Đặc Điểm Chung Về Cấu Tạo Từ Ngữ Lóng Tiếng Hán


có nghĩa là “cảnh sát”. Trong đó, “雷子” là cách gọi của tội phạm với cảnh sát,

bắt nguồn từ tên gọi những hình phạt dành cho tội phạm ở Bắc Kinh và những khu vực lân cận; “ 条 子 ”: có rất nhiều cách giải thích liên quan đến “ 条 子 ”,

trong đó có hai cách giải thích đáng tin cậy nhất là: bởi vì trước đây khi cảnh sát đến những sòng bạc bí mật, họ thường hô lên “警察来了”, nhưng như thế quá rõ ràng, sau này mọi người đổi thành “有条子” hoặc là “条子来了”, cuối

cùng trở thành một tên gọi khác của cảnh sát; Trên quân phục của cách sát địa phương đều thêu vạch ngang đại diện cho giai cấp nhìn rất giống như “条子” trên quân bài, vì thế, mỗi khi nhìn thấy cảnh sát tuần tra, mọi người hô lên “条子来了”. Xuất phát từ những lí do này mà trong thực tiễn các từ trên mang nghĩa “cảnh sát, cớm”. Ví dụ: 小偷让雷子盯上了 。(Tên trộm vào tầm ngắm

của cớm rồi.)胡进勒,汉语俚语手册).

Trong tiếng Hán, tiếng lóng còn có cấu tạo là ngữ như với các biểu thức thể hiện như các thành ngữ, tục ngữ, ngữ tự do… Đối với các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngữ tự do… khi trở thành những đơn vị của tiếng lóng thường mang theo đặc trưng văn hóa rõ nét và thể hiện sự tinh gọn. Ví dụ:

曾经的那个小小恶女仍旧不改其本色,面对俊美的哥哥,立志将

进行到底,却在不知不觉中爱上了这个少女系的男生(Bản chất của cô bé xấu xí hồi nào vẫn không hề thay đổi, đứng trước một “anh giai” đẹp như

vậy, cô quyết tâm sẽ làm người xấu đến cùng nhưng không biết từ lúc nào, cô lại yêu chính anh chàng “xăng pha nhớtđó).闹小闹,《少女系男生》,第


一章)

少女系男生,奶油小生 (Nghĩa là con trai nhưng lại có đặc điểm của


con gái. Dịch lóng: xăng pha nhớt, ái.)


b. Tiếng lóng và từ ngữ lóng trong tiếng Việt

Từ ngữ lóng là vật liệu của “tiếng lóng”, còn tiếng lóng là cách nói tạo ra các phát ngôn. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi cho rằng, từ ngữ lóng không chỉ là các từ mà còn bao gồm những ngữ cố định hoặc tương đối cố định, thậm chí cả những kết hợp mà nhìn về cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo, chỉ cần tách một từ tố ra khỏi kết hợp thì cả kết hợp sẽ không có nghĩa lóng nữa [59]. Ví dụ: “từ A đến Z”; “dư sức qua cầu”; “dân cháo pha sữa”; “mọc sừng”; “leo cây”... Như vậy, cách gọi này sẽ tránh một quan niệm quá chặt chẽ về từ cũng như về từ loại, đồng thời, chúng tôi tiếp thu ngữ pháp truyền thống, định nghĩa danh từ: danh từ là loại đơn vị có ý nghĩa sự vật; động từ: động ngữ có ý nghĩa hành động; tính từ: tính từ có ý nghĩa tính chất, đặc trưng. Từ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở vốn từ tiếng Việt, tức là từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có để tạo nên những từ lóng” [35]. Trên cơ sở vốn từ chung, khi một từ được tách nghĩa lóng ra gọi riêng hoặc các từ được cấp thêm một nghĩa mới – đó chính là các từ lóng. Ví dụ: củ chuối, bã đậu, bò, lợn... có nghĩa lóng là “không thông minh”.

Tiếng lóng có một đặc điểm là chỉ gồm có các biến thể ngữ âm, từ vựng


và ngữ nghĩa, cụ thể là: biến thể ngữ âm của một từ ngữ nào đó trên cơ sở


nghĩa ngữ văn cấp thêm một nghĩa lóng theo cách phát triển nghĩa của từ


(bằng phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ), hoặc độc lập hóa một hình vị không

độc lập thành từ lóng. Vì thế, việc “giải mã” nghĩa của tiếng lóng nói chung,


từ ngữ lóng nói riêng, phải dựa vào đặc điểm của nhóm xã hội sản sinh ra thứ


tiếng lóng đó. Tuy nhiên đôi khi cũng không thể giải thích được tường tận mà


chỉ có thể được hiểu được nhờ chính các thành viên trong nhóm đó giải mã.

Như vậy, phát ngôn lóng có đặc điểm đáng chú ý sau:

- Cấu trúc của phát ngôn là cấu trúc câu của một ngôn ngữ cụ thể, ví dụ:


(cấu trúc của câu tiếng Việt và cấu trúc của câu tiếng Hán). Trong phát ngôn


đó, chỉ xuất hiện một hoặc một vài từ ngữ lóng, như là “khóa” của phát ngôn.

- Sự khó hiểu về nghĩa hay nội dung của phát ngôn được quyết định bởi từ ngữ lóng đó, tức là chỉ khi nào hiểu được nghĩa của từ ngữ lóng thì mới hiểu được nội dung của phát ngôn.

c. Nội hàm văn hóa của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt

Những giá trị, bối cảnh và đặc sắc văn hóa được chứa đựng trong tiếng lóng Việt Nam là vô cùng phong phú, cũng không thua kém gì so với nội hàm văn hóa của tiếng lóng tiếng Hán.

Trên sách báo, tạp chí truyền thống cũng như các trang báo mạng của Trung Quốc (ví dụ 脸谱 - facebook, 推特 – twitter, 网络日志 - blog) đều có vô

số từ ngữ lóng. Hơn nữa, mỗi từ ngữ lóng đều có nguồn gốc khác nhau thậm chí là nội hàm văn hóa cũng khác nhau. Tiếng lóng chính là một loại hiện tượng từ vựng dân gian không chính thức là công cụ hữu hiệu phản ảnh của người dân. Vì thế tiếng lóng trong tiếng Hán hay tiếng Việt đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hoá Trung Quốc và Việt Nam. Ví dụ:

A: Thật là a kay con chim cú quá! Tán mãi mà em ấy chẳng đổ (+_+) B: Chú gà công nghiệp quá!

A: Nhầm, đây là dân đào hầm nhé! Chẳng qua là em nó Yết Kiêu quá thôi!

Đây là cuộc hội thoại điển hình về “tán gái” nhưng không dễ hiểu chút nào. Muốn hiểu được nghĩa của “a kay con chim cú”, “Yết Kiêu”, “gà công nghiệp”, “dân đào hầm” thì cần căn cứ vào nội hàm văn hoá của nó mới nắm bắt được ý nghĩa chính xác của nói. “A kay” là hình ảnh em bé Tà Ôi nổi tiếng trong tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã trở thành từ dùng phổ biến và được cấp thêm nét nghĩa tính từ biểu thị cảm xúc “cay cú” trên cơ sở đồng âm. Đồng thời, khi sử dụng “a kay” “con chim cú” (Bởi vì thất bại không đạt được thứ mình muốn nên tức giận, khó chịu, không phục) sẽ tạo cảm giác mới mẻ, tạo sức


hấp dẫn về phong cách phát ngôn. Bên cạnh đó, “Yết Kiêu” là tên vị anh hùng dân tộc thời Trần nhưng do từ “Kiêu” đồng âm với từ “kiêu” trong kiêu căng nên hiện nay từ “Yết Kiêu” đã bị tính từ hoá và cấp cho nét nghĩa kiêu căng, kiêu ngạo, khó gần.

Có thể nói, trên phương diện nào đó chính là một loại từ vựng dân gian, thông tục không chính thức là công cụ hữu hiệu để chuyển tải các nội dung thông tin mang phong cách mới và có khả năng bảo mật cao.

1.3. Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể là tìm hiểu tình hình nghiên cứu tiếng lóng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và đi sâu cụ thể vào tìm hiểu các nghiên cứu về tiếng lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy: chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt.

Trên cơ sở trình bày các vấn đề về từ và nghĩa của từ, chúng tôi xác định: từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng độc lập vận dụng tức có chức năng tạo câu. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của từ, chúng tôi xác định từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt là các từ và các tổ hợp tương đương về nghĩa với từ (cụm từ/ngữ).

Dựa trên nhận định: tiếng lóng là một phương ngữ xã hội đặc biệt, là biến thể ngôn ngữ diễn ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới và có xu hướng lan tỏa ngày càng mạnh, chúng tôi nhận thấy có những điểm tương đồng trong nội hàm và ngoại diên của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Những điểm tương đồng này xuất phát từ sự gần gũi về các nhân tố xã hội, về một số đặc điểm văn hóa xã hội.

Xuất phát từ việc lí giải nguồn gốc hình thành, khái niệm tiếng lóng cũng như trình bày các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa từ ngữ lóng nói chung,


chúng tôi thống nhất trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt trên cơ sở nguồn tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt, cũng như sử dụng khái niệm từ ngữ lóng thay cho cách gọi tiếng lóng (bao hàm nghĩa “cách nói tạo nên phát ngôn tiếng lóng” và cả từ ngữ lóng được sử dụng làm “vật liệu” cấu tạo nên phát ngôn tiếng lóng) nhằm tránh gây ra những tranh cãi về mặt lí luận.

Dựa trên hệ thống lí luận của các tác giả đi trước, chúng tôi có cơ sở lý luận vững chắc để tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm từ ngữ lóng trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt để chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của nhóm đối tượng sử dụng trong cộng đồng. Từ đó luận án góp thêm những minh chứng cụ thể trong việc bổ sung vào lí luận về phương ngữ xã hội và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về chuẩn hóa và giáo Hán dục tiếng và tiếng Việt trong cảnh huống mới cũng như chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong tiếng lóng của tiếng Hán và tiếng Việt.


CHƯƠNG 2.

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT)


2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán

2.1.1. Đặc điểm chung về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán

2.1.1.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo

Từ góc độ thành tố cấu tạo, có thể phân chia từ ngữ lóng tiếng Hán như sau:

Bảng 2.1. Từ ngữ lóng tiếng Hán xét theo thành tố cấu tạo


Số lượng thành tố cấu tạo

Tổng số

Tỉ lệ (%)

1 từ tố

350

23,78%

2 từ tố

739

50,20%

3 từ tố

235

17,19%

từ 4 từ tố trở lên

130

8,82%

Tổng

1.472

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 8

Kết quả phân loại cho thấy:

Các từ ngữ lóng tiếng Hán gồm 2 từ tố phổ biến: 739/1.472 từ ngữ, chiếm 50,20%.

Các từ ngữ lóng chiếm số lượng trung bình và thấp là: từ lóng gồm 1 từ tố là 350/1.472 từ ngữ, chiếm 23,278%; từ ngữ lóng gồm 3 từ tố là 235/1.472 từ ngữ, chiếm 17,19%; từ ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên có số lượng thấp nhất là 130/1.472 từ ngữ, chiếm 8,82%.

Từ kết quả trên có thể đưa ra nhận xét là, các từ ngữ lóng trong tiếng Hán được hình thành chủ yếu là các từ song tiết.

Xét từ góc độ các nhóm xã hội (như trộm cướp, ma túy, mại dâm, buôn lậu) với 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Hán, có thể phân loại như sau:


Bảng 2.2. Từ ngữ lóng tiếng Hán thuộc các nhóm xã hội xét theo số lượng thành tố cấu tạo‌


Nhóm xã hội

Số lượng từ tố cấu tạo


Tổng


Tỉ lệ (%)

một từ tố

hai từ tố

ba từ tố

từ bốn từ tố

trở lên

trộm cướp

115

231

79

42

467

31,73%

ma túy

96

195

61

37

389

26,43%

mại dâm

72

162

55

26

315

21,40%

buôn lậu

67

151

58

25

301

20,44%

Tổng số

350

739

253

130

1.472

100%

Phần trăm (%)

23,78%

50,20%

17,19%

8,83%

100%


Dựa trên kết quả thống kê này, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

- Về số lượng các từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội như sau:

Từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội trộm cướp có số lượng lớn nhất: 467/1.472 đơn vị, chiếm 31,73%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội ma túy có 389/1.472 đơn vị, chiếm 26,43%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội mại dâm có 315/1.472 đơn vị, chiếm 21,40%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội buôn lậu có số lượng thấp nhất 301/1.472 đơn vị, chiếm 20,44%.

- Về số lượng các từ ngữ lóng phân loại theo số lượng các từ tố:

Các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 739/1.472 đơn vị, chiếm 50,20%; các từ ngữ lóng gồm 1 từ tố có số lượng cao: 350/1.472 đơn vị, chiếm 23,78%; các từ ngữ lóng lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp, 253/1.472 đơn vị, chiếm 17,19% và từ ngữ lóng từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp nhất: 130/1.472 đơn vị, chiếm 8,83%.

Nguyên nhân của hiện tượng trên:

Thứ nhất, giữa các nhóm từ ngữ lóng có sự chênh lệch không lớn một mặt phản ánh sự tồn tại khách quan của các nhóm xã hội, mặt khác phản ánh sự tương tác trong cùng nhóm xã hội phi pháp. Vì vậy, bên cạnh những từ ngữ lóng sử dụng riêng trong nội nhóm thì còn có bộ phận từ ngữ lóng dùng chung trong các nhóm.


Thứ hai, trong từng nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau giữa số lượng từ tố cấu tạo nên từ ngữ lóng, cụ thể: trong tất cả các nhóm xã hội khảo sát thì các từ ngữ lóng có cấu tạo gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn (trộm cướp: 231/1.472 từ ngữ; ma túy: 195/1.472 từ ngữ; mại dâm 162/ 1.472 từ ngữ và buôn lậu: 151/1.472 từ ngữ); các từ ngữ lóng bao gồm bốn từ tố trở lên lại có số lượng rất thấp (trộm cướp: 42/1.472 từ ngữ; ma túy: 37/1.472 từ ngữ; mại dâm: 26/1.472 từ ngữ; buôn lậu: 25/1.472 từ ngữ). Các hiện tượng này bước đầu cho thấy con đường hình thành của tiếng lóng trong tiếng Hán rất đa dạng và có sức sản sinh cao.

Dựa trên kết quả phân loại từ ngữ lóng tiếng Hán về từ tố cấu tạo và quan hệ giữa các từ tố trong từng đơn vị, chúng tôi chia từ ngữ lóng thành các loại: từ đơn, từ phức và ngữ (cụm từ) theo các nhóm xã hội khảo sát. Kết quả phân loại như sau:

Bảng 2.3. Từ ngữ lóng tiếng Hán xét theo đơn vị từ vựng


Nhóm xã hội

Số lượng từ tố cấu tạo

Tổng

Tỉ lệ

(%)

từ đơn

từ phức

ngữ

trộm cướp

56

74

337

467

31,73%

ma túy

29

46

314

389

26,43%

mại dâm

31

59

225

315

21,40%

buôn lậu

32

54

215

301

20,44%

Tổng số

148

233

1.091

1.472

100%

Phần trăm (%)

10,05%

15,83%

74,12%

100%


Như vậy, có thể thấy, các từ ngữ lóng là từ đơn chiếm số lượng lớn nhất (31,37%). Ví dụ:

bán đồ ăn trộm; kiếm được một khoản tiền lớn; bị phạt; trộm;

bị bắn chết; mua qua bán lại để kiếm lời; hàng lậu; giàu có, có nhiều

tiền; phê thuốc; một túi gồm 5g heroin trở lên; cảm giác phê thuốc, trong lòng cực kỳ thỏa mãn; đá (Ketamin); việc quan hệ tình dục (tục);

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022