Ngoài ra, những biểu hiện hành vi này thường gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề nghiệp. Ví dụ như ở trường, trẻ VTN có hành vi chống đối không tuân thủ thường có xu hướng ủ rủ, thu mình, khó chịu, thiếu lòng tự trọng và thường xuyên xung đột với giáo viên cũng như bạn học. Thanh thiếu niên có hành vi chống đối thường dùng những hành vi này để thu hút sự chú ý của người khác và tự khẳng định bản thân mình là người “ngoài vòng pháp luật” trong lớp.
b) Hỗ trợ
Với trẻ dưới 12 tuổi, các chương trình can thiệp được thiết kế chủ yếu hướng đến thay đổi hành vi của cha mẹ. Về cơ bản những chương trình này giáo dục cha mẹ về nguồn gốc và ý nghĩa của những hành vi chống đối cũng như tập huấn cho cha mẹ những cách thức đưa ra những nguyên tắc trong gia đình và sử dụng chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả.
Ví dụ một số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối
A, Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi B, Phớt lờ những hành vi không phù hợp không nghiêm trọng
C, Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ (như tắt ti vi)
D, Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi ở nhà (lưu ý không lấy đi những điểm thưởng nếu trẻ có hành vi sai)
E, Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng
Với trẻ có hành vi chống đối – không tuân thủ thì trị liệu gia đình có khả năng thành công cao nhất. Mục tiêu của can thiệp gia đình là (a) thiết lập một khuôn mẫu giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên trong gia đình và tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn; (b) giúp gia đình duy trì những kỹ năng đã học được để giải quyết những tình huống phát sinh trong tương lai.
Ví dụ các bước giúp giải quyết vấn đề trong gia đình là:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Lưu Ý Về Sự Phát Triển Tâm Lý – Xã Hội Ở Tuổi Vị Thành Niên
- Nhu Cầu Đặc Trưng Của Tuổi Vị Thành Niên
- Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 13
- Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 15
- Một Số Nguyên Nhân Trầm Cảm Ở Người Lớn
- Áp Lực Trầm Trọng - Khủng Hoảng Tinh Thần Sau Biến Cố (Ptsd)
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
A, Xác định vấn đề: Mỗi thành viên trong gia đình chia sẻ về những điều họ nghĩ gây nên vấn đề, tại sao vấn đề lại xảy ra. Những thành viên khác trong gia đình diễn đạt lại theo ý hiểu của mình để chắc chắn rằng họ hiểu nhau.
B, Lần lượt đưa ra những giải pháp có thể thực hiện
C, Lần lượt đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng giải pháp. Giải pháp nào được nhiều người ủng hộ nhất sẽ được sử dụng và mọi người phải chấp nhận.
4. Rối loạn hành vi
D, Thực hiện giải pháp và kiểm tra tính hiệu quả của nó
Rối loạn hành vi có liên quan đến một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm. Rối loạn hành vi bao gồm nội hàm của nhiều thuật ngữ khác như rối loạn hành vi chống đối xã hội, hành vi phạm pháp, hành vi gây hấn, hành vi nghiện chất. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt trong các nhóm hành vi này. Trẻ em và vị thành niên có rối loạn hành vi thường tham gia rất nhiều vào các vụ ẩu đả, bắt nạt bạn bè, có hành vi độc ác hoặc hành hạ súc vật, phá hoại của công hoặc đồ đạc của người khác, gây cháy, trộm cắp, nói dối, trốn học hoặc bỏ nhà ra đi. Rối loạn hành vi là một trong những vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần có tỷ lệ phổ biến cao nhất trong giới trẻ (khoảng 10 %) với tỷ lệ mắc phải ở nam cao hơn nữ và ở thành phố phổ biến hơn nông thôn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rối loạn hành vi ảnh hưởng đến khoảng 25% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Trẻ em và vị thành niên có rối loạn hành vi thường có nguy cơ cao phát triển các hành vi chống đối xã hội, phạm pháp, bạo lực và nghiện chất khi trưởng thành. Kinh phí hàng năm chi trả cho những thiệt hại xã hội mà trẻ có rối loạn hành vi gây ra cùng với chi phí cho các dịch vụ chăm sóc có liên quan ước tính cao gấp 6 lần tổng chi phí cho các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần khác.
a) Dấu hiệu nhận biết rối loạn hành vi
Thông thường thì các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên được tập hợp thành bốn nhóm như sau:
A, Độc ác với người và động vật bao gồm:
Hay bắt nạt, đe doạ, uy hiếp người khác
Hay gây sự đánh nhau
Sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thân thể cho người khác
Có hành vi độc ác về thân thể với người khác
Có hành vi độc ác về thân thể với động vật
Ăn cướp đối mặt với nạn nhân (như cướp đoạt, giật túi tiền, tống tiền, ăn cướp có
vũ khí)
Cưỡng dâm
B, Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)
Cố ý gây cháy với ý định gây hại nghiêm trọng.
Cố ý phá hoại tài sản của người khác (bằng các hình thức khác ngoài gây cháy). C, Lừa đảo hay trộm cắp
Đập phá xông vào nhà hoặc đột nhập vào ô tô của người khác.
Thường xuyên nói dối để nhận được đồ vật, ân huệ hoặc để tránh các nghĩa vụ (nghĩa là lừa gạt người khác).
Ăn cắp những đồ vật có giá trị không lớn không đối mặt với nạn nhân (VD như lấy cắp trong cửa hàng, giả mạo giấy tờ…).
D, Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
Thường ở qua đêm ngoài gia đình bỏ mặc sự cấm đoán của cha mẹ