Gia Đình Là Thành Tố Quan Trọng Trong Thực Hành Hoà Nhập Cho Trẻ Em Và Trẻ Vị Thành Niên

động. Liên quan đến sản xuất hay việc làm, nó có nghĩa là sự tham gia môi giới chặt chẽ hơn trong việc tìm kiếm và duy trì việc làm, một lĩnh vực không phải nằm bên ngoài lĩnh vực đào tạo và giáo dục các nhân viên xã hội ở Anh mà còn là khía cạnh thuộc về các hoạt động thực hành chuyên nghiệp. Như Jordan có nhận xét chung về công tác xã hội đương đại, “nó sẽ cần phải có một cách nhìn rộng hơn về sự thay đổi của nó bao gồm cả các hoạt động kinh tế, tái sinh xã hội, công tác cộng đồng và nhiều dự án và các công việc không tự thể hiện ở ngay chính vấn đề nhận thức về các công việc đó”.

Nếu công tác xã hội không đáp ứng được những thách thức này, thì khả năng mà vai trò của nó trong mối quan hệ với hoà nhập xã hội sẽ có thể bị những nhóm nghề nghiệp mới xuất hiện chiếm giữ, như nhóm các tư vấn viên cá nhân của Bộ lao động và tiền lương trong chính các bộ máy nhà nước những người có ít kinh nghiệm đào tạo về sức khoẻ tâm thần và những can thiệp tâm lý xã hội.

III. Gia đình là thành tố quan trọng trong thực hành hoà nhập cho trẻ em và trẻ vị thành niên

1. Tác động của yếu tố gia đình đến trẻ vị thành niên

Gia đình được coi như môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người, ngay từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, trải qua quá trình trưởng thành, hoà nhập vào môi trường xã hội để khẳng định mình thì vẫn ít nhiều chịu sự tác động, ảnh hưởng từ gia đình, đó vẫn luôn là môi trường không thể thiếu được. Mỗi cá nhân luôn chịu sự ảnh hưởng bởi những luật lệ riêng, những quy định bất thành văn, những trật tự sắp xếp, nếp sống riêng, cùng những vai trò của từng thành viên trong gia đình; từ đó khiến cho gia đình trở thành một thực thể có tổ chức riêng, có đặc tính phát triển đặc thù riêng của từng gia đình dù vẫn tuân theo các quy luật vận hành chung của cả xã hội.

Đối với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên – giai đoạn đang trên đường đi tới các vị trí xã hội, tự hoàn thiện bản thân thì gia đình có ảnh hưởng lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trong số đó có một số nhân tố chính có ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên đó là.

a) Cấu trúc của gia đình

Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua lại chằng chít. Những tác động qua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng ham, xung năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin truyền dẫn giữa những thành viên. Mỗi gia đình tạo ra một mối liên quan riêng tuỳ thuộc vào văn hóa xã hội, lịch sử và những tính chất riêng của gia đình

đó. Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên với nhau, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình, và giữa gia đình với các hệ thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới giữa gia đình và bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng.

Gia đình là một giao diện (interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa mục tiêu sinh lý và văn hoá xã hội trong sự hình thành nhân cách. Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như giữa gia đình và môi trường chung quanh là một vấn đề rất quan trọng. Bản thân cơ cấu gia đình không phức tạp lắm, nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức tạp, và phức tạp hơn nữa là một hệ thống lớn xã hội xung quanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống thực hiện những chức năng đặc biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo vệ duy trì cả hệ thống như một tổng thể. Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình. Cá nhân có liên hệ về mặt chức năng và thứ bậc với các tiểu hệ thống và các cá nhân thành viên khác trong gia đình. Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên các thứ bậc (như vợ chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà, con cái...), hoặc theo phái tính (mẹ và các con gái…).

Gia đình được coi như một cơ cấu tổ chức, trong đó các thành viên được sắp xếp vào những thang bậc có trật tự. Mỗi người đảm nhận những chức năng và vai trò cụ thể. Trong cơ cấu ấy, có những đường “ranh giới” (hay còn gọi là đường biên) phân chia giữa những người hoặc nhóm người có vai trò khác nhau.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 10

Sơ đồ cấu trúc gia đình có thể được phác hoạ đơn giản như sau:

B M

-----------------------------

T1 G2 G3

( B: Bố - M: Mẹ - T1: con trai đầu - G2, G3: hai con gái)

Đường ranh giới phân chia giữa bố mẹ và con cái thành hai tiểu hệ thống, tiểu hệ thống “bố mẹ” và tiểu hệ thống “con cái” - mỗi tiểu hệ thống có vai trò chức năng phụ thuộc qua lại với tiểu hệ thống kia. Tuỳ từng kiểu gia đình thì các ranh giới có tính chất linh hoạt khác nhau thể hiện bản chất các mối quan hệ và sự giao tiếp giữa các thành viên, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình :

- Ranh giới cứng nhắc : Thể hiện sự xa cách rõ ràng giữa các thành viên, ngăn trở sự giao lưu, thông hiểu giữa các thanh viên và các tiểu hệ thống.

- Ranh giới lỏng lẻo : Là loại ranh giới không rõ ràng, nó xoá nhoà tính cách riêng tư của các thành viên khiến các thành viên như bị kết dính lại, khó phân định được cái riêng và cái chung, làm hạn chế sự phát triển tính độc lập và bản sắc của các cá nhân.

- Ranh giới uyển chuyển (hay ranh giới rõ ràng) : Là loại ranh giới thể hiện trạng thái trong đó từng thành viên vẫn được phép phát triển thành từng chủ thể độc lập trong khi vẫn duy trì những gắn bó tình cảm, giao lưu, trao đổi các thông tin hiệu quả với những thành viên khác trong gia đình. Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá nhân thành viên và các tiểu hệ, vừa không quá cứng nhắc để có thể duy trì chức năng trao đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo để duy trì sự độc lập, trưởng thành của từng thành viên. Hệ thống gia đình có những quy luật, những nguyên tắc cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và duy trì cấu trúc của nó. Một vài quy luật được công khai và không giấu diếm nhưng trái lại những quy luật khác là không được bộc lộ công khai (quy luật ngấm ngầm).

Đường ranh giới có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của gia đình. Khi cần một sự “kết dính” để gia tăng sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình các đường ranh giới có thể bị xoá nhoà, lợi ích gia đình được ưu tiên hơn lợi ích cá nhân. Có những khi đường ranh giới trở nên cứng nhắc, gia tăng tính khác biệt giữa các cá thể khẳng định bước chuyển trong sự phát triển và trưởng thành của một cá nhân trong gia đình như khi có sự lớn lên của một đứa trẻ vị thành niên hoặc có một người con trưởng thành.

Trẻ vị thành niên luôn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự quản lí kiểm soát của gia đình, giảm sự lệ thuộc vào cha mẹ. Trẻ em ở tuổi này thường phê phán bố mẹ, cho rằng ý kiến của mình mới là đúng, đó cũng như một cách làm giảm đi quyền lực đặc trưng của cha mẹ.

Điều quan tâm là khi trong gia đình có nhiều đường ranh giới cứng nhắc, ngăn cách giữa các tiểu hệ thống và giữa các thành viên trong gia đình khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trở nên xa cách, khó hình thành những quan hệ gắn bó. Ngược lại nếu có nhiều đường ranh giới lỏng lẻo, gia đình sẽ dễ có khả năng rơi vào trạng thái “hỗn độn”, các thành viên sẽ phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều, chuyện buồn vui của một người dễ lây lan thành chuyện của mọi người.

Bệnh lý thích nghi sẽ xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép giao tiếp thích hợp giữa hai tiểu hệ hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự dính chặt, hoà lẫn chức năng giữa các tiểu hệ thống. Đối với gia đình những trẻ vị thành niên bị trầm cảm, thường có khả năng xảy ra cả hai khả năng trên.

Khi trong gia đình xuất hiện đường ranh giới cứng nhắc, mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ cũng như anh chị em mang tính gượng ép, không có hoặc ít có sự giao lưu tình cảm, thì trẻ thường không nhận được sự quan tâm của những người thân trong gia đình trước những thay đổi về tâm sinh lý gây ra những nỗi hoang mang, nghi vấn. Trẻ cần có người là chỗ dựa tinh thần để tâm sự, giải đáp hoặc thậm chí là “tranh luận” để thể hiện mình đã lớn. Nhưng chính đường ranh giới cũng là trở ngại ngăn cản trẻ tiếp xúc, tâm sự thổ lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với những người thân trong gia đình. Cha mẹ không quan tâm đến tâm tư, tình cảm, thái độ, suy nghĩ, hành động của trẻ, để mặc cho trẻ tự tìm cách suy nghĩ tháo gỡ vấn đề của mình mà không hề có sự hỗ trợ định hướng về mặt tinh thần để trẻ biết cách vượt qua khủng hoảng. Chính điều này gây cho trẻ tâm lý tổn thương, bị coi thường, không được tôn trọng và ngày càng thu mình vào thế giới riêng.

Ngược lại, khi trong gia đình có những ranh giới lỏng lẻo thì trẻ dễ bị tác động bởi hiệu ứng lây lan. Những tâm rạng, cảm xúc, hành vi của các thành viên khác trong gia đình

b) Kiểu hoạt động của gia đình

Mỗi gia đình có một kiểu hoạt động riêng. Một số gia đình rất nghiêm khắc, số khác lại dễ dãi, một số gia đình thì buông lơi, số khác ràng buộc.

* Trong các gia đình có kiểu giáo dục, hoạt động nghiêm khắc thì các nguyên tắc đều rõ ràng và cứng rắn với những hậu quả nhất định nếu một trong các thành viên phá vỡ nguyên tắc. Những kiểu gia đình này thường rất bảo thủ, hoạt động cứng nhắc theo khuôn khổ và có nhiều khó khăn vào những lúc mà sự thay đổi và tăng trưởng là cần thiết. Chính vì vậy họ có thể xem việc thanh thiếu niên thử nghiệm những hành động mới có tính chất cá nhân là không thể chấp nhận được đối với gia đình và từ đó có thể nảy sinh xung đột, bất hoà. Trong hệ thống gia đình hoạt động theo kiểu khép kín, cứng nhắc như thế này thì quá trình phản hồi vòng tròn giữa các thành viên rất tiêu cực, khiến hệ thống bị đóng băng và hầu như không có sự giao lưu. Điều này gọi là tình trạng ngưng trệ động lực gia đình.

Đối với trẻ vị thành niên bị trầm cảm có gia đình với kiểu hoạt động này thì khi bùng phát

* Những gia đình có kiểu hoạt động dễ dàng và rất tự do thì thường gặp ít vấn đề hơn khi vị thành niên có sự thay đổi. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình kiểu này thường dễ dãi, thoải mái mà không hoặc ít chịu sự gò bó của những quy tắc. Tuy nhiên thanh thiếu niên từ các gia đình này thường khó khăn trong việc thích nghi với những môi trường mà các ở đó thường áp dụng các kì vọng và quy tắc bắt buộc tuân theo.

* Các gia đình có kiểu hoạt động ràng buộc thường tự tạo một môi trường gia đình được bảo vệ quá mức cần thiết và các thành viên trong gia đình không muốn chấp nhận

nhu cầu muốn được tách rời và hình thành cá nhân của trẻ vị thành niên. Như vậy có thể làm trì trệ tính độc lập và tự quyết của trẻ.

* Những gia đình buông lơi thường dễ dàng trong việc chấp nhận cho trẻ vị thành niên tìm kiếm sự độc lập vì mỗi thành viên trong gia đình có một mức cao về hoạt động độc lập trong những giới hạn cá nhân rõ ràng. Tuy nhiên trẻ vị thành niên ở gia đình này thường không nhận được sự ủng hộ của gia đình mà các em cần trong khi chuyển sang tuổi vị thành niên.

Bầu không khí tình cảm trong gia đình có ảnh hưởng phần nào tới khả năng thích nghi của thanh thiếu niên với sự căng thẳng ở mức thấp nhất. Những điều kiện tối ưu cho các thanh thiếu niên là tồn tại trong gia đình, nơi có môi trường hoà hợp, nơi có một mức độ sâu sắc về sự nồng ấm và chăm sóc; nơi có chấp nhận về tính dị biệt, có sự tôn trọng nhu cầu của người khác, có sự giao tiếp tốt và khả năng giải quyết tính xung đột.

Trong một số gia đình, vấn đề không phải là thiếu thốn tình thương, nhưng tình thương bị lu mờ bởi cha mẹ có khuynh hướng nghiêm khắc và trừng phạt đối với trẻ con. Kết quả là trẻ con bắt đầu sợ cha mẹ chúng nhiều hơn là yêu thương họ. Một quan hệ đặt quan hệ vào sự sợ sệt là có hại cho sự phát triển.

Những gia đình thường xảy ra xung đột bất hoà, có sự giao tiếp kém và thiếu hụt kĩ năng giải quyết xung đột khiến trẻ vị thành niên có thể phải chịu những mức độ căng thẳng và âu lo làm cho bước tiến thích nghi với các kì vọng và vị trí xã hội mới của tuổi vị thành niên trở nên khó khăn hơn.

c) Kiểu nuôi dạy con

Trẻ vị thành niên thường ít được lựa chọn mà chỉ ứng phó với bất cứ kiểu nuôi dạy nào mà cha mẹ các em muốn sử dụng. Nếu kiểu nuôi dạy thuộc loại ngăn trở sự thay đổi mà muốn duy trì cách thức đã được áp dụng khi trẻ vị thành niên còn là trẻ con, thì vị thành niên sẽ đấu tranh để thực hiện những thay đổi cần thiết để tiến tới tuổi thanh niên hoàn thiện. Nếu đáp ứng bằng sự phục tùng thì sự phát triển bình thường của thanh thiếu niên sẽ bị cản trở do những quan niệm trước kia không còn thích ứng với giai đoạn phát triển này của tuổi vị thành niên nữa; ngược lại nếu có sự đối đầu, trong trường hợp đó sẽ có một mức độ xung đột và căng thẳng sẽ khó tránh khỏi.

Rõ ràng là các kiểu giao tiếp trong việc nuôi dạy con là rất quan trọng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ vị thành niên phát huy năng lực và lòng tự trọng cao hơn trong những gia đình mà các bấc cha mẹ ủng hộ, khuyến khích sự giao tiếp qua lại và lý luận tích cực của trẻ vị thành niên trong khi vẫn giữ kỉ luật ổn định và vững chắc. Do bước chuyển tiếp vào tuổi vị thành niên là bước cần có sự tự lập nhưng phải tránh những hành vi tự huỷ

hoại mình trong một môi trường cố hữu đòi hỏi sự hình thành cá nhân. Sự giao tiếp hai chiều giữa cha mẹ và con cái giúp cho cả 2 bên có cơ hội nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình và có thể như thế trẻ vị thành niên phát triển một cách hài hoà hơn, dễ thích nghi với thay đổi hơn.

Vấn đề nằm ở chỗ vận dụng các kiểu hành vi một cách khác nhau ở vào các thời điểm khác nhau, điều này có thể nhầm lẫn đối với trẻ. Sự mâu thuẫn cùng xảy ra giữa thái độ của người cha và người mẹ hoặc giữa cha mẹ với ông bà và những người thân khác trong gia đình…Những tình huống khi mà người này quá nghiêm khắc và người kia lại quá hiền hậu hoặc một bên nói xấu bên kia là không có lợi cho sự phát triển bởi vì qua thời gian trẻ học cách lợi dụng được các mâu thuẫn và lôi kéo được hành vi của cha mẹ.

Mặt khác, trong quá trình giao tiếp cha mẹ cũng thể hiện những kì vọng với đứa con của mình về hành vi, niềm tin, thái độ, giá trị và việc chọn bạn, hoặc rộng hơn nữa trong học vấn, nghề nghiệp sau này, Các kì vọng này sẽ ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên, có thể giúp ích thúc đẩy phát triển hoặc là rào cản, gánh nặng tâm lí cho trẻ trong việc thực hiện những kì vọng đó. Vị thành niên đặc biệt nhạy cảm với tình cảm của cha mẹ đối với họ và giữa cha mẹ với nhau. Do những cảm xúc mãnh liệt của người vị thành niên nên đôi khi chỉ một lời chỉ trích bóng gió thôi cũng đủ gây tác hại rồi. Và điều quan trọng là anh ta phải được hướng dẫn với lòng yêu thương và tế nhị

d) Mối quan hệ với cha mẹ

Tính chất mối quan hệ, dù cha mẹ sống chung, ly thân hay ly dị, thường xuyên hay thỉnh thoảng cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến trẻ vị thành niên, đó như là “tấm gương” để trẻ nhìn thấy và hình dung về những mối quan hệ khác bên ngoài. Trẻ vị thành niên sẽ nhận được sự thuận lợi trong những gia đình mà mối quan hệ với cha mẹ được thích nghi và bền vững. Một môi trường như thế sẽ cung cấp cho trẻ những cảm nghĩ bình yên và an toàn trong giai đoạn của đời sống có nhiều biến động. Ngoài ra, một mối quan hệ với cha mẹ tiến triển tốt có thể cung cấp mẫu mực về những cung cách ứng xử thích hợp liên quan đến những mối quan hệ đôi bạn, nhất là tình bạn khác giới đối với trẻ vị thành niên.

Khi cha mẹ thực hiện đúng chức năng, vai trò của mình sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trên thực tế, mối quan hệ của cha mẹ càng ổn định, vững chắc thì con cái càng được phát triển an toàn và thể hiện cá tính độc nhất của mình. Các bậc cha mẹ thực hiện tốt chức năng cũng làm gương cho sự trưởng thành và độc lập của mình cho con cái. Con của những bậc cha mẹ thực hiện tốt chức năng được tự do phát triển, sử dụng các sức mạnh hiểu biết yêu thương, cảm nhận, quyết định và tưởng tượng của mình để thực hiện đầy đủ tiềm năng cá nhân. Trẻ không bị phán xét và đánh giá liên

tục bởi những lo lắng chán nản, những mâu thuẫn chưa được giải quyết trong tiềm thức của cha mẹ.

Đối với những gia đình mà cha mẹ không nhận thức và thực hiện đầy đủ vai trò của mình con cái dễ bị ảnh hưởng và lôi kéo

Vị thành niên chịu ảnh hưởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của cha mẹ với nhau, với con cái và với người khác. Cha mẹ là những kiểu mẫu cho vị thành niên về người đàn ông và người đàn bà, người chồng và người vợ, người cha và người mẹ... nên vị thành niên có chiều hướng giống cha mẹ mình nhiều hơn là không giống họ. Vị thành niên học được cách ứng xử mà họ thấy cha mẹ mình bộc lộ trong cuộc sống thường ngày, vị thành niên đặc biệt dễ nhạy cảm và phê phán sự không trung thực, cho nên họ tin vào việc làm chứ không phải vào lời nói.

e) Gia đình có vấn đề

Những vấn đề của gia đình như ly thân, ly dị, các vấn đề của gia đình hỗn hợp, cha mẹ nghiện rượu, bạo lực gia đình… đều có ảnh hưởng nhất đinh đến sự phát triển tâm lí của trẻ vị thành niên

- Cha mẹ li thân hay li dị: Vào lúc trẻ vị thành niên cố gắng tạo lập tính độc lập của bản thân mà gia đình lại có sự rạn nứt, sụp đổ thì sẽ rất khó khăn cho trẻ khi không có sự hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần. Ngoài ra li thân, li dị cũng tạo ra những vấn đề phụ như là kết quả của sự thay đổi hoàn cảnh sống. Người ta đã chứng minh có sự liên hệ giữa sự li thân của cha mẹ với sự trầm cảm của trẻ vị thành niên.

- Sự kết hợp sau li hôn của cha mẹ: Cha mẹ tạo nên một gia đình hỗn hợp hoàn toàn khác biệt với gia đình ban đầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ vị thành niên. Việc thích nghi với gia đình mới là khá khó khăn cũng như phải hoà hợp với thành viên mới. Nếu sự hoà hợp mạnh thì ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên có vẻ sẽ giảm đi và ngược lại khi không tìm thấy sự hoà hợp ở một mức độ nhất định thì sẽ khiến cho tâm lí của trẻ trở nên nặng nề hơn và dễ có những hành vi chống đối mạnh mẽ hoặc thu mình lại, tách biệt với gia đinh mới của mình.

- Cha mẹ nghiện rượu: Bệnh nghiện rượu của cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến cách hoạt động của gia đình, qua đó ảnh hưởng đến từng thành viên trong gia đình. Cha mẹ nghiện rượu có xu hướng cắt lìa tình cảm với con cái và thường không sẵn sàng gần gũi với các con do hậu quả của nếp sống nhậu nhẹt. Nghiện rượu cũng có thể đưa tới các dạng khác về rối loạn chức năng hành vi như lạm dụng thân thể và lạm dụng tình dục. Các vai trò của các thành viên trong gia đình thường trở nên khô khan và cố định trong những gia đình có cha mẹ nghiện rượu

Nghiên cứu của Tômri (1994) cho thấy rằng trẻ vị thành niên có cha mẹ nghiện rượu có mức độ lo lắng cao, phần lớn các thanh thiếu niên thuộc các gia đình nghiện rượu đều phát sinh rối loạn tâm lý tuỳ mức độ.

- Bạo lực trong gia đình: Bạo lực trong gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thanh thiếu niên. Nếu trẻ vị thành niên chứng kiến sự bạo hành giữa cha mẹ với nhau thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự điều chỉnh những vấn đề hành vi hướng nội và hướng ngoại, nếu tình trạng này kéo dài, các em sẽ coi như chuyện bình thường và chấp nhận nó như một phần trong đời sống gia đình.

f) Vấn đề văn hoá gia đình

Các vấn đề chính đối với thanh thiếu niên lớn lên trong những nền văn hoá khác với nền văn hoá của gia đình các em là căng thẳng do những giá trị đạo đức và xã hội được xác định theo văn hoá và sự tiếp xúc với những thái độ hành vi và niềm tin có tính xung đột. Các thanh thiếu niên ở trong hoàn cảnh này không những niềm tin thái độ giá trị và hành vi bình thường về thay đổi trong phát triển, mà còn phải quyết định về các điều này cho thích hợp với các em trong phạm vi văn hoá hiện tại và tương lai trong đời sống của các em.

2. Tác động của yếu tố gia đình trong trị liệu

Gia đình Việt Nam hiện nay mặc dù đang trong giai đoạn hội nhập nhanh chóng nhưng vẫn mang dáng dấp và những giá trị cơ bản của gia đình truyền thống. Gia đình Việt Nam thường sống theo văn hoá tâm linh cao, các thành viên trong gia đình có mối liên hệ thường xuyên, có sự gắn kết về tâm linh hoặc nhận thức về vai trò của dòng tộc… Do vậy việc triển khai các liệu pháp can thiệp từ phía gia đình rất thuận lợi bởi có thể tiếp cận được nhiều đối tượng thành viên trong gia đình trong các phiên trị liệu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Vị thành niên phải có những cách thức được xã hội chấp nhận để biểu lộ các phản ứng của mình đối với sự hụt hẫng như thù địch hoặc công kích chẳng hạn. Nếu không, họ sẽ tìm những cách không lành mạnh bằng cách hướng ra ngoài thông qua những hành động đả kích xã hội, chống đối xã hội; hoặc bằng cách hướng vào bên trong bởi các đả kích nhắm vào chính bản thân mình như trầm cảm và tự sát chẳng hạn. Thường thì trong khi xuất hiện trạng thái trầm cảm, người vị thành niên phải đau khổ trong thất bại liên tiếp vì lý do cha mẹ, hoặc thầy cô, hoặc do chính bản thân đã đặt lên vai mình những kỳ vọng quá cao. Sự thành đạt là một nguồn thỏa mãn quan trọng của người vị thành niên, nhờ đó anh ta có được địa vị, lòng tự trọng và sự tán đồng. Khi thất bại và thất bại liên tiếp, anh ta sẽ rời khỏi địa vị ưu đãi dưới con mắt của chính mình, của bạn bè và của cha mẹ mình. Trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024