- Hán Việt + Hán Việt + Thuần Việt. Ví dụ: dân sành điệu, nàng tiên trắng.
- Hán Việt + Thuần Việt + Thuần Việt. Ví dụ: tiểu thịt tươi.
- Hán Việt + Hán Việt + Hán Việt.
Ví dụ: chủ đầu nậu, băng đá kí, hạ cánh an toàn, đại bản doanh, động thiên thai, lầu xanh quán.
c) Về cấu tạo
Khảo sát và phân loại ngữ lóng gồm 3 từ tố, chúng tôi xác định mô hình cấu tạo của ngữ lóng gồm 3 từ tố theo 4 mô hình như sau:
Mô hình 3.1.
Y1 Y2 Y3
bông | hồng | trắng | |
băng | xách | giỏ | |
vạc | ăn | đêm |
Có thể bạn quan tâm!
- Từ Lóng Tiếng Hán Là Từ Phức Xét Theo Nguồn Gốc
- Đặc Điểm Cấu Tạo Của Từ Ngữ Lóng Tiếng Việt
- Từ Lóng Tiếng Việt Là Từ Đơn Xét Theo Nguồn Gốc
- Đặc Điểm Chung Về Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Lóng (Từ Tư Liệu Tiếng Hán Và Tiếng Việt)
- Đặc Điểm Cụ Thể Về Ngữ Nghĩa Của Từ Ngữ Lóng (Từ Tư Liệu Tiếng Hán Và Tiếng Việt Qua Các Nhóm Trộm Cướp, Ma Túy, Mại Dâm Và Buôn Lậu)
- Từ Ngữ Lóng Của Nhóm Xã Hội Mại Dâm
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Đây là mô hình cấu tạo của 138 ngữ lóng 3 từ tố, chiếm 51.88%. Mô hình này có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y3 phụ cho Y2; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Mô hình 3.2.
Y1 Y2 Y3
gà | công | nghiệp | |
gái | công | sở | |
vui | tới | bến |
Đây là mô hình cấu tạo của 72 ngữ lóng 3 từ tố, chiếm 27,07%. Mô hình này có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y2 phụ cho Y3; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Mô hình 3.3.
Y1 Y2 Y3
bàn | tay | đen | |
chuyến | hàng | khủng | |
lầu | xanh | quán |
Đây là mô hình cấu tạo của 31 ngữ lóng 3 từ tố, chiếm 11.65%. Mô hình này 1 có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y2 phụ cho Y3; bậc 2: Y3 phụ cho Y1 và Y2.
Mô hình 3.4.
Y1 Y2 Y3
Ví dụ. hàng tươi sống
Đây là mô hình cấu tạo của 5 ngữ lóng 3 từ tố, chiếm 1.88%. Mô hình này có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y2 đẳng lập Y3; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Ngoài các ngữ lóng gồm 3 từ tố xác định được vai trò từ tố chính, từ tố phụ, chúng tôi xác định 20 ngữ lóng không xác định được vai trò của các từ tố trong ngữ, chẳng hạn: chà đồ nhôm, líp phăng xe, Dzách lục lục, xăng phực xanh, khươn chợn thanh…
3/ Ngữ lóng tiếng Việt từ 4 từ tố trở lên
Ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên có số lượng không nhiều. Các đơn vị có cùng cấu tạo để tạo nên các mô hình không nhiều. Vì vậy, chúng tôi không đưa ra các mô hình của các ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên, ví dụ: chơi không hết mình, dân cháo pha sữa, MBTC - MBYM Huế, thiên đường vùng ven, xâm chiếm em đi, đàn em du thủ du thực, chú thỏ nhồi bông trắng…
Như vậy, dựa trên kết quả khảo sát, phân loại các ngữ lóng, chúng tôi xác định các ngữ lóng trong từng nhóm xã hội như sau:
Thuộc nhóm xã hội ma túy, ngữ gồm 2 yếu có số lượng lớn 207/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 14,06%, chẳng hạn: điểm nóng, dân rơm, ông trùm, bà trùm, hàng nóng, ngáo đá, nhậu khói, cất lưới, làm thêm, gãy cánh, đói thuốc, lận lưng, dựa cột, chuột núi…; Ngữ lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp 67/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 4,55%. Ví dụ: kẻ tay chân, cái chết trắng, làn khói trắng, cóng hoa sen, ông chủ con, nàng tiên nâu, nàng tiên trắng, thuốc giảm đau, khu dân chơi, một cái ly, một nút áo…; Ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên có số lượng rất thấp 32/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 2,17%, chẳng hạn: dân rơm trồng cỏ, những con chuột chũi, con kẹo hai đường ke, công nhân nông nghiệp, một tờ giấy đỏ…
Thuộc nhóm xã hội trộm cướp, ngữ lóng gồm 2 từ tố có số lượng lớn 195/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 13,25%, chẳng hạn: rã đám, đặt hàng, sa lưới, bốc hơi, quen ăn, cắt đuôi, người nhện, cớm tây, cớm chùng, yêu tạ, mổ chạo, hậu đướn, bạc giảo, nhám tay, ok salem, xộ khám, con rim…
Ngữ lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp 78/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 5,30%, ví dụ: bông hồng trắng, người đẩy hàng, khươm chợn thanh, chà đồ nhôm, băng xách giỏ, anh chị bự, nàng áo đỏ, vạc ăn đêm…
Ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên có 38/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 2,58%, chẳng hạn:
đàn em du thủ du thực, so sì trưng tẩy...
Thuộc nhóm xã hội mại dâm, ngữ lóng gồm 2 từ tố có số lượng lớn 152/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 10,33%, chẳng hạn: bán hoa, chim lợn, thả thính, chân dài, gái gọi, di bay, ông cò, cai gà, đi bum, đi cấp, rau sạch, ảnh nóng, vác cày, hàng VIP, gái bao, chị đại, cò mồi, hủy kèo, tàu nhanh, tàu chợ, thổi kèn…; Ngữ lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp 64/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 4,35%, ví dụ: ông tóc xoăn, át chủ bài, bông hoa nhỏ, bông hồng nhỏ, hàng đặt trước, hàng tươi sống, thả xô thính, vốn tự có…; Ngữ lóng từ 4 từ tố
trở lên có 43/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 2,92%, chẳng hạn: xâm chiếm em đi, CLB – Nông dân Huế, dân cháo pha sữa, dư sức qua cầu, khứa lão đa địa, từ A đến Z…
Thuộc nhóm xã hội buôn lậu, ngữ lóng gồm 2 từ tố có số lượng lớn 128/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 8,69%, chẳng hạn: áo vàng, ăn cám, cáo già, chim lợn, cụ mượt, đánh úp, đầu nậu, đấm mõm, đoàn 10, đoàn 7, đội giá, giá làng, hàng cọp, hàng nhái, làm luật, lót tay, mật chỉ, mua đường, Su cóc, thác ném...; Ngữ lóng gồm 3 từ tố có số lượng thấp 57/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 3,87%, ví dụ: bàn tay đen, băng đá kí, chuyến hàng khủng, giám đốc chăn bò, hạ cánh an toàn, hàng tiểu ngạch, tiền “uống cà phê”, xăng phực xăng, 1 cái ly…; Ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên có 26/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 1,77%, chẳng hạn: 1 tờ giấy đỏ, án binh bất động, chú thỏ nhồi bông trắng, đầu bò đầu bướu, đội quân mổ hàng…
2.3. Nhận xét
1) Có thể nhận thấy các từ ngữ lóng trong cả hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều dựa trên các phương thức cấu tạo từ và cấu tạo ngữ của mỗi ngôn ngữ, đó là, có thành tố là các từ tố để tạo nên từ đơn, từ ghép và các ngữ danh từ, ngữ động từ và ngữ tính từ. Các từ ngữ lóng là láy trong tiếng Việt, trùng điệp trong tiếng Hán chiếm một số lượng không đáng kể.
2) Các từ ngữ lóng trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt đều tận dụng các từ ngữ nước ngoài và dựa vào cách phỏng âm để tạo nên các từ lóng. Ví dụ các từ ngữ nước ngoài trở thành từ ngữ lóng tiếng Việt:
Chicken (con gà) trong tiếng Anh được phiên âm cách đọc sang tiếng Việt thông thường là Chích ken; hình vị chích trong chích ken đồng âm với từ chích chỉ “hoạt động tiêm/ đưa chất lỏng vào cơ thể” để chỉ hoạt động chích ma túy vào người của nhóm đối tượng ma túy.
Girl (con gái) được phiên âm cách đọc sang tiếng Việt thông thường (Gơn) và đọc chệch Gơ với nghĩa lóng là “gái mại dâm”.
Biện pháp đọc chệch âm diễn ra theo phong cách khẩu ngữ và có xu hướng kết hợp các từ chỉ đặc điểm, hình thức, tính chất… nhằm tạo ra những ngữ lóng diễn đạt ý nghĩa mới. Hay đây là cách phát triển các từ lóng thành các ngữ lóng dựa trên sự kết hợp giữa các từ ngữ lóng được tạo ra từ biện pháp đọc chệch âm và từ vựng toàn dân khác. Ví dụ: “Sếch dày”/ “sếch mạnh”
= (phim đồi truỵ, khiếu dâm cuồng loạn); “Sếch mỏng” = (phim đồi truỵ, khiêu dâm).
(Sếch = cách đọc Việt hoá từ tiếng Anh, sex: giới tính, tình dục).
Tiếng lóng được tạo ra bằng cách biến âm vừa diễn tả được nội dung ý nghĩa của các từ gốc vừa có sắc thái hài hước, dí dỏm của người sử dụng.
3) Trong tiếng Việt, còn có hiện tượng như thay đổi ít nhiều về phụ âm đầu để tạo ra từ ngữ lóng. Ví dụ:
Mật số lóng | Nghĩa | |
nhị | bị | số hai |
lục | mục | số sáu |
nhị nhị | bị bị | số 11 |
lục lục | mục mục | số 66 |
Hoặc “hòa vần” để tạo ra từ ngữ lóng. Ví dụ:
Từ ngữ lóng | Nghĩa | |
con bé bát súng | sáng bẹ bét séng | con bé số tám (8) súng |
4) Có thể tạo từ ngữ lóng bằng vỏ ngữ âm xa lạ: Tạo từ ngữ lóng bằng cách gán cho vỏ ngữ âm xa lạ một nét nghĩa mới - nét nghĩa mặc định chỉ do các thành viên trong nhóm mới có thể hiểu. Hay, sử dụng những từ ngữ trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm không thể hiện đặc trưng ngữ nghĩa. Nguồn gốc của
các vỏ ngữ âm này có thể là do ảnh hưởng từ cách sử dụng từ ngữ khẩu ngữ hay phương ngữ. Chẳng hạn:
- Vỏ ngữ âm được gán nghĩa hoàn toàn mới. Nghĩa lóng do nhóm đối tượng tự thống nhất và chấp nhận, chẳng hạn: cô câu: xe đạp; cô gáy: xe máy, bỉ: người đàn bà, so khọm: thằng già, khươm chợn thanh: 90 đồng, so sì trưng tẩy: thằng người ta mặc đồ tây, bồ lạc: gái mại dâm, công chúa ngủ: đồ ăn cắp…
- Vỏ ngữ âm được sử dụng từ sự liên tưởng tới một chi tiết của đối tượng cần biểu đạt: vòm (một phần của nhà): nhà; trõm: rình mò; cớm: công an, cảnh sát, mật thám; đặc công nước: những người vận chuyển thuốc lá lậu bằng xuồng; mẹ bồng con (MBC): giấy chứng nhận được làm giả…
5) Biện pháp rút gọn từ: Trong tiếng Việt xu hướng cấu tạo từ song tiết khá phổ biến, giúp cho lời ăn, tiếng nói cân đối, nhịp nhàng. Tuy nhiên, vì mục đích giữ bí mật thông tin, các nhóm xã hội, các băng đảng chủ yếu sử dụng thô ngữ, bỉ ngữ trong các tình huống giao tiếp không quy thức. Vì vậy, khá nhiều từ ngữ lóng vốn là từ song tiết được bỏ bớt một thành tố cấu tạo, thường giữ lại thành tố bị mờ nghĩa, không được sử dụng độc lập.
Từ ngữ lóng | Nghĩa | |
Giấu diếm | Diếm | Giấu |
Keo kiệt | Keo | Keo kiệt, ki bo |
Nhanh nhẩu | Nhẩu | Nhanh |
Ôm ấp | ấp | Quan hệ tình ái |
Dịch vụ | Di vu | Hoạt động mại dâm |
Khách khứa | Khứa | Người mua dâm |
Khách khứa | Khách | Người mua ma túy |
Ngốc nghếch | Nghếch | Ngốc, ngu |
Ngoài ra, từ ngữ lóng còn được tạo ra bằng cách viết tắt các cụm từ nước ngoài hoặc tiếng Việt để tạo ra các từ lóng ngắn. Ví dụ:
MBC (mẹ bồng con): giấy tờ chứng nhận được làm giả. CDSHT: cuồng dâm sinh hoang tưởng.
CLB: (Câu lạc bộ): Nông dân Huế.
JAV (zi – ây – vi): phim người lớn của Nhật. MBTC – MBTM Nhật: Máy bay tình cảm.
Trong khi đó, tiếng Hán lại sử dụng chữ cái đầu của Phiên âm Latinh để tạo từ ngữ lóng. Ví dụ:
KB (kong bu) 恐怖: đáng sợ, khủng khiếp
NB (niu bi) 牛屄:1/ người tự cao tự đại ; 2/ người tự tin.
6) Phần lớn từ ngữ lóng cả trong tiếng Hán và tiếng Việt được tạo ra bằng cách sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có bằng cách cấp cho chúng một nghĩa lóng. Ví dụ:
bệnh viện: nhà tù; cơm trắng: ma túy; con nhạn: gái mại dâm; gắp: lấy tiền; bốc: cướp giật; vắt: lấy nhanh sợi dây chuyền; hớt: lấy cắp; bắt mồi: tìm hàng; dính: mua; phảy: bán; búa: lừa; ngã: bằng lòng; dầm: nhiều.
爬 (bò): cướp, 寻 (tầm, tìm):trộm; 搬: kiếm được khoản tiền lớn, 猫
(mèo): ẩn náu;鸟 (điểu, chim): gái mại dâm; 妈 (ma, mẹ): ngực phụ nữ; 崩
(băng): bị bắn chết; 条 子 (điều tử): cảnh sát; 老 二 (lão nhị): bộ phận sinh dục
nam;大角 (đại giác): những ông trùm có quan hệ rộng, nhiều tiền.
6) Đối với tiếng Hán, từ ngữ lóng còn được tạo ra dựa vào tính tượng hình của các chữ Hán. Ví dụ:
囧 jiǒng/ quýnh (Hán Việt), nghĩa gốc là sáng sủa, đẹp đẽ được cấp
thêm nghĩa lóng là “chán chường, buồn rầu, ngượng ngùng, u uất”.
2.4. Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, chúng tôi đã tìm hiểu các đặc điểm của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm tạo từ ngữ, phương thức tạo từ ngữ lóng. Từ việc phân tích, chứng minh, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
1) Các từ ngữ lóng trong tiếng Hán về mặt cấu tạo được chia thành từ
lóng tiếng Hán và ngữ lóng tiếng Hán. Từ lóng tiếng Hán gồm 381 từ, trong đó, từ đơn 148/1.472 từ ngữ; từ phức 233/1.472 từ ngữ. Ngữ lóng tiếng Hán có số lượng rất lớn 1.091/1.472 từ ngữ.
Từ lóng tiếng Hán về mặt nguồn gốc có 115 từ bản ngữ và 33 từ vay mượn. Về mặt từ loại, danh từ: 77 từ ngữ, động từ: 53 từ ngữ và tính từ: 18 từ ngữ; Từ lóng tiếng Hán là từ phức gồm từ lóng có cấu tạo là từ láy 32 từ; từ ghép có 201 từ và gồm 2 mô hình cấu tạo. Ngữ lóng tiếng Hán gồm ngữ lóng gồm 2 từ tố (661 ngữ, chiếm 42.29%). Ngữ lóng gồm 2 từ tố được đặc trưng bởi 2 mô hình có quan hệ chính phụ với nhau. Ngữ lóng 3 từ tố có 289 ngữ với 4 mô hình, giữa các từ tố có mối quan hệ chính phụ. Về mặt nguồn gốc, ngữ lóng gồm 3 từ tố là sự nhiều kết hợp của từ bản ngữ và từ mượn. Ngữ lóng 4 từ tố chiếm số lượng tương đối 10.26% và không có nhiều điểm chung để lập nên các mô hình. Về phương thức tạo từ lóng tiếng Hán có 4 phương thức: cơ sở nguyên tắc liên quan, cơ sở bối cảnh chung, mô phỏng meme, khuynh hướng giá trị tâm lý tương phản.
2) Các từ ngữ lóng trong tiếng Việt về mặt cấu tạo được chia thành từ lóng tiếng Việt và ngữ lóng tiếng Việt. Từ lóng tiếng Việt gồm 385 từ (từ đơn: 122/1.472 từ ngữ; từ phức 263/1.472 từ ngữ). Ngữ lóng tiếng Việt có số lượng rất lớn 1.087/1.472 từ ngữ. Dựa trên sự phân loại từ ngữ lóng, chúng tôi đã lần lượt phân tích đặc điểm cấu tạo của từ lóng tiếng Việt và ngữ lóng tiếng Việt trên các phương diện từ loại, nguồn gốc và mô hình cấu tạo.
Từ lóng tiếng Việt là từ đơn, xét về mặt nguồn gốc: 63 từ thuần Việt, 43 từ Hán Việt và 17 từ Ấn Âu; xét về mặt từ loại: 69 danh từ, 38 động từ, 15 tính từ. Từ lóng tiếng Việt là từ phức gồm từ lóng có cấu tạo là từ láy (4/1.472); từ lóng có cấu tạo là từ ghép có 259 từ và gồm 2 mô hình cấu tạo, giữa các từ tố có quan hệ chính phụ. Ngữ lóng tiếng Việt gồm ngữ lóng tiếng Việt gồm 2 từ tố (682 ngữ, chiếm 46.33%), ngữ danh từ chiếm số lượng lớn