Nguồn Gốc Và Xu Thế Biến Đổi Cơ Bản Của Ndđ Trong Tầng Chứa Nước Pleistocen, Trầm Tích Mq 1 3(2) Đn Hệ Tầng Đà Nẵng


Đồ thị Gibbs (Hình 4.22) thể hiện tác động của phong hóa ảnh hưởng lớn nhất đến thành phần hóa học của nước dưới đất, mẫu nước dưới đất liên quan được lấy trong các lỗ khoan LK812, LKqt13A, LKqt14, LKqt17.

Các quá trình kết tủa hợp chất Canxi chỉ diễn ra tại lỗ khoan TK13. Tác động của nước mưa đến nước dưới đất trong tầng chứa nước Pleistocen, hệ tầng Thăng Bình cũng có biểu hiện tại các lỗ khoan BS25, BS27, LKqt13B (Hình 4.22).

Đồ thị Mercado cho thấy nước dưới đất trong hệ tầng Thăng Bình chủ yếu là quá trình hỗn hợp, các lỗ khoan đa số đã được rửa nhạt như BS25, BS27, LK812, LKqt13A, LKqt14, LKqt17. Quá trình rửa nhạt diễn ra tại lỗ khoan TK13 và xâm nhập mặn tại lỗ khoan LK806 (Hình 4.23).

NaCl

Vùng rửa nhạt

Vùng hỗn hợp

rửa nhạt và xâm nhập mặn

Vùng xâm nhập mặn

Hình 4.23. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình (mlQ13(2)tb)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

4.6.3.3. Nguồn gốc và xu thế biến đổi cơ bản của NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen, trầm tích mQ13(2)đn hệ tầng Đà Nẵng

Trên cơ sở kết quả phân tích hóa học 9 mẫu nước dưới đất lấy trong tầng chứa nước Pleistocen - hệ tầng Đà Nẵng, NCS đã lập các biểu đồ đánh giá thành phần hóa học của các mẫu nước như sau:


NƯỚC RỬA LŨA

NƯỚC HỖN HỢP

Hình 4.24. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng mQ13(2)đn


Độ mặn (mg/l)

Kết tủa các hợp chất

Canxi

Bốc hơi các muối

Bicacbonat

Tác động của

nước mưa

Tác động của quá trình phong hóa

Cl(Cl+HCO3) mg/l

Hình 4.25. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ13(2)đn)


Trên đồ thị Piper, các mẫu nước hầu hết đều nằm trong vùng tác động hỗn hợp. Chỉ có 2 mẫu nước chịu tác động của yếu tố lục địa (nước rửa lũa) lấy tại các lỗ khoan LK745 và TK12 (Hình 4.24).

Đồ thị Gibbs thể hiện tác động của phong hóa ảnh hưởng lớn nhất đến thành phần hóa học của nước dưới đất, mẫu nước dưới đất liên quan được lấy trong các lỗ khoan LK730, LK745, LK821, LK1dqvt, TK12 (Hình 4.25).

Quá trình kết tủa hợp chất Canxi, bốc hơi muối Bicacbonat chỉ diễn ra tại lỗ khoan LK731. Tác động của nước mưa đến nước dưới đất trong tầng chứa nước Pleistocen, hệ tầng Đà Nẵng cũng có biểu hiện tại các lỗ khoan LK817, TK11 (Hình 4.26).

Đồ thị Mercado cho thấy nước dưới đất trong hệ tầng Đà Nẵng chủ yếu là quá trình hỗn hợp, các lỗ khoan đa số đã được rửa nhạt như LK730, LK817, LK1dqvt, TK12. Quá trình rửa nhạt diễn ra tại lỗ khoan LK821 (Hình 4.26).


NaCl

Vùng rửa nhạt

Vùng xâm nhập mặn

Vùng hỗn hợp

rửa nhạt và xâm nhập mặn

Hình 4.26. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ13(2)đn)

4.6.3.4. Nguồn gốc và xu thế biến đổi cơ bản của NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen, trầm tích amQ13(1)

Trên cơ sở kết quả phân tích hóa học 8 mẫu nước dưới đất lấy trong tầng chứa nước Pleistocen, trầm tích sông – biển amQ13(1), NCS đã lập các biểu đồ đánh giá thành phần hóa học của các mẫu nước như sau:


NƯỚC HỖN HỢP

NGUỒN GỐC BIỂN

Hình 4.27. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích sông - biển amQ13(1)


Độ mặn (mg/l)

Kết tủa các hợp chất

Canxi

Bốc hơi các muối

Bicacbonat

Tác động của quá trình phong hóa

Cl(Cl+HCO3) mg/l

Hình 4.28. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ13(1)


Trên đồ thị Piper, các mẫu nước hầu hết đều nằm trong vùng tác động hỗn hợp (LK703, LK709, LK719, LK741, LK748). Chỉ có 3 mẫu nước có nguồn gốc biển lấy tại các lỗ khoan LK704, LK706 và LK735 (Hình 4.27).

