Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 19


Trong tiếng Bắc Kinh, từ “ 盖 棒 có nghĩa là 完 美 (tốt đẹp, thuận lợi).

Ví dụ: “盖了帽儿了” có nghĩa là “太棒了、太完美了” (Thật tốt quá, thật hoàn hảo.), từ “阿飞” (指身着奇装异服、举动轻狂的小流饭: Teddy boy: chỉ những thanh thiếu niên hư hỏng, mặc quần áo theo phong cách dị biệt, có hành động

khinh bạc, quá khích thường được dùng trong tiếng Thượng Hải. Hay như trong tiếng Việt, từ “a la đanh” chỉ “吸毒者” tức người chích hút ma túy.

Số lượng từ ngữ lóng ngày càng tăng mạnh với nội dung ngữ nghĩa và hình thức kết cấu rất đa dạng. Một trong những lí do là vì, chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau, như từ các phương ngữ, từ tiếng nước ngoài. Ví dụ:

Từ “ ” (khủng, ngầu, thậm) là tiếng Bắc Kinh mượn tiếng Đài Loan,

từ “” (được cư dân mạng dùng để biểu đạt ý đã hiểu, biết, ví dụ:你造吗?=

你知道吗?) là từ mượn tiếng Đông Bắc, từ “拜拜” (tạm biệt) mượn tiếng Anh; trong tiếng Thượng Hải, từ “大哥大(手提电话: điện thoại di động) mượn tiếng Đài Loan, từ “达孛留西” (WC) và từ “哇塞” (Wows) mượn từ tiếng Anh; tiếng Việt cũng có rất nhiều từ mượn từ nước ngoài, như: A-sê-nôn (Arsenal,

相当于呕吐), Li-vơ-phun (Liverpool), William Cường (WC), Na-tô (Chỉ

chuyên nói suông mà không làm: NATO - Never action only), tiểu thịt tươi mượn từ tiếng Hán (chỉ những nam thanh nữ tú, người có nhan sắc, 相当于小鲜肉), tra nam, tra nữ mượn từ tiếng Hán (相当于渣男, 渣女)...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

5/ Sự xuất hiện từ ngữ lóng mới ngày một nhiều, trong khi đó, các từ ngữ lóng cũ vẫn tồn tại, cùng sử dụng. Vì thế, bên cạnh hiện tượng đồng nghĩa là số lượng từ ngữ lóng không giảm đi, mà ngày càng tăng lên, trở thành một loại ngôn ngữ được mọi người tin dùng. Ví dụ:

Trong tiếng Bắc Kinh: 搞钱 được gọi là 扎款; 舒服 được gọi là 滋润,

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 19

完全的确 được gọi là 整个儿.


Trong tiếng Thượng Hải: 质高 nay được gọi là 上品; 假的 được gọi là大兴. Trong tiếng Việt, “chung thủy trước sau như một” nay được gọi là: ti vi màn hình phẳng để chỉ phụ nữ ngực lép.

6/ Như đã nêu, tiếng lóng trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt chủ yếu do những người làm nghề không chính đáng, những người phạm pháp, những phần tử lưu manh sử dụng, mục đích sử dụng được bảo mật cách tuyệt đối. Cùng với sự thay đổi của thời gian, đến ngày hôm nay, tiếng lóng đã từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của mọi người mà mục đích sử dụng không còn là bí mật, phạm vi sử dụng cũng ngày càng được mở rộng, bao gồm học sinh - sinh viên, các tổ chức xã hội quy mô nhỏ, thế hệ trẻ và truyền thông. Sự thay đổi của tiếng lóng cũng vô cùng phong phú, mang đậm màu sắc của các lĩnh vực trong xã hội.

Vì thế, những giá trị, bối cảnh và đặc sắc văn hóa được chứa đựng trong từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt là rất phong phú, phản ánh chi tiết cuộc sống, phản ánh văn hóa ngôn ngữ riêng biệt của một quốc gia, đồng thời phản ánh tính sáng tạo và khả năng vận dụng linh hoạt của con người.

3.4. Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã tìm hiểu các đặc điểm của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt trên phương diện: đặc điểm ý nghĩa và vấn đề sử dụng tiếng lóng. Từ việc phân tích, chứng minh, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:

1. Khi tìm hiểu, phân loại các từ ngữ lóng của các nhóm xã hội khảo sát, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ lóng được chia thành các tiểu nhóm như: Đối tượng tham gia vào hoạt động của nhóm; Hàng hóa trao đổi/ buôn bán/ trộm cướp; Hành động/ hoạt động trộm cướp, mua bán... Từ ngữ lóng trong mỗi nhóm xã hội phân loại nghĩa có điểm chung và riêng. Điều này phản ánh sự giao thoa và khẳng định của từng nhóm xã hội.


