Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19


(Sta_inef) và ngược lại. Như vậy kết quả nghiên cứu thỏa các giả thuyết H18 và H20. Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu tác động một chiều của Petria và ctg (2015); Gizaw và ctg (2015); Ayaydin và Karakaya (2014); Zou và Li (2014). Tuy nhiên, kết quả luận án có sự khác biệt nghiên cứu tác động đồng thời các yếu tố.

Một lần nữa, xét theo kỹ thuật ước lượng của phương pháp hồi quy không tương quan (seemingly unrelated regression – SUR), kiểm định Breusch-Pagan đã thể hiện mức độ phù hợp và đúng đắn của việc sử dụng hệ phương trình đồng thời và cho thấy sự cần thiết của việc tồn tại điều chỉnh thiên lệch cho mối quan hệ tác động qua lại (bao gồm mối quan hệ nhân quả và tác động ngược chiều), kết quả đưa ra hầu hết các kiểm định Breusch-Pagan đều cho mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (thấp nhất là 10%). Điều này cho thấy các phương trình đều tồn tại các ước lượng thiên lệch tiềm tàng của vấn đề nội sinh (gây ra bởi mối quan hệ nghịch đảo của biến phụ thuộc lên biến độc lập của phương trình), và từ đó, việc áp dụng kỹ thuật ước lượng SUR là cần thiết để hiệu chỉnh vấn đề thiên lệch nội sinh bằng việc cho phép hồi quy đồng thời cả 2 phương trình thuận và nghịch.

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu


Đa dạng hóa tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng


Tên biến


Ký hiệu


Kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu

Tác động một chiều (Phương pháp FDGMM)

Tác động đồng thời (Phương pháp SUR)

ROA

Inef

ROA

Inef

ROA

Inef

Chỉ số tập

trung tiền gửi.

Foc_depo

+

-

+

-

+

-

Chỉ số tập

trung tín dụng.

Foc_loan

+

-

+

-

+

-

Chỉ số tập

trung tài sản.

Foc_asse

+

-

+

-

+

-

Chỉ số ĐDH

thu nhập.

Div_inco

+

-

+

-

+

-

Rủi ro dự phòng tín dụng

Loa_loss

-

+

-

Không có ý nghĩa

-

+

Quy mô tài sản

ngân hàng.

Ln_asse

+

-

+

Không có

+

Không có ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19








ý nghĩa


nghĩa

Tổng tín dụng ngân hàng.

Tlo_asse

-

+

-

Không có ý nghĩa

+

Không có ý nghĩa

Thị phần ngân

hàng.

Mar_share

+

-

-

+

-

+

Vốn ngân hàng.

Equ_asse

+

-

+

Không có ý nghĩa

+

Không có ý nghĩa

Đa dạng hóa tác động đến rủi ro ngân hàng



Loa_loss

Sta_inef

Loa_loss

Sta_inef

Loa_loss

Sta_inef

Chỉ số tập

trung tiền gửi.

Foc_depo

+

+

+

+

+

+

Chỉ số tập

trung tín dụng.

Foc_loan

+

+

+

+

+

+

Chỉ số tập trung tài sản.

Foc_asse

+

+

+

+

+

Không có ý nghĩa

Chỉ số ĐDH

thu nhập.

Div_inco

+

+

+

+

+

+

Thị phần ngân hàng.

Mar_share

+

+

+

Không có ý nghĩa

+

+

Tổng chi phí

ngân hàng.

Cos_inco

+

+

+

+

+

+

Tín dụng ròng ngân hàng.

Nlo_asse

+

+

+

+

Không có ý nghĩa

Không có ý nghĩa

Chi phí hoạt động ngân hàng.

Exp_asse

+

+

+

+

+

Không có ý nghĩa

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu.

Từ các mô hình (1); (2); (3); (4); (5) tại chương 3 và kết quả nghiên cứu tại chương 4 được thực hiện từ dữ liệu của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2018, nguồn dữ liệu từ Bank scope và Orbis bank focus, toàn bộ kết quả được tổng hợp tại bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy ở trạng thái tĩnh tại mô hình (1) theo ước lượng GLS và mô hình (3) theo ước lượng Driscoll-Kraay còn tồn tại thiên lệch gây ra do tương quan chuỗi, yếu tố quá khứ ảnh hưởng/dự đoán cho giá trị xảy ra ở hiện tại cũng như tiềm tàng vấn đề nội sinh, nên luận án cần thực hiện nghiên cứu ước lượng mô hình (2), mô hình (4) ở trạng thái động theo phương pháp FDGMM để


khắc phục tồn tại hạn chế này. Do đó, luận án lấy kết quả ước lượng tác động một chiều ở trạng thái động của ĐDH đến HQHĐKD và ĐDH tác động đến rủi ro làm kết quả thảo luận. Với kết quả ước lượng hồi quy mô hình FDGMM và mô hình tác động đồng thời theo phương pháp SUR, luận án thảo luận kết quả như sau:

Xét về tình hình nghiên cứu ĐDH ngân hàng tại Việt Nam, tác giả chỉ tìm được

các nghiên cứu về ĐDH thu nhập. Do đó, với kết quả nghiên cứu luận án đưa ra ĐDH thu nhập tác động cùng chiều với HQHĐKD, kết quả này khác biệt kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) tại 152 NHTM tai 5 quốc

gia khu vực Asean (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam), giai đoaṇ 2005-2015, tỷ lệ lãi cận biên tác động nghịch biến đến ĐDH thu nhậ p nhưng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) tại

37 NHTM ở VN trong giai đoan 2006-2013; nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và

Nguyễn Thị Cành (2015) tại 22 NHTM VN, giai đoạn 2007-2013. Tương tự, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra ĐDH thu nhập tác động cùng chiều đến rủi ro ngân hàng khác biệt kết quả nghiên cứu của Nguyen và Vo (2015) tại 32 NHTM, giai đoạn 2005-2012, khi mở rộng thu nhập phi tín dụng sẽ giảm rủi ro ngân hàng nhưng tương đồng kết quả của nghiên cứu Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) tại 37

NHTM ở VN trong giai đoan 2006-2013; Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh

(2018) tại 152 NHTM tai 5 quốc gia khu vực Asean (Indonesia, Thái Lan, Malaysia,

Philippines, Việt Nam), giai đoan 2005-2015.

Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại Việt Nam vẫn tồn tại 2 quan điểm khác nhau về quan hệ tác động giữa ĐDH thu nhập và HQHĐKD; ĐDH thu nhập và rủi ro. Điểm khác biệt mới nghiên cứu của luận án là phương pháp tiếp cận nghiên cứu các đối tượng lần lượt ước lượng ở trạng thái tĩnh, trạng thái động, đặc biệt ước lượng đồng thời như đang diễn ra trong thực tiễn, khác với các nghiên cứu trong nước chỉ tiếp cận nghiên cứu các đối tượng tác động một chiều bằng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, GMM, SGMM. Do đó, kết quả nghiên cứu được kiểm nghiệm qua các phương pháp ước lượng khác nhau, có tính vững cao. Đây là đóng góp của luận án về phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới. Ngoài ra, tác giả chỉ tìm được các nghiên cứu tại Việt Nam về ĐDH ngân hàng mới tiếp cận nghiên cứu


tác động của ĐDH thu nhập đến HQHĐKD hoặc rủi ro, chưa mở rộng phạm vi, nghiên cứu cùng lúc nhiều loại hình ĐDH phản ánh hoạt động kinh doanh chính yếu trong ngân hàng như như tiền gửi, tín dụng, tài sản nên còn hạn chế đánh giá toàn diện hoạt động các NHTM. Trong khi đó, luận án nghiên cứu 4 hoạt động chính ngân hàng, khá đầy đủ. Mặc khác, các nghiên cứu đo lường lợi nhuận/khả năng sinh lời bằng ROA, ROE . . . hoặc rủi ro bằng ADZ hoặc tỷ số tài chính, còn hạn chế so với phương pháp đo lường bằng hàm sản xuất kỹ thuật vì tính chủ quan, chưa phản ánh toàn diện bản chất của đối tượng (Kapopoulos và Lazaretou, 2007). Với những trình bày nêu trên, luận án thực hiện nghiên cứu để đóng góp, bổ sung mới cho nghiên cứu ĐDH ngân hàng và khẳng định kết quả nghiên cứu trong bối cảnh nghiên cứu ĐDH ngân hàng cần đầy đủ, phản ánh xác thực tiễn hơn cho lý thuyết và thực tế tại VN.

Xét đa dạng hóa tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch quan trọng trong nền kinh tế, trong đó mỗi ngân hàng là một thành viên thực hiện vai trò này. Trong bối cảnh trong nước và ngoài nước còn nhiều bất ổn kinh tế như hiện nay, các NHTM Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp để đảm bảo mỗi NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung phát triển bền vững. Mục tiêu ưu tiên của các NHTM luôn hướng tới, đó là nâng cao HQHĐKD. Với kết quả nghiên cứu, tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tại các NHTM Việt Nam tác động đồng biến với HQHĐKD ngân hàng, tức ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến với HQHĐKD, khi các NHTM Việt Nam càng giảm các hoạt động ĐDH tiền gửi sẽ tác động tăng HQHĐKD và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu tác động ĐDH tiền gửi và HQHĐKD dựa trên lý thuyết hành vi đa dạng hóa của Sutton (1973), sự lựa chọn ĐDH được xem xét khi tình trạng không lạc quan xảy ra, nhà quản trị tìm kiếm thực thi nguồn lực (huy động vốn) theo hoạt động kinh doanh ngân hàng và phù hợp lý thuyết đại diện–chi phí đại diện của Amihud và Lev (1981); Jensen (1986), ĐDH nguồn lực (tiền gửi, tín dụng) làm giảm giá trị ngân hàng, giảm HQHĐKD. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tương đồng kết quả nghiên cứu, điển hình như Berger và ctg (2010), ĐDH tiền gửi tác động nghịch biến


HQHĐKD tại 88 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1996-2006. Bên cạnh đó, hiện tại nguồn tiền gửi từ khách hàng của các NHTM Việt Nam có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 73,8%, trong đó các NHTM Việt Nam khai thác chủ yếu từ kênh huy động tiền gửi khách hàng cá nhân như các hộ gia đình, các cán bộ - nhân viên công sở, các cán bộ hưu trí, người cao tuổi . . . kênh huy động vốn này sẳn có, dựa vào hệ thống hiện hữu của các chi nhánh và phòng giao dịch, không cần đầu tư thêm công nghệ do đó NHTM Việt Nam tiết kiệm được chi phí và có được HQHĐKD. Vì vậy, các NHTM Việt Nam thường tập trung khai thác kênh huy động này, tăng nguồn huy động tiền gửi để tăng HQHĐKD.

Hiện tại, kết quả nghiên cứu phản ánh các NHTM Việt Nam tập trung nhiều vào danh mục các khoản tín dụng khác, đang chiếm tỷ trọng 75,1%, bao gồm chủ yếu tín dụng kinh doanh BĐS, tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán, tín dụng đầu tư dự án trung dài hạn. Trong thực tiễn, các NHTM Việt Nam ưu tiên tập trung cấp tín dụng trong các lĩnh vực này để thu được lãi suất cho vay cao cũng như tăng trưởng tín dụng nhanh nhằm tăng HQHĐKD. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng các lĩnh vực này luôn tồn tại các rủi ro tiềm ẩn phát sinh do đó các NHTM Việt Nam cần xem xét, đánh giá đầy đủ và cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu luận án được ủng hộ bởi lý thuyết tăng trưởng của Penrose (1959), ĐDH là một thành phần quan trọng tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp/ngân hàng; lý thuyết đại diện–chi phí đại diện của Amihud và Lev (1981); Jensen (1986), ĐDH nguồn lực (tiền gửi, tín dụng) làm giảm HQHĐKD. Kết quả nghiên cứu tương đồng kết quả các nghiên cứu của Acharya và ctg (2006), ĐDH tín dụng tại 105 ngân hàng tại Italy, thời gian 1993-1999; Berger và ctg (2010), ĐDH tín dụng tại 88 ngân hàng Trung Quốc, thời gian 1996-2006; Böninghausen và Köhler (2015), tại 18 NHTM và các điṇ h chế tài chính trung gian lớn nhất của Đứ c trong thời gian 2003-

2007, đưa ra ĐDH tín dụng không thậ t sự mang laị HQHĐKD ngân hàng

Kết quả nghiên cứu tác động ĐDH tài sản và HQHĐKD phù hợp lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (RBV) của Wernerfelt (1984); Barney (1991), nguồn lực ngân hàng sử dụng hiệu quả tài sản sẽ giúp điều chỉnh HQHĐKD ngân hàng tốt hơn. Kết quả của luận án tương đồng nghiên cứu của Berger và ctg (2010);


Laeven và Levine (2007), ĐDH tài sản tác động nghịch biến HQHĐKD. Bên cạnh đó, kết quả đưa ra, cơ cấu tài sản NHTM VN chủ yếu tập trung tiền gửi. Do đặc thù của ngành, ngân hàng là định chế tài chính trung gian nên chức năng hoạt động chính vẫn là huy động nguồn vốn và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế nên việc tập trung tài sản tiền gửi để phục vụ cho vay là tất yếu. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ nên mức độ đầu tư tài sản cố định của ngân hàng thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Từ kết quả nghiên cứu luận án, các NHTM Việt Nam tăng ĐDH thu nhập tác động tăng HQHĐKD và ngược lại. Kết quả này được ủng hộ bởi lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi của Panzar và Willig (1977), chi phí trung bình sẽ giảm khi ngân hàng mở rộng dịch vụ ĐDH và lý thuyết sức mạnh thị trường của Porter (1980), ĐDH sẽ thúc đẩy HQHĐKD cao hơn. Ngoài ra, kết quả luận án tương đồng kết quả nghiên cứu của Baele và ctg (2007) tại 17 nước Châu Âu (15 nước thuộc EU, Norvay và Switzerland), giai đoạn 1989–2004; Mercieca và ctg (2007) tại 23 ngân hàng trong nước và 16 ngân hàng nước ngoài Philippines, giai đoạn 1999-2005; Sissy và ctg

(2017) tại 320 ngân hàng của 29 quốc gia Châu Phi giai đoan 2002-2013. Vì vậy, các

ngân hàng đưa ra muc tiêu phát triển hơn nữa nguồn doanh thu hoạt động thuần ngoài

lãi, tạo điều kiện giúp các ngân hàng đẩy mạnh HQHĐKD và phát triển bền vững.

Trong thực tiễn, các NHTM Việ t Nam luôn nỗ lưc

̉ rộ ng pham

vi hoạt động

kinh doanh sang nhiều linh vưc

khác nhau trong suốt thời gian qua, cụ thể, các

NHTM triển khai cung cấp các dịch vụ có thu phí: các dịch vụ thanh toán trong ngoài nước, giữ hộ, thu hộ, tư vấn định giá tài sản . . . gần đây triển khai dịch vụ bảo hiểm

tiền vay, Bancassurance, môi giới trái phiếu doanh nghiệp. Các lin

h vưc

này ít phát

sinh rủi ro, không yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn hoặc đòi hỏi trình độ cao nhưng nó laị mang nguồn thu dồi dào cho ngân hàng. Tiếp đến, các ngân hàng bắt đầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các lĩnh vực kinh doanh khác với mức độ rủi ro cao hơn

như bất độ ng sản, chứng khoán . . .Tuy nguồn doanh thu của các ngành này rất cao

nhưng các ngân hàng phải phát sinh gia tăng chi phí đầu tư cho công nghệ, nhân sự tay nghề cao . . . Với tình hình kinh tế và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều biến động, các NHTM Việt Nam luôn đối mặt với những thách thứ c và rủi ro phía


trước nên doanh thu hoat độ ng ngoài lãi luôn đóng vai trò quan trọng và mang đến

những lợi ích thiết thực hỗ trợ các NHTM hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Xét đa dạng hóa tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập và rủi ro ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu luận án cũng đưa ra góc nhìn khác, tập trung tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến rủi ro. Các NHTM Việt Nam triển khai giảm ĐDH tiền gửi để tăng HQHĐKD sẽ làm tăng rủi ro và ngược lại. Kết quả nghiên cứu được ủng hộ bởi lý thuyết danh mục đầu tư (EPT) của Markowitz, danh mục càng ĐDH thì nhà đầu tư càng hạn chế được rủi ro và tương đồng kết quả nghiên cứu, điển hình như nghiên cứu của Berger và ctg (2010) tại 88 NHTM Trung Quốc, giai đoạn 1996- 2006; Templeton và Severiens (1992) tại 100 ngân hàng lớn tại Mỹ, giai đoạn 1979- 1986, đưa ra ĐDH làm giảm rủi ro ngân hàng. Do đó, ngoài việc các ngân hàng tăng mức độ tập trung tiền gửi để tăng HQHĐKD, các NHTM Việt Nam cần có các giải pháp ĐDH tiền gửi để quản trị rủi ro, tức giảm tỷ trọng tiền gửi khách hàng (hiện tại chiếm tỷ trọng 73,8%), tăng tỷ trọng các loại tiền gửi khác như tiền gửi từ ngân hàng khác, các loại tiền gửi khác . . . bằng cách tăng cường công tác thu hút tiền gửi gắn liền các nghiệp vụ ngân hàng đan xen như các nghiệp vụ thanh toán trong ngoài nước, các giao dịch tài khoản, hoán đổi tiền tệ . . .ĐDH tiền gửi, tránh tập trung quá nhiều vào nguồn tiền gửi truyền thống (nguồn gửi tiền từ thị trường 1) để đảm bảo rủi ro thanh khoản, tìm kiếm những nguồn tiền gửi khác từ các tổ chức phi chính phủ, các nguồn vốn tài trợ đặc biệt, các chương trình ưu đãi doanh nghiệp hoạt động ngành nghề ưu tiên . . . Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cần đầu tư thêm công nghệ mới như công nghệ ngân hàng số để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ từ đó tăng khối lượng tiền giao dịch làm ĐDH tiền gửi góp phần giảm rủi ro để ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn.

Xét kết quả nghiên cứu tác động ĐDH tín dụng, tài sản và rủi ro ngân hàng, kết quả nghiên cứu luận án phù hợp lý thuyết danh mục đầu tư (EPT) của Markowitz, tăng ĐDH danh mục thì nhà đầu tư càng hạn chế được rủi ro và tương đồng kết quả nghiên cứu của Baele và ctg (2007), dữ liệu của 17 nước Châu Âu (15 thuộc EU, Norvay và Switzerland), giai đoạn 1989-2004; Stiroh (2004), tại ngân hàng cộng


đồng giai đoạn 1984-2000, kết quả ĐDH dư nợ tác động nghịch biến, có ý nghĩa đến rủi ro ngân hàng; Sissy và ctg (2017), ĐDH tác động nghịch biến đến rủi ro ngân

hàng tại 320 ngân hàng tai

29 quốc gia Châu Phi giai đoan

2002-2013, tức càng tăng

ĐDH thì rủi ro giảm đáng kể. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, doanh thu hoạt động thuần từ lãi chiếm 77,7% trong tổng nguồn doanh thu hoạt động thuần của các NHTM Việt Nam, do đó, hoạt động tín dụng có vai trò rất lớn trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đưa ra mức độ tập trung tín dụng ở mức khá cao là 86,7%. Như vậy mức độ ĐDH tín dụng đang ở mức thấp nhất so với mức độ ĐDH tiền gửi, tài sản, thu nhập. Do đó, ngoài việc các ngân hàng tăng mức độ tập trung tín dụng để tăng HQHĐKD, các NHTM Việt Nam cần có các giải pháp ĐDH tín dụng để quản trị rủi ro, tức giảm tỷ trọng tín dụng khác, tăng tỷ trọng các loại tín dụng như tài trợ thương mại và doanh nghiệp, bán lẻ và tiêu dùng . . .bằng cách bán chéo, bán kèm các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, giao dịch tài khoản . . .ĐDH tín dụng, tránh tập trung tín dụng quá nhiều vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như BĐS, chứng khoán. Các NHTM Việt Nam cần đầu tư công nghệ ngân hàng mới để phát triển các sản phẩm tín dụng mới, ĐDH hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro để ngân hàng hoạt động phát triển bền vững. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết hành vi đầu tư của Cyert và March (1963) khuyến nghị các NHTM cần có giải pháp ĐDH tài sản để quản trị rủi ro ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu luận án đưa ra, ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức NHTM Việt Nam triển khai gia tăng ĐDH thu nhập làm gia tăng rủi ro ngân hàng và ngược lại. Kết quả nghiên cứu được ủng hộ bởi lý thuyết đại diện-chi phí đại diện của Amihud và Lev (1981), Jensen (1986), ĐDH làm giảm giá trị ngân hàng, tức tăng rủi ro ngân hàng và tương đồng kết quả nghiên cứu của Stiroh (2004) tại ngân hàng cộng đồng giai đoạn 1984-2000; Berger và ctg (2010) tại 88 ngân hàng Trung Quốc, giai đoạn 1996-2006, đưa ra ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức làm tăng rủi ro. Trong thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận, NHTM chưa thoả mãn với các nguồn doanh thu hoạt động thuần ngoài lãi nên mở rộng nghiệp vụ khác như các lĩnh vực đầu tư chứng khoán, BĐS, nghiệp vụ phái sinh . . .Do đó, các NHTM gặp những rủi ro gia tăng, ngoài tầm kiểm soát gây tổn hại ngân hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022