Những Lưu Ý Về Sự Phát Triển Tâm Lý – Xã Hội Ở Tuổi Vị Thành Niên

anh ta, nảy sinh những cảm nghĩ về sự thiếu tư cách và sự thất vọng thường khiến anh ta trở nên tê liệt. Đồng thời anh ta có những tình cảm giận dữ tràn lan về sự bất lực, không thành đạt được điều mình muốn. Trầm cảm cũng có thể là một phản ứng với sự mất mát, dù mất mát thật sự hay mất mát trong huyễn tưởng: mất một người thân, mất tình yêu hay lòng tự trọng...

Mỗi cá nhân đều sống, tồn tại, phát triển và chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình. Khi một cá nhân gặp vấn đề chứng tỏ trong gia đình có vấn đề, và ngược lại khi gia đình gặp khó khăn thì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi thành viên. Chính vì vậy khi trị liệu nhằm giải quyết vấn đề cho thân chủ thì chắc chắn quá trình sẽ liên quan đến trị liệu và tham vấn gia đình. Trị liệu cho thân chủ từ góc độ gia đình không những giúp giải quyết vấn đề của thân chủ mà còn giúp các thành viên trong gia đình có thể phát triển tốt thông qua việc tái cấu trúc tổ chức gia đình và khơi nguồn cho các cơ chế vận hành hiệu quả trong đời sống gia đình, chứ không đơn thuần chỉ giải quyết "cá nhân có vấn đề". Một khi cấu trúc gia đình trở nên lành mạnh, cơ chế vận hành đời sống gia đình trở nên hiệu quả, thì triệu chứng hoặc vấn đề ở một cá nhân sẽ không còn điều kiện để tồn tại nữa.

Sử dụng mô hình trị liệu cá nhân theo 7 bước trong đó Nhân viên CTXH ngoài việc sử dụng các phương pháp chuyên biệt của CTXH, sử dụng các nguồn kiến thức, kỹ năng, các nguồn tài nguyên trong cộng đồng thì gia đình được coi như nguồn lực vô cùng quan trọng, liên tục và trực tiếp đến thân chủ. Qua đó nhấn mạnh vai trò đặc biệt của yếu tố gia đình trong các bước trị liệu cho thân chủ trầm cảm.

Cách tiếp cận bao gồm cả gia đình rất cần thiết vì nhiều vấn đề bắt nguồn từ gia đình và gia đình cũng có thể giúp đỡ thân chủ. Bắt đầu với thân chủ sớm muộn gì tiến trình cũng nới rộng tới gia đình.

Cuộc tìm hiểu đầy đủ về thân chủ phải bao gồm thông tin về gia đình anh ta, chân dung gia đình, hoàn cảnh kinh tế, sức khỏe và hành vi sức khỏe, sự căm sóc và giáo dục trẻ em, các mối quan hệ trong gia đình, hành vi và sự thích nghi của từng thành viên, sự tham gia của gia đình vào các hoạt động chính thức và phi chính thức trong khu xin và cách gia đình sử dụng tài nguyên cộng đồng.

Từ các dữ kiện trên NVXH thử đánh giá về năng lực của gia đình để liên hệ với người dân và các tổ chức xung quanh họ, các mặt mạnh mặt yếu của gia đình, và các yếu tố về nhân cách sở dĩ hỗ trợ hay giới hạn chức năng xã hội của gia đình. Trong quá trình làm việc, NVXH nên gặp từng cá nhân và gia đình cùng một lúc để xác định xem mâu thuẫn ở chỗ nào, và khám phá những mặt mạnh của gia đình để vận dụng mà giải quyết vấn đề . Trong mỗi giai đoạn, gia đình đều đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng trong việc

giúp đỡ thân chủ cũng như hợp tác với nhân viên CTXH. Các bước trong tiến trình trị liệu cho trẻ vị thành niên theo mô hình 7 bước trong CTXH được thực hiện như sau :

Bước 1: Tiếp cận thân chủ và thiết lập mối quan hệ

Đây là bước có ý nghĩa quyết định sự thành công của tiến trình can thiệp. Việc tiếp cận thân chủ có thể thông qua người giới thiệu trung gian (như cá nhân, tổ chức, gia đình…) hoặc thân chủ tự tìm đến gặp nhân viên CTXH hay nhân viên CTXH đến gặp thân chủ.

Đối với trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường ít khi chủ động tìm đến gặp nhân viên CTXH mà chủ yếu là sau khi có biểu hiện và nhận thấy tác hại của nó thì gia đình mới tìm gặp để nhận được sự giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Mục đích của giai đoạn này nhằm:

- Tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin

- Thiết lập mối quan hệ trợ giúp giữa thân chủ và nhân viên CTXH

- Khuyến khích và tạo động lực cho thân chủ tìm đến các buổi kế tiếp.

Trong giai đoạn này, nhân viên CTXH có thể sử dụng những nội dung sau để bắt đầu nhập cuộc với khách hàng/thân chủ của mình:

- Hiểu biết rõ hơn về nguyên do thân chủ tìm kiếm dịch vụ nhằm hiểu rõ vấn đề hiện tại của thân chủ

- Tác động của những vấn đề này tới việc thực hiện các chức năng xã hội và cơ thể bình thường của thân chủ

- Những điều kiện sống hiện tại của thân chủ: y tế, vệ sinh, các nhu cầu khác…

- Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp: gia đình, bạn bè, xóm giềng,…

- Những thông tin cần thiết của một người ở nhiều khía cạnh như giáo dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật.

- Kỳ vọng của thân chủ

Trong giai đoạn này, gia đình được coi như “chiếc cầu nối” giữa nhân viên CTXH và thân chủ, cung cấp một số thông tin liên quan đến thân chủ cũng như gia đình, cụ thể như

Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết

Đây là tiến trình thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của thân chủ.nhưng những thông tin ban đầu cũng có nhiều mập mờ, tương phản hay sai lạc cần được làm sáng tỏ hoặc được kiểm chứng lại với thân chủ, có thể do truyền thông không được tốt, cũng có thể do chính thân chủ đang ở trong tình trạng mập mờ, mâu thuẩn.nhân

viên xã hội cần hổ trợ thân chủ từ từ nhìn rõ lại vấn đề và thường những mâu thuẩn này bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa.

Thông thường, vấn đề của thân chủ sẽ được trình bày ngay từ đầu. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng đôi khi do những hạn chế về năng lực trình bày, sự đau yếu, bệnh tật hay những lý do tế nhị khác khiến thân chủ không thể nhận ra hoặc nói ra đâu là nguyên nhân căn bản cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Thân chủ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc nêu ra các triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân. Chính vì thế, chúng ta cần cùng với thân chủ khám phá vấn đề thực sự là gì, thu thập những thông tin từ môi trường sống và từ bản thân của thân chủ có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của họ.

Bước 3: Chuẩn đoán, phân tích, đánh giá, xác định vấn đề

Chẩn đoán là xác định trọng tâm vấn đề dựa trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, tức là ghi nhận:

- Các điểm mạnh và giới hạn của thân chủ

- Các điểm thuận lợi và bất lợi của hoàn cảnh,

- Tâm trạng, nhận thức, mong đợi của thân chủ.

Gồm 3 bước: chẩn đoán, phân tích, thẩm định. Chẩn đoán là xác định xem có trục trặc ở chỗ nào, tính chất của vấn đề là gì, trên cơ sở các dữ kiện thu thập được. Phân tích là động tác chỉ ra các nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến hay đóng góp vào khó khăn. Thẩm định là thử xem có thể loại bỏ hay giảm bớt khó khăn trên cơ sở động cơ và năng lực của thân chủ để tham gia giải quyết vấn đề, tạo mối quan hệ và sử dụng sự giúp đỡ. Sự thẩm định này mang tính chất tâm lý xã hội vì đây là trọng tâm của CTXH.

Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu can thiệp

Đây là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Dựa trên sự chẩn đoán chi tiết của giai đoạn trước, nhân viên xã hội giúp thân chủ hướng tìm lối thoát cho họ.giai đoạn này nhằm xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể (ví như biết tiết kiệm, bỏ rượu chè, biết cách làm ăn…) để đạt được mục đích ( thoát khỏi cảnh nghèo).nhân viên xã hội hỗ trợ bằng cách phản ánh, phân tích, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ và chính thân chủ là người chủ động trong sự lựa chọn giải pháp.

Ở đây nhân viên CTXH xác định loại hỗ trợ sẽ cung ứng cho thân chủ, cách can thiệp cho rằng tốt nhất cho thân chủ. Giai đoạn này gồm việc xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích. Càng nhiều càng tốt đây là một sự chung sức của nhân viên CTXH và thân chủ vì chính anh ta là người phải tạo ra những thay đổi cần thiết với sự hỗ trợ của NVXH. sự chọn lựa mục đích cuối cùng phụ thuộc vào:

- Điều thân chủ mong muốn.

- Điều mà nhân viên CTXH cho là cần thiết khả thi.

- Và các yếu tố liên hệ như có hay không có các dịch vụ, tài nguyên cần thiết.

Bước 5: Thực hiện tiến trình trị liệu

Đó là tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ cá nhân có vấn đề. Đó là giải tỏa hay giải quyết một số vấn đề trước mặt và điều chỉnh những khó khăn với sự công nhận và tham gia của thân chủ. Có khi mục tiêu chỉ là giữ không cho tình huống trở nên xấu hơn, giữ vững hiện trạng, giữ mức độ hoạt động tâm lý xã hội của thân chủ thông qua các hỗ trợ vật chất và tâm lý. Một cách đặc thù mục tiêu của trị liệu gồm:

a/ Thay đổi hay cải thiện hoàn cảnh của thân chủ bằng cách đưa vào các tài nguyên như giúp đỡ tài chính; hoặc thay đổi môi trường như gởi đứa trẻ nơi khác hoặc cải thiện các mối quan hệ gia đình.

b/ Giúp cá nhân thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mặt. c/ Thực hiện cả hai cùng lúc.

Làm như thế nhân viên CTXH có thể sử dụng một cách tiếp cận hay liên kết 3 cách.

- Cung cấp một dịch vụ cụ thể.

- Cải tạo môi trường và trị liệu trực tiếp mà ngày nay người ta gọi là tham vấn. Tham vấn cá thể dược sử dụng một mình nó như một cách trị liệu hay kết hợp với một cách tiếp cận khác.

Công cụ của trị liệu là mối quan hệ nhân viên CTXH và thân chủ, vấn đàm, triển khai các tài nguyên xã hội, vật chất, áp dụng chính sách và tài nguyên của cơ quan xã hội và nối kết với các tài nguyên của cơ quan và cộng đồng khác.

Khả năng đáp ứng của thân chủ đối với tiến trình trị liệu sẽ phụ thuộc vào tâm - thể trạng của anh ta, nhân cách đã hấp thụ một nền văn hóa đặc biệt của anh ta, sự tự ý thức về bản thân của anh ta và các tài nguyên và cơ hội anh ta có thể có.

Càng nhiều càng tốt trị liệu phải hướng vào và dựa trên gia đình. Vấn đề nên được xem như vấn đề của gia đình khi thấy phù hợp. Vào thành viên trong gia đình có thể là nhân tố đóng góp vào vấn đề hay ngược lại có người có những khả năng mà nhân viên CTXH có thể huy động để giải quyết vấn đề. Các cuộc vấn đàm có thể nhằm vào lứa đôi hay gia đình như một phần của trị liệu.

Bước 6 : Lượng giá các hoạt động

Là động tác nhằm xác định xem sự can thiệp của nhân viên CTXH hay trị liệu có đem lại kết quả mong muốn không. Lượng giá được thực hiện thỉnh thưởng trong quá trình trị liệu để giúp thân chủ tự mình xem cuộc trị liệu có giúp gì cho anh ta không. Kết quả

lượng giá sẽ nêu lên nhu cầu sửa đổi hay thích nghi. Lượng giá cũng giúp NVXH xác định xem mục đích mục tiêu đề ra đạt được đến mức nào để điều chỉnh trị liệu.

Chỉ có thể lượng giá tốt khi các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạt trên cơ sở thông tin đầy đủ. Ngoài ra, nhân viên CTXH, thân chủ và những người cùng giúp đỡ khác (ví dụ như bác sĩ, gia đình, nhà tâm lý) phải cùng tham gia việc lượng giá khi cần thiết.

Bước 7: Kết thúc hoặc tiếp tục ca

Nên tiếp tục trị liệu khi các cuộc lượng giá định kỳ cho thấy có sự tiến bộ hay thay đổi nào đó. Nếu không có gì thay đổi hay thay đổi chậm có thể nên thay đổi phương pháp; nếu có những thông tin mới hay nhân viên CTXH có những suy nghĩ mới, thì nên bổ sung các phương thức trị liệu

Chương IV

THỰC HÀNH VỚI TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN2


Trẻ em là người dưới 16 tuổi theo quy định của Pháp luật Việt Nam hoặc dưới 18 tuổi theo Công Ước Quốc tế về quyền trẻ em.

Phát triển là quá trình thay đổi có tính hệ thống của cá nhân do sự học mang lại mà ở đó trẻ dần dần làm chủ các kĩ năng vận động, tư duy, tình cảm, cảm xúc, xã hội trong môi trường sống theo mức độ phức tạp tăng dần.


I. Các vấn đề pháp luật bảo hộ quyền trẻ em

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) trẻ em là vấn đề có tính chiến lược và mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam đã phê chuẩn các công ước về quyền trẻ em cũng như ban hành cách cơ sở pháp lý bảo hộ các chính sách về trẻ em như luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các nghị định 36/2005/NĐ-CP. Nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ các luật lệ, nguyên tắc BVCSGD trẻ em và VTN (vị thành niên) để điều phối, tìm kiếm các nguồn lực đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ VTN.

▪ Nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Những quan niệm truyền thống về trẻ em và VTN ở Việt Nam như “trẻ em không biết gì”, “trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn” có thể ảnh hưởng đến niềm tin, nhận thức của người hành nghề chăm sóc SKTT với trẻ vị thành niên. Việc đặc biệt phải lưu ý và ý thức đến những nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là rất quan trọng.

- Không phân biệt đối xử với trẻ em: Điều 4, Luật BVCSGD trẻ em quy định “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của Pháp luật”

- Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em: Khoản 1, Điều 6 Luật BVCSGD trẻ em quy định “Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện”. Các quyền của trẻ em bao gồm quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng, quyền sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng và danh dự, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập, quyền được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể

2 Trên lý thuyết và trong các văn bản luật ở Việt Nam, từ “trẻ em” đã bao hàm cả độ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, hiện nay, trong nhiều tài liệu về tâm lý học, công tác xã hội v.v có xu hướng sử dụng thuật ngữ “trẻ em và vị thành niên” để chỉ thời kì trẻ em từ 0-18 tuổi, nhấn mạnh đến giai đoạn vị thành niên như một giai đoạn phát triển đặc biệt. Trong tiếng Anh, Trong chương này, vì muốn nhấn mạnh đến việc thực hành với cá trẻ nhỏ (0-10 tuổi) và trẻ vị thành niên (10-18 tuôi), nên chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ “trẻ em và vị thành niên”.

thao, quyền được phát triển năng khiếu, quyền có tài sản, quyền được thông tin, bày tỏ ý kiến, hoạt động xã hội.

Áp dụng nguyên tắc này, bất cứ công việc nào liên quan đến trẻ, kể cả VTN như đánh giá lâm sàng, can thiệp cá nhân, phải được sự đồng ý của chính trẻ và người giám hộ hợp pháp của trẻ (như cha mẹ).

- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội: Do trẻ em chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa đủ điều kiện để tự quyết định quyền của mình và đòi hỏi gia đình, Nhà nước và xã hội phải có sự bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện quyền trẻ em.

- Dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em: “Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” (Khoản 1, Điều 5, Luật BVCSGD trẻ em).

II. Những lưu ý về sự phát triển tâm lý – xã hội ở tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên là những người ở độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi theo Pháp luật Việt Nam.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi trẻ nhỏ đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 10 đến 18 tuổi, thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật trẻ em.

Trẻ em 3ở mọi nơi, dù thuộc dân tộc nào cũng phải đi qua các thời kì hoặc các giai đoạn trên con đường trở thành người lớn. Với hầu hết mọi người, có bốn giai đoạn phát triển chủ yếu: tuổi ẵm ngữa (từ sơ sinh đến 2 tuổi), tuổi ấu thơ bé (3-6 tuổi, tương đương với lớp mẫu giáo), tuổi ấu thơ lớn (từ 6 đến 10 tuổi, tương đương với lớp tiểu học) và tuổi vị thành niên (từ 10 đến 18 tuổi, thiếu niên tương đương với lớp THCS và THPT). Những người 18 tuổi trở lên được nhìn nhận như người trưởng thành.

Tuổi VTN là khoảng thời gian trẻ trải qua chấm dứt thời trẻ em và chuẩn bị trở thành người lớn. Những thay đổi lớn về mặt cơ thể, tâm trí, tình cảm, xã hội diễn ra: trẻ bắt đầu phải quản lý, chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn là hoàn toàn dưới sự kiểm soát của cha mẹ như ở thời trẻ em, trẻ có sự trưởng thành về mặt tính dục và phải đương đầu với những thách thức dữ dội về tính dục và sinh sản. Không có thời kì chuyển tiếp nào trong cuộc đời quan trọng hơn thời VTN. Nhân viên công tác xã hội hiểu rằng mỗi người- cá nhân, cộng đồng, xã hội như một tổng thể, đều gặt hái thành quả từ việc đầu tư vào trợ giúp thế hệ trẻ đạt được SKTT và sức khỏe thể chất tối ưu. Nhân viên công tác xã hội thường cung cấp các dịch vụ cơ bản trong các môi trường, cộng đồng, hệ thống xã hội có



3 Tđây, t“tr” đchcác cá nhân t0 đến 18 tui, bao gm ctrvthành niên

ảnh hưởng đến cuộc sống của VTN. Để đáp ứng được các nhu cầu của VTN, nhân viên công tác xã hội luôn phải lưu ý đến những đặc điểm phát triển tâm lý, xã hội ở tuổi VTN. Trên thực tế, Hiệp hội Nhân viên Công tác xã hội Hoa Kì (National Association of Social Workers- NASW) đã ban hành Tiêu chuẩn thực hành công tác xã hội với trẻ vị thành niên (2003) mà trong đó tiêu chuẩn 1 là nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức và hiểu biết đầy đủ về sự phát triển ở tuổi VTN.

Sự phát triển nổi bật của vị thành niên ở các khía cạnh:


Hình 3 Các khía cạnh phát triển nổi bật ở tuổi VTN Trong thời vị thành niên 1


Hình 3: Các khía cạnh phát triển nổi bật ở tuổi VTN


Trong thời vị thành niên, trẻ VTN phát triển các năng lực để:

Hiểu các ý tưởng trừu tượng, như các khái niệm toán học ở mức độ cao và phát triển các triết lý đạo đức bao gồm quyền, nghĩa vụ, các ưu tiên.

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ lãng mạn thông qua học cách chia sẻ sự thân thiết, riêng tư mà không cảm thấy lo lắng hoặc gượng gạo, ép buộc.

Hướng đến hiểu giá trị và ý nghĩa thực sự về bản thân mình và các mục tiêu của bản thân.

Xây dựng bản sắc cá nhân, độc lập với cha mẹ.

1. Hành vi

Sự thay đổi thể chất nhanh chóng và đột ngột mà trẻ VTN trải qua khiến các em trở nên ý thức về bản thân, e dè, nhạy cảm và lo lắng về sự thay đổi cơ thể mình. Các em thường so sánh bản thân với các bạn đồng tuổi.

Vì sự thay đổi thể chất không diễn ra êm ả, đều đặn, vị thành niên thường cảm thấy bản thân mình kì quặc, kể cả về hình dáng và phối hợp thể chất. Trẻ VTN nữ có thể lo sợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024