Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 20


Xét rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Cân bằng giữa rủi ro và HQHĐKD luôn là bài toán khó giải đối với các cấp quản trị ngân hàng và các cơ quan hoạch định chính sách. Kết quả nghiên cứu từ mô hình tác động đồng thời, các rủi ro DPTD và rủi ro KHQOĐ tác động nghịch biến đến HQHĐKD tương đồng kết quả các rủi ro DPTD và rủi ro KHQOĐ tác động đồng biến đến kém HQHĐKD, tức khi rủi ro các NHTM Việt Nam tăng thì HQHĐKD ngân hàng giảm và ngược lại. Xét chiều tác động ngược lại, chỉ số HQHĐKD tác động nghịch biến đến rủi ro DPTD và rủi ro KHQOĐ tương đồng kết quả chỉ số kém HQHĐKD tác động đồng biến đến rủi ro DPTD và rủi ro KHQOĐ. Kết quả nghiên cứu luận án phù hợp với lý thuyết lợi nhuận và rủi ro của Frank Knight (1895-1973) trình bày mối quan hệ giữa rủi ro & tỷ suất lợi nhuận và tương đồng với rất nhiều nghiên cứu trong ngoài lĩnh vực ngân hàng.

Tuy kết quả nghiên cứu này rất phổ biến và không mới nhưng kết quả nghiên cứu đưa ra tính chất tác động 2 chiều giữa rủi ro và HQHĐKD ngân hàng được nghiên cứu trong điều kiện tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, trong đó HQHĐKD và rủi ro ngân hàng được đo lường ở 2 khía cạnh bằng tỷ số tài chính và hàm sản xuất kỹ thuật. Như vậy, rủi ro và HQHĐKD ngân hàng có mối quan hệ 2 chiều, nghịch biến, tức khi các NHTM Việt Nam gia tăng các rủi ro DPTD, rủi ro KHQOĐ sẽ tác động giảm HQHĐKD. rủi ro DPTD tác động trực tiếp làm tăng chi phí ngân hàng, tức làm giảm HQHĐKD ngân hàng. Trong thực tế, các NHTM Việt Nam cần thực hiện các giải pháp quản trị giảm rủi ro DPTD, tức giảm thiểu nợ xấu phát sinh, đó là xây dựng quy trình phê duyệt tín dụng khoa học, chặt chẽ, kiểm soát chéo giữa các bộ phận; thiết lập mô hình phê duyệt tín dụng tập trung; ban hành các quy định tín dụng theo đặc thù theo địa phương, mùa vụ và điều chỉnh kịp thời khi có biến động kinh tế…

Hiện tại, các NHTM Việt Nam luôn tập trung tất cả nguồn lực ưu tiên quản trị giảm rủi ro DPTD vì ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro DPTD đến hoạt động ngân hàng rất lớn, có thể gây sụp đổ ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu, HQHĐKD của các NHTM Việt Nam tăng sẽ giảm rủi ro DPTD ngân hàng nên các NHTM Việt Nam cần tăng cường các giải pháp tăng HQHĐKD, cụ thể như mở rộng các nguồn thu từ dịch


vụ như giao dịch tài khoản, thanh toán trong ngoài nước, thu hộ, giữ hộ . . .phát triển liên kết các dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm, chứng khoán, BĐS để gia tăng nguồn thu, nâng cao HQHĐKD ngân hàng.

Các biến kiểm soát

Xét kết quả các biến kiểm soát, quy mô tài sản ngân hàng tác động đồng biến đến HQHĐKD ngân hàng, tức khi quy mô tổng tài sản các NHTM Việt Nam tác động tăng HQHĐKD ngân hàng và ngược lại. Trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam luôn tìm giải pháp gia tăng tổng quy mô tài sản để tăng HQHĐKD, tuy nhiên do thị trường tài chính nhiều biến động và chính sách từ cơ quan quản lý nhà nước như NHNN quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa hàng năm từng NHTM hoặc quy định lãi suất trần tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng nên các NHTM Việt Nam hạn chế trong tăng trưởng tín dụng, tiền gửi từ đó ảnh hưởng đến việc tăng quy mô tài sản.