2. Truyền thống ngôn ngữ học, khi nói tiếng lóng nói chung, từ ngữ lóng nói riêng là nói đến ngôn ngữ của những nhóm xã hội phi pháp, theo đó, ngôn ngữ của nhóm xã hội này, cụ thể ở đây là từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt, luôn được gán các đặc điểm như “phi chuẩn”, “có nghĩa xấu”, “làm hỏng ngôn ngữ”, “làm vẩn đục ngôn ngữ”, mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngày nay đã khác, nhiều nhóm xã hội đã sử dụng tiếng lóng, từ ngữ lóng để làm nên đặc điểm riêng của nhóm mình. Theo đó, từ ngữ lóng có cả đặc điểm tích cực và tiêu cực. Những người cầm bút trong các trang viết của mình và đôi khi cả những nhà quản lí, những người có quyền lực,... trong giao tiếp hội thoại cũng có thể dùng từ ngữ lóng ở những bối cảnh giao tiếp nhất định để nhấn mạnh và làm tiêu điểm của thông tin.

3. Xét về phạm vi ý nghĩa được biểu thị, tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu thuộc các phạm vi nhóm xã hội sau: hoạt động trộm cướp; hoạt động tình dục mại dâm; sử dụng ma túy, hút chích; nghiện rượu; hoạt động buôn lậu. Trong từng nhóm xã hội tương ứng với các nhóm xã hội trên, chúng tôi lần lượt xếp nhóm và phân loại các từ ngữ lóng. Đồng thời, đưa ra những ví dụ trường hợp để chỉ rõ đặc trưng nghĩa biểu thị của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt trong từng hoàn cảnh nhất định.


KẾT LUẬN


1. Nếu như ngôn ngữ học cấu trúc mà đại diện là Ferdinand de Saussure cho rằng, có bao nhiêu vùng miền địa lí thì có bấy nhiêu phương ngữ địa lí, theo đó, ngôn ngữ học xã hội cho rằng có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Với cách nhìn này, tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội, và hơn thế nữa là một phương ngữ xã hội đặc thù. Là biến thể của ngôn ngữ, được ngôn ngữ học cấu trúc coi là không chính thức, tiếng lóng với hạt nhân là các từ ngữ lóng được coi là hình thức/ biến thể ngôn ngữ thông tục, mang màu sắc vừa địa phương vừa dân gian mà ngôn ngữ nào cũng có.

Khi xã hội càng phát triển, phân hóa càng mạnh thì nhóm xã hội càng nhiều, theo đó, tiếng lóng gắn với nhóm xã hội cũng ngày được mở rộng và cách nhìn nhận về tiếng lóng cũng “cởi mở” hơn. Nếu như trước đây, ngôn ngữ học cấu trúc ít chú trọng tới tiếng lóng vì luôn coi tiếng lóng là một loại “hắc ngữ” làm “vẩn đục”, ảnh hưởng xấu đến ngôn ngữ chuẩn mực, thì ngày nay với cách nhìn của ngôn ngữ học cấu trúc, cụ thể là ngôn ngữ học xã hội lại chú trọng tới ngôn ngữ của các nhóm xã hội, trong đó có tiếng lóng và coi nó là một thành phần không thể thiếu, góp phần làm nên tính đa dạng cũng như phát triển của ngôn ngữ. Vì thế, quan niệm và cách nhìn đối với tiếng lóng mà cụ thể là từ ngữ lóng còn khá không thống nhất. Do vậy, trong luận án này, chúng tôi lấy từ ngữ lóng của bốn nhóm xã hội quen thuộc khi nói về tiếng lóng là trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu cả trong tiếng Hán và tiếng Việt để thu thập ngữ liệu và làm đối tượng nghiên cứu, khảo sát.

2. Luận án tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếng lóng trên phạm vi trên thế giới nói chung, ở Trung Quốc và Việt Nam nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định, tiếng lóng là ngôn ngữ hình thức, bắt nguồn từ quần chúng, quay trở lại phục vụ quần chúng và được quần chúng đón nhận và sử dụng. Tiếng lóng mặc dù không trang nhã, thậm chí thông tục


(hay thô tục) nhưng lại có khả năng biểu đạt phong phú. Với tư cách là biến thể ngôn ngữ của xã hội, tiếng lóng được sử dụng chủ yếu trong các nhóm xã hội, đặc biệt là các nhóm xã hội phi pháp (nhóm xã hội đen).

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã xây dựng hệ thống cơ sở lí luận, trong đó tập trung vào hai khái niệm cơ bản là phương ngữ xã hội và khái niệm về tiếng lóng. Bên cạnh đó, vì khảo sát liên quan đến khái niệm từ trong ngôn ngữ nên luận án cũng dành một phần để nêu ra một số vấn đề về khái niệm từ trong tiếng Việt và trong tiếng Hán.

3. Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt thuộc 4 nhóm xã hội là trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu.

a) Về mặt cấu tạo, từ ngữ lóng tiếng Hán và tiếng Việt có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

- Về số lượng các từ ngữ lóng phân loại theo số lượng các từ tố: ở trong tiếng Hán, các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 739/1.472 đơn vị, chiếm 50,20%; các từ ngữ lóng gồm 1 từ tố có số lượng là: 350/1.472 đơn vị, chiếm 23,78%; các từ ngữ lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp, 253/1.472 đơn vị, chiếm 17,19% và từ ngữ lóng từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp nhất: 130/1.472 đơn vị, chiếm 8,83%.

- Ở trong tiếng Việt, các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 754/1.472 đơn vị, chiếm 51,22%; các từ ngữ lóng gồm 1 từ tố có số lượng là: 354/1.472 đơn vị, chiếm 24,05%; các từ ngữ lóng lóng gồm 3 từ tố và từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp, lần lượt 188/1.472 đơn vị, chiếm 12,77% và 176/1.472 đơn vị, chiếm 11,96%.

Như vậy, có thể thấy các từ lóng gồm 2 từ tố chiếm đa số cả trong tiếng Hán và tiếng Việt.

- Về từ loại, cả trong tiếng Hán và tiếng Việt, các từ ngữ lóng hầu hết là các danh từ, động từ, tính từ và danh ngữ, động ngữ, tính ngữ.


- Về phương thức cấu tạo, các từ ngữ lóng cả trong tiếng Hán và tiếng Việt đều được hình thành bằng các hình thức như biến đổi ngữ âm, từ hóa các hình vị không độc lập, tạo thêm nghĩa lóng từ các từ ngữ ngữ văn sử dụng các từ ngữ vay mượn. Đối với tiếng Hán, một trong những thành phần quan trọng

để tạo nên từ ngữ lóng là việc chuyển các ngữ thịnh hành (lưu hành ngữ: 流 行

) thành từ ngữ lóng. Thiết nghĩ, có lẽ đây chỉ là một cách gọi trong tiếng Hán, bởi trong tiếng Việt cũng có hiện tượng này. Ví dụ, trong tiếng Việt các cách nói kiểu như “đắng lòng”, “để đây không nói gì”, v.v... Nếu trong tiếng Hán thì được gọi là “ngữ thịnh hành” và được coi đây là từ ngữ lóng trong giới trẻ tiếng Việt.

b) Về đặc điểm ngữ nghĩa, có thể thấy đặc điểm chung cả trong tiếng Hán và tiếng Việt là, dù được hình thành bằng phương thức nào thì một từ ngữ được coi là từ ngữ lóng thì phải có nội dung ngữ nghĩa là lóng.

Với đặc điểm là gắn với nhóm xã hội mà nhóm xã hội lại được hình thành phát triển theo từng thời kì nên nghĩa của từ ngữ lóng cũng theo đó được hình thành thành và phát triển. Tuy nhiên, nghĩa của các từ ngữ lóng cũng không thể tách khỏi đặc điểm chung của nghĩa từ, đó là: nghĩa lóng được phát triển trên cơ sở nghĩa ngữ văn vốn có, tức là, dựa vào một hay một một vài nghĩa vốn có để phát triển thành nghĩa lóng bằng hai phương thức là ẩn dụ và hoán dụ. Hay, theo cách nói quen thuộc là, nghĩa lóng này chính là nội dung thứ hai của tên gọi lóng “chồng lên” trên tên gọi thông thường trong ngôn ngữ toàn dân; giữa nghĩa lóng và nghĩa thông thường luôn có một mối quan hệ “liên tưởng” về ngữ nghĩa. Nếu như, sự phát triển nghĩa được nhìn nhận theo hai hướng là khái quát hóa (theo cách nhìn truyền thống là “mở rộng”) và chuyên biệt (theo cách nhìn truyền thống là “thu hẹp”) thì nghĩa của từ ngữ lóng đều là theo hướng chuyên biệt. Từ một hướng khác, các yếu tố vốn không dùng độc lập, được “độc lập hóa” thành từ lóng thì nghĩa lóng chính là nghĩa của từ đa tiết đó (ví dụ: cộ có trong tiếng lóng là từ có nghĩa là xe: bắt nguồn từ xe cộ).


c) Sự hình thành và phát triển của từ ngữ lóng gắn với đặc trưng văn hóa - tư duy chung của nhân loại cũng như văn hóa - tư duy văn của mỗi dân tộc. Vì thế, có thấy, trong “vốn từ” của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt có những từ ngữ giống nhau, nhưng lại có từ khác nhau (Ví dụ: tiếng Hán và tiếng Việt đều gọi gái bán dâm là “hoa”, bên cạnh đó tiếng hán còn gọi là “chim”, còn trong tiếng việt thì gọi là “gà”, gà móng đỏ”, v.v.).

4. Luận án này trên cơ sở nguồn ngữ liệu các từ ngữ lóng của bốn nhóm được coi như “xã hội đen”, nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của chúng về cấu tạo và ngữ nghĩa. Là một loại phương ngữ xã hội, tiếng lóng cùng với các biến thể ngôn ngữ trên mạng xã hội đang phát triển mạnh và ranh giới giữa chúng là một vấn đề. Đây chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Hoài Tâm (2015), Quan niệm mới về tiếng lóng của giới Hán ngữ học Trung Quốc, Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”, số 8 (238) 2015, trang 41.

2. Nguyễn Thị Hoài Tâm (2020), Phương thức cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt, Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”, số 8 (238) 2015, trang 41.

3. Nguyễn Thị Hoài Tâm (2021), Đặc điểm của từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng, Tạp chí “Từ điển học và Bách khoa thư”, số 1 (69) 2021, trang 23.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022