Từ Lóng Tiếng Việt Là Từ Đơn Xét Theo Nguồn Gốc


Kết quả khảo sát, phân loại cho thấy: từ lóng thuộc nhóm xã hội trộm cướp là từ chiếm số lượng lớn nhất: 119/385 từ (trong đó: từ đơn 49/385 từ, từ phức 70/385 từ). Từ lóng thuộc nhóm xã hội Ma túy chiếm số lượng thứ hai 107/385 từ (trong đó, từ đơn 31/385 từ, từ phức 76/385 từ). Từ lóng thuộc nhóm xã hội Mại dâm chiếm số lượng thứ ba 85/385 từ (trong đó, từ đơn 19/385 từ, từ phức 62/385 từ). Từ lóng thuộc nhóm xã hội Buôn lậu có số lượng thấp nhất: 74/385 từ (trong đó, từ đơn 19/385 từ, từ phức: 55/385 từ).

2.2.2.1. Từ lóng đơn trong tiếng Việt

- Xét về mặt cấu tạo, các từ lóng trong tiếng Việt là từ đơn là các từ có cấu tạo gồm 1 từ tố (1 hình vị), hình thành bằng phương thức từ - hóa hình vị. Hay các từ lóng này là những từ lóng sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới, đó là nghĩa lóng. Theo kết quả phân loại tại bảng 3.3 từ lóng có cấu tạo là từ đơn thuộc 4 nhóm nhóm xã hội gồm 122/1.472 từ, chiếm 8,29%, chẳng hạn: vọt (vàng), khai (cắt/ xẻo), yêu (kẻ ăn cắp lâu năm, sành sỏi và can án nhiều lần), đoàn (dao to), bánh (hình dáng, kích thước đóng gói ma túy thông thường), cỏ (cần xa/ tài mà/ đại ma), tép (qui cách đóng gói và trọng lượng ma túy ít), rau (gái mại dâm là sinh viên), bao (bao cao su), tuồn (đưa hàng vào sâu nội địa), sập (bị bắt)…

- Xét về mặt nguồn gốc, có 63 từ lóng là từ thuần Việt, chẳng hạn: mổ, chuỗn, tép, cỏ, phò, rau, tuồn, dính, ẵm…; 43 từ lóng là từ Hán Việt, chẳng hạn: thạch, yêu, bắn, chiêu, cửu, lậm…; 17 từ lóng là từ Ấn Âu, chẳng hạn: list, some, đô, ken, gơ, swing… Như vậy, các từ lóng là từ đơn trong tiếng Việt có nguồn gốc thuần Việt chiếm tỉ lệ đa số là 51.64% (69/122); từ đơn có nguồn gốc Hán – Việt chiếm tỉ lệ trung bình là 35.25% (42/122); từ đơn có nguồn gốc Ấn Âu chiếm tỉ lệ ít nhất là 13,93% (17/122).


Bảng 2.14. Từ lóng tiếng Việt là từ đơn xét theo nguồn gốc


Từ lóng - Từ đơn tiết

Số lượng

Tỷ lệ %

Thuần Việt

63

51.64%

Hán Việt

43

35.25%

Ấn Âu

17

13,93%

Tổng số

122

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 12

Kết quả thống kê và phân loại cho thấy, các từ lóng tiếng Việt lấy chính các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt là từ đơn để cấu tạo nên các từ lóng. Bằng cách cấp cho các từ đơn một nghĩa mới nhằm bảo mật thông tin theo quan điểm của nhóm hình thành nên các từ đơn là từ lóng, chẳng hạn: Những từ lóng được sử dụng ngay từ các đơn vị từ vựng tiếng Việt và được gán cho một nghĩa lóng như: chuỗn, vòm, khọm, gà, phò, dính, săn, thuế, khoai, tuồn, sâp, nhập…; Những từ lóng là từ đơn “mới” như: bỉ, đượi, nài, HEM, chôm, chuỗn, tó, bo, hiếc…

- Về mặt từ loại, có 69 từ đơn là danh từ, ví dụ: thạch, đoàn, bút, vòm, vé, đá, cỏ, kẹo, hàng, gái, cửa, nài, trâu, keo…; 38 từ đơn là động từ, ví dụ: yêu, chuỗn, dính, bắn, chịch, tuồn, sập, xù, quẩy, quất, né, nện, ngã, lột… 15 từ đơn là tính từ: diếm, xộp, khủng…

Bảng 2.15. Từ lóng tiếng Việt là từ đơn xét theo từ loại


Từ lóng tiếng Việt

là từ đơn

Số lượng

Tỷ lệ %

Danh từ

69

56,56%

Động từ

38

31,14%

Tính từ

15

12,30%

Tổng số

122

100%

Kết quả thống kê và phân loại cho thấy: các từ lóng tiếng Việt là từ đơn là danh từ để chỉ các sự vật, hiện tượng thường xuất phát từ trong các lĩnh vực và hoạt động khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng. Do nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng của các nhóm xã hội nên các danh từ chiếm số lượng lớn nhất, mốc, thạch, lộc, đoàn, bút, bưởi, búa, vòm, vé, đá, đạn, cỏ, kẹo, hàng,


gái, cửa, nài, trâu, keo... Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sử dụng ngôn ngữ. Mặt khác, cùng với nhu cầu gọi tên thì việc bảo mật các hành động cũng được mã hoá bằng các từ lóng ăm, chuỗn, chém, hét, đụng, gả, đi, bốc, bắn, chịch, tuồn, sập, xù, quẩy, quất, né, nện, ngã, thộp, lột, vọt, trõm… Các từ đơn lóng tiếng Việt chiếm số lượng thấp nhất thể hiện tính manh động, tham vọng... của các nhóm đối tượng khảo sát như diếm, nhẩu xộp, khủng, yên…

2.2.2.2. Từ lóng phức trong tiếng Việt

Các từ lóng có cấu tạo là từ phức là các từ có cấu tạo gồm 2 từ tố (hình vị) được hình thành từ hai phương thức: phương thức ghép và phương thức láy. Từ phức được hình thành từ phương thức ghép tạo thành từ ghép; từ phức được hình thành từ phương thức láy tạo thành từ láy. Theo kết quả khảo sát có 263/1.472 từ là từ phức (từ ghép và từ láy) chiếm 17,87%, trong đó, từ ghép có 259/1.472 từ, chiếm 17,60%; từ láy có 4/1.472 từ, chiếm 0,27%.

- Các từ lóng có cấu tạo là từ láy gồm: trục trặc (hoạt động buôn lậu bị gián đoạn do cơ quan chức năng kiểm soát chặt – thuộc nhóm xã hội buôn lậu), má mì (người chăn dắt và điều hành đường dây gái mại dâm – thuộc nhóm xã hội mại dâm), xăng xanh (đồng tiền có trị giá 5 xu – thuộc nhóm xã hội trộm cướp), chôm chỉa (hành vi ăn cắp – thuộc nhóm xã hội trộm cướp). Mô hình của từ lóng tiếng Việt là từ láy gồm:

Mô hình từ lóng tiếng Việt là từ láy có cấu tạo gồm 1 từ tố có nghĩa và 1 từ tố mất nghĩa gồm 1 đơn vị: má mì.

N1 N2

Ví dụ: má mì

Mô hình từ lóng tiếng Việt là từ láy có cấu tạo gồm 2 từ tố không xác định được từ tố gốc, gồm 3 đơn vị: trục trặc, chôm chỉa, xăng xanh.


N1 N2


Ví dụ: trục trặc

chôm chỉa xăng xanh

- Các từ lóng có cấu tạo là từ ghép gồm 263 từ, chẳng hạn: an dưỡng, địa bàn, kiều nữ, mây mưa, xếp hình, móc nối, ken nếp, mật chỉ, án ngữ, quái chiêu, căn cứ…

Mô hình từ lóng có cấu tạo là từ ghép đẳng lập:

N1 N2

Ví dụ: an dưỡng

mây mưa

Mô hình từ lóng có cấu tạo là từ ghép chính - phụ:

N1 N2


Ví dụ: xếp hình

trai bao

Mô hình từ lóng có cấu tạo là từ ghép phụ - chính:

N1 N2

Ví dụ: kiều nữ

đại ca

tiểu yêu

Về nguồn gốc, các từ lóng trong tiếng Việt đa dạng về nguồn gốc, chẳng hạn: có 71 từ phức lóng có nguồn gốc là từ thuần Việt ví dụ: chôm chỉa, trục trặc, mây mưa, móc nối, trai bao, vỏ lãi, chợ hoa, động quỷ…; có 107 từ phức lòng là từ Hán Việt, ví dụ: má mì, kiều nữ, đại gia, bồ nhí, đại lý, giao


dịch, thánh địa, đối tác, căn cứ, dịch vụ…); có 38 từ phức lóng có nguồn gốc là từ Ấn Âu, chẳng hạn: xăng xanh, sêm sêm, cá vàng, mã tã (đọc trại), nai tơ, ô ran sếch…

Bảng 2.16. Từ lóng tiếng Việt là từ phức xét theo nguồn gốc


Từ lóng từ phức

Số lượng

Tỷ lệ %

Thuần Việt

71

30.08%

Hán Việt

107

40.68%

Ấn Âu

38

14.44%

Tổng số

360

100%


2.2.2.3. Ngữ lóng trong tiếng Việt

Theo tác giả Diệp Quang Ban, “ngữ là một cụm từ chính phụ có thành tố chính (một từ hay vài ba từ) cho sẵn và thành tố phụ thay đổi theo một khuôn pháp cố định” [3]. Mỗi ngữ sẽ do các từ tố kết hợp với nhau, trong đó gồm từ tố chính, từ tố phụ và quan hệ giữa các từ tố có thể lỏng hoặc chặt. Nghĩa của các từ tố có thể kết hợp tạo ra nghĩa chung của cả ngữ hoặc vẫn giữ nguyên nghĩa như từ rời. Căn cứ vào các từ tố chính trong ngữ có thể chia ngữ thành: ngữ có cấu tạo gồm 2 từ tố, ngữ có cấu tạo gồm 3 từ tố và ngữ có cấu tạo từ 4 từ tố trở lên.

Khảo sát 1.472 từ ngữ lóng tiếng Việt, chúng tôi xác định 1.087 ngữ lóng. Dựa vào 1.087 ngữ lóng tiến hành phân loại theo số lượng các từ tố trong ngữ và theo nhóm xã hội: trộm cướp, ma túy, mại dâm buôn lậu. Kết quả thu được như sau:


Bảng 2.17. Cấu tạo ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội trong tiếng Việt



Nhóm xã hội

Ngữ

Tổng

2 từ tố

3 từ tố

Từ 4 từ tố

trở lên

Số lượn

g


Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Trộm cướp

207

14,06%

67

4,55%

32

2,17%

306

20,79%

Ma túy

195

13,25%

78

5,30%

38

2,58%

311

21,13%

Mại dâm

152

10,33%

64

4,35%

43

2,92%

259

17,06%

Buôn lậu

128

8,69%

57

3,87%

26

1,77%

211

14,33%

Tổng

682

46,33%

266

18,07

%

139

9,44%

1087

73,85%

Dựa vào kết quả phân loại ở bảng trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét:

- Căn cứ theo số lượng các từ tố, các ngữ lóng tiếng Việt được chia thành: ngữ lóng có 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn 682 ngữ/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 46,33%; ngữ lóng có 3 từ tố có số lượng trung bình 266 ngữ/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 18,07%; các ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên có 139 ngữ/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 9,44%.

- Các ngữ lóng theo nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau ít. Cụ thể: nhóm xã hội ma túy chiếm số lượng lớn nhất 311/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 21,13%; nhóm xã hội trộm cướp có 306/1.472 từ ngữ lóng chiếm 20,79%; nhóm xã hội mại dâm có 259/1.472 từ ngữ lóng chiếm 17,06%; nhóm xã hội buôn lậu có 211/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 14,33%.

1/ Ngữ lóng tiếng Việt gồm hai từ tố

Ngữ lóng tiếng Việt là cụm từ gồm 2 từ tố có số lượng 682 ngữ/1.087 từ ngữ lóng, chiếm 46.33% theo kết quả thống kê bảng 2.16.

a) Về từ loại

Về mặt loại từ, các ngữ danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất 47,80% (326/682), ví dụ: cớm chùng, cụ mượt, đầu nậu, đoàn 7, giá làng, dân rơm, hàng đen, bướm đêm…; tiếp đến ngữ động từ chiếm 42,08% (287/682), ví dụ: cắt đuôi, chung chi, cụ mượt, đánh hàng, cúng cô hồn, đội giá, giá làng, làm luật, nạp


đạn, cất lưới, bóc lịch, dính trấu, chào sân…; Các ngữ tính từ chiếm tỉ lệ ít nhất 10,12% (69/682), ví dụ: hết sẩy, nóng bỏng, loại tươi…

b) Về nguồn gốc

Về mặt nguồn gốc các ngữ danh từ được cấu tạo là các từ thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Có 229 ngữ danh từ có nguồn gốc thuần Việt, ví dụ: cắt đuôi, dính trấu, chào sân, đập đá, ngáo đá, chim lạ, con đẻn, đi cày, gà lạc, leo cây...; có 401 ngữ lóng ghép các từ tố Hán Việt, ví dụ: đội giá, làm luật, quà đặc biệt, tiếp viên nữ, xù tình…; có 52 ngữ lóng được ghép các từ tố có nguồn gốc Ấn Âu: ok salem, Su cóc, ca vát nát, hàng VIP, phòng VIP, order hàng, sếch mỏng, sếch dày, sếch mạnh…

c) Về cấu tạo

Mô hình cấu tạo của ngữ lóng gồm 2 từ tố là các tổ hợp chính phụ với hai mô hình chính như sau:

Mô hình 2.1. Tổ hợp chính phụ có trật tự chính trước – phụ sau:

Y1 Y2

Ví dụ: cắt đuôi cớm chùng

bạc giảo

yêu tạ

Mô hình 2.2. Tổ hợp chính phụ có trật tự: phụ trước – chính sau:

Y1 Y2

Ví dụ: mật chỉ mật thất

quý ông

mỹ nhân hượng khách


Bên cạnh các mô hình ngữ lóng gồm 2 từ tố kể trên, chúng tôi nhận thấy có các ngữ lóng không có mô hình cấu tạo như: dằm thượng, bỉ vỏ, bỉ đượi, bét dịp, niềng nũng, nham nhúa, sửng mòng, tránh phõ, tễ bướu

2/ Ngữ lóng tiếng Việt gồm 3 từ tố

Các ngữ lóng tiếng Việt gồm 3 từ tố là 266/1.087 đơn vị, chiếm 24,47%. Ví dụ: bông hồng trắng, băng xách giỏ, gà công nghiệp, vui tới bến, hàng tiểu ngạch, thằng em trai, thiên đường XXX, thả xô thính, vạc ăn đêm, người đẩy hàng, bàn tay đen, hàng tươi sống…

a) Về từ loại

Các ngữ lóng tiếng Việt gồm 3 từ tố chủ yếu là các ngữ danh từ 192/266 đơn vị, chiếm 72,18%, ví dụ: bông hồng trắng, chủ đầu nậu, băng xách giỏ, gà công nghiệp, hàng tiểu ngạch, thằng em trai, thiên đường XXX, vạc ăn đêm, người đẩy hàng, bàn tay đen, hàng tươi sống…; Các ngữ lóng gồm 3 từ tố là các ngữ động từ có 69/266 đơn vị, chiếm 25,94%, ví dụ: thả xô thính, đi cửa hậu, hạ cánh an toàn, bắt cái tóp, bật đèn xanh… Ngữ lóng tiếng Việt là ngữ tính từ có số lượng thấp 5/266, chiếm 1.88%, ví dụ: vui tới bến, nhanh như cắt…

b) Về nguồn gốc

Về mặt nguồn gốc, ngữ lóng tiếng Việt gồm 3 từ tố có thể phân thành các loại như sau:

- Thuần Việt + thuần Việt + thuần Việt như: hàng tươi sống, thả xô thính, bắt cái tóp, vui tới bến, nhanh như cắt, thằng em trai, bông hồng trắng, vạc ăn đêm, người đẩy hàng, bàn tay đen, thả xô thính, đồ ăn cắp, bàn tay đen,...

- Thuần Việt + thuần Việt + Hán Việt. Ví dụ: đi cửa hậu, chuyến hàng khủng.

- Thuần Việt + Hán Việt + Hán Việt.

Ví dụ: gà công nghiệp, hàng tiểu ngạch, hàng nghĩa địa, kẻ môi giới, lọt biên giới, giàn tiên nữ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022