Đặc Điểm Địa Mạo Và Tính Phân Bậc Địa Hình Tại Đồng Bằng Ven Biển Tỉnh Quảng Nam


i) Đứt gãy F2-09 chạy từ xã Đại Cường (huyện Đại Lộc), qua thị trấn Ái Nghĩa đến xã Điện Thọ (huyện Điện Bàn) thì chuyển sang phương á kinh tuyến hướng về phía thành phố Đà Nẵng. Đây là đứt gãy thuận có góc cắm hướng Đông Nam khoảng 60-700. Hệ thống đứt gãy này định hướng dòng chảy cho sông Ái Nghĩa, sông Bàu Xấu và sông Quá Giang.

Thế nằm và đặc trưng động lực của các đứt gãy F2-08, F2-09, F1-07 tạo ra vòm hạ kiến tạo (vòm hạ 3) tại khu vực nằm giữa sông Vu Gia và Thu Bồn (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc), góp phần hình thành đoạn sông uốn khúc nối giữa 2 con sông trên.

j) Đứt gãy F2-10 chạy từ xã Đại Phong đến xã Đại Nghĩa; đứt gãy F2-11 (còn gọi là đứt gãy Hà Nha) nằm tại xã Đại Đồng, Đại Quang (huyện Đại Lộc); đứt gãy F2-12 nằm ở khu vực xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn; đứt gãy F2-13 nằm ở thượng nguồn sông Lý Lý.

k) Tại khu vực huyện Thăng Bình và phía Bắc thành phố Tam Kỳ có các đứt gãy F2-14 nằm ở xã Bình Quí, thị trấn Hà Lam; đứt gãy F2-15 nằm ở khu vực xã Bình Chánh, Bình Tú; đứt gãy F2-16 nằm ở khu vực xã Tam Phước, Tam An.

l) Các đứt gãy F2-17 (đứt gãy sông Bạch Đằng), F2-18 (đứt gãy sông Chợ) nằm ở phía Tây Bắc thành phố Tam Kỳ là các đứt gãy trượt bằng phải chủ yếu phát triển trên đá gốc trước Đệ tứ. Đứt gãy F2-19 (đứt gãy sông Châu) nằm ở phía Tây Bắc huyện Núi Thành là đứt gãy thuận - trượt bằng phải, hướng cắm về phía Đông - Nam.

3.1.3.3. Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến (F3)

Tại khu vực Đại Lộc – Hội An có 5 đứt gãy và khu vực Thăng Bình – Núi Thành có 5 đứt gãy, các đứt gãy chủ yếu phát triển trên đá gốc Neogen hệ tầng Ái Nghĩa, C- P hệ tầng Ngũ Hành Sơn…và tái hoạt động trong giai đoạn Đệ tứ. Đặc điểm cụ thể của các đứt gãy như sau:

a) Đứt gãy F3-01 định hướng cho đoạn sông Vĩnh Điện tại 2 xã Điện Nam Trung và Điện Nam Bắc (huyện Điện Bàn). Đây là đứt gãy thuận có hướng cắm về phía Đông.

b) Đứt gãy F3-02 kéo dài từ xã Điện Thọ đến xã Điện Phước (huyện Điện Bàn). Đây là đứt gãy thuận có hướng cắm về phía Tây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

c) Đứt gãy F3-03 đi qua trung tâm thị trấn Ái Nghĩa, đây là đứt gãy thuận, có góc cắm về hướng Tây và đứt gãy F3-04 nằm ở khu vực xã Đại Nghĩa, là đứt gãy trượt bằng phải. Các đứt gãy này đều phát triển trên đá gốc tuổi Neogen, hệ tầng Ái Nghĩa.

d) Đứt gãy F3-05 nằm ở khu vực xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc; đứt gãy F3-06 nằm ở đoạn hạ lưu sông Lý Lý, nơi hợp dòng với sông Bà Rén; đứt gãy F3-07 nằm ở phía Đông xã Phú Thọ (huyện Quế Sơn); đứt gãy F3-08 nằm ở phía Tây phường Tam Anh Bắc (Tam Kỳ).


h) Tại khu vực vũng An Hòa, huyện Núi Thành có 2 đứt gãy á kinh tuyến, đứt gãy F3-09 là đứt gãy thuận, có góc cắm về hướng Đông và đứt gãy F3-10 là đứt gãy thuận, có góc cắm về hướng Tây.

