PHỤ LỤC 1
BẢNG HỎI ĐỊNH LƯỢNG PHỎNG VẤN NGƯỜI CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ LY HÔN
Chào anh (chị)! Tôi tên Nguyễn Duy Khánh học viên lớp cao học Công tác xã hội, trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. Nhằm tìm hiểu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông hiện nay như thế nào? Tìm hiểu vấn đề cha, mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, sự phát triển tâm lý trẻ và mối qua hệ giữa sự gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn với sự phát triển của xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp.
Chúng tôi rất trân trọng và đánh giá cao sự tham gia của anh (chị), thông tin anh (chị) chia sẻ chỉ sử dụng cho mục đích khoa học, những thông tin cá nhân sẽ được giữ kín. Ý kiến của anh (chị) sẽ góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu, cũng như tìm ra hướng giải quyết mới cho vấn đề.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN: THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Giới tính:…………………………………………...........…………….…………
- Tuổi:………………………………………………...........……………………....
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Can Thiệp Công Tác Xã Hội Đối Với Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn
- Bảng Đánh Giá Mức Độ Khẩn Cấp Các Vấn Đề Của Thân Chủ Xếp Theo Thứ Từ Rất Khẩn Cấp (1) Đến Chưa Khẩn Cấp (4)
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 9
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 11
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Cha Mẹ Ly Hôn Đến Cuộc Sống, Sự Phát Triển Về Tâm, Sinh Lý, Việc Tiếp Cận Giáo Dục, Tiếp Cận Các Chính Sách, Dịch Vụ Y Tế -
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 13
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Địa chỉ: Ấp……………………...………… Xã ……………............……………
PHẦN: NỘI DUNG CÂU HỎI
Câu 1: Hiện tại anh (chị) đang sống chung với trẻ em trong gia đình sau ly hôn phải không? Nếu trả lời “Có” trả lời tiếp các câu hỏi tiếp theo, trả lời “Không” xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã dành thời gian cho chúng tôi!
1. Có
2. Không
Câu 2: Anh (chị) có mối quan hệ như thế nào với trẻ em trong gia đình sau ly hôn?.
1. Ông, bà nội, ngoại
2. Cha, mẹ ruột
3. Cha, mẹ kế
4. Anh, chị, em ruột
5. Khác (ghi rõ):………………………………............…………………
Câu 3: Trẻ em trong gia đình ly hôn sống cùng anh (chị) bao nhiêu
tuổi?.
……………………………………………………………………..............………
Câu 4: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn đang sống cùng anh (chị) nam hay nữ?.
1. Nam
2. Nữ
Câu 5: Nghề nghiệp hiện tại của anh (chị) là gì?.
…………………………………………………………...........……………
Câu 6: Gia đình anh (chị) có bao nhiêu thành viên?.
……………………………………………………...........…………………
Câu 7. Thu nhập trung bình/tháng của gia đình anh (chị) khoảng bao nhiêu?.
………………………………………………...........………………………
Câu 8: Gia đình của anh (chị) thuộc đối tượng?.
1. Hộ giàu
2. Hộ khá
3. Hộ trung bình
4. Hộ cận nghèo
5. Hộ nghèo
Câu 9: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống cùng anh (chị) có được bố, mẹ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật không? Nếu trả lời “Không” hoặc “Trẻ không thuộc trường hợp được cấp dưỡng” chuyển sang câu 13.
1. Có
2. Không
3. Trẻ không thuộc trường hợp được cấp dưỡng.
Câu 10: Anh (chị) hãy đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha (mẹ) đối với trẻ sau ly hôn anh (chị) đang nuôi dưỡng? Trả lời cấp dưỡng đầy đủ chuyển sang câu 13.
1. Cấp dưỡng đầy đủ
2. Thỉnh thoảng cấp dưỡng
3. Ít khi cấp dưỡng
Câu 11: Anh (chị) nhận thấy cha, mẹ không thực hiện đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn có tạo ra khó khăn đối với trẻ không? Trả lời “không” chuyển sang câu 13.
1. Không
2. Có
Câu 12. Theo anh (chị) cha, mẹ không thực hiện đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn sẽ tạo ra khó khăn gì cho trẻ?.
………………………………………………...........………………………
……………………………………………………...........………………………...
Câu 13: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống cùng anh (chị) có đi học không? Trả lời “Có” chuyển sang câu 15.
1. Không
2. Có
Câu 14: Xin anh (chị) cho biết lý do vì sao trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống cùng anh (chị) không đi học? Chuyển sang câu 18.
1. Điều kiện gia đình khó khăn
2. Trẻ chưa đến tuổi đi học
3. Trẻ không muốn đi học
4. Nghiện game, trò chơi
5. Lý do khác (ghi rõ) …………………………………...………………
Câu 15: Việc học tập của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn có bị ảnh hưởng không? Trả lời “Không” chuyển sang câu 17.
1. Có
2. Không
Câu 16: Theo anh (chị) cha mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của trẻ? Có thể chọn nhiều trả lời.
1. Phải chuyển trường do đổi nơi ở mới ảnh hưởng đến kết quả học tập
2. Thiếu kinh phí trang trải việc học
3. Nghỉ học do cha mẹ ly hôn
4. Buồn, chán ít hứng thú học tập
5. Không bị ảnh hưởng
6. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………
Câu 17: Theo anh (chị) đâu là giải pháp giúp trẻ duy trì tốt việc học tập trong thời gian tới?.
……………………………………………………………………..………
…………………………………………………………………………..…………
Câu 18: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống với anh (chị) có tham gia lao động kiếm tiền không? Nếu trả lời “Không” chuyển sang câu 22.
1. Có
2. Không
Câu 19: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống với anh (chị) làm gì để tạo ra thu nhập?.
…………………………………………………………....………………...
Câu 20: Theo anh (chị) tham gia lao động sớm có ảnh hưởng gì đến trẻ em trong các gia đình sau ly hôn không?.
1. Có
2. Không
Câu 21: Theo anh (chị) trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tham gia lao động sớm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?.
…………………………………………………………………………...…
…………………………………………………………………………………..…
Câu 22: Anh (chị) có từng chứng kiến trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn ở cùng anh (chị) bị bạo hành hay không? Nếu trả lời “Không” chuyển sang câu 29.
1. Có
2. Không
Câu 23: Hình thức trẻ bị bạo hành là gì? Có thể chọn nhiều trả lời.
1. Bị bạo hành thể chất
2. Bị bạo hành tâm lý
3. Bị xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em
4. Lạm dụng sức lao động
5. Bỏ bê
Câu 24: Ai là người đã bạo hành trẻ?.
……………………………………………………………………………
Câu 25: Anh (chị) hãy đánh giá mức độ bị bạo hành của trẻ?
1. Rất thường xuyên
2. Thường xuyên
3. Ít khi
4. Rất ít khi
Câu 26: Theo anh (chị) trẻ đã bị ảnh hưởng như thế nào khi bị bạo hành? Có thể chọn nhiều trả lời.
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
2. Ảnh hưởng đến tinh thần
3. Trẻ gặp khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với người khác
4. Trẻ sẽ học hỏi và có xu hướng lập lại hành động bạo lực
5. Khác (ghi rõ): ……………………...…………………………………
Câu 27: Khi nhìn thấy trẻ bị bạo hành anh (chị) đã làm gì?
1. Không làm gì
2. Can ngăn
3. Báo cơ quan chức năng
4. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………
Câu 28 :Theo anh (chị) đâu là giải pháp để hạn chế tình trạng trẻ trong các gia đình ly hôn bị bạo hành?.
………………………………………...……………………………………
..…………...………………………………………….……………………………
Câu 29: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống với anh (chị) có sử dụng rượu, bia, chất có cồn không? Nếu trả lời “Không” chuyển sang câu 35.
1. Có
2. Không
Câu 30: Anh (chị) hãy đánh giá tần suất sử dụng rượu, bia chất có cồn của trẻ em trong gia đình sau ly hôn?
1. Rất thường xuyên
2. Thường xuyên
3. Thỉnh thoảng
4. Ít khi
5. Rất ít khi
Câu 31: Theo anh (chị) đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng rượu, bia chất có cồn?.
1. Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
2. Bắt chước những người xung quanh
3. Buồn chán
4. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………
Câu 32: Theo anh (chị) rượu, bia, chất có cồn đã ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Có thể chọn nhiều trả lời.
1. Không ảnh hưởng
2. Ảnh hưởng đến học tập
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe
4. Khác (ghi rõ):………………….…………………………………………
Câu 33: Giải pháp anh (chị) thực hiện khi phát hiện trẻ sử dụng rượu, bia, chất có cồn thời gian qua là gì? Có thể chọn nhiều trả lời.
1. Không làm gì
2. La mắng để trẻ không tiếp tục sử dụng rượu, bia, chất có cồn
3. Lựa lời can ngăn giải thích cho trẻ biết tác hại của rượu, bia, chất có
cồn
4. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………
Câu 34: Theo anh (chị) đâu là giải pháp để hạn chế tình trạng trẻ trong
các gia đình sau ly hôn sử dụng rượu, bia, chất có cồn?.
……………………………………………………………..………………
……………….…………...………………………………………………………
Câu 35: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống với anh (chị) có sử dụng thuốc lá không? Nếu trả lời “Không” chuyển sang câu 41.
1. Có
2. Không
Câu 36: Anh (chị) hãy đánh giá tần suất sử dụng thuốc lá của trẻ em trong gia đình sau ly hôn?.
1. Rất thường xuyên
2. Thường xuyên
3. Thỉnh thoảng
4. Ít khi
5. Rất ít khi
Câu 37: Theo anh (chị) đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng thuốc lá?.
1. Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
2. Bắt chước những người xung quanh
3. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………
Câu 38: Anh (chị) hãy cho biết ảnh hưởng của thuốc lá đến trẻ em gia đình sau ly hôn sống chung với anh (chị)?.
…………………………………………………………………..………….
…………...……………………………………………………………...…………
Câu 39: Giải pháp anh (chị) thực hiện khi phát hiện trẻ sử thuốc lá là
gì?.
1. Không làm gì
2. La mắng để trẻ không tiếp tục sử dụng thuốc lá
3 Lựa lời can ngăn giải thích cho trẻ biết tác hại của thuốc lá
4 Khác (ghi rõ):……………………………………….…………………
Câu 40: Theo anh (chị) đâu là giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em trong
các gia đình sau ly hôn sử dụng thuốc lá?.
………………………………………………………………………...……
……………..…………...…………………………………………………………
Câu 41: Trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống với anh (chị) có sử dụng ma túy không? Nếu trả lời “Không” chuyển sang câu 45.
1. Có
2. Không