Đồ thị Gibbs thể hiện tác động của phong hóa ảnh hưởng lớn nhất đến thành phần hóa học của nước dưới đất, mẫu nước dưới đất liên quan được lấy trong các lỗ khoan LK703, LK709, LK719, LK741, LK748 (Hình 4.28). Trong đồ thị này, 3 mẫu nước có nguồn gốc biển lấy tại các lỗ khoan LK704, LK706 và LK735 nằm trong vùng kết tủa hợp chất Canxi hoặc bốc hơi các muối Bicacbonat.

Đồ thị Mercado cho thấy nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ13(1) 3 mẫu nằm trong vùng xâm nhập mặn (LK704, LK706, LK735), 3 mẫu nằm trong vùng nước hỗn hợp (LK709, LK719, LK741) và 2 mẫu nằm trong vùng rửa nhạt (LK703, LK748) (Hình 4.29).

NaCl

Vùng rửa nhạt

Vùng hỗn hợp

rửa nhạt và xâm nhập mặn

Vùng xâm nhập mặn

Hình 4.29. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ13(1)

Để phân loại các mẫu nước dưới đất theo các hệ số và biểu đồ chuyên môn, NCS đã tổng hợp các kết quả theo Phụ lục 9 và rút ra các kết luận như sau:


Hình 4 30 Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Holocen Hình 1


Hình 4.30. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Holocen.


Hình 4 31 Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Pleistocen 2


Hình 4.31. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Pleistocen.


- Trong 22 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ21no) có 3 mẫu nguồn gốc nước biển, 2 mẫu bị xâm nhập mặn, 3 mẫu liên quan đến nước mưa và 14 mẫu nước rửa lũa (hòa tan cơ học đất đá chứa nước).

- Trong 9 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình (mlQ13(2)tb) có 1 mẫu nguồn gốc nước biển, 3 mẫu liên quan đến nước mưa và 5 mẫu nước rửa lũa.

- Trong 9 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ13(2)đn) có 1 mẫu bị xâm nhập mặn, 2 mẫu liên quan đến nước mưa và 6 mẫu nước rửa lũa.

- Trong 8 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích sông - biển amQ13(1) có 3 mẫu nguồn gốc nước biển và 5 mẫu nước rửa lũa.

Từ dữ liệu phân loại các mẫu nước dưới đất, NCS đã thành lập sơ đồ phân vùng các khu vực nước dưới đất chịu ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn, vùng chịu ảnh hưởng của nước mưa và nước rửa lũa trong trầm tích hệ tầng Nam Ô (Hình 4.30) và các trầm tích Đệ tứ chứa nước tuổi Pleistocen (Hình 4.31).

Nước dưới đất trong thành tạo trầm tích hệ tầng Nam Ô có 3 loại nguồn gốc cơ bản như sau (Hình 4.30):

- Vùng nước có nguồn gốc rửa lũa chiếm diện tích lớn nhất là 357,9km2; kéo dài dọc bờ biển từ phía Bắc huyện Điện Bàn đến phía Bắc huyện Thăng Bình. Ngoài ra có 2 vùng nhỏ hơn nằm ở phía Đông thành phố Tam Kỳ và phía Nam huyện Núi Thành.

- Vùng nước có quan hệ chặt chẽ với nước mưa có tổng diện tích khoảng 129,8km2; phân bố ở phía Nam huyện Thăng Bình và một vùng nhỏ ở phía Bắc huyện Núi Thành.

- Vùng nước có nguồn gốc biển hoặc bị nhiễm mặn có diện tích khoảng 114,8km2; phân bố ở trung tâm thành phố Hội An và huyện Núi Thành. Ngoài ra, còn có một vùng rất nhỏ ở trung tâm thành phố Tam Kỳ. Vùng nước nguồn gốc biển cơ bản trùng với các vùng nước dưới đất trong TCN Holocen bị nhiễm mặn.

Nước dưới đất trong thành tạo trầm tích Đệ tứ tuổi Pleistocen có 3 loại nguồn gốc cơ bản như sau (Hình 4.31):

- Vùng nước có nguồn gốc rửa lũa chiếm diện tích lớn nhất là 552,7km2; phân bố ở phía Tây của vùng nghiên cứu, huyện Đại Lộc và kéo dài đến trung tâm huyện Điện Bàn. Tại phía Đông huyện Điện Bàn, giáp bờ biển cũng có một vùng nước nguồn gốc rửa lũa. Vùng thứ 2 của loại nước này tập trung ở khu vực huyện Quế Sơn, huyện Phú Ninh và kéo dài ra biển ở phía Nam của huyện Thăng Bình. Ngoài ra, còn có một vùng nhỏ ở phía Nam huyện Núi Thành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022