Tạo Dựng Các Hoạt Động Sức Khoẻ Tâm Thần Hoà Nhập Về Mặt Xã Hội

xưởng có tỷ lệ nhân viên cao nhưng lại có xu hướng thu nhận các nhân lực không có kỹ năng và ít có khả năng thăng tiến với việc trả lương ở cấp tối thiểu so với mặt bằng của quốc gia. Một mô hình khác chính là về “đào tạo và vị trí” tạo được một giai đoạn mở rộng về đào tạo nghề tiếp theo là có các vị trí việc làm mở. Cũng có những doanh nghiệp xã hội, đôi khi là cùng phối hợp để cung cấp các việc làm nương tựa nhưng vấn đề thương mại lại theo thị trường mở. Các nghiên cứu bao gồm cả những tóm lược có hệ thống về việc lượng giá các dấu hiệu, bằng cứ theo mối quan hệ về các mô hình trợ giúp việc làm hiện cũng hướng đến mô hình trợ giúp và xác định vị trí từng cá nhân (IPS) được xem như là cách tiếp cận dựa trên bằng cứ (Crowther và cộng sự 2004).

IPS có nguồn gốc từ Mỹ, mặc dù một số mô hình dịch vụ sức khoẻ tâm thần ở Anh hiện chấp nhận cách tiếp cận này. Ở một số khía cạnh về các nguyên tắc mà qua đó IPS vận hành lại mang tính chống lại trực giác và thách thức cho những học thuyết liên quan đến việc làm nương tựa truyền thống. Các cá nhân được trợ giúp để tìm các công việc thực sự, không phải là được xác định vị trí ở các môi trường trợ giúp nơi nương tựa hay môi trường trung gian. Cũng có những mối quan tâm nhấn mạnh đến việc đào tạo có những nỗ lực hướng đến tiến trình tìm kiếm việc làm, nhưng khi một công việc được đảm bảo, cũng có những trợ giúp tiếp tục diễn ra và hạn chế về thời gian được tạo ra để giúp các cá nhân duy trì vấn đề việc làm. Một đặc trưng của mô hình này mà là điều quan trọng đối với các nhân viên xã hội chính là cách tiếp cận IPS được xác định ở các nhóm sức khoẻ tâm thần liên ngành do đó trợ giúp vấn đề việc làm có thể được hoà nhập cùng với tiến trình rộng hơn về kế hoạch chăm sóc, trợ giúp và các hình thức can thiệp trị liệu.

Nhiều các tổ chức tình nguyện và các phong trào người sử dụng dịch vụ khuyến khích các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần tham gia vào các hoạt động tình nguyện, biện hộ, giáo dục… Những hoạt động đó được xem xét như là sự trị liệu và tự trao quyền cho bản thân. Đấy chính là một phần của tiến trình phục hồi hướng đến việc làm được trả lương (Aston và cộng sự 2003:30). Mặc dù vậy, sự tham gia vào công việc không được trả lương có thể có kết quả từ việc các cá nhân được các nhân viên của phòng việc làm và trợ cấp yêu cầu phỏng vấn để thu hút sự quan tâm của quá trình theo đuổi và đạt được ích lợi từ việc rút lui với những tác động tiêu cực từ các vấn đề sức khoẻ tâm thần của họ. Sự quyết tâm của chính phủ nhằm phân phối các cơ hội việc làm cho mọi người cũng được xem là một chương trình cơ bản để giải quyết sự loại trừ xã hội và vấn đề nghèo đói có lẽ dẫn đến một loạt các chương trình thử nghiệm để giúp những người nhận trợ giúp do thiếu khả năng để tham gia và tái tham gia hoặc duy trì các công việc được trả công. Tất cả

những điều này được xem là hữu ích cho các cá nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần và với một số nghiên cứu đánh giá lại bắt đầu mở rộng các vấn đề được xem là phù hợp với các nhóm đối tượng này.

2. Nghèo đói


Cũng có những nghiên cứu mở rộng chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa trải nghiệm về nghèo đói và các vấn đề sức khoẻ tâm thần. Khi chúng ta trách việc quá khái quát những trải nghiệm cá nhân về những người sử dụng các dịch vụ sức khoẻ tâm thần, và do đó bổ sung thêm những quan điểm miệt thị của họ, thường cũng có sự thừa nhận rằng có những hình thức khác nhau về rối nhiễu tâm thần có tác động đến phúc lợi kinh tế của từng cá nhân. Những khó khăn về tài chính và những bất an được xem là những nguyên nhân dẫn đến những áp lực, và ngược lại lại là yếu tố có nhiều tác động đến quá trình nảy sinh và sự nghiêm trọng của các căn bệnh tâm thần. Cũng có một số lý do tại sự việc trải nghiệm những rối nhiễu tâm thần lại thoả ước những năng lực cá nhân để duy trì nguồn thu nhập và sự phụ thuộc về tài chính. Họ có lẽ không thể duy trì được việc làm hay phải đối mặt với những vấn đề miệt thị để đảm bảo việc làm. Các cá nhân có lẽ bị thương tật tạm thời hay lâu dài về khả năng nhận thức để đối mặt với các mối quan hệ tài chính (ví dụ, sự khủng hoảng có thể làm tổn thương đến khả năng tập trung của một ai đó và khả năng giải quyết vấn đề), Dĩ nhiên, những rối loạn tâm thần cũng luôn thay đổi về mức độ, hay các mô hình thoái lui hay lặp lại, điều đó cũng làm tăng tính phức tạp về các nhu cầu cá nhân và khả năng kiểm soát.

Với các nhân tố đó cũng làm gia tăng trực tiếp từ những căng thẳng tâm thần, cũng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy có các nhân tố về cấu trúc, nằm ở các hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan đến việc làm, và điều đó cũng góp phần tạo nên các vấn đề nghèo đói giữa các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần (xem Davis 2003; Plumpton và Bostock 2003, Bộ phận tư vấn công dân 2004). Cũng có nhiều tranh luận kéo dài và chưa được giải quyết về các vấn đề liên quan của các lý thuyết chọn lựa xã hội cho biết các cá nhân thiên về những rối nhiễu tâm thần thường rơi vào tình trạng nghèo đói, do đó việc tăng sự mạo hiểm của họ về các căn bệnh tâm thần tương phản với các lý thuyết nguyên nhân xã hội hàm ý được một mối quan hệ nguyên nhân trực tiếp giữa nghèo đói và mức độ gia tăng sức khoẻ tâm thần. Bất cứ giá trị liên quan nào về các quan điểm này (xem Costello và cộng sự 2003; Rutter 2003) một số đánh giá chung có thể được thực hiện về sự dễ bị tổn thương của các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần liên

quan đến sự đa dạng tài chính và vấn đề đói nghèo. Đây là những vấn đề được Davis (2003) tóm lược hữu ích:

Nghèo đói có tác động trực tiếp đến các vấn đề sức khoẻ tâm thần và sự phát triển cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Một tỷ lệ cao các cá nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần lại thất nghiệp và phụ thuộc vào phúc lợi quốc gia

Vị thế lịch sử hay hiện tại của sức khoẻ tâm thần có thể hướng đến những rào cản để tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở khả năng cao về sự từ chối chấp nhận

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 9

Sử dụng các dịch vụ sức khoẻ tâm thần như việc được chấp nhận vào bệnh viện hay được sử dụng dịch vụ lâu dài cũng làm gia tăng sự phức hợp mà các cá nhân gặp phải trong việc quản lý nguồn thu nhập của họ

- Những thương tật nhận thức được tạo ra bởi các bệnh tâm thần cũng làm gia tăng những thách thức và sự phức hợp quá trình đảm bảo lợi ích và đảm bảo nguồn tài chính cá nhân.

Cũng có sự rõ ràng trong nghiên cứu việc những tác động về nghèo đói liên quan đến sức khoẻ tâm thần lại không có tác động đến nghèo tuyệt đối, đó là một chức năng về bất bình đẳng và nghèo tương đối, nghĩa là các cá nhân có mức thu nhập thấp hơn lại có xu hướng trải nghiệm các rối nhiễu tâm thần chung nếu họ sống ở các lĩnh vực có mức bất bình đẳng thu nhập cao (Weich và cộng sự 2001). Điều này cũng cho thấy áp lực về nghèo đói được tăng cường bởi nhận thức về những ảnh hưởng tương đối đối với những người khác (Wilkinson 2001).

Một lý do cơ bản về nghèo đói giữa các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần chính là việc họ quá phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ liên quan đến ích lợi an sinh xã hội. Hơn 900000 người ở Anh xin trợ giúp về ốm đau và khuyết tật với các điều kiện về sức khoẻ tâm thần; nhóm người này còn rộng hơn số người thất nghiệp xin trợ giúp tìm việc làm ở Anh (Văn phòng Phó Thủ tướng 2004). Các bậc cha mẹ sống phụ thuộc vào khoản trợ cấp lâu dài bởi vì họ không thể làm việc do các vấn đề sức khoẻ tâm thần sẽ hưởng khoản trợ cấp về mất khả năng lao động. Những trợ cấp mất khả năng cơ bản nhất bao gồm những trợ cấp mất khả năng, Trợ giúp thu nhập cho người khuyết tật nặng. Dựa trên các dữ liệu chưa được phát hành của các tác giả của Bộ Việc làm và trợ cấp, tháng 5 năm 2005, có 198900 bậc cha mẹ nhận những trợ cấp này là những người có các vấn đề rối loạn tâm thần và hành vi được xác nhận bởi tiêu chuẩn phân loại ICD-10 của Tổ chức Y tế thế giới (Gould 2006c). Các bậc cha mẹ này ngược lại có trách nhiệm chăm sóc tới 368 ngàn trẻ

em, điều này cho thấy sức khoẻ tâm thần bị ảnh hưởng nhiều ở các vấn đề rộng hơn về nghèo đói của gia đình và các mục tiêu chính trị quan trọng nhằm xoá bỏ nghèo đói ở trẻ em chính là cần giải quyết các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở người lớn (Gould 2006c).

Phân tích của dữ liệu nghiên cứu lặp trong Khảo sát lực lượng lao động cho thấy sư bùng phát các vấn đề sức khoẻ tâm thần cũng gia tăng đáng kể những sự rủi ro về mất việc làm trong sự so sánh với những điều kiện khác hay những hình thức tổn thương khác (Burchardt 2003). Số lượng các cá nhân hưởng trợ cấp mất khả năng liên quan đến sức khoẻ tâm thần được xem như là vấn đề khuyết tật chính cũng gấp đôi trong giai đoạn 1995 và 2004, từ 475 ngàn người thành 848 ngàn người (Văn phòng Phó Thủ tướng 2004:62). Hệ quả là, các cơ chế và quy tắc liên quan đến việc quay trở lại công việc và hưởng các nguồn trợ cấp được xem là điều quan trọng cho các gia đình với các thành viên có các vấn đề sức khoẻ tâm thần. Mối quan tâm của chính phủ hướng đến vấn đề điều kiện để nhận những sự trợ cấp phúc lợi này, nghĩa là làm gia tăng các trắc nghiệm bổ trợ về khi nào một cá nhân không phù hợp hay không có khả năng làm việc do các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của họ.

3. Sức khoẻ thể chất

Mối quan tâm đến các vấn đề bất bình đẳng xã hội trực tiếp hướng đến các vấn đề sức khoẻ tâm thần có thể tạo nên mối quan tâm từ những vấn đề bất lợi rất quan trọng trong mối quan hệ đối với các vấn đề sức khoẻ thể chất mà các cá nhân có sức khoẻ tâm thần trải nghiệm qua. Một nhân viên từ thiện về sức khoẻ tâm thần Rethink cũng đối chiếu các dữ liệu liên quan đến người có vấn đề tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực cho biết họ đang trải nghiệm, so sánh với những người không có các vấn đề sức khoẻ tâm thần: có từ 2 đến 4 lần tỷ lệ bệnh tim mạch, 2 đến 4 lần tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, 5 lần tỷ lệ tiểu đường, 8 lần tỷ lệ viên gan C, 15 lần tỷ lệ người có HIV (Rethink 2008). Cũng không quá ngạc nhiên với những dữ liệu này, có một số người có các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tâm thần có nguy cơ cao về chết tiền trưởng thành, theo ước đoán của Báo cáo sách trắng của chính phủ về lựa chọn sức khoẻ cho thấy có tới 1.5 lần so với thời kỳ ấu thơ, và điều này thường do vấn đề tự sát (Bộ y tế 2004a):

Các cá nhân có những vấn đề bệnh tâm thần nghiêm trọng (SMI) có số người chết trước tuổi trưởng thành lớn hơn 1.5 lần so với những người không có bệnh; một phần là do sự tự sát, nhưng cũng còn do những vấn đề đường hô hấp hay các căn bệnh khác. Khủng hoảng cũng có mối quan hệ chặt chẽ đối với tỷ lệ chết với các bệnh tim mạch, điều này cũng làm gia tăng nguy cơ về bệnh tim đến 4 lần, thậm chi khi những nhân tố nguy hại khác như hút thuốc lại được kiểm soát. Các cá nhân có sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng

cũng có xu hướng ăn kiêng họ có lẽ quá béo, do đó muốn hút thuốc nhiều, để tiếp cận các hình thức chăm sóc sức khoẻ định kỳ ít thường xuyên hơn, và ít có cơ hội nâng cao sức khoẻ so với các nhóm dân chúng khác.

(Bộ Y tế 2004a:132)

Nhìn chung với những ai bị chẩn đoán tâm thần phân liệt, việc sống khoảng 10 năm ít hơn so với những người khác cũng có thể tạo nên hành vi nguy hại cao và sự tự sát, nhưng điều khác biệt này lại có thể tạo nhiều thay đổi lớn về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ thể chất (Allebeck 1989).

Một số khó khăn về sức khoẻ thể chất gắn liền với các vấn đề sức khoẻ tâm thần lại có liên quan đến hành vi lối sống xảy ra khi các cá nhân giảm các cấp độ động cơ, dĩ nhiên điều này cũng có nguyên nhân do khủng hoảng hay các dấu hiệu tiêu cực về tâm thần phân liệt. Các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng có xu hướng ăn ít, hút thuốc lá nhiều và ít vận động hơn những nhóm người khác (Phelan và cộng sự 2001), và những nhân tố này cũng tạo nên mức độ cao về các bệnh tim mạch (McCreadie và Kelly 2002). Tỷ lệ người có vấn đề sức khoẻ tâm thần có các vấn đề về phụ thuộc vào rượu lớn gấp ba lần so với những những người bình thường khác (Viện nghiên cứu về rượu 2003). Hút thuốc cũng được xem là một vấn đề cụ thể của những người có vấn đề sức khoẻ tâm thần, điều này được nhìn nhận thông qua việc chậm thực hiện các văn bản pháp quy về chống hút thuốc nơi bệnh viện: người lớn có các vấn đề sức khoẻ tâm thần thông thường lại có tỷ lệ hút thuốc gấp hai lần nhóm người khác (Coultard và cộng sự 2000) và có tỷ lệ chết liên quan đến căn bệnh về hút thuốc gấp hai lần giữa những người tâm thần phân liệt (McNeill 2001).

Đôi khi mức độ về nguyên nhân theo định hướng này, ví dụ với các vấn đề về sức khoẻ thể chất hướng đến các vấn đề khó khăn sức khoẻ tâm thần cũng nhận được sự chẩn đoán về ung thư hay các căn bệnh về tim mạch cũng góp phần tạo nên các vấn đề về khủng hoảng và lo âu (Trường cao đẳng hoàng gia về tâm thần học 2009). Nghiên cứu này cũng cho thấy có khoảng 70% những trường hợp mới bị khủng hoảng ở người già có các vấn đề về sức khoẻ thể chất (Evan và cộng sự 2003). Hộp 2.3 sau sẽ tóm lược lý do tại sao những rủi ro về sức khoẻ lại cao như vậy ở người có các vấn đề sức khoẻ tâm thần:

4. Nhà ở

Với con người, một trong những vấn đề quan trọng về cảm xúc về sự phát triển và an toàn chính là có được nơi ở đầy đủ hay về nhà ở. Điều này không chỉ đối với những người có các vấn đề sức khoẻ thể chất mà còn tạo được sự an toàn về tâm lý và đó chính là nền tảng mà mọi cá nhân và gia đình có thể tham gia vào đời sống cộng đồng, khi ở đó trẻ em

tham gia các trường học hoà nhập, người lớn có cơ hội làm việc. Một lần nữa, nhu cầu cơ bản này là một trong những chiều kích mà những người có các vấn đề sức khoẻ tâm thần sinh sống trong điều kiện nghèo nàn so với những nhóm người khác. Điều này cũng được phản ánh ở các điều kiện vật chất về nhà ở, thiếu sự an toàn trong cuộc sống gia đình và biểu lộ một tỷ lệ lớn giữa những nhóm vô gia cư. Với các khía cạnh về loại trừ xã hội như thất nghiệp và nghèo đói, mối quan hệ nhân quả giữa những khó khăn về nhà ở và các vấn đề sức khoẻ tâm thần vận hành ở đinh hướng: các vấn đề về điều kiện nhà ở tạo nên các vấn đề sức khoẻ tâm thần, và các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần lại có xu hướng gặp những khó khăn liên quan đến nhà ở.

Văn phòng Thống kê quốc gia có tiến hành điều tra về trạng thái bệnh tâm thần (Meltzer và cộng sự 2002) có phát hiện ra các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong so sánh với các nhóm người khác như sau:

Người có vấn đề sức khoẻ tâm thần đang thuê nhà với sự bất định về sự an toàn lớn gấp 1.5 lần so với nhóm người khác

Họ có sự không thoả mãn về điều kiện nhà ỏ hoặc sống trong tình trạng nghèo khó gấp hai lần so với nhóm người khác

Họ biểu lộ gấp 4 lần so các nhóm người khác về các điều kiện sức khoẻ tồi tệ hơn do điều kiện về nhà ở

Các cơ chế tâm lý và xã hội gắn vấn đề nhà ở với sức khoẻ tâm thần được bộ lộ trong nghiên cứu kinh điển của Brown và Harris (1978) về khủng hoảng của những nhóm phụ nữ tầng lớp lao động, khi đề cập các điều kiện sống như về nơi ở, tình trạng nơi ở, không gian và quan hệ hàng xóm như là một nhân tố dễ bị tổn thương. Khi vấn đề giải thể chế và chăm sóc dựa vào cộng đồng bùng phát, các cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần tự nhìn nhận bản thân là đang sống ở trong các điều kiện khác nhau về nhà ở, mặc dù nó không được quá quan tâm tới việc hầu hết các cá nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần đang sống trong điều kiện hoà nhập, nghĩa là chưa tới 20% hiện sống ở các điều kiện nhà ở chuyên biệt do các tổ chức từ thiện, các cơ sở chăm sóc y tế, các chính quyền địa phương hay và nghiệp đoàn nhà ở cung cấp (Weich và Lewis 1998, trích từ Văn phòng Phó thủ tướng 2004). Trong khoảng 80% số người đang sống trong điều kiện nhà ở hoà nhập, nghĩa là đang thuê hoặc sở hữu riêng về nhà ở, có khoảng 50% đang sống một mình, dĩ nhiên một số cá nhân lại thích điều này, nhưng dữ liệu cũng cho thấy sự cô đơn cũng gắn liền với những cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần.

Các nhân viên xã hội làm việc với những cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần cần

có khả năng giúp các cá nhân tìm ra cách thức mà thông qua các mô hình luật pháp và

nguồn quỹ để xác định sự uỷ quyền về nhà ở hoặc ít ra cũng cần có khả năng chỉ ra được các cá nhân cần sự giúp đỡ về chuyên môn. Rebecca Pritchard (2006) cũng bình luận về sự thiếu hụt trong đào tạo công tác xã hội trong mối quan hệ với lĩnh vực này về chính sách và các hoạt động thực hành mặc dù có cấp độ minh hoạ về nhu cầu nhà ở giữa những người sử dung dịch vụ sức khoẻ tâm thần. Các nhà thực hành có lẽ có nhiều khả năng trợ giúp các cá nhân nếu họ có kiến thức làm việc từ Luật vô gia cư năm 2002, luật này có xác định các nhóm xã hội có thể được xem xét có các quyền ưu tiên được chính quyền địa phương trợ giúp về nhà ở. Nghiên cứu cũng chỉ cho thấy khoảng 9% những người chấp nhận nhu cầu ưu tiên này có các vấn đề sức khoẻ tâm thần (Văn phòng Phó Thủ tướng 2004). Mặc dù vậy, việc thừa nhận các vấn đề không nhất thiết hướng đến một giải pháp: thường điều này đem lại kết quả về một vị trí trong hệ thống chỗ ở tạm thời, không phù hợp lắm. Các cá nhân đang sống ở các nhà nghỉ, hay các khu nội trú có thể tự phát hiện mình trong tình huống “catch 22” được bố trí một chỗ ở được xem là phù hợp những nhu cầu sức khoẻ tâm thần bởi vì họ không được nhìn nhận là có được sự ưu tiên ở cấp độ cao (Tarprey và Watson 1997, được trích từ Văn phòng phó Thủ tướng 2004). Hơn nữa, Rebecca Pritchard (2006) cũng chỉ cho biết nhu cầu của nhân viên xã hội phát triển các kỹ năng cuốn hút các tổ chức khác nhằm thúc đẩy những nơi ở phù hợp và hướng đến tìm kiếm sự ảnh hưởng của chiến lược vô gia cư địa phương được xem như là những vấn đề yêu cầu về pháp lý của các chính quyền địa phương.

Rất nhiều cá nhân có các vấn đề sức khoẻ tâm thần cần vượt qua mạng lưới các dịch vụ và trở thành vô gia cư. Một đặc trưng đơn giản về người vô gia cư có các vấn đề sức khoẻ tâm thần chính là họ có những tai biến phải nằm bệnh viện trong thời gian dài, những bệnh nhân hay lang thang trên đường phố, nhưng từ khi thông qua luật đóng cửa các khu cứu trợ rõ ràng là nhiều người vô gia cư không còn là những bệnh nhân ở lại thời gian dài và họ hướng đến dấu hiệu vô gia cư. Nghiên cứu của Redmond (2005) cũng chỉ ra được điều này. Đó là nghiên cứu về những nam giới vô gia cư ở bốn thành phố ở Anh, 41% số đàn ông này có những dấu hiệu mắc bệnh thần kinh trước khi họ mất nhà (Crane 1999). Thường với một sự kiện cuộc sống quan trọng như cái chết của người thân, hay phá vỡ mối quan hệ cũng làm gia tăng các vấn đề sức khoẻ tâm thần và khả năng đối mặt, dẫn dắt việc rời bỏ hay mất mát về gia đình. Một số nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề tâm thần phân liệt được hiện ra cụ thể theo những vấn đề năng động về khủng hoảng và sự vô gia cư (Redmon 2005).

Tư vấn đề vô gia cư có thể làm tăng những vấn đề sức khoẻ tâm thần. Việc mất mát nhà cửa lại là điều khó trách việc tăng thêm các cảm giác thất vọng, tự trọng thấp và cuối cùng là khủng hoảng. Một nghiên cứu ở Mỹ cũng cho thấy khoảng 1/3 người vô gia cư có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần điều này không tồn tại trước giai đoạn mất nhà; trong nhóm này khoảng 1/3 đã từng được chăm sóc ở giai đoạn trẻ thơ, một chỉ báo về vị thế xã hội tạm thời của nhóm xã hội này về những người trẻ (Sullivan và cộng sự 2000). Rượu và ma tuý có thể là yếu tố phức tạp đối với người vô gia cư có các vấn đề sức khoẻ tâm thần và có ước đoán cao hơn những nhóm người khác tới 3-5 lần (Williams và Avebury 1995). Với một số người, các vấn đề về rượu và ma tuý có thể làm thụt lùi thời gian và là yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề vô gia cư, và với những người khác điều này cũng chính là sự biểu hiện những khủng hoảng do vấn đề vô gia cư đem lại. Trong cả hai tình huống, đó là yếu tố phức tạp cho cả vấn đề sức khoẻ tâm thần và thể chất. Những chẩn đoán kép về tâm thần phân liệt và lạm dụng chất (sẽ bàn luận chương 6) là một sự biểu hiện các nghiên cứu về các nhóm vô gia cư (chiều 10-20% dân số Mỹ, theo Breaky 1996).

Có rất nhiều ví dụ về các mô hình về nhà ở, những sáng kiến nhà ở và những dự án cộng đồng cho người có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần và nhà ở, nhiều doanh nghiệp có thể lấy các ví dụ cá nhân được trợ giúp quay trở lại thành công hơn trong cuộc sống. Mặc dù vậy, lĩnh vực này vẫn bị xem là thiếu hụt những nghiên cứu đánh giá so sánh nhằm chỉ ra được những hình thức can thiệp hiệu quả về những nhóm người sử dụng các dịch vụ (Chilvers và cộng sự 2006, Webber 2008)

5. Tạo dựng các hoạt động sức khoẻ tâm thần hoà nhập về mặt xã hội


Điều có liên quan về phát triển các cách tiếp cận thực hành khuyến khích và củng cố hoà nhập xã hội của người có các vấn đề sức khoẻ tâm thần là hướng đến sự vận động về chính sách. Năm 2007, Bộ Y tế Mỹ công bố một báo cáo khả năng về thưc hành hoà nhập với nỗ lực phác hoạ những nguyên tắc cơ bản nhất có thể áp dụng cho mọi hoạt động chuyên môn về sức khoẻ tâm thần và cho các tổ chức cung cấp dịch vụ được dự định hướng đến một nguồn lực những thách thức, phản ánh và thay đổi hoạt động thực hành.

Tóm lại, nếu công tác xã hội thực hiện quan điểm hoà nhập cho người có vấn đề sức khoẻ tâm thần một cách nghiêm túc và được xem như là khung lý luận cho thực hành, sau đó cùng mở rộng quan điểm về lĩnh vực của công tác xã hội đó chính là những nội dung cần được thực hiện. Thực hiện mô hình hoà nhập xã hội của Hill và cộng sự (2002), những người sử dụng dịch vụ cần được nhìn nhận theo một vòng tròn, đó là người sản xuất, tiêu

thụ, tham dự, và là các nhân tố xã hội, không phải là người đón nhận dịch vụ hoàn toàn thụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024