở huyện Điện Bàn, kéo dài từ bờ biển, theo phương Đông Bắc - Tây Nam đến trung tâm huyện (giáp với huyện Đại Lộc). Khu vực này bị giới hạn bởi các đứt gãy chắn F1-07, F2-01, F2-09, F3-03. Các đứt gãy dẫn cắt qua vùng chứa nước, làm tăng mức độ phong phú nước trong khu vực là đứt gãy F1-01, F1-02, F1-04, F1-05, F1-06, F2-02, F2-03, F2-04,

F2-06, F2-07, F2-21, F3-01, F3-02 (Hình 4.6). Trong đó các đứt gãy phương ĐB-TN (F2-01, F2-02, F2-03, F2-04, F2-21) là các đứt gãy lớn có phương vuông góc với bờ biển tạo, có thể tạo điều kiện để nước biển, nước dưới đất ở tầng bên dưới bị nhiễm mặn xâm nhập vào tầng chứa nước này.

Ngoài ra, từ trung tâm huyện Thăng Bình đến phía Đông thành phố Tam Kỳ có một vùng mức độ phong phú nước từ trung bình đến giàu, chịu sự chi phối của các đứt gãy dẫn là F1-10, F1-11, F1-12 và bị chắn bởi đứt gãy F2-18, F4-03.



Hình 4.5. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Holocen liên quan đến hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí