Cân Nhắc Chính Sách Cân Bằng Giữa Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Rủi Ro Ngân Hàng


môi trường kinh doanh để bảo vệ an toàn tài sản ngân hàng và hạn chế phát sinh các chi phí tối thiểu. Các giải pháp của các NHTM cần thực hiện như hạn chế tối thiểu phát sinh trích lập dự phòng RRTD, ngưng cho vay các ngành nghề rủi ro, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro. . .Như vậy, các NHTM Việt Nam đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

5.2.4. Chú trọng công tác quản trị vận hành ngân hàng

Với kết quả nghiên cứu tác động một chiều và đồng thời của các biến kiểm soát, tổng chi phí ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng gia tăng tác động gia tăng rủi ro ngân hàng và ngược lại. Trong hoạt động ngân hàng, các NHTM VN có 2 chi phí chính yếu, đó là chi phí đầu tư công nghệ và chi phí nhân sự, cụ thể chi phí dành cho đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại và chi phí trả thù lao, thưởng, các khoản phụ cấp khác cho độ ngũ cán bộ-nhân viên ngân hàng. Trong tình hình hiện tại, các NHTM VN có bộ máy nhân sự ở dư thừa so với nhu cầu công việc thực tế, nguyên nhân do các NHTM tuyển dụng hàng loạt trong thời gian trước đây vì thời điểm này các NHTM Việt Nam hoạt động khá sôi động. Hiện tại, tình hình kinh tế trong và ngoài nước dự báo gặp nhiều biến động tiêu cực gây khó khăn, thách thức cho hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng, phần lớn các NHTM Việt Nam đang trong tình trạng dư thừa nhân sự. Vì chi phí dành cho nhân sự chiếm tỷ trọng lớn nên để quản lý tập trung và tăng hiệu quả cao hơn, các NHTM Việt Nam cần triển khai phân công, sắp xếp bố trí nhân sự chuyển dịch sang công việc kinh doanh tạo nguồn thu và cắt giảm, xếp lịch làm việc, nghỉ phép luân phiên để giảm tối thiểu chi phí của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu tác động của biến kiểm soát đưa ra, tăng cường vốn ngân hàng tác động tăng HQHĐKD và ngược lại. Do đó, các NHTM VN tăng tiềm lực tài chính về vốn chủ sở hữu để tăng HQHĐKD nhưng cần có giải pháp ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo các ngân hàng để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định. Bên cạnh đó, các ngân hàng thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời bằng giải pháp khuyến khích chủ sở hữu tư nhân nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng. Ngoài ra, để nâng cao năng lực vận hành, các NHTM VN thực thi triển khai quản trị ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, xây dựng hệ thống vận hành đảm bảo tính minh


bạch, công khai hóa thông tin. Và các NHTM VN cần tăng cường vai trò độc lập của ban kiểm soát, tách bạch rò giữa quyền quản lý và quyền sở hữu ngân hàng.

5.2.5. Điều tiết tăng trưởng tín dụng ngân hàng

Công tác quản lý và tăng trưởng tín dụng tại các NHTM VN xem xét điều chỉnh phù hợp theo cơ cấu tài sản của từng ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu tác động đồng thời, biến kiểm soát tổng tín dụng ngân hàng và tín dụng ròng ngân hàng tác động đồng biến với HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Như vậy, khi các NHTM VN tăng tổng tín dụng hoặc tín dụng ròng tác động tăng HQHĐKD và gia tăng rủi ro ngân hàng. Do đó các NHTM VN cần xây dựng chính sách tăng trưởng tín dụng hàng năm trên cơ sở đặc thù cơ cấu tổng tài sản ngân hàng, nếu các NHTM VN vì mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng quá mức tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản, khi đó các NHTM VN đối mặt với rủi ro gia tăng và ngược lại. Tuy nhiên, theo chính sách hiện hành của NHNN Việt Nam phân bổ hạn ngạch tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng nên việc các NHTM kham khảo kết quả nghiên cứu để gia tăng HQHĐKD cũng bị hạn chế do chính sách quản lý của cơ quan nhà nước.

5.2.6. Cân nhắc chính sách cân bằng giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Với kết quả nghiên cứu tác động đồng thời thỏa giả thuyết H17, H18, H19, H20, hai biến đại diện HQHĐKD (ROA, Inef) tác động nghịch biến đến 2 biến đại diện rủi ro ngân hàng (Loa_loss, Sta_inef). Do đó, NHTM VN cân nhắc chính sách cân bằng giữa HQHĐKD và rủi ro phù hợp với thực trạng của mình và biến động thị trường. Nếu các nhà quản trị NHTM VN quá lạm dụng chính sách ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập để tối đa hóa lợi nhuận thì hậu quả phát sinh rủi ro cao, ngược lại các nhà quản trị NHTM VN quá thận trọng, hạn chế rủi ro thì NHTM VN không đạt HQHĐKD kỳ vọng. Để giải quyết việc này, các NHTM VN cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nhân sự đủ năng lực và trình độ điều hành quản trị ngân hàng để HQHĐKD ngân hàng phát triển bền vững.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động của biến kiểm soát, các NHTM VN gia tăng quy mô tài sản ngân hàng sẽ tăng HQHĐKD ngân hàng. Việc tăng quy mô tài sản ngân hàng có thể tăng thị phần ngân hàng, tuy nhiên kết quả nghiên cứu đưa ra,

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 22


khi các NHTM VN gia tăng thị phần càng lớn thì HQHĐKD giảm và rủi ro ngân hàng tăng. Do đó, tùy theo đặc thù của từng NHTM VN, các nhà quản trị ngân hàng hoạch định chính sách phù hợp gia tăng quy mô tài sản ngân hàng và thị phần ngân hàng, cân bằng giữa HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu đưa ra gợi ý đến các nhà đầu tư và cổ đông của các ngân hàng. Các NHTM là doanh nghiệp đặc thù nhưng các NHTM hoạt động kinh doanh không đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận bởi vì các NHTM còn có vai trò là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và tài chính trong nền kinh tế. Do đó, các nhà đầu tư và cổ đông cân nhắc chiến lược đầu tư cân bằng giữa kỳ vọng HQHĐKD và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

5.2.7. Chính sách quản lý các ngân hàng thương mại Việt Nam

Với kết quả nghiên cứu tác động một chiều và đồng thời, ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến HQHĐKD ngân hàng và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến HQHĐKD ngân hàng. Ngoài ra, khi giảm mức độ ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản hoặc tăng mức độ ĐDH thu nhập thì gia tăng rủi ro đồng thời gia tăng HQHĐKD ngân hàng và ngược lại. Với kết quả nghiên cứu này, gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước, khi các NHTM sử dụng quá mức các công cụ ĐDH để gia tăng HQHĐKD sẽ gây hệ luỵ rủi ro cao cho chính bản thân NHTM đó nói riêng và cho hệ thống NHTM VN nói chung. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước xem xét chính sách áp dụng các kịch bản quản lý các NHTM như: chính sách quản lý hạn chế ĐDH hoặc chính sách khuyến khích ĐDH hoặc chính sách quản lý trung dung các ĐDH. Tùy theo tình hình diễn biến thực tiễn hoạt động các NHTM VN và biến động tình hình kinh tế trong ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng chính sách quản lý hệ thống NHTM VN phù hợp.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước có thể xem xét đưa các kết quả nghiên cứu ĐDH sử dụng vào các chương trình quản lý các TCTD hoặc các đề án cơ cấu hệ thống các TCTD VN bao gồm các NHTM Việt Nam. Khi đó, các NHTM VN định hướng kinh doanh chuyển dịch tăng các nguồn thu phi tín dụng, giảm bớt nguồn thu từ tín dụng, tiến đến giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước


kham khảo để thiết lập công cụ theo dòi và giám sát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh ngân hàng, có những chỉ đạo kịp thời để giảm thiểu rủi ro ngân hàng. Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và ngăn chặn các trường hợp sở hữu chéo ngân hàng không lành mạnh gây tổn thất đến HQHĐKD và an toàn cho toàn hệ thống các TCTD tại Việt Nam.

5.3. Đóng góp của luận án nghiên cứu

Từ kết quả nêu trên, luận án nghiên cứu có những đóng góp chính yếu như sau:

Xét về học thuật

Qua nghiên cứu các ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, luận án đã hệ thống khung lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu thực nghiệm về ĐDH, HQHĐKD và rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Kết quả của luậ n án được thực hiện nghiên cứu tác độ ng một chiều ở 2 trạng thái tĩnh, trạng thái động của ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập) đến HQHĐKD và sự tác động một chiều của ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập)

đến rủi ro trong hoaṭ độ ng NHTM Việ t Nam giai đoan 2000-2018.

Luận án đưa ra được kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá tác động đồng thời

các ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD và rủi ro trong hoat độ ng

các NHTM Việ t Nam, giai đoan 2000-2018. Đây là đóng góp mới về hướng tiếp cận

nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động tài chính-ngân hàng phù hợp với thực tiễn đang diễn ra, thông qua cơ chế đánh giá tác động đồng thời.

Với cách tiếp cận nghiên cứu tác động một chiều ở trạng thái tĩnh và trạng thái động, luận án đánh giá tác động của ĐDH đến HQHĐKD và ĐDH đến rủi ro ngân hàng, sau đó đánh giá tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD và rủi ro. Các đối tượng nghiên cứu được ước lượng đánh giá ở các trạng thái khác nhau, ở nhiều chiều tác động. Do đó, kết quả nghiên cứu được kiểm nghiệm và có tính vững cao. Vì vậy, luận án góp phần bổ sung thêm phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới và củng cố chứ ng

́ khoa hoc trong nghiên cứu tác động của ĐDH, HQHĐKD và rủi ro tại thi ̣trường

tài chính ngân hàng, cu ̣thể tại thị trường Việ t Nam.

Luận án thực hiện nghiên cứu 4 loại hình ĐDH đại diện cho các hoạt động chính của hệ thống NHTM Việt Nam, đó là hoạt động huy động vốn từ nguồn tiết


kiệm các cá nhân, hộ gia đình và tiền gửi của các tổ chức kinh tế; hoạt động cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; cấu trúc tài sản nợ-có của ngân hàng; cơ cấu thu nhập của ngân hàng quyết định HQHĐKD và rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Với từng hoạt động ngân hàng, luận án nghiên cứu ĐDH tương ứng với từng hoạt động, cụ thể, đối với nguồn vốn huy động thì nghiên cứu ĐDH tiền gửi; đối với hoạt động cấp tín dụng thì nghiên cứu ĐDH tín dụng; đối với hiệu quả cấu trúc tài sản nợ-có thì nghiên cứu sự ĐDH tài sản; và cuối cùng, đối với cơ cấu thu nhập là vấn đề khá quan trọng, được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm nhiều nhất thì nghiên cứu ĐDH thu nhập. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh toàn diện, đầy đủ và bao quát trong hoạt động NHTM. Đây là đóng góp mới vào tình hình nghiên cứu ĐDH ngân hàng tại Việt Nam.

Luận án nghiên cứu đo lường HQHĐKD và rủi ro ngân hàng qua 2 biến đại diện bằng tỷ số tài chính và hàm sản xuất kỹ thuật, cụ thể HQHĐKD đo lường bằng tỷ tố tài chính (ROA) và kém HQHĐKD (Inef); rủi ro ngân hàng đo lường bằng tỷ số tài chính (Loa_loss) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef). Do đó, luận án đóng góp phương pháp đo lường mới trong nghiên cứu ĐDH tại Việt Nam. Ngoài ra, việc đo lường các HQHĐKD và rủi ro ngân hàng chiết xuất từ hàm sản xuất kỹ thuật của các yếu tố đầu vào và đầu ra của ngân hàng sẽ phản ánh toàn diện hơn bản chất NHTM, nên kết quả của nghiên cứu có tính xác thực và tính vững cao.

Xét về thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu của luận án, phương pháp ước lượng mô hình hồi quy tác động một chiều, sau đó ước lượng tác động đồng thời của 4 loại hình ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD và rủi ro ngân hàng nên kết quả nghiên cứu có độ tin cậy, tính thực tiễn cao. Bởi vì, trong thực tiễn, các yếu tố này không đơn thuần chỉ tác động một chiều, mà tác động đan xen, đa chiều lẫn nhau. Ngoài ra, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng được đo lường bằng 2 biến đại diện nên kết quả nghiên cứu có tính vững cao. Kết quả luận án có những đóng góp thực tiễn như sau:

Kết quả nghiên cứ u của luận án đưa ra đươc mối quan hệ tương quan đồng biến

và nghịch biến của 4 loại hình ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Từ đó, nhà quản trị NHTM Việt Nam kham khảo để hoạch định chính sách kinh doanh trong đó sử


dụng ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập, tối ưu hóa HQHĐKD ngân hàng trong từng thời kỳ, đặc biệt trong tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Tùy theo điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, các nhà quản trị điều chỉnh một khía cạnh hoặc nhiều khía cạnh ĐDH để nâng cao HQHĐKD ngân hàng.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứ u của luận án, nhà quản trị ngân hàng sử dụng kết quả nghiên cứu làm công cụ điều chỉnh, phòng vệ rủi ro ngân hàng trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay, cụ thể cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc, thiên tai, dịch bệnh có những tác động bất thường, tiêu cực, không kiểm

soát được.

Khi xem xét tác độ ng của các ĐDH, HQHĐKD, rủi ro ngân hàng trong hệ thống NHTM Việ t Nam, các nhà quản trị cần nhậ n thứ c hơn nữa tầm quan trong và cách thứ c sử dung ĐDH như công cu ̣hữu ích để nâng cao năng lực canh tranh đaṭ hiệu quả

cao hơn mong đợt và giúp các NHTM Việ t Nam tự tin hoach đinh các chiến lươc

liên

quan đến ĐDH để đat

đươc

kết quả kinh doanh như kỳ vọng. Từ đó, các NHTM VN

thực hiện tốt hơn nhiệm vụ là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nền kinh tế.

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, các nhà quản trị NHTM Việt Nam kham khảo để giải quyết “bài toán” trong việc cân bằng giữa HQHĐKD và rủi ro trong hoạt động NHTM Việt Nam. Đây là bài toán khó giải đối với các nhà quản trị ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ các nhà quản trị ngân hàng sử dụng ĐDH làm công cụ điều chỉnh cân bằng hợp lý giữa HQHĐKD và rủi ro trong ngân hàng để đảm bảo các NHTM Việt Nam phát triển bền vững.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứ u của luận án, cơ quan quản lý nhà nước kham khảo đưa ra chính sách quản lý hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động như hiệ n nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng

hoat

độ ng hiệ u quả, ổn định, lành mạnh và nâng cao năng lực caṇ h tranh so với các

NHTM các nước trong khu vực.

5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.4.1. Hạn chế của đề tài.

Tại thị trường tài chính–ngân hàng Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014, xảy ra nhiều biến động,


khủng hoảng như vụ việc xảy ra tại một vài NHTM được NHNN mua lại 0 đồng, một số ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cũng như các ngân hàng yếu kém buộc phải bị sáp nhập (sáp nhập không tự nguyện). Nguyên nhân nào gây biến động lớn đến hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này, xét về rủi ro ngân hàng có thể còn tồn tại loại hình ĐDH khác tác động mạnh đến rủi ro ngân hàng, có thể dẫn đến ngân hàng bị khủng hoảng trầm trọng, đó là ĐDH chủ sở hữu ngân hàng hay yếu tố cơ cấu chủ sở hữu ngân hàng. Ở đây, về thực tiễn, cần có những nghiên cứu về tác động của ĐDH chủ sở hữu đến HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế, do hạn chế số liệu, các báo cáo tài chính ngân hàng hoặc các nguồn dữ liệu công bố đại chúng chưa phản ánh đúng bản chất về dữ liệu cơ cấu, thành phần chủ sở hữu các NHTM Việt Nam nên việc thực hiện nghiên cứu còn hạn chế.

Ngoài 4 loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản và thu nhập nghiên cứu trong luận án, có thể còn tồn tại loại hình ĐDH khác ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng như ĐDH sản phẩm-dịch vụ, ĐDH khách hàng.

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Với kết quả nghiên cứu đat đươc, tuy nhiên luận án vẫn còn những vấn đề tồn

tại, hạn chế cần tiếp tuc

đươc

xem xét giải quyết cho các nghiên cứ u tiếp theo, cu ̣thể:

Bên cạnh các ĐDH đại diện hoạt động chính của ngân hàng như ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập, có hay không các loại hình ĐDH sản phẩm-dịch vụ, ĐDH khách hàng tác động đến HQHĐKD ngân hàng Việt Nam, có thể giúp các NHTM Việ t Nam giải quyết được bài toán HQHĐKD để ngân hàng phát triển ổn đinh.

Xét về rủi ro tiềm ẩn và mức độ khó nhận biết rủi ro đã xảy ra trong thực tiễn tại một số NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua, đó là vấn đề lợi ích nhóm chủ sở hữu ngân hàng. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần xem xét nghiên cứu tác động của ĐDH chủ sở hữu đến HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM Việt Nam.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Vò Đức Thọ, 2017. Ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng số 141, ISSN: 1859- 3682.

Vò Đức Thọ, 2018. Đa dạng hóa và rủi ro ngân hàng: Nợ xấu và ổn định kém

hiệu quả. Tap

chí Khoa hoc

Đai

hoc

̉ Thành phố Hồ Chí Minh, số 58(1), 128- 140,

ISSN: 1859-3453.

Vò Đức Thọ, Thân Thị Thu Thủy (2020). Tác động đồng thời đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Công Thương, Số 19 – Tháng 8/2010, ISSN:0866-7756.

Vò Đức Thọ, Thân Thị Thu Thủy, 2017. Đa dạng hóa và rủi ro ngân hàng nợ xấu và ổn định kém hiệu quả tại các NHTM Việt Nam. Hội Thảo Khoa học – Phát triển thị trường mua bán nợ và xử lý nợ xấu tại Việt Nam, NXB Kinh Tế TpHCM, ISBN: 978-604-922-609-0.

Vò Đức Thọ, Thân Thị Thu Thủy (2019). Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (NCS- 2018-10).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022