3.1.3.4. Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến (F4)

Trong khu vực nghiên cứu, nhóm đứt gãy phương á vĩ tuyến không phổ biến.

Chủ yếu là các đứt gãy cổ phát triển trên đá gốc trước Đệ tứ.

a) Đứt gãy F4-01 nằm ở khu vực xã Điện Trung, Điện Phong, Điện Phương (huyện Điện Bàn), định hướng cho dòng chảy sông Điện Bình. Đây là đứt gãy thuận có hướng cắm về phía Bắc.

b) Đứt gãy F4-02 là đứt gãy nhỏ tại xã Quế Thuận (huyện Quế Sơn), trùng với đoạn thượng nguồn của sông Chợ Đụn. Đây là đứt gãy thuận – trượt bằng phải, phát triển tại ranh giới đá gốc của phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn 2 và Bến Giằng – Quế Sơn 3 với hướng cắm về hướng Bắc.

c) Đứt gãy á vĩ tuyến lớn nhất trong khu vực là đứt gẫy Tam Kỳ - Phước Sơn (Tam Kỳ - Hiệp Đức) nằm ở phía Nam khu vực nghiên cứu (đứt gãy F4-03). Đứt gãy này chạy từ Hiệp Đức qua trung tâm thành phố Tam Kỳ và kéo dài đến bờ biển, đứt gãy kéo dài trên 80km, góc dốc 60-700 cắm về phía Bắc, là ranh giới giữa 2 hệ tầng Núi Vú và Khâm Đức (dọc đứt gãy có nhiều xâm nhập siêu mafic của phức hệ Hiệp Đức). Đây cũng là một đứt gãy trượt bằng phải thuận [1, 14, 39, 40].

3.1.4. Đặc điểm địa mạo và tính phân bậc địa hình tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

Đặc điểm địa hình của đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có sự phân bậc khá rõ nét. Căn cứ vào dữ liệu cao độ bề mặt địa hình khu vực nghiên cứu, sau khi sử dụng phần mềm ArcGIS để tính toán nội suy dữ liệu độ cao, NCS đã thành lập được sơ đồ đẳng cao bề mặt địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên sơ đồ này, khu vực nghiên cứu được chia thành 6 vùng có cao độ khác nhau như sau (Hình 3.8):

- Vùng có độ cao từ 0m đến 2m: phân bố chủ yếu ở phía Nam thành phố Hội An (phía Bắc cửa Đại), chạy dọc bờ biển và phía Bắc cho đến trung tâm huyện Núi Thành, trùng với khu vực hạ lưu sông Tam Kỳ - Trường Giang. Tổng diện tích khoảng 114,7km2.

- Vùng có độ cao từ 2m đến 5m: tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Đông huyện Điện Bàn, một phần nhỏ ở phía Bắc huyện Thăng Bình, phía Tây Bắc thành phố Tam Kỳ và rìa phía Tây khu vực Núi Thành. Tổng diện tích khoảng 219,6km2.


Hình 3 8 Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằng tỉnh Quảng 1


Hình 3.8. Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằng tỉnh Quảng Nam

- Vùng có độ cao từ 5m đến 10m: phân bố kéo dài dọc bờ biển từ phía Bắc đến Nam vùng nghiên cứu ở dạng các bar cát thấp. Trong lục địa tập trung chủ yếu ở phía Đông huyện Đại Lộc và vùng phía Tây huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên. Tổng diện tích khoảng 545,9km2.

- Vùng có độ cao từ 10m đến 20m: phân bố dọc bờ biển phía Nam sông Thu Bồn, kéo dài từ Thăng Bình đến Tam Kỳ. Trong lục địa tập trung chủ yếu ở rìa phía Tây vùng nghiên cứu, là địa hình trung gian chuyển tiếp từ đồng bằng lên vùng núi thấp ở Tây đồng bằng Quảng Nam. Tổng diện tích khoảng 418,5km2.

- Vùng có độ cao từ 20m đến 40m: khu vực này tập trung chủ yếu phía trung tâm huyện Quế Sơn và Phú Ninh. Tổng diện tích khoảng 121,1km2.

- Vùng có độ cao trên 40m: tập trung nhiều nhất ở phía Tây huyện Quế Sơn. Tổng diện tích khoảng 76,3km2.

Qua tham khảo các tài liệu và quá trình khảo sát thực tế, NCS đã phân chia được 6 kiểu nguồn gốc với 20 kiểu bề mặt đồng nguồn gốc tại khu vực nghiên cứu theo đặc điểm hình thái, nguồn gốc và tuổi của địa hình như sau (Hình 3.9, 3.10):


3.1.4.1. Địa hình nguồn gốc sông

a) Bề mặt thềm bậc II nguồn gốc sông, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn

Dạng địa hình này phân bố ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứ u tai các xã Đai

Nghia, Đai

Quang, Đai

Đồng, thi ̣trấn Á i Nghia, Đai

Phong, Đai

Minh, Đai

Cường,

Đai

Thanh, Đai

Thắng (huyên

Đai

Lôc) và môt

phần nhỏ ở xã Duy Thu, Duy Tân

(huyên Duy Xuyên). Ở phía Tây huyện Thăng Bình (xã Bình Lâm, Bình Trị, Bình

Định Bắc) và huyện Quế Sơn (thị trấn Đồng Phú, xã Quế Phong, Quế An, Quế Minh). Các thềm sông bậc II cao trung bình 10m, phân bố dạng các dải dọc theo hệ

thống sông suối phần trung lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Tổng diên khoảng 72km2.

tích

Thềm được cấu tạo từ trầm tích cát hạt rất thô lẫn ít sạn rất nhỏ hoặc thành phần

là sạn rất nhỏ lẫn cát bột rất thô.

b) Bề mặt thềm bậc I nguồn gốc sông, tuổi Holocen sớm

Bề mặt thềm bậc I nguồn gốc sông, tuổi Holocen sớm cao trung bình 10m. Địa hình kéo dài dạng dải, phân bố dọc theo các thung lũng đoạn trung lưu sông Vu Gia (xã Đại Chánh, Đại Thanh, Đại Thắng huyện Đại Lộc; xã Duy Hòa, Duy Châu huyện Duy Xuyên), sông Thu Bồn (xã Đại Hồng, Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Minh, Đại Cường huyện Đại Lộc; xã Điện Quang huyện Điện Bàn), sông Ly Ly (xã Bình Định Bắc, Bình Quý, Bình Nguyên, thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình). Tổng diện tích khoảng 21,27km2.

Thềm được tạo thành từ cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi rất nhỏ.

c) Bề mặt bãi bồi cao, tuổi Holocen giữa

Bề mặt bãi bồi cao, tuổi Holocen giữa có độ cao trung bình 4-5m, phân bố dọc theo dòng chảy sông suối (sông Vu Gia, Thu Bồn, La Thọ, sông Yên, Bà Rén, Thanh Quýt) tại khu vực giáp ranh các huyện Đại Lộc (xã Đại Phong, Đại Minh, Đại Cường, Đại Nghĩa, Đại An, Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa), Điện Bàn (xã Điện Thắng, Điện Hồng, Điện Phước, Điện An, Điện Thọ, Điện Hòa Nam, Điện Tiến, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong) và Duy Xuyên (Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Trung). Tổng diện tích là 49,44km2.

Các bãi bồi này có thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô đến hạt trung lẫn sạn sỏi rất nhỏ.

d) Bề mặt bãi bồi thấp, tuổi Holocen muộn

Bề mặt bãi bồi thấp, tuổi Holocen muộn tạo thành các dải chạy dọc hai bên bờ hệ thống sông suối trong vùng nghiên cứu, cao 2-4m, rộng từ vài m đến 2,2km. Khu vực các bãi bồi phát triển rộng nhất kéo dài từ xã Đại Hòa huyện Đại Lộc (khu vực


hội lưu của sông Vu Gia và sông Thu Bồn) đến xã Điện Dương huyện Điện Bàn. Tổng diện tích là 97,94km2.

Thành phần cấu tạo nên bãi bồi là hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi rất nhỏ.

e) Bề mặc bãi bồi ven lòng, tuổi Holocen muộn

Bề mặt bãi bồi ven lòng phân bố dọc các sông đồng bằng, diện tích lớn nhất tập quan sát được trên đoạn sông Thu Bồn từ Giao Thủy đến Câu Lâu. Các bề mặt này thường cao hơn mực nước sông 1-2m và hình dạng có thể bị thay đổi vào mùa mưa lũ [1].

Thành phần trầm tích cấu tạo nên các bãi bồi ven lòng chủ yếu là cát hạt trung đến thô hoặc cát hạt nhỏ lẫm bột sét màu xám vàng [1].

3.1.4.2. Địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp

a) Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn

Các tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Pleistocen muộn - phần muộn có độ cao

trung bình 5m, lô ̣ra ở phía Bắc vùng nghiên cứ u taị thi trấn Á i Nghiã , xã Đaị Hiêp

thuôc

huyên

Đaị Lôc̣ ; xã Điên

Tiến, Điên

Tho,̣ Điên

Hòa Trung, Điên

Hòa Bắc thuôc

huyện

Điên

Bàn và môṭ phần nhỏ taị các xã Duy Hòa, Duy Châu huyên

Duy Xuyên. Tổng diên

tích khoảng 27,23km2.

Bề mặt được cấu tạo bởi trầm tích cuội sạn rất nhỏ lẫn cát bột thô đến rất thô. Một vài chỗ thấy xuất hiện lớp sét màu xám tro, xám đen chứa vỏ sò ốc và tạp chất hữu cơ. Một vài chỗ lớp sét này bị phong hóa có màu xám vàng loang lỗ.

b) Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen sớm

Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen sớm cao trung bình 5m, phân bố tại vùng giáp ranh giữa huyện Điện Bàn (xã Điện Thắng, Điện Hồng) và huyện Đại Lộc (xã Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa). Diện tích không lớn khoảng 17,5km2.

Bề mặt có thành phần chủ yếu là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột rất thô.

c) Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen giữa

Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi Holocen giữa có độ cao trung bình 5- 7m, tập trung ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, ở khu vực thị trấn Vĩnh Điện, xã Điện Minh, Điện Phương, Điện Nam Đông (huyện Điện Bàn), thị trấn Nam Phước, Duy Phước, Duy Thành, Duy Vinh (huyện Duy Xuyên), Quế Xuân, Quế Phú (huyện Quế Sơn), Cẩm Kim, Cẩm Nam (Hội An); phân bố rải rác ở xã Điện Thọ, Điện Hòa Trung (huyện Điện Bàn). Tổng diện tích là 44,93km2.

Các bề mặt tích tụ này được thành tạo từ trầm tích cát hạt thô lẫn sạn sỏi rất nhỏ.



Hình 3 9 Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam từ 2


Hình 3.9. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1)


Hình 3 10 Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam từ 3


Hình 3.10. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2)

- 83 -


Bằng ven biển tỉnh Quảng Nam từ Thăng Bình đến Núi Thành mảnh 2 83 4

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí