Vấn đề | Trước can thiệp | Sau khi can thiệp | |
lúc gia đình thiếu ăn. | quà nhân các dịp lễ, tết. Mặt trận Tổ quốc xã và đồn biên phòng Phú Tân còn vận động mạnh thường quân trên địa bàn hỗ trợ cho gia đình mỗi tháng 10 kg gạo góp phần giúp trẻ và gia đình sớm ổn định cuộc sống. | ||
3 | Tự ti, mặc cảm | - Tự ti, mặc cảm sợ bạn bè, người xung quanh trêu chọc tình trạng thiếu cha, vắng mẹ. - Nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người. | - Qua trao đổi cùng với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, sự tác động của giáo viên chủ nhiệm ở trường giúp trẻ được thầy cô quan tâm, bạn bè yêu quý tạo điều kiện để trẻ yên tâm học tập, vui chơi. - Thông qua tư vấn, tham vấn nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ nhận ra tình yêu thương của bà nội, anh trai, sự quan tâm của chính quyền địa phương, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, nhà hảo tâm, mạnh thường quân là động lực giúp trẻ vượt qua khó khăn, vững tin vươn lên trong cuộc sống xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc với người xung quanh. Nâng cao năng lực bản thân có suy nghĩ tích cực trong hoàn cảnh khó khăn. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Sự Gia Tăng Trẻ Em Trong Gia Đình Sau Ly Hôn Đến
- Một Số Giải Pháp Can Thiệp Công Tác Xã Hội Đối Với Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn
- Bảng Đánh Giá Mức Độ Khẩn Cấp Các Vấn Đề Của Thân Chủ Xếp Theo Thứ Từ Rất Khẩn Cấp (1) Đến Chưa Khẩn Cấp (4)
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 10
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 11
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Cha Mẹ Ly Hôn Đến Cuộc Sống, Sự Phát Triển Về Tâm, Sinh Lý, Việc Tiếp Cận Giáo Dục, Tiếp Cận Các Chính Sách, Dịch Vụ Y Tế -
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Vấn đề | Trước can thiệp | Sau khi can thiệp | |
4 | Lao động sớm | Làm việc trung bình từ 6 giờ/ngày để có thu nhập từ 30.000 đến 40.000 đồng từ nghề gia công bậc lửa | Nhờ có sự hỗ trợ từ chương trình nâng bước em đến trường, sự quan tâm của chính quyền địa phương, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân việc tham gia lao động của trẻ giảm đáng kể trẻ tiếp tục làm gia công bậc lửa với thời gian khoảng từ 1 đến 2 giờ/ngày, thời gian còn lại trẻ đi học và nghỉ ngơi. |
Kết thúc ca
Để theo dõi sự thay đổi, thúc đẩy sự tham gia của thân chủ vào tiến trình tự giải quyết vấn đề tháng đầu tiên của quá trình lượng giá nhân viên công tác xã hội nới lỏng can thiệp chỉ tiếp xúc với thân chủ và gia đình một lần/tháng, đến tháng thứ 2, thứ 3 chỉ giữ liên lạc qua điện thoại, chủ động gọi điện, nhắn tin nắm bắt tình hình về Liên thông qua bà nội, giáo viên chủ nhiệm và chính em xét thấy sự thay đổi là tích cực, em trở nên vui vẻ, sống chan hòa, gần gũi với mọi người, được tạo điều kiện học tập, cuộc sống cải thiện nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp đặc biệt là ý chí vươn của chính em vì vậy ngày 30/4/2019 nhân viên công tác xã hội mời trẻ cùng gia đình ngồi lại thông báo kết thúc ca sau hơn 8 tháng can thiệp, giờ đây thân chủ có thể tự nhận biết được vấn đề của bản thân, xác định các nguồn lực cũng như lên kế hoạch giúp chính mình vượt qua hoàn cảnh khó khăn dựa trên nguồn lực sẵn có.
Tiểu kết chương 3
Từ nghiên cứu thực trạng, ảnh hưởng cuộc ly hôn của cha mẹ đến trẻ chương 3 tác giả nghiên cứu các giải pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng can thiệp nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của cuộc ly hôn của cha mẹ đến trẻ, đến xã hội.
Để làm được điều đó giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, can thiệp đối với trẻ bị bạo hành, kết nối nguồn lực giúp thân chủ có điều kiện vươn lên là giải pháp được tác giả chú trọng, để công tác giúp đỡ thời gian tới đi vào chiều sâu các ngành chức năng cũng cần xem xét sớm xây dựng và đưa trung tâm công tác xã hôi huyện đi vào hoạt động.
Trong đề tài này tác giả còn tiến hành can thiệp Ca đối với trường hợp trẻ rơi vào hoàn cảnh đặt biệt khó khăn, nâng cao năng lực giúp trẻ từng bước khẳng định bản thân.
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
1. Kết luận
Cùng với sự gia tăng về số lượng các cặp vợ chồng ly hôn đã kéo theo số trẻ em trong gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông những năm trở lại đây cũng tăng lên nhanh chóng, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ, đến xã hội cần sớm có các giải pháp can thiệp đúng đắn.
Kết quả khảo sát cho thấy nếu năm 2013 Tân Phú Đông chỉ có 87 trẻ đến năm 2017 con số này đã lên đến 811 trẻ, ước tính con số này sẽ tiếp tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
Kết quả của sự chia ly này đẩy không ít trẻ vào cuộc sống khó khăn, lao động sớm, bị lạm dụng sức lao động, bị bạo hành, học tập trở nên khó khăn hơn, dễ vướng vào các tai, tệ nạn xã hội.
Ngoài bị ảnh hưởng cuộc sống trẻ em trong các gia đình sau ly hôn còn chịu ảnh hưởng về tâm lý, trẻ dễ tổn thương khi bạn bè, người xung quanh nhắc cha, mẹ hay những biến cố gia đình.
Bỏ học sớm, thiếu kinh phí trang trải học tập cũng là khó khăn chung của đa số trẻ trong gia đình cha mẹ ly hôn đang đối mặt. Nhiều bậc cha mẹ đơn thân nuôi con, các gia đình thay thế gặp rất nhiều khó khăn trong trang trải học phí, chi phí học tập của trẻ vì vậy quyết định cho trẻ nghỉ học lao động tạo thu nhập phụ giúp gia đình, một số khác có xu hướng không muốn trẻ tiếp tục đi học.
Bị bạo hành cũng là vấn đề trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn đã, đang và sẽ gánh gánh chịu. Thường xuyên chứng kiến mâu thuẫn, bất hòa giữa cha mẹ, bị bỏ bê gây ra sự tự ti, mặc cảm với bạn bè, người xung quanh, bị cha dượng, mẹ kế và người thân trong gia đình bạo hành gây tổn thương về mặt thể chất, tinh thần. Nghiện mạng xã hội, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy, dễ sa ngã vào tai nạn, tệ nạn cũng là những vấn đề trẻ em trong gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang đối mặt.
Mặc dù là đối tượng gặp nhiều vấn đề, tuy nhiên trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ít được quan tâm chăm sóc sức khỏe như các trẻ bình thường khác điều này ít nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Chính điều này đòi hỏi cần có sự can thiệp kịp thời của công tác xã hội nhằm giúp cải thiện đời vật chất, tinh thần của trẻ, đem lại sự phát triển ổn định của xã hội.
2. Khuyến nghị
Đối với chính quyền địa phương
Cần cũng cố, tăng cường công tác hoà giải ở cơ sở để các cặp vợ chồng muốn ly hôn có cơ hội trở lại đoàn tụ, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con cái tốt. Đặc biệt các tổ hòa giải cần phát huy vai trò hòa giải với nhiều hình thức, giải thích cho các cặp vợ chồng biết được những hệ lụy có thể xảy ra với con cái của họ sau khi họ ly hôn để họ thấy được trách nhiệm của họ đối với con cái và tự hàn gắn, hóa giải các mâu thuẩn để nuôi dạy con tốt.
Cần thành lập và xây dựng các đội phản ứng nhanh nhằm ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra ở địa phương, đặc biệt can thiệp kịp thời đối với các trường hợp trẻ em trong các gia đình sau ly hôn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức của cộng đồng nói chung và của từng gia đình, từng cá nhân nói riêng. Trong đó chú trọng tuyên truyền các nội dung liên quan đến Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, công tác xây dựng gia đình văn hóa.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các ngành, các cấp trên địa bàn huyện cũng cần xem xét thay thế các hình thức tuyên truyền kém hiệu quả như tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh bằng hình thức tuyên truyền qua smart phone, các phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người quan tâm như chương trình người đưa tin 24 giờ trên đài truyền hình Vĩnh Long, chương trình 60 giây trên kênh HTV7, HTV9, chuyển động 24 giờ trên kênh VTV1, báo điện tử dân trí, VnExpress, báo mới, các cuộc họp chi, tổ, hội.
Đối với nhân viên công tác xã hội
Cần cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội ở các xã, thực hiện được điều này sẽ giúp nhân viên công tác xã hội nắm bắt nhanh chóng, kịp thời tình trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của trẻ từ đó đề xuất giải pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời.
Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội, người làm công tác giúp đỡ, hỗ trợ trẻ ở cộng đồng cần am hiểu các chính sách xã hội liên quan đến trẻ em của nhà nước, của địa phương từ đó kết nối giúp các em đảm bảo quyền bình đẳng và có điều kiện vươn lên.
Đối với người dân
Tích cực tham gia các phong trào của địa phương, chú trọng xây dựng gia đình văn hóa giúp gia đình phát triển ổn định, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
Sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với con trẻ, đặc biệt các bậc cha mẹ trong các gia đình sau ly hôn cần quan tâm, chia sẻ đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện.
Cần giáo dục con trẻ kỹ năng xây dựng gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban thường vụ huyện ủy Tân Phú Đông (2018). “Huyện Tân Phú Đông cần tận dụng và khai thác thế mạnh để phát triển”, Tạp chí Tân Phú Đông 10 năm thành lập huyện, tr. 14-17.
2. Bộ Chính trị (2012). Chỉ thị số 20-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Bộ chính trị.
3. Bùi Thị Xuân Mai (2010). Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động
– Xã hội, Hà Nội.
4. Đào Hồng Lê (2015). Báo cáo chung Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2, Viện nghiên cứu gia đình và giới, Hà Nội.
5. Huỳnh Minh Hiền (2013). Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lưu Thanh Huyền (2007). Niên luận đời sống tâm lý của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn, khoa tâm lý trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
7. Nguyễn Trung Hải (2017). Giáo trình lý thuyết công tác xã hội, trường Lao động xã hội.
8. Nguyễn Thị Minh Hằng (2003). “Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly hôn”, tạp chí tâm lý học, (số 2), tr. 27-31.
9. Nguyễn Thị Liên (2012). Luận văn bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn thực tiễn xét xử tại các tòa án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thơ Sinh (2008). Các học thuyết tâm lý nhân cách, NXB lao động, Hà Nội.
11. Quốc hội (2004). Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Lao động.
12. Quốc hội (2007). Luật phòng chống bạo lực gia đình, NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
13. Quốc Hội (2014). Luật hôn nhân gia đình, NXB Lao động.
14. Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Chính phủ.
15. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1023/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn (2016 – 2020), Chính phủ.
16. Thủ tướng Chính (2017). Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, Chính phủ.
Tài liệu tiếng nước ngoài
17. Amy Morin (2019). The psychological Effects of divorce on children, truy cập ngày 06 tháng 5 năm 2019, từ trang web https://www.verywellfamily.com/psychological-effects-of-divorce-on- kids-4140170.
18. Joanne Pedro Carroll (2011). How parents can help children cope with separation/divorce, truy cập ngày 06 tháng 5 năm 2019, từ trang web hhttp://www.child-encyclopedia.com/divorce-and-separation/accply- experts/how-paents-can-help-children-cope-separation divorce
Tài liệu từ website
19. Đoan Trang (2019). Một trẻ, hai nhà, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2019, từ trang web http://viendongdaily.com/mot-tre-hai-nha-KaBiNveH.html.
20. Lê Nguyễn Đức Dũng (2016). Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá, cập ngày 14 tháng 7 năm 2019, từ trang web https://yteduphongtphcm.gov.vn/bai-viet/-ganh-nang-benh-tat-va-ton-that- kinh-te-cua-viec-su-dung-thuoc-la.html.
21. Nguyễn Huyên (2017). Nước mắt hậu ly hôn đòn thù đổ đầu trẻ, truy cập ngày
13 tháng 5 năm 2019, từ trang web https://laodong.vn/lao-dong-cuoi- tuan/nuoc-mat-hau-ly-hon-don-thu-do-dau-tre-582876.ldo.
22. Nguyễn Minh (2011), Bố mẹ ly dị làm trẻ học kém, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2019, từ trang web https://anninhthudo.vn/doi-song/bo-me-li-di-lam- tre-hoc kem/413569.antd.
23. Nguyễn Tuyết (2017). Sáu vấn đề thường gặp ở trẻ có cha mẹ ly hôn, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2019, từ trang web https://baomoi.com/6-van-de- thuong-gap-o-tre-co-cha-me-ly-hon/c/24136068.epi.
24. Minh Quyên (2016). Cha mẹ ly hôn: những đứa trẻ lớn lên thế nào?, truy cập ngày 01 tháng 4 năm 2019, từ trang web http://thanhnien.vn/doi-song/cha- me-ly-hon-nhung-dua-tre-lon-len-the-nao-701906.html
25. Thu Hiền (2014). Bảy hệ lụy cho trẻ khi cha mẹ ly hôn, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2019, từ trang web https://vnexpress.net/doi-song/7-he-luy-cho-con- tre-khi-cha-me-ly-hon-2957998.html.
26. Thu Hiền (2014). Những hệ lụy cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2019, từ trang web https://nutifood.com.vn/blog/nhung- he-luy-cho-con-tre-khi-cha-me-ly-hon.html
27. Thu Vân (2017). Bố mẹ ly hôn, trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe, truy cập ngày 06 tháng 5 năm 2019, từ trang web https://suckhoedoisong.vn/bo-me-ly-hon- tre-bi-anh-huong-suc-khoe-n132177.html