Theo kết quả mô hình trạng thái động tác động một chiều, tổng tín dụng ngân hàng tác động nghịch biến đến HQHĐKD. Trong khi đó, theo kết quả mô hình tác động đồng thời, tổng tín dụng ngân hàng tác động đồng biến HQHĐKD. Như vậy, kết quả ước lượng ở 2 mô hình có sự khác biệt. Điều này có nghĩa, khi đánh giá tác động một chiều, tổng tín dụng ngân hàng tăng sẽ làm giảm HQHĐKD và ngược lại. Mặc khác, khi xét cơ chế tác động đồng thời, tổng tín dụng ngân hàng tăng sẽ tăng HQHĐKD và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Thị phần ngân hàng tác động nghịch biến đến HQHĐKD, tức các NHTM Việt Nam có thị phần lớn thì HQHĐKD giảm, tức tỷ suất lợi nhuận giảm và ngược lại. Xét tác động của thị phần đến rủi ro, từ kết quả nghiên cứu, thị phần ngân hàng tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức khi NHTM Việt Nam có thị phần càng lớn thì rủi ro ngân hàng càng tăng và ngược lại. Vốn ngân hàng tác động đồng biến đến HQHĐKD ngân hàng, tức các NHTM Việt Nam tăng vốn ngân hàng tác động tăng HQHĐKD ngân hàng và ngược lại. Như vậy, khi các NHTM tăng vốn chủ sở hữu sẽ tăng cường năng lực tài chính hỗ trợ phát triển kinh doanh, mang lại HQHĐKD ngân hàng và cũng cố gia tăng hệ số CAR trong quản trị rủi ro theo chuẩn Basel.

Xét kết quả nghiên cứu của 2 biến kiểm soát, tổng chi phí ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức các NHTM Việt

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 20


Nam hoạt động gia tăng chi phí sẽ tác động tăng rủi ro ngân hàng và ngược lại. Do đó, khi NHTM Việt Nam có chất lượng quản trị càng thấp, làm tăng tổng chi phí ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro ngân hàng, gây tổn hại đến ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của tín dụng ròng ngân hàng tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, tức các NHTM Việt Nam tăng tín dụng ròng sẽ gia tăng rủi ro ngân hàng và ngược lại. Như vậy, khi NHTM Việt Nam gia tăng tín dụng ròng trên tài sản sẽ tác động gia tăng rủi ro ngân hàng vì tín dụng gia tăng trong cơ cấu tài sản nợ ngân hàng sẽ gây rủi ro hơn so với lợi ích mang lại cho ngân hàng.

Nhìn chung, trong xu hướng hộ i nhậ p sâu và rộng, với sự gia tăng nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam và các chính sách của cơ quan

quản lý nhà nước yêu cầu khắt khe hơn để đảm bảo các NHTM Việt Nam hoạt động

an toàn, hiệu quả. ĐDH đươc

xem như là chiến lươc

cần thiết và tất yếu khách quan

mà các NHTM Việt Nam sử dụng hoach điṇ h, xây dựng chiến lược kinh doanh cho

mình. Kết quả nghiên cứ u đã khẳng đinh tác động ảnh hưởng của ĐDH đến HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM Việ t Nam. ĐDH làm cơ sở kham khảo cho các

nhà quản trị ngân hàng định hướng khai thác nguồn lực còn bi ̣han chế để sử dụng

chúng trong hoạt động ngân hàng mộ t cách có hiệ u quả hơn và thúc đẩy các nhà quản

tri ̣ngân hàng chọn lựa chiến lươc

kinh doanh ngân hàng phù hơp. Bên cạnh đó, kết

quả nghiên cứu của ĐDH giúp các nhà quản trị NHTM Việt Nam xem xét chất lương tài sản ngân hàng, khả nă ng huy độ ng và sử dụng nguồn vốn hiệ u quả hơn. Như vậ y,

các NHTM Việt Nam mới nâng cao năng lực canh tranh, tao điều kiệ n thuận lợi phát

triển khách hàng, mở rộ ng thi ̣phần tại thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam.

Tóm tắt chương 4

Với dữ liệu bảng của 25 NHTM Việt Nam trong thời gian 2000-2018, kết quả nghiên cứu luận án từ ước lượng 5 mô hình nghiên cứu bao gồm 2 mô hình ĐDH tác động một chiều đến HQHĐKD ở trạng thái tĩnh và trạng thái động; 2 mô hình ĐDH tác động một chiều đến rủi ro ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động; mô hình tác động đồng thời của ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Kết quả luận án giúp kiểm định lại các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Sau đó, kết quả nghiên cứu được thảo luận trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Cụ thể như sau:


Các ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến HQHĐKD và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến HQHĐKD được đo lường qua 2 biến đại diện tỷ số tài chính và hàm sản xuất nên kết quả có tính vững. Các ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến rủi ro ngân hàng và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng được đo lưởng qua 2 biến đại diện tỷ số tài chính và hàm sản xuất nên kết quả có tính vững.

Với sự tác động đồng thời, các ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến HQHĐKD và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến HQHĐKD được đo lưởng qua 2 biến đại diện tỷ số tài chính và hàm sản xuất. Kết quả này tương đồng kết quả nghiên cứu tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập đến HQHĐKD ở mô hình động.

Với sự tác động đồng thời, các ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến đến rủi ro ngân hàng và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng được đo lường qua 2 biến đại diện tỷ số tài chính và hàm sản xuất. Kết quả này tương đồng kết quả nghiên cứu tác động một chiều của ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập đến rủi ro ngân hàng ở mô hình động.

Ngoài ra luận án cũng đưa ra kết quả tác động của các biến kiểm soát tương đồng ở 2 phương pháp tác động ở trạng thái động (FDGMM) và phương pháp tác động đồng thời (SUR) như tổng tài sản (Ln_asse) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD; thị phần (Mar_shar) tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê HQHĐKD; thị phần (Mar_shar) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro ngân hàng; tổng chi phí ngân hàng (Cos_inco) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến rủi ro ngân hàng; vốn ngân hàng (Equ_asse) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD; chi phí hoạt động ngân hàng (Exp_asse) tác động đồng biến với rủi ro; tín dụng ròng ngân hàng (Nlo_asse) tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê với rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, tổng dư nợ ngân hàng (Tlo_asse) tác động đến HQHĐKD có kết quả không tương đồng giữa 2 phương pháp tác động đồng thời SUR và phương pháp tác động một chiều ở trạng thái động FDGMM.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Với việc sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018, trích xuất từ nguồn dữ liệu Bankscope và Orbis bank focus, luận án thực hiện tìm ra các vấn đề theo mục tiêu nghiên cứu như tác động một chiều của 4 loại hình ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập) đến HQHĐKD (đại diện bởi 2 biến: lợi nhuận trên tài sản (ROA) và kém HQHĐKD (Inef)); tác động một chiều của 4 loại hình ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập) đến rủi ro ngân hàng (đại diện bởi 2 biến: rủi ro DPTD (Loa_loss) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef)); tác động đồng thời 4 loại hình ĐDH (tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD (đại diện bởi 2 biến: lợi nhuận trên tài sản (ROA) và kém HQHĐKD (Inef)) và rủi ro ngân hàng (đại diện bởi 2 biến: rủi ro DPTD (Loa_loss) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef)). Để thực hiện 3 mục tiêu nêu trên, luận án sử dụng phương pháp ước lượng tác động một chiều ở trạng thái tĩnh như phương pháp GLS, Driscoll-Kraay, phương pháp ước lượng tác động một chiều ở trạng thái động FDGMM, phương pháp ước lượng tác động đồng thời SUR. Riêng kém HQHĐKD (Inef) và rủi ro KHQOĐ (Sta_inef) trích xuất từ hàm sản xuất kỹ thuật từ các yếu tố đầu vào và đầu ra của các NHTM VN sử dụng phương pháp SFA.

Lược khảo các lý thuyết nền tảng tại chương 3, luận án trình bày các lý thuyết điển hình mối quan hệ giữa ĐDH và HQHĐKD ngân hàng như “lý thuyết tăng trưởng” do Penrose phát triển năm 1959, ĐDH là một thành phần quan trọng tác động đến tăng trưởng của ngân hàng; “lý thuyết sức mạnh thị trường” của Porter (1980), ĐDH thúc đẩy tổ chức đạt HQHĐKD cao hơn; Wernerfelt (1984); Barney (1991) phát triển “lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực-RBV”, theo Barney (1991), nguồn lực của ngân hàng trong đó sử dụng tài sản hiệu quả giúp hiệu chỉnh HQHĐKD ngân hàng tốt hơn; “lý thuyết hành vi đa dạng hóa” của Sutton (1973), sự lựa chọn ĐDH được xem xét khi tình trạng không lạc quan xảy ra, tức HQHĐKD sụt giảm. Ngoài ra, luận án trình bày “lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi” được phát triển bởi Panzar và Willig (1977), chi phí trung bình giảm khi ngân hàng mở rộng dịch vụ, ĐDH nguồn thu. Bên cạnh đó, các lý thuyết nền tảng điển hình mối quan hệ giữa ĐDH và rủi ro ngân hàng như “lý thuyết đại diện-chi phí đại diện” (Amihud và Lev, 1981; Jensen,


1986), ĐDH làm giảm giá trị doanh nghiệp/ngân hàng, gây tăng rủi ro; “lý thuyết về danh mục đầu tư” (EPT-Markowitz), ĐDH danh mục đầu tư càng ĐDH thì càng hạn chế được rủi ro xảy ra; “lý thuyết hành vi đầu tư” phân nhánh từ lý thuyết hành vi tổ chức của Cyert và March (1963), khi bị cạnh tranh khốc liệt, tình trạng kinh doanh hiện tại không còn hấp dẫn thì thoát ly tình trạng kinh doanh hiện tại bằng cách ĐDH tài sản có sinh lời cao hơn và giảm rủi ro. Cuối cùng, luận án trình bày lý thuyết quan hệ giữa HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, như “lý thuyết lợi nhuận và rủi ro” của Frank Knight (1895-1973).

Luận án khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Cụ thể, kết quả ĐDH tác động đồng biến đến HQHĐKD, các nghiên cứu điển hình như Ashyari và Rokhim (2020); Al-kayed và Aliani (2020); Sissy và ctg (2017); Thilakaweera và ctg (2016); Curi và ctg (2015); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015); Lee và ctg (2014); Baele và ctg (2007); Mercieca và ctg (2007); kết quả của ĐDH tác động nghịch biến đến HQHĐKD, các nghiên cứu điển hình như Duho và Onumah (2019); Chen và ctg (2018); Böninghausen và Köhler (2015); Berger và ctg (2010); Laeven và Levine (2007); Acharya và ctg (2006); Campa và Kedia (2002). Xét về mối quan hệ giữa ĐDH và rủi ro ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có kết quả, ĐDH tác động đồng biến đến rủi ro ngân hàng, các nghiên cứu điển hình như Liang và ctg (2020); Yang và ctg (2020); Berger và ctg (2010); Baele và ctg (2007); Acharya và ctg (2006); Stiroh (2004); các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả ĐDH tác động nghịch biến đến rủi ro ngân hàng, các nghiên cứu điển hình như Moudud-Ul-Huq và ctg (2020); Abuzayed và ctg (2018); Sissy và ctg (2017); Nguyen và Vo (2015); Pennathur và ctg (2012); Lepetit và ctg (2008); Baele và ctg (2007); Mercieca và ctg (2007); Stiroh (2004); Templeton và Severiens (1992). Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động HQHĐKD đến rủi ro cũng được lược khảo, các nghiên cứu điển hình như Tehulu và Olana (2014); Messai và Jouini (2013); Zribi và Boujelbegrave (2011). Nghiên cứu tác động của rủi ro đến HQHĐKD ngân hàng, các nghiên cứu điển hình như Gizaw và ctg (2015); Petria và ctg (2015); Ayaydin và Karakaya (2014); Zou và Li (2014); Ayanda và ctg (2013).


Căn cứ các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các ĐDH đến HQHĐKD; tác động của các ĐDH đến rủi ro; tác động đồng thời của các ĐDH, HQHĐKD và rủi ro. Các kiểm định cần thiết được thực hiện trong luận án như kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định biến công cụ và nội sinh, phân tích ma trận tương quan các biến số. Sau đó, luận án chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp xử lý hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, nội sinh đế cho kết quả ước lượng chuẩn xác nhất.

Ở mô hình nghiên cứu (1), (3), luận án ước lượng tác động của ĐDH đến HQHĐKD và ĐDH đến rủi ro ở trạng thái tĩnh. Tuy nhiên, khi ước lượng ở trạng thái tĩnh theo GLS, Driscoll-Kraay vẫn tồn tại vấn đề tiềm ẩn của tác động trong quá khứ đối với các giá trị hiện tại và gây ra các thiên lệch của tương quan chuỗi (Berger và ctg, 2010; Goddard và ctg, 2004; Athanasoglou và ctg, 2008; Naceur và Omran, 2011). Để khắc phục những tồn tại, luận án đánh giá tác động của các ĐDH đến HQHĐKD và các ĐDH đến rủi ro ngân hàng bằng kỹ thuật sai phân bậc 1 của mô men tổng quát (FDGMM), đưa vào yếu tố trễ trong quá khứ để xử lý hiện tượng tương quan chuỗi tiềm ẩn và áp dụng biến công cụ ở quá khứ bậc 2 của chính biến nội sinh để giải quyết hiện tượng nội sinh (Anderson và Hsiao, 1981; Arellano và Bond, 1991; Roodman, 2009). Để kiểm tra tính vững, các biến phụ thuộc HQHĐKD và rủi ro ngân hàng được đo lường qua 2 đại diện bằng tỷ số tài chính và chỉ số trích từ hàm sản xuất kỹ thuật. Sau khi phân tích đánh giá tác động một chiều của các ĐDH đến HQHĐKD và các ĐDH đến rủi ro ở trạng thái tĩnh, trạng thái động, luận án thực hiện ước lượng đánh giá ở cơ chế tác động đồng thời. Hướng tiếp cận đồng thời phát sinh từ thực tiễn trong chu trình vận hành của hoạt động ngân hàng. Các mối quan hệ tác động qua lại phức tạp, yếu tố này có thể tiềm tàng ước lượng yếu tố kia và ngược lại. Đây cũng là khuyến nghị đối với các trường hợp của thị trường tài chính ngân hàng, được xem xét toàn diện và phổ quát (Chen và Steiner, 1999). Tất cả 3 phương trình này đều chạy đồng thời bằng kỹ thuật ước lượng hồi quy “hệ thống biểu thức gần như không tương quan” (“seemingly unrelated regression”–SUR của Zellner (1962).


Các mô hình ước lượng trong luận án thỏa mãn hầu hết các kiểm định cần thiết. Đối với mô hình ước lượng GLS, các kiểm định có mức ý nghĩa 1% (Pro>chi2). Mô hình ước lượng Driscoll-Kraay, các kiểm định thống kê có mức ý nghĩa 1% (pro>F) ở hầu hết các trường hợp phân tích. Mô hình ước lượng FDGMM, kết quả kiểm định của F test (đạt mức ý nghĩa 1%) và Arellano-Bond test for AR bậc 1 (đạt mức ý nghĩa 1%) và AR bậc 2 (không có ý nghĩa thống kê) xác nhận mô hình ở trạng thái động là phù hợp và cần thiết được phân tích. Kiểm định của Sargan không có ý nghĩa thống kê, xác nhận việc sử dụng biến công cụ độ trễ ở bậc 2 là hợp lý, không có tự tương quan và đúng đắn trong mô hình FDGMM (không bác bỏ bất kỳ giả thiết biến công cụ là sai và không phù hợp). Đối với kỹ thuật ước lượng hồi quy “hệ thống biểu thức gần như không tương quan” (SUR), kiểm định Breusch-Pagan cho thấy hầu hết các kiểm định Breusch-Pagan đều cho mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (thấp nhất là 10%). Do đó, việc áp dụng kỹ thuật ước lượng nêu trên là cần thiết và phù hợp.

Với trình tự nghiên cứu như trên, luận án thực hiện ước lượng các mô hình và đưa ra kết quả theo mục tiêu nghiên cứu như sau:

Kết quả ước lượng một chiều mô hình FDGMM ở trạng thái động, 3 loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến HQHĐKD (ROA) (tất cả đạt mức ý nghĩa thống kê), thoả các giả thuyết H1a, H2a, H3a. Xét tác động của ĐDH thu nhập, kết quả đạt mức ý nghĩa thống kê cao, có ý nghĩa ngược với kết quả tác động của 3 loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản, tức ĐDH thu nhập tác động đồng biến, có ý nghĩa thống kê với HQHĐKD (ROA), thoả giả thuyết H4a. Xét biến đại diện khác của HQHĐKD, đó là biến phụ thuộc kém HQHĐKD (Inef), kết quả tác động của tập trung tín dụng, tiền gởi, tài sản và ĐDH thu nhập đến kém HQHĐKD (Inef), tất cả 4 phương trình đều có ý nghĩa thống kê và tác động nghịch biến, tức 3 loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động đồng biến đến kém HQHĐKD (Inef) và ĐDH thu nhập tác động nghịch biến đến kém HQHĐKD (Inef), thoả các giả thuyết H1b, H2b, H3b, H4b. Điều này có nghĩa, ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản tác động nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đến HQHĐKD và ĐDH thu nhập tác động đồng biến đến HQHĐKD. Kết quả này tương đồng kết quả tác động của 4 loại hình ĐDH tiền gởi, tín dụng, tài sản, thu nhập tác động đến HQHĐKD (ROA). Như vậy,

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí