Nhân viên CTXH lâm sàng (clinical social worker): 192.814 Nhà tâm lý (psychologist): 73.014
Bác sĩ tâm thần (psychiatrist): 33.486
Điều dưỡng viên tâm thần (psychiatric nurse): 17.318
Con số các nhân viên CTXH thay đổi theo chiều hướng tăng nhanh trong 10 năm sau đó: 642.000 nhân sự vào năm 2008, trong đó 54% làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội ; 31% được tuyển dụng làm việc trong các cơ quan của chính phủ. Thành phần tuyển dụng được phân phối như sau :
292,600 | |
NVCTXH làm việc về chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng | 138,700 |
NVCTXH làm việc về sức khỏe tâm thần và nghiện chất | 137,300 |
NVCTXH các lĩnh vực khác | 73,400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỉ Lệ Các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần Tại Mỹ (Theo Robin Và Regier, 1991)
- Trách Nhiệm Đạo Đức Tại Cơ Sở Hành Nghề
- Trách Nhiệm Đạo Đức Của Một Người Hành Nghề
- Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Trong Lĩnh Vực Sức Khỏe Tâm Thần
- Hồ Sơ Cá Nhân Hết Sức Hữu Ích Trong Việc Giáo Dục Và Nghiên Cứu
- Tạo Dựng Các Hoạt Động Sức Khoẻ Tâm Thần Hoà Nhập Về Mặt Xã Hội
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
(Nguồn tham khảo: Social Workers – http://www.bls.gov/oco/ocos060.htm)
Tỷ lệ gia tăng NVXH trong năm 2008 là nhanh hơn con số trung bình của tất cả mọi ngành nghề ở Hoa Kỳ và còn được dự kiến sẽ tăng thêm 16% trong thập niên 2008
– 2018.
Với kết quả nghiên của cuộc nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy được vai trò của nhân viên CTXH lâm sàng có vị thế như thế nào trong các hoạt động hỗ trợ trị liệu cho các đối tượng bị các chứng bệnh liên quan đến tâm thần.
2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, khi có một người có vấn đề rối nhiễu về tâm thần nếu có thông tin họ có những hệ thống hỗ trợ sau đây: hệ thống bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý. Nếu gia đình không đảm đương được họ có thể gửi thân chủ đến các trung tâm bảo trợ xã hội nhưng chưa có trung tâm chuyên biệt cho người rối nhiễu tâm trí. Đặc biệt, hiện nay số thân chủ mắc chứng tâm thần phân liệt đi lang thang không được sử dụng bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào chiếm số lượng lớn diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước.
Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố duy nhất ở Việt Nam đã có quỹ an sinh xã hội dành cho những người đi lang thang nói chung và người lang thang do bệnh tâm thần nói riêng. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc trị liệu tâm thần, nhưng bệnh viện tâm thần Đà Nẵng cũng thực hiện rất tốt công tác hỗ trợ chính sách đối với những bệnh nhân nghèo, bệnh
nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bảng 1: Những chính sách hỗ trợ bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng
% | |
Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh? | 50 |
Miễn giảm viện phí | 70 |
Ưu tiên thứ tự khám chữa bệnh? | 10 |
Ưu tiên giường bệnh? | 0 |
Hỗ trợ việc chăm sóc đặc biệt? | 20 |
Khác | 0 |
(Nguồn: Khảo sát điều tra tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng)
Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng đã thực hiện rất tốt các chính sách hỗ trợ đối với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó cũng là thể hiện sự quan tâm, sự chia sẻ với những khó khăn của bệnh viện đối với các bệnh nhân.
Với kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý tại bệnh viện thì số lượng nhân viên công tác hội tại bệnh viện chiếm 40% tổng số cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng khi tỷ lệ nhân viên CTXH chiếm khá cao ở bệnh viện. Chính đội ngũ này sẽ giúp đỡ cho các hoạt động của bệnh viện trong việc trị liệu, chăm sóc, quản lý bệnh nhân, sàng bệnh nhân, tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như tổ chức, kêu gọi các nguồn lực giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những bệnh nhân nghèo, tổ chức công tác từ thiện tại bệnh viện.40% tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng còn là một tín hiệu mừng cho sự phát triển ngành CTXH nói chung và chuyên viên CTXH lâm sàng nói riêng khi đã đánh giá đúng vị thế, vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực trị liệu tâm lý. Đây sẽ là tiền đề để tạo dựng môt hệ thống, một đội ngũ nhân viên CTXH trong lĩnh vực trị liệu tâm thần và phát triển nghề CTXH trong tương lai.
Với tiền đề việc số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần khá lớn, chiếm 40%, bên cạnh đó, với những trải nghiệm thực tế, những công việc cụ thể, thực tế mà họ đã làm tốt hơn công tác trị liệu tâm thần cho các đối tượng, và cũng là nguồn nhân lực để đào tạo các nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần trong tương lai.
Với những kinh nghiệm thực tế có được sau những trải nghiệm, những cán bộ công nhân viên đang trực tiếp đảm nhiệm công tác trị liệu cho các bệnh nhân đã có cái nhìn thực tế, yêu cầu cần có về chức năng của một nhân viên CTXH.
Biểu đồ 1: Chức năng của một nhân viên CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần nhìn ở góc độ cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia trị liệu, làm việc với bệnh nhân
(Nguồn: Khảo sát điều tra tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng)
Theo đó, để trở thành một nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực tâm thần đảm nhiệm rất nhiều những chức năng khác nhau trong hệ thống phòng ban, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tương ứng với mỗi chức năng là một vai trò, một vị thế trong hệ thống phòng ban, trong lĩnh vực hoạt động trị liệu tâm thần. Trong đó chức năng hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh nhân cũng như chức năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là hai chức năng quan trọng.
Bởi lẽ, trong phương cách can thiệp điều trị các bệnh tâm thần hiện nay, chúng vẫn chủ yếu can thiệp ở bình diện cở thể. Nghĩa là việc điều trị bằng thuốc và các hoạt động phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mà chưa chú trọng về bình diện can thiệp ở lĩnh vực tâm lý – xã hội. Thực tế cho thấy, việc can thiệp bằng bình diện tâm lý – xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân tâm thần sớm khỏi bệnh, bởi lẽ, những người dễ bị tổn thương về mặt xã hội, về môi trường sống, mất thăng bằng tâm lý là những người có nguy cơ cao bị mắc các chứng rối loạn tâm thần.
Việc hỗ trợ, tư vấn tâm lý tinh thần còn phải chú trọng đến người nhà bệnh nhân. Người nhà bênh nhân là những người hiểu bệnh nhân hơn ai hết, đây cũng là một kênh thông tin để chúng ta có thể hiểu hơn về bệnh nhân, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh… từ đó có cách thức để có biện pháp điều trị cũng như phối hợp điều trị với gia đình. Tuy nhiên, việc thiếu những kiến thức về bệnh tật của người nhà mình đã khiến cho người
nhà bệnh nhân bị hạn chế trong việc cùng tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân. Thông qua việc cung cấp các kiến thức về các bệnh tâm thần cho người nhà bệnh nhân, chúng ta sẽ nhanh chóng cải thiện được chất lượng chăm sóc cả về vật chất, cơ thể và tinh thần cho những người bị rối loạn tâm thần.
Với ý nghĩa chức năng quan trọng đó, một nhân viên CTXH cần phải có vốn kiến thức, kỹ năng liên ngành, đa ngành và thành thực.
Biểu đồ 2: Các kỹ năng, kiến thức của một nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần nhìn ở góc độ cán bộ quản lý
(Nguồn: Khảo sát điều tra tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng)
Như trên đã trình bày, chức năng của nhân viên CTXH lâm sàng chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Và để đảm nhiệm tốt được các chức năng đó, một nhân viên CTXH cần phải học hỏi, cần phải trau dồi, tích lũy rất nhiều những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là các kiến thức về tâm lý học, xã hội học và kỹ năng vận động chính sách.
Sự bổ trợ của kiến thức xã hội học sẽ giúp cho nhân viên CTXH có cái nhìn tổng thể về mọi sự vật, mọi sự kiện, mọi vấn đề xung quanh “thân chủ”, xung quanh vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Để từ đó có thể hiểu thấu được vấn đề, tìm ra nguyên nhân cụ thể, rõ ràng, trực diện và quan trọng của vấn đề nhằm tiến tới giải quyết vấn đề của người bệnh. Xã hội học cung cấp những kiến thức về xã hội liên quan đến thân chủ. Trong khi đó, những kiến thức về tâm lý học lại giúp cho chuyên viên CTXH lâm sàng có thể đi tìm, đi khám phá những khía cạnh sâu thẳm con người của thân chủ. Qua đó, hiểu biết hơn về “con người” thân chủ.
Sự kết hợp giữa kiến thức xã hội học và CTXH giúp cho nhân viên CTXH có cái nhìn cụ thể, rõ ràng, tổng quát nhất về con người, về vấn đề mà bệnh nhân tâm thần đang mắc phải. Chính bởi lẽ đó, đây là cơ sở quan trọng, thiết yếu để đi tìm được hướng giải
quyết cho người bệnh cũng như giúp người bệnh, người nhà bệnh nhân cùng phối hợp để giải quyết vấn đề chung.
Bên cạnh đó, kiến thức về hiểu biết luật pháp cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp nhân viên CTXH giúp đỡ, can thiệp một cách hợp lý, đúng quy định và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp, liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của bệnh nhân – bệnh viện và người nhà bệnh nhân.
Với những kỹ năng, kiến thức cần có của một chuyên viên CTXH lâm sàng theo biểu đồ 2, chúng ta có thể thấy được sự “đa năng”, sự đảm nhiệm nhiều vai trò, nhiều vị trí lĩnh vực trị liệu tâm thần. Chính bởi lẽ đó, việc có nhân viên CTXH tại các cơ sở điều trị tâm thần nói chung và tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng nói riêng là rất cần thiết.
Biểu đồ 3: Mức độ cần thiết của việc có nhân viên CTXH tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng
66.7 % rất cần thiết trong các hoạt động hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh nhân là một con số rất lớn thể hiện vị thế quan trọng trong việc trị liệu, can thiệp giúp các bệnh nhân tâm thần cải thiện tình trạng, giảm nhẹ bệnh tật và tiến tới khỏi bệnh. Sự hỗ trợ này của các chuyên viên CTXH lâm sàng phần lớn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực hỗ trợ, trị liệu tâm lý, cung cấp các kiến thức về bệnh tật cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Không chỉ thế, với đặc thù của ngành CTXH được đào tạo nói chung trong lĩnh vực CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm cũng là những yếu tố bổ trợ giúp cho các chuyên viên CTXH lâm sàng làm tốt công việc của mình. Bởi lẽ, việc tiếp cận thân chủ, giải quyết “trường hợp ca” hay những kiến thức, kỹ năng cần có ở một chuyên viên CTXH (ở biểu đồ 2) lại càng làm sáng tỏ mức độ cần thiết của việc có nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần nói chung và ở bệnh viện tâm thần Đà Nẵng nói riêng.
Không chỉ thế, sự cần thiết phải có chuyên viên CTXH lâm sàng trong việc tổ chức các hoạt động nhân đạo, kêu gọi nguồn hỗ trợ đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như thể hiện ở biểu đồ 3 cũng cho thấy ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết phải có nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần. Điều đó có được cũng nhờ những đòi hỏi về sự liên
kết, liên ngành trong nhiều lĩnh vực mà người làm CTXH cần phải có, cần phải tích lũy những kỹ năng, những kiến thức như ở biểu đồ 2 đã thể hiện và phân tích.
Không chỉ thế, trong công tác sàng lọc bệnh nhân, hỗ trợ quản lý bệnh nhân thì sự cần thiết có nhân viên CTXH cũng rất quan trọng, cần thiết. Sự có mặt của họ sẽ giúp cho các hoạt động về quản lý, hoạt động về tổ chức khám chữa bệnh của bệnh viện tâm thần Đà Nẵng trở nên thuận tiện, khoa học và quy củ hơn, giúp giải quyết, hỗ trợ các bệnh nhân tốt hơn.
Với tất cả những kỹ năng cần có, những kiến thức cần phải học hỏi, đào tạo và bồi dưỡng như những chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc biệt là nhu cầu cần thiết phải có chuyên viên CTXH lâm sàng tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng đã thể hiện nhu cầu, sự cần thiết phải có nhân viên CTXH trong lĩnh vực tâm thần. Không chỉ thế, để làm tốt công việc của mình, nhân viên CTXH cần phải có những kiến thức, những kỹ năng được đào tạo chuyên sâu, bài bản và rõ ràng, cụ thể nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình.
Đây cũng là tiền đề, là cơ sở mang tính luận cứ khoa học quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành CTXH nói chung cũng như phát triển chuyên viên CTXH trong lĩnh vực trị liệu tâm thần nói riêng.
V. Thực hành ca và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần
1. Giới thiệu thực hành ca
Q – nam ,16 tuổi. Em có những biểu hiện về hành vi không bình thường trong thời gian gần đây: bỏ học, chơi game nhiều hơn, ngủ kém, đôi khi có những cơn giận dữ không kiểm soát được: đánh mẹ, gia sư và nói bậy với ông nội. Ngoài ra em còn có những biểu hiện thách thức, chống đối và khiêu khích bố. Em cũng tỏ ra khó chịu khi thấy mẹ chăm sóc em trai (3 tuổi).
a) Các mối quan hệ của Q
Quan hệ gia đình:
o Mâu thuẫn với mẹ: Thiếu gần gũi, ứng xử không phù hợp với vai trò là con (gọi mẹ là bà, thiếu tôn trọng, không nghe theo sự dạy bảo và sử dụng bạo lực (không thường xuyên)
o Mâu thuẫn với bố: Không tiếp xúc hoặc có thái độ khiêu khích, chọc giận bố khi bố ở nhà
o Ông bà nội: Tức giận, nói bậy với ông – nhưng mâu thuẫn này không liên tục khi có sự đáp ứng nhu cầu chơi game và thỏa hiệp: Hạ tiêu chuẩn về học chỉ yêu cầu học đủ để lên lớp.
Quan hệ bạn bè: Em không có bạn thân và nhiều dấu hiệu cho thấy em ít có nhu cầu kết bạn. Chưa có dấu hiệu cho thấy em có bạn gái.
Quan hệ trong lớp học: Thiếu gắn kết với giáo viên (không thích cô giáo chủ nhiệm).
Quan hệ với chú bác, họ hàng: Khi gặp những người này em tỏ ra bình thường và ứng xử phù hợp. Nhưng khi nói tới vấn đề của em thì em không hài lòng. (Em nghĩ rằng gia đình dùng những người này để gây áp lực đối với em).
b) Phân tích nguyên nhân
Phương pháp giáo dục không thống nhất: Em bị kẹt giữa những quan điểm và biện pháp về giáo dục khác nhau giữa bố - mẹ và ông bà (chủ yếu là ông nội). Mẹ em muốn em học nhiều và tập trung vào một số môn quan trọng. Bố em cũng có biểu hiện thúc ép em học và giữ những quy tắc thiếu tính mềm dẻo cần thiết. Ông nội không muốn em phải học thêm nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thời gian do ông đưa ra. Điều này dẫn tới sự mâu thuẫn thiếu tin tưởng trong bản thân Q về mục đích và động cơ học tập
Mâu thuẫn giữa mẹ và ông bà nội: Đây là nguyên nhân chính tác động không tốt tới việc hình thành nhân cách, giá trị sống và niềm tin của Q và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những căng thẳng tâm lý của em trong thời gian gần đây. Mâu thuẫn này tồn tại từ khi Q ra đời cho tới nay. Điểm không bình thường là chính mẹ và ông bà nội dùng Q như là đồng minh của mình mỗi khi có cơ hội. Khi Q ở với mẹ thì mẹ có những lời nới không tốt về ông bà và ngược lại trong một thời gian dài đã tác động rất tiêu cực tới sự phát triển nhân cách, giá trị sống và tâm lý của Q. Hệ quả là em không còn tin tưởng vào bất kỳ ai trong số những người này. Em chỉ giữ quan hệ với họ bằng chính những gì họ cho em: Sự chiều chuộng quá mức về hành vi, về vật chất hay sự thỏa mãn sở thích cá nhân .
Một số xung đột giữa hai bố mẹ : Sự gắn kết và hòa hợp giữa bố và mẹ chưa đủ để chứng tỏ cho Q thấy gia đình là một thể thống nhất. Những cuộc cải vã hoặc xung đột em chứng kiến được đã là tác nhân gây nên sự hoang mang, thiếu tin tưởng về bố và mẹ. Việc bố thường xuyên đi làm xa cũng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tâm sinh lý của em.
Sự gắn bó: Q thiếu đi mối quan hệ gắn bó – tin tưởng. Bình thường trong gia đình, trẻ phải có một người để gắn bó nhưng trong trường hợp này khi mà bố luôn công tác xa nhà, quan hệ giữa mẹ và ông bà nội căng thẳng đã làm cho em mất dần sự gắn kết và có cảm giác không phải là thành viên trong gia đình. Khi có em trai, bố mẹ cần nhiều thời
gian cho em hơn thì điều này lại là tác nhân làm cho em cảm thấy sự gắn bó với gia đình giảm đi.
Tâm lý lứa tuổi : Em trong độ tuổi vị thành niên. Sự hình thành về tính cách và tâm lý thể hiện rất rõ. Vì vậy em cho rằng mình đã lớn và có thể tự quyết định cuộc đời của mình (tự cho phép mình có quyền nghỉ ngơi, chơi và làm mọi điều theo ý thích riêng). Đó là những biểu hiện không bình thường nhưng là hệ quả tất yếu của môi trường (gia đình, lớp học, bạn bè) và cách ứng xử của các thành viên khác trong gia đình với em.
c) Vấn đề của Q hiện nay
Nhiều dấu hiệu cho thấy em đang chuyển từ những rối nhiễu tâm lý sang trạng thái trầm cảm ở mức độ nhẹ.
d) Biện pháp can thiệp
Sử dụng hình thức can thiệp tâm lý (tham vấn) với sự trợ giúp của một nhân viên công tác xã hội .
e) Hình thức can thiệp
Nhân viên xã hội gặp gỡ và trò chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình để thu thập thông tin, phân tích và lập kế hoạch can thiệp em Q thông qua các buổi nói chuyện có mục đích. Nếu thấy cần thiết, nhân viên xã hội sẽ đề nghị can thiệp y tế (thuốc điều trị trầm cảm).
f) Các nguyên tắc cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình can thiệp
Về phía gia đình:
o Không áp đặt những mong muốn và cách can thiệp khác
o Không để xung đột và mâu thuẫn gia đình diễn ra – bất kì là xung đột với ai và thời điểm nào trong quá trình can thiệp.
o Không tự ý xử lý những vấn đề liên quan tới Q, bất cứ một hành động hay động thái nào liên quan tới Q đều phải trao đổi trước với NVXH.
o Cung cấp những thông tin trung thực
Về phía nhân viên xã hội : Tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc (bí mật thông tin, chấp nhận thân chủ, thân chủ tự quyết, cá nhân hóa… và quy định của đạo đức nghề nghiệp
g) Những chỉ dẫn cho gia đình để phối hợp trị liệu
Người mẹ