Các Bề Mặt Tích Tụ Sườn - Lũ Tích, Sông - Sườn Tích, Tàn – Sườn Tích


d) Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen muộn

Các bề mặt này tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn cụ thể là khu vực Hội An; thị trấn Nam Phước, Duy Phước, Duy Thành, Duy Vinh, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) dưới dạng các bề mặt trũng với độ cao 1,5-2,5m [19]. Tổng diện tích là 39,76km2.

Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen muộn được tạo thành từ cát hạt rất thô lẫn sạn sỏi rất nhỏ.

3.1.4.3. Địa hình nguồn gốc biển vũng vịnh

a) Bề mặt tích tụ vũng vịnh, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn

Bề mặt tích tụ vũng vịnh, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn cao trung bình 20m, phân bố ở phía Đông Bắc huyện Đại Lộc (xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp); rìa phía Tây xã Duy Trung, Quế Xuân 2, Quế Phú. Diện tích bề mặt lớn nhất tập trung tại khu vực giáp ranh giữa các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, huyện Phú Ninh và phía Tây Nam thành phố Tam kỳ. Tổng diện tích khoảng 165,4km2.

Bề mặt được tạo thành từ các trầm tích cuội sạn rất nhỏ lẫn cát bột hạt trung đến rất thô.

b) Bề mặt tích tụ vũng vịnh, tuổi Holocen sớm

Bề mặt này có độ cao trung bình 10m, phân bố ở rìa phía Tây huyện Núi Thành, bắt đầu từ xã Tam Xuân I (phía Bắc huyện Núi Thành) kéo dài đến ranh giới phía Nam vùng nghiên cứu. Diện tích khoảng 26,37km2.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Địa hình được thành tạo bởi trầm tích sét – bột màu xám đen xen các lớp sét màu xanh lục bên trên là bột-sét pha cát, cát pha bột-sét màu xám, xám đen.

c) Bề mặt tích tụ vũng vịnh, tuổi Holocen giữa

Bề mặt này cao 3-5m, phân bố chủ yếu ở trung tâm huyện Điện Bàn tại các xã Điện Thọ, Điện Hòa Trung, Điện Hòa Nam, Điện Hồng, Điện Phước, Điện An, Điện Tiến và một diện tích nhỏ hơn tại huyện Duy Xuyên, Quế Sơn (xã Duy Sơn, Duy Trung, xã Quế Xuân I, Quế Phú). Tổng diện là 40,64km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu tạo nên các bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa là sạn rất nhỏ lẫn cát bột trung bình đến thô.

3.1.4.4. Địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy

a) Bề mặt nguồn gốc sông biển - đầm lầy, tuổi Holocen sớm

Bề mặt nguồn gốc sông biển - đầm lầy, tuổi Holocen sớm cao 3-5m, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện Thăng Bình kéo dài xuống phía Nam tại trung tâm thành phố Tam Kỳ. Vùng phân bố trầm tích chạy dọc theo hệ thống sông trung tâm tại khu vực


huyện Thăng Bình và Tam Kỳ (sông Trường Giang, sông Cẩm Củ, sông Hiệp Hòa, sông Gò Tre, sông Bạch Đằng, sông Bàn Thạch). Tổng diện tích khoảng 35,2km2.

Bề mặt được thành tạo chủ yếu là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột rất thô, thành phần bột – sét chiếm tỷ lệ nhỏ.

b) Bề mặt nguồn gốc sông biển - đầm lầy, tuổi Holocen giữa

Bề mặt địa hình này cao 2-4m, phân bố thành dạng dải chạy dọc các sông Vĩnh Điện, Đế Võng ở phía Bắc vùng nghiên cứu; kéo dài từ Bắc xuống Nam chạy dọc sông Trường Giang; ở phía Nam trầm tích phân bố dọc các sông Bàn Thạch, Tam Kỳ, sông Chợ, sông Vĩnh An và quanh khu vực Đầm Sậy, vũng Đầm với phương gần song song bờ biển Đông. Tổng diện tích khoảng 60,52km2.

Địa hình nguồn gốc sông biển – đầm lầy chủ yếu thành tạo từ trầm tích sạn rất nhỏ lẫn cát bột thô đến rất thô, bột – sét chiếm tỷ lệ trung bình.

c) Bề mặt nguồn gốc sông biển - đầm lầy, tuổi Holocen muộn

Bề mặt địa hình này cao 2-3m, phân bố thành dải hẹp dọc 2 bên sông Trường Giang, sông Đế Võng (chạy gần song song với bờ biển) và tập trung ở khu vực Điện Nam Đông, Điện Minh, Điện Dương (huyện Điện Bàn), Thanh Hà, Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm Hà (Hội An). Tổng diện tích là 34,91km2.

Thành phần cấu tạo từ trầm tích cát hạt trung lẫn sạn sỏi rất nhỏ.

3.1.4.5. Địa hình nguồn gốc biển, biển - gió

a) Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Pleistocen muộn - phần sớm

Địa hình này phân bố ở phía Tây khu vực nghiên cứu tại xã Đại Hiệp phía Đông Bắc huyện Điện Bàn, các xã Duy Tân, Duy Hòa, Duy Thu, Duy Phú (huyện Duy Xuyên). Diện tích lộ ra lớn nhất ở phía Đông huyện Quế Sơn, phía Tây huyện Thăng Bình, Tây thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh. Tổng diện tích khoảng 158,7km2.

Về mặt hình thái, địa hình có dạng các đỉnh đồi thoải cao 25-30m hoặc các bậc thềm cao 20-30 (khu vực Quế Sơn) [1].

Thành phần trầm tích chủ yếu là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột, bị phủ bên trên bởi cát rất thô lẫn sạn sỏi rất nhỏ, cát màu xám vàng, vàng đỏ.

b) Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn

Bề mặt tích tụ này chủ yến nằm ở phía Tây khu vực nghiên cứu, ven rìa đồng bằng Quảng Nam, ở dạng các chỏm nhỏ ở xã Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hiệp, Tam Quang (huyện Núi Thành). Tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành tích tụ trầm tích phủ trực tiếp trên móng đá gốc được nâng cao. Tổng diện tích khoảng 5,6km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn rất nhỏ.

c) Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Holocen sớm


Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Holocen sớm gặp ở trung tâm đồng bằng Quảng Nam dưới dạng các bar cát rộng từ 0,23-4,7km, cao từ 4-11m chạy khá liên tục từ ranh giới phía Bắc vùng nghiên cứu (xã Điện Ngọc huyện Điện Bàn) đến phía Nam vùng nghiên cứu (xã Tam Nghĩa huyện Núi Thành). Tổng diện tích khoảng 140,74km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô đến hạt trung lẫn sạn sỏi rất nhỏ màu trắng, trắng xám.

d) Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Holocen giữa

Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, tuổi Holocen giữa có dạng các bar cát cao trung bình 5-10m, chạy dài dọc bờ biển vùng nghiên cứu. Chiều rộng trung bình của các bar cát này từ 15-210m, nằm cách bờ biển 80-180m; một vài nơi chạy ra sát mép nước biển. Tổng diện tích khoảng 110,65km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn.

e) Bề mặt tích tụ cát biển gió, tuổi Holocen giữa

Các bề mặt tích tụ biển gió tuổi Holocen giữa hình thành nên các bar cát cao 5- 35m chạy dọc bờ biển, kéo dài từ ranh giới phía Bắc vùng nghiên cứu (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) đến cuối xã Tam Hòa, huyện Núi Thành. Bên trong lục địa trầm tích tạo nên các gò, đụn cát nằm rải rác, tập trung chủ yếu ở khu vực xã Điện Ngọc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông huyện Điện Bàn và các xã Thanh Hà, Tân An thành phố Hội An. Tổng diện tích là 63,93km2.

Thành phần trầm tích hình thành nên các tích tụ biển – gió chủ yếu là cát hạt thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ hoặc cát hạt trung.

f) Bề mặt bãi biển hiện đại (bãi cao-bãi thấp), tuổi Holocen muộn

Bề mặt bãi biển hiện đại cao 0-1m, phân bố dọc bờ biển chịu tác động trực tiếp của sóng biển và thủy triều. Bề rộng của bãi biển trung bình 20-300m. Tổng diện tích khoảng 16km2.

Thành phần trầm tích là cát hạt thô, cát màu xám vàng chứa khoáng vật nặng ilmenit, zircon, amphibol.

3.1.4.6. Các bề mặt tích tụ sườn - lũ tích, sông - sườn tích, tàn – sườn tích

Các dạng địa hình này thường nằm ở chân các đồi núi phía Tây khu vực nghiên cứu, tạo thành các dải đồng bằng hẹp trước núi có chiều rộng trung bình 20-250m (núi Đồng Lâm tại khu vực xã Đại Đồng, Đại Quang, Đại Nghĩa huyện Đại Lộc).

Địa hình được tạo thành từ các trầm tích cuội, tảng nhỏ lẫn cát – bột – sét màu xám vàng bên dưới chuyển lên trên là cát sạn lẫn bột sét màu xám vàng, xám trắng hoặc là tảng, dăm lẫn cát bột màu xám vàng.


3.1.5. Các tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi địa hình khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

Hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi khá mạnh hình thái địa hình khu vực nghiên cứu, đặc biệt là sự thay đổi dòng chảy của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia tại đoạn chảy trên đồng bằng Quảng Nam. Nghiên cứu của Đặng Đình Đoan, 2014

13 Hình 3 11 về sự biến đổi dòng chảy của hệ thống sông Vu Gia – Thu 1

[13] (Hình 3.11) về sự biến đổi dòng chảy của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn (đoạn từ sông Quảng Huế đến cầu đường bộ Câu Lâu) trong hơn 40 năm cho thấy rõ vai trò của các hoạt động kiến tạo hiện đại đến dòng chảy sông ngòi tại vùng nghiên cứu, cụ thể như sau:


Hình 3.11. Biến động lòng dẫn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn từ 1973 - 2013 (Đặng Đình Đoan, 2013), chịu tác động một phần của các hoạt động

kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại.

3.1.5.1. Xói lở mãnh liệt gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế

Đoạn sông Quảng Huế nằm tại nơi giao nhau của các đứt gãy F1-07 và F2-08; F2-09 và F3-04 (Hình 3.1). Các đứt gãy này tạo nên vòm hạ 03 tại vị trí giữa sông Vu Gia và sông Thu Bồn, hình thành đoạn sông Quảng Huế nối giữa 2 hệ thống sông này. Với xu hướng hạ thấp của vòm 03 thì quá trình xâm thực giật lùi, cướp dòng tại đoạn sông Quảng Huế là điều tất yếu. Từ năm 2000 đến 2006, liên tục xảy ra xói lở mãnh liệt gây phá hủy hệ thống đê ngăn dòng khá kiên cố tại vị trí này (Hình 3.12).


Hình 3 12 Tác động của các đứt gãy và vòm hạ 03 góp phần làm tăng cường 2

Hình 3.12. Tác động của các đứt gãy và vòm hạ 03 góp phần làm tăng cường độ xói lở gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế.

3.1.5.2. Xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn (từ Thạnh Mỹ đến Câu Lâu)

Đoạn sông tại Thạnh Mỹ là đoạn sông có hệ số uốn cong lớn nhất trên hạ lưu sông Thu Bồn với 2 khúc uốn liên tiếp từ Giao Thủy đến Thạnh Mỹ và từ Thạnh Mỹ đến Kỳ Lam.

Từ Giao Thủy đến Thạnh Mỹ, đoạn sông dịch chuyển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ năm 1973 đến 2013 khoảng cách dịch chuyển khoảng 570m (Đặng Đình Đoan, 2013) [13], trung bình 14m/năm (Hình 3.11). Dưới tác động của vòm nâng 02, dòng chảy của đoạn sông này bị ép về phía Đông Nam gây ra sự xói lở rất mạnh ở phía bờ phải cho dù đây là đoạn sông khá thẳng, chảy theo hướng Tây Nam

– Đông Bắc trước khi bị đổi dòng đột ngột gần 900 sang Tây Bắc – Đông Nam do sự không chế của 2 đứt gãy F1-06 và F2-07 (Hình 3.1, 3.13).

Tại Thạnh Mỹ, sông Thu Bồn uốn khúc lớn nhất. Tuy nhiên, xu hướng chung là dịch chuyển theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, từ năm 1973 đến 2007 khoảng cách dịch chuyển khoảng 1169m (Đặng Đình Đoan, 2013) [13], trung bình 33,4m/năm (Hình 3.11). Sự dịch chuyển của đoạn sông này cho thấy rõ hoạt động của đứt gãy


thuận F1-06, F1-07 trong giai đoạn hiện đại. Từ năm 1997, đoạn sông này đã có dấu hiệu cắt dòng, đến năm 2000-2001 thì dòng chảy mới đã hình thành (Ảnh 3.1) cơ bản trùng với phương của đứt gãy thuận, trượt phải F1-06. Tác động của hệ thống đứt gãy thuận tại đoạn sông này cũng là nguyên nhân gây xói lở mạnh ở phía bờ lồi (bờ trái) của sông, khác với quy luật thông thường là xói lở mạnh ở phía bờ lõm.


Hình 3 13 Xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn đoạn từ Thạnh Mỹ 3


Hình 3.13. Xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn (đoạn từ Thạnh Mỹ đến Câu Lâu)

Đoạn sông từ Kỳ Lam đến Câu Lâu là đoạn sông thẳng, cơ bản định hướng theo phương á vĩ tuyến, trùng hướng với đứt gãy thuận F4-01 (Hình 3.1, hình 3.13).

Như vậy, sông Thu Bồn đoạn từ Thạnh Mỹ đến Câu Lâu có xu hướng bị nắn thẳng dòng là biểu hiện hoạt động mạnh của vòm nâng 02, các đứt gãy theo phương Tây Bắc – Đông Nam (F1-06, F1-07) và phương á vĩ tuyến (F4-01).

3.1.5.3. Hiện tượng nghẽn dòng chảy ở đoạn sông Bầu Xấu (kênh dẫn nước từ sông Thu Bồn về phía Đà Nẵng)

Các nghiên cứu trước đây cho rằng khu vực này chỉ có 01vòm nângVĩnh Điện [1, 18, 19, 42]. Biểu hiện của vòm nâng này làm cho đoạn sông Bầu Xấu chảy ở rìa phía Tây của vòm nâng bị nghẽn dòng do tốc độ xâm thực sâu của dòng chảy yếu hơn tốc độ nâng lên của vòm, dòng sông có xu hướng bị bồi lấp, thoái hóa dần. Về mùa khô, dòng sông chảy về hai phía bắt đầu từ giữa vị trí chịu vận động của vòm nâng, vào mùa mưa lượng nước phong phú, sông mới có hướng chảy từ phía Quảng Nam về Đà Nẵng [42].

Tuy nhiên, theo NCS sự nghẽn dòng của sông Bầu Xấu là do vận động nâng lên của vòm nâng 02 tại khu vực xã Điện Thắng (Đông Nam của thị trấn Ái Nghĩa). Đây


là vòm nâng hoạt động trong giai đoạn Neogen muộn (N2) và tái hoạt động trong thời gian gần đây gây nghẽn dòng chảy (Hình 3.14).


[13]

[13]

[34]

[34]

[34]

[13]

[13]

[13]

Ảnh 3.1. Ảnh viễn thám sông Thu Bồn (Thạnh Mỹ đến Kỳ Lam) năm 1973-2015


Hình 3.14. Vòm nâng 02 gây nghẽn dòng sông Bầu Xấu tại xã Điện Thắng, Điện Bàn

3.1.5.4. Xói lở mãnh liệt tại bờ Bắc Cửa Đại do ảnh hưởng của sụt lún kiến tạo

Bờ biển tỉnh Quảng Nam kéo dài khoảng 90km, với phần lớn là bờ cát, chỉ có một đoạn nhỏ bờ đá gốc tại khu vực cửa An Hòa (phía Nam vùng nghiên cứu). Trên dọc chiều


dài bờ biển, hiện tượng bồi tụ xói bờ biển diễn ra thường xuyên nhưng phức tạp nhất vẫn là khu vực lân cận Cửa Đại nên đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung tại vùng này.

Theo Đặng Huy Rằm (1999) [39], xói lở bờ biển tại khu vực Cửa Đại do một số nguyên nhân như sau:

- Sóng biển trong khu vực này có năng lượng lớn, khả năng phá hủy mạnh (mùa mưa bão độ cao sóng có thể đạt đến 3,5 - 4m).

- Sự thiếu hụt bồi tích ven biển do hầu hết bị lắng đọng bên trong cửa sông. Ngoài ra, trong 10 năm trở lại đây các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn đã làm giảm đáng kể lượng trầm tích vận chuyển ra biển.

- Độ sâu khá lớn của sườn bờ ngầm (>2m) ở một số đoạn bờ bị xói lở như: Tam Thanh (Tam Kỳ), Bắc Cửa Đại (Hội An)... làm cho năng lượng sóng ít bị suy giảm khi vỗ bờ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phá hủy bờ một cách mạnh mẽ hơn.

Đoạn bờ biển bị xói lở mạnh nhất nằm ở khu vực lân cận phía Bắc Cửa Đại (Hình 3.15). Thực tế từ năm 1964 đến nay đoạn bờ này có chế độ bồi tụ, xói lở xen kẻ nhau nhưng xu thế chung là xói lở mạnh. Ngoài một số nguyên nhân gây xói lở bờ biển nêu trên thì vùng này có biên độ sụt lún kiến tạo mạnh nhất (100-135m) tại bờ biển Quảng Nam (Hình 3.3). Khu vực sụt lún này hiện nay vẫn chưa đạt trạng thái ổn định nên độ dốc sườn bờ ngầm tại đây rất lớn, độ ổn định bờ kém, sóng tác động vào bờ với năng lượng lớn nhất gây phá hủy bờ tối đa.

Ở phía Bắc Cửa Đại, bờ biển tại thôn 4 và 5, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn cũng bị xói lở mạnh [42]. Vùng bờ biển này bị khống chế bởi 2 đứt gãy thuận - trượt bằng F2-04 và F2-05 có phương gần vuông góc với đường bờ biển, chiều trượt bằng có xu hướng làm cho đường bờ dịch chuyển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tạo điều kiện cho sóng biển tác động sâu vào lục địa, gây xói lở rất mạnh.


a)

b)


Hình 3.15. Biến động bờ biển Cửa Đại từ 1965-2013 (Trần Văn Bình, 2014) [25]. a) Sự thay đổi đường bờ vùng Cửa Đại. b) Xu thế xói lở ở bờ biển Bắc Cửa Đại từ 1965-2013.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí