tuyến và á vĩ tuyến hoạt động yếu hơn), 2 vòm nâng (tại xã Điện Hòa Nam, Điện Thắng) và 5 vòm hạ (tại xã Điện Nam Bắc, Điện Hồng, Đại Cường, trung tâm và phía Nam huyện Núi Thành).
- Các đứt gãy này đã khống chế bồn tích tụ trầm tích Đệ tứ, tạo ra 3 vùng bị sụt lún từ mạnh, trung bình đến yếu và 1 vùng nâng yếu. Điều đó đã tạo nên sự phân bậc khá rõ nét bề mặt địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Trong vùng có 6 bậc cao độ chịu sự khống chế của hệ thống đứt gãy hiện đại.
- Đặc điểm địa mạo tại khu vực nghiên cứu được chia thành 6 kiểu nguồn gốc địa hình với 20 bề mặt đồng nguồn gốc theo đặc điểm hình thái, nguồn gốc và tuổi của địa hình như sau: địa hình nguồn gốc sông; địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp; địa hình nguồn gốc biển vũng vịnh; địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy; địa hình nguồn gốc biển, biển gió và các bề mặt tích tụ sườn - lũ tích, sông - sườn tích, tàn – sườn tích. Sự hình thành các bề mặt này vừa chịu sự khống chế của hệ thống đứt gãy và tác động ngoại sinh của sông – biển – gió.
- Các tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại vẫn đang tiếp tục hoạt động làm biến đổi địa hình khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam như thay đổi dòng chảy của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia (gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế, nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn đoạn từ Thạnh Mỹ đến Câu Lâu, gây nghẽn dòng chảy ở đoạn sông Bầu Xấu), gây xói lở mãnh liệt tại bờ Bắc Cửa Đại do ảnh hưởng của sụt lún kiến tạo.
- Trong giai đoạn hình thành trầm tích Đệ tứ, mực nước biển tại khu vực nghiên cứu đã trải qua nhiều lần dâng cao và hạ thấp ảnh hưởng đến quá trình thành tạo trầm tích trên lục địa. Sự thay đổi mực nước biển tại đây được chia thành 5 giai đoạn tương ứng với sự thành tạo các trầm tích Đệ tứ như sau:
+ Giai đoạn I: tương ứng với giai đoạn thành tạo trầm tích Pleistocen sớm (Q11) kéo dài từ 1,806 triệu năm đến 781 ngàn năm so với ngày nay, còn sót lại trầm tích aQ11đp ở dạng các thấu kính nhỏ.
+ Giai đoạn II: tương ứng với giai đoạn thành tạo trầm tích Pleistocen giữa (Q12) kéo dài từ 781 ngàn năm đến 126 ngàn năm so với ngày nay. Trầm tích hệ tầng Miếu Bông amQ12mb được hình thành cuối giai đoạn này.
+ Giai đoạn III: tương ứng với giai đoạn hình thành trầm tích Pleistocen muộn (Q13) kéo dài từ 126 ngàn năm đến 11,7 ngàn năm trước ngày nay, và được chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu hình thành trầm tích hệ tầng La Châu, Hòa Tiến; thời kỳ sau hình thành nên các trầm tích Pleistocen hệ tầng Đà Nẵng, Kỳ Lam, Đại Thạch.
+ Giai đoạn IV: liên quan đến đợt biển tiến Flandrian diễn ra từ Holocen sớm đến Holocen trung. Các hệ tầng trầm tích tiêu biểu hình thành trong giai đoạn này là hệ tầng Nam Ô (mQ21no), Nam Phước (amQ22np), Kỳ Lam (mlQ22kl).
+ Giai đoạn V: từ cuối Holocen trung đến hiện tại, bắt đầu từ 3,0 ngàn năm trước và đang diễn ra trong hiện tại với trầm tích hệ tầng Cẩm Hà (ambQ23ch).
- Do hoạt động KTĐT-KTHĐ tại khu vực ĐBVB tỉnh Quảng Nam là sụt lún nên mực nước biển tại khu vực này có xu hướng tăng nhanh hơn so với các vùng lân cận. Mực nước biển từ 20 ngàn năm đến nay của vùng nghiên cứu được điều chỉnh lại, thấp hơn mực nước biển chung trong khu vực Nam Trung Bộ - Việt Nam từ 7,2 đến 13cm vào cuối Pleistocen muộn, phần muộn; từ 4,5 đến 9cm trong Holocen sớm.
*************************************************
CHƯƠNG 4
VAI TRÒ CỦA ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
4.1. Tổng quát về các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
Trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam gồm 2 phân vị địa tầng cơ bản là Pleistocen và Holocen. Các thành tạo trầm tích thuộc 2 phân vị này có đặc điểm thạch học, hóa học trầm tích và sự phân bố chịu tác động của các yếu tố nội – ngoại sinh trong giai đoạn Đệ tứ đã được trình bày ở các chương trước. Nước dưới đất tồn tại và vận động trong các thành tạo trầm tích này cũng chịu sự chi phối thành phần, sự phân bố trầm tích cũng như các nhân tố nội – ngoại sinh. Đặc biệt là sự phân bố tập sét cách nước có nguồn gốc sông – biển, biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn thuộc hệ tầng Đà Nẵng (amQ13(2), mQ13(2)đn) tạo nên sự phân biệt tương đối về mặt thủy động lực giữa 2 phân vị địa tầng trên. Kế thừa các nghiên cứu trước, NCS đã chia các đơn vị ĐCTV của khu vực nghiên cứu thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen - qh và Pleistocen – qp (Hình 4.1).
Sự phân chia này phù hợp với nguyên tắc “Dạng tồn tại của nước dưới đất” do F. Struckmeier và Jean Margat đưa ra (UNESCO, 1995). Các thành tạo Đệ tứ không phân chia có diện tích nhỏ, khả năng chứa nước kém nên không xem xét như 1 tầng chứa nước riêng biệt mà được gộp vào tầng chứa nước Holocen nghèo nước. Ngoài ra, ở Quảng Nam còn có các thể địa chất không chứa nước hình thành từ các đá gốc lộ ra ở phía Tây khu vực nghiên cứu thuộc hệ tầng Hữu Chánh, Bàn Cờ, Ngũ Hành Sơn, Núi Vú, Khâm Đức và các phức hệ Măng Xim, Chà Vằn, Bến Giằng – Quế Sơn.
* Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen (qh)
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen phân bố rộng khắp đồng bằng Quảng Nam với tổng diện tích khoảng 960km2. Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau như sông (aQ23, aQ22, aQ21), biển (mQ23, mQ22, mQ21no), sông - biển (amQ23, amQ22np, amQ21), biển - gió (mvQ22), biển – vũng vịnh (mlQ22kl, mlQ21), biển – đầm lầy (mbQ22), sông - biển – đầm lầy (ambQ23ch, ambQ22, ambQ21). Thành phần gồm cát, cát pha, cát sạn, cuội sỏi lẫn bột sét. Bề dày thay đổi từ 5,0 đến 25,0 m, thường gặp 10 - 20 m [14].
* Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen phân bố rộng khắp đồng bằng Quảng Nam với tổng diện tích khoảng 1.372km2. Trong đó lộ ra
khoảng 429km2, chủ yếu ở Tây Bắc huyện Điện Bàn, phía Tây huyện Đại Lộc, phủ toàn bộ khu vực nghiên cứu thuộc huyện Quế Sơn, Phú Ninh và phân bố rải rác dưới dạng các khoảnh nhỏ ở Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Từ vị trí xuất lộ kéo ra phía bờ biển, tầng chứa nước Pleistocen bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Tổng diện tích bị phủ khoảng 943km2.
Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau, như sông (aQ13(2)đt, aQ11đp), biển (mQ13(2)đn, mQ13(1)lc), sông - biển (amQ12mb, amQ13(2); amQ13(1)), biển – vũng vịnh (mlQ13(2)tb, mlQ13(1)ht).
Thành phần chủ yếu là cát, cát bột, bột sét, cuội sỏi sạn… Bề dày thay đổi từ 4 đến 35 m, thường gặp 10 đến 15m [14]
Để đánh giá các đặc tính của 2 tầng chứa nước này như độ phong phú nước, độ thấm nước, độ nhả nước, mực nước tỉnh, các đặc điểm hóa học của nước dưới đất…, NCS đã sử dụng các số liệu tính toán từ công thức thực nghiệm, các dữ liệu thống kê, và số liệu thí nghiệm hút nước từ các lỗ khoan trong khu vực nghiên cứu.
4.2. Đặc điểm chứa nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ
4.2.1. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Holocen (qh)
Để đánh giá mức độ phong phú nước của các loại trầm tích có thể dựa trên lưu lượng hoặc tỷ lưu lượng từ các lỗ khoan hút nước thí nghiệm phân bố trong vùng nghiên cứu. Về cơ bản 2 thông số này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giá trị lưu lượng phản ảnh mức độ chứa nước trung bình cho mỗi loại trầm tích tốt hơn, còn tỷ lưu lượng phản ảnh đặc trưng thủy lực cơ bản tại khu vực cụ thể (chiều dày tầng chứa nước, hệ thống đứt gãy, nguồn nước bổ cập…). NCS dựa trên kết quả bơm hút nước thí nghiệm với sự phân chia mức độ phong phú nước (Trần Hồng Phú - 1987, Ngô Đức Chân - 2008) như sau:
- Lưu lượng < 1lít/giây là vùng nghèo nước, ứng với tỷ lưu lượng <0,5lít/giây.m
- Từ 1 đến 5lít/giây (3lít/giây) là vùng chứa nước trung bình, ứng với tỷ lưu lượng từ 0,5-1lít/giây.m
- Lớn hơn 5lít/giây là vùng giàu nước, tỷ lưu lượng lớn hơn 1lít/giây.m.
* Kết quả thống kê từ Bảng 4.1 cho thấy như sau:
- Trầm tích amQ22np có lưu lượng từ 3,41 đến 4,72l/giây; tỷ lưu lượng từ 1,89 đến 2,06lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
- Trầm tích mlQ22kl có lưu lượng 1,10l/giây; tỷ lưu lượng từ 0,82lít/giây.m; mức độ chứa nước nghèo.
- Trầm tích mQ22 có lưu lượng từ 1,50 đến 5,72l/giây (trung bình 3,61l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,94 đến 4,2lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
- Trầm tích mQ21no có lưu lượng từ 0,16 đến 5,76l/giây (trung bình 2,16l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,01 đến 3,22lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
Ngoài ra, căn cứ vào thành phần thạch học, diện phân bố, chiều dày các lớp trầm tích tương tự với trầm tích biển – vũng vịnh hệ tầng Kỳ Lam mlQ22kl, NCS xếp các trầm tích có nguồn gốc biển – vũng vịnh (mlQ21), biển – đầm lầy (mbQ22), sông - biển
– đầm lầy (ambQ23ch, ambQ22, ambQ21) là các loại trầm tích nghèo nước.
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm chứa nước của trầm tích các thành tạo trầm tích Holocen có thể phân thành 2 vùng chứa nước nghèo và trung bình như sau (Hình 4.1, 4.2):
a) Vùng chứa nước trung bình:
Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ23, aQ22, aQ21), biển (mQ23, mQ22, mQ21no), sông - biển (amQ23, amQ22np, amQ21), biển - gió (mvQ22). Tầng chứa nước Holocen có mức độ chứa nước trung bình phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu, bắt đầu từ phía Đông huyện Đại Lộc, huyện Điện Bàn (trừ một vài diện tích nhỏ phân bố trầm tích biển – vũng vịnh hệ tầng Kỳ Lam phía Tây Bắc huyện Điện Bàn), thành phố Hội An, phía Đông huyện Duy Xuyên, kéo dài đến phía Nam qua các huyện Thăng Bình, Núi Thành. Diện tích vùng chứa nước này chiếm khoảng 721km2.
Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 2 đến 27,6m; trung bình là 9,71m.
Về tính chất thủy lực nước thuộc loại không áp. Cốt cao mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ 0,15-7,42m tùy thuộc vào điều kiện địa hình và thế nằm; trung bình là 2,2m.
b) Vùng nghèo nước:
Hình thành từ các trầm tích có nguồn gốc biển – vũng vịnh (mlQ22kl, mlQ21), biển – đầm lầy (mbQ22), sông - biển – đầm lầy (ambQ23ch, ambQ22, ambQ21). Tầng chứa nước này phân bố dọc theo hệ thống sông Đế Võng, sông Trường Giang chảy gần song song với bờ biển vùng nghiên cứu, tập trung nhiều nhất ở trung tâm huyện Điện Bàn, phía Tây thành phố Tam Kỳ và phân bố rãi rác phía Tây huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. Diện phân bố của tầng chứa nước này không lớn, tổng diện tích khoảng 237km2.
Thành phần chủ yếu là cát bột, bột sét. Chiều dày từ 10 đến 20 m [14].
Về tính chất thủy lực nước thuộc loại không áp. Cốt cao mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ 1,0-2,0m và biến đổi mạnh theo mùa.
4.2.2. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen (qp)
* Kết quả thống kê từ Bảng 4.2 cho thấy như sau:
- Trầm tích amQ13(1) và amQ12 có lưu lượng từ 0,65 đến 13,62l/giây (trung bình 6,77l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,03 đến 6,2lít/giây.m; mức độ chứa nước giàu.
- Trầm tích aQ13(2)đt có lưu lượng từ 2,50 đến 7,46l/giây (trung bình 4,48l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,27 đến 5,52lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen [14, 39]
Lỗ khoan | Trầm tích chứa nước | Chiều dày tầng chứa nước (m) | Cốt cao mực nước tĩnh (m) | Lưu lượng Q (l/s) | Tỷ lưu lượng q (l/s.m) | Hệ số thấm K (m gày) | Hệ số nhả nước µ | pH | Tổng khoáng hóa M (g/l) | |
1 | BS23 | amQ22np | 9,1 | 1,33 | 4,72 | 1,890 | 82,29 | 0,220 | 9,05 | 0,190 |
2 | LK804B | amQ22np | 14,9 | 0,91 | 3,41 | 2,060 | 13,28 | 0,169 | 8,50 | 0,010 |
3 | LKQT11A | mlQ22kl | 4,0 | 3,86 | 1,10 | 0,820 | - | - | 6,05 | 0,294 |
4 | LK808A | mQ22 | 27,6 | 1,25 | 5,72 | 4,200 | - | - | 7,00 | 0,460 |
5 | LKQT16B | mQ22 | 2,0 | 0,15 | 1,50 | 0,940 | - | - | 5,56 | 0,092 |
6 | LKQT07A | amQ21 | 7,5 | 3,40 | 0,25 | 0,030 | - | - | 6,53 | 0,316 |
7 | TK05 | amQ21 | 8,3 | 5,20 | 3,48 | 0,930 | 3,24 | 0,138 | 7,85 | 0,169 |
8 | BS29 | mQ21no | 11,0 | 0,90 | 1,41 | 0,350 | 7,16 | 0,155 | 8,21 | 2,040 |
9 | BS31 | mQ21no | 14,7 | 0,90 | 3,36 | 1,200 | 2,54 | 0,134 | 8,86 | 28,20 |
10 | BS32 | mQ21no | 10,0 | 0,80 | 1,65 | 0,180 | 3,30 | 0,138 | 7,30 | 0,070 |
11 | LK2dqvt | mQ21no | 2,4 | 1,08 | 0,29 | 0,054 | - | - | 8,04 | 25,17 |
12 | LK3dqvt | mQ21no | 2,6 | 7,42 | 0,78 | 0,037 | - | - | 8,64 | 0,463 |
13 | LK4dqvt | mQ21no | 4,8 | 1,38 | 0,53 | 0,080 | - | - | 8,34 | 0,413 |
14 | LK5dqvt | mQ21no | 3,6 | 2,11 | 4,87 | 1,190 | - | - | 8,43 | 0,492 |
15 | LK707 | mQ21no | 13,3 | 4,30 | 5,76 | 2,375 | 11,51 | 0,166 | 7,00 | 0,195 |
16 | LK715 | mQ21no | 12,81 | 4,10 | 3,71 | 1,431 | - | - | 6,50 | 0,120 |
17 | LK725 | mQ21no | 11,8 | 3,60 | 4,61 | 3,224 | 17,31 | 0,176 | 7,00 | 0,100 |
18 | LK727 | mQ21no | 9,5 | 1,90 | 0,39 | 0,055 | - | - | 7,00 | 0,230 |
19 | LK729 | mQ21no | 20,15 | 3,00 | 1,98 | 0,364 | - | - | 7,12 | 0,070 |
20 | LK807 | mQ21no | 18,3 | 3,90 | 3,76 | 1,770 | 6,60 | 0,153 | 6,50 | 0,100 |
21 | LKQT09 | mQ21no | 7,0 | 0,85 | 0,40 | 0,060 | - | - | 6,26 | 1,184 |
22 | LKQT11B | mQ21no | 4,8 | 2,55 | 0,30 | 0,030 | - | - | 8,53 | 0,678 |
23 | LKQT15 | mQ21no | 5,0 | 0,25 | 1,70 | 0,760 | - | - | 5,45 | 0,086 |
24 | TK10 | mQ21no | 18,0 | 2,05 | 3,95 | 0,306 | 1,10 | 0,118 | 7,91 | 0,097 |
25 | TK14 | mQ21no | 10,7 | 1,20 | 2,34 | 0,326 | 0,50 | 0,106 | 6,94 | 0,051 |
26 | TK15 | mQ21no | 6,2 | 3,26 | 2,03 | 0,432 | 4,10 | - | 6,51 | 0,052 |
27 | TK16 | mQ21no | 10,5 | 1,03 | 2,77 | 0,391 | - | - | 7,05 | 0,028 |
28 | TK17 | mQ21no | 4,0 | 0,80 | 0,16 | 0,014 | 1,13 | - | 6,44 | 0,362 |
29 | TK18 | mQ21no | 7,0 | 1,40 | 0,80 | 0,013 | - | - | 7,73 | 0,144 |
Min | mQ21no | 2,4 | 0,25 | 0,16 | 0,013 | 5,45 | 0,028 | |||
Max | 20,15 | 7,42 | 5,76 | 3,224 | 8,86 | 28,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Địa Mạo Và Tính Phân Bậc Địa Hình Tại Đồng Bằng Ven Biển Tỉnh Quảng Nam
- Các Bề Mặt Tích Tụ Sườn - Lũ Tích, Sông - Sườn Tích, Tàn – Sườn Tích
- Tính Toán Tốc Độ Dịch Chuyển (Hạ Thấp) Kiến Tạo Đệ Tứ – Kiến Tạo Hiện Đại Tại Khu Vực Đồng Bằng Ven Biển Tỉnh Quảng Nam
- Vai Trò Của Các Đứt Gãy Kiến Tạo Hiện Đại Đến Khả Năng Chứa Nước Của Trầm
- Sơ Đồ Phân Bố Các Vùng Giàu Nước Trong Tầng Chứa Nước Pleistocen Liên Quan Đến Của Hệ Thống Đứt Gãy Kiến Tạo Hiện Đại.
- Ảnh Hưởng Của Trầm Tích Đệ Tứ Và Các Yếu Tố Tự Nhiên Khác Đến Thành Phần Hóa Học Của Nước Dưới Đất
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen [14, 39]
Lỗ khoan | Trầm tích chứa nước | Chiều dày tầng chứa nước (m) | Cốt cao mực nước tĩnh (m) | Lưu lượng Q (l/s) | Tỷ lưu lượng q (l/s.m) | Hệ số thấm K (m gày) | Hệ số nhả nước µ | Áp lực nóc(m) | pH | Tổng khoáng hóa M (g/l) | |
1 | LK703 | amQ 3(1) 1 | 20,6 | 3,10 | 12,20 | 1,881 | 8,83 | 0,160 | 24,00 | 7,00 | 0,450 |
2 | LK704 | amQ 3(1) 1 | 28 | 3,07 | 13,62 | 6,200 | - | - | - | 8,30 | 4,950 |
3 | LK706 | amQ 3(1) 1 | 15 | 2,40 | 3,90 | 1,031 | - | - | 12,60 | 8,30 | 5,040 |
4 | LK709 | amQ 3(1) 1 | 15,7 | 0,50 | 14,84 | 3,280 | - | - | 24,00 | 7,00 | 0,720 |
5 | LK719 | amQ 3(1) 1 | 8,9 | 0,07 | 3,08 | 0,800 | 62,94 | 0,211 | 13,37 | 7,00 | 0,109 |
6 | LK735 | 3(1) amQ1 | 10 | 2,20 | 7,66 | 2,660 | - | - | 24,80 | 7,00 | 1,900 |
7 | LK741 | 3(1) amQ1 | 5 | 1,00 | 0,70 | 0,037 | - | - | - | 8,08 | 0,400 |
8 | LK748 | 3(1) amQ1 | 10 | 4,73 | 0,65 | 0,029 | 2,03 | 0,129 | 31,27 | 8,92 | 0,330 |
Min | amQ13(1) | 5,0 | 0,07 | 0,65 | 0,029 | 7 | 0,109 | ||||
Max | 28 | 4,73 | 14,84 | 6,200 | 8,92 | 5,04 | |||||
9 | LK705 | 2 amQ1 | 21 | 3,25 | 4,32 | 0,454 | 11,20 | 0,165 | - | 7,00 | 0,859 |
10 | BS21 | aQ 3(2)đt 1 | 12,5 | 3,80 | 7,46 | 5,520 | 2,37 | 0,132 | - | 8,92 | 0,130 |
11 | TK03 | aQ 3(2)đt 1 | 8 | 3,40 | 2,50 | 0,280 | - | - | - | 8,00 | 0,184 |
12 | TK04 | aQ 3(2)đt 1 | 12 | 4,70 | 3,48 | 0,270 | 3,48 | 0,140 | - | 7,91 | 0,208 |
13 | BS22 | 3(2) amQ1 | 18,5 | 4,68 | 4,77 | 3,790 | - | - | - | 8,94 | 0,130 |
14 | LK742 | amQ 3(2) 1 | 9,1 | 2,20 | 0,70 | 0,072 | - | - | - | 7,95 | 1,600 |
15 | LK744 | amQ 3(2) 1 | 10 | 1,9 | 3,92 | 0,42 | 2,79 | 0,135 | 21,6 | 7 | 4,64 |
16 | LK752 | amQ 3(2) 1 | 17,6 | 0,80 | 2,00 | 0,320 | 13,83 | 0,170 | - | 7,50 | 0,200 |
17 | LKqt08B | amQ 3(2) 1 | 9,7 | 2,61 | 1,25 | 0,260 | - | - | - | 6,90 | 3,234 |
18 | LK1dqvt | mQ 3(2)đn 1 | 13 | 0,80 | 7,41 | 1,410 | - | - | - | 8,09 | 0,125 |
19 | LK702 | mQ 3(2)đn 1 | 10,71 | 1,80 | 1,60 | 0,242 | - | - | - | 7,00 | 0,180 |
20 | LK730 | mQ 3(2)đn 1 | 10,5 | 2,90 | 2,32 | 2,090 | 30,37 | 0,191 | - | 9,24 | 0,200 |
21 | LK731 | mQ 3(2)đn 1 | 16,5 | 2,86 | 4,96 | 0,810 | 28,36 | 0,189 | 20,14 | 7,00 | 0,850 |
22 | LK745 | mQ 3(2)đn 1 | 10,4 | 7,87 | 3,19 | 0,730 | 20,2 | 0,180 | - | 8,14 | 0,140 |
23 | LK817 | mQ 3(2)đn 1 | 13,6 | 0,46 | 2,64 | 1,250 | 5,85 | 0,151 | - | 7,00 | 0,080 |
24 | LK821 | mQ 3(2)đn 1 | 11 | 0,90 | 3,80 | 0,700 | 3,51 | 0,140 | 11,10 | 7,00 | 0,100 |
25 | TK11 | mQ 3(2)đn 1 | 10 | 4,25 | 3,80 | 0,490 | 1,88 | 0,128 | - | 6,46 | 0,037 |
26 | TK12 | mQ 3(2)đn 1 | 9,6 | 2,40 | 2,40 | 0,200 | 3,48 | 0,140 | - | 7,31 | 0,134 |
Min | mQ13(2)đn | 9,6 | 0,46 | 1,6 | 0,2 | 6,46 | 0,037 | ||||
Max | 16,5 | 7,87 | 7,41 | 2,09 | 9,24 | 0,85 | |||||
27 | BS25 | 3(2) mlQ1 tb | 11,1 | 1,30 | 0,70 | 0,099 | 14,46 | 0,171 | - | 6,52 | 0,054 |
28 | BS27 | mlQ 3(2)tb 1 | 10,5 | 1,94 | 2,20 | 0,540 | 8,32 | 0,158 | 6,06 | 6,36 | 0,072 |
29 | LK806 | mlQ 3(2)tb 1 | 6,7 | 1,18 | 1,24 | 0,090 | 1,43 | 0,123 | 25,10 | 7,00 | 17,80 |
30 | LK812 | mlQ 3(2)tb 1 | 13,0 | 2,00 | 0,52 | 0,090 | 1,91 | 0,128 | 8,00 | 7,00 | 0,210 |
31 | LKQT13A | mlQ 3(2)tb 1 | 10,4 | 1,40 | 2,00 | 0,300 | - | - | - | 8,55 | 0,229 |
32 | LKQT13B | mlQ 3(2)tb 1 | 15,5 | 1,45 | 2,08 | 0,360 | - | - | - | 8,22 | 0,030 |
33 | LKQT14 | mlQ 3(2)tb 1 | 7,3 | 0,32 | 0,43 | 0,047 | - | - | - | 7,95 | 0,114 |
34 | LKQT17 | mlQ 3(2)tb 1 | 5,0 | 0,67 | 0,70 | 0,136 | - | - | - | 8,35 | 0,121 |
35 | TK13 | mlQ 3(2)tb 1 | 8,5 | 0,33 | 0,53 | 0,043 | 0,24 | 0,095 | - | 8,65 | 0,580 |
Min | mlQ13(2)tb | 5,0 | 0,32 | 0,43 | 0,043 | 6,36 | 0,03 | ||||
Max | 15,5 | 2,0 | 2,2 | 0,54 | 8,65 | 17,8 |
- Trầm tích amQ13(2) có lưu lượng từ 0,7 đến 4,77l/giây (trung bình 2,53l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,072 đến 3,79lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
- Trầm tích mQ13(2)đn có lưu lượng từ 1,6 đến 7,41l/giây (trung bình 3,57l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,20 đến 2,09lít/giây.m; mức độ chứa nước trung bình.
- Trầm tích mlQ13(2)tb có lưu lượng từ 0,43 đến 2,2l/giây (trung bình 1,16l/giây); tỷ lưu lượng từ 0,043 đến 0,54lít/giây.m; mức độ chứa nước nghèo.
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm chứa nước của trầm tích có thể phân các thành tạo trầm tích Pleistocen thành 3 vùng chứa nước nghèo, trung bình và giàu như sau (Hình 4.1, 4.2):
a) Vùng giàu nước:
Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ11đp), sông - biển (amQ12mb, amQ13(1)). Tầng Pleistocen mức độ chứa nước giàu có diện phân bố trung bình với diện tích khoảng 250km2, hầu hết bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn và thường gặp ở độ sâu từ 2,7-60m. Diện phân bố chủ yếu ở huyện Điện Bàn, phần phía Bắc thành phố Hội An và kéo dài xuống phía Nam, đến trung tâm các phường Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Thanh (thành phố Hội An).
Về tính chất thủy lực, phần lớn tầng chứa nước thuộc loại có áp. Khu vực nước có áp phân bố ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn (xã Điện Thọ) đến gần trung tâm huyện Thăng Bình (xã Bình Triệu, Bình Đào, Bình Minh) với diện tích khoảng 170km2. Áp lực của nước do tập sét nguồn gốc sông biển, biển (amQ13(2), mQ13(2)đn) gây ra, áp lực nóc (tại nóc tập sét) của nước đổi từ 12,6-31,27m; trung bình khoảng 21,67m. Cốt cao mực nước tĩnh của tầng thay đổi từ 0,07-4,73m phụ thuộc vào điều kiện địa hình và sự phân bố của tập sét; trung bình là 2,26m.
b) Vùng chứa nước trung bình:
Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ13(2)đt), biển (mQ13(2)đn), sông - biển (amQ13(2)). Tầng Pleistocen mức độ chứa nước trung bình có diện phân bố lớn nhưng chỉ lộ ra khoảng 105km2, chủ yếu tập trung ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn, Tây huyện Đại Lộc, Tây huyện Quế Sơn. Phần còn lại bị phủ bên dưới các trầm tích Holocen, diện tích bị phủ chiếm khoảng 1048km2 kéo dài từ phía Tây vùng nghiên cứu ra biển.
Về tính chất thủy lực, phần lớn tầng chứa nước thuộc loại không áp. Khu vực nước có áp phân bố ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn (xã Điện Thọ) đến gần trung tâm huyện Thăng Bình (xã Bình Triệu, Bình Đào, Bình Minh) với diện tích khoảng 170km2, do tập sét nguồn gốc sông biển, biển (amQ13(2), mQ13(2)đn) gây ra. Áp lực nóc của khu vực nước có áp thay đổi từ 11,10-21,60m; trung bình khoảng 17,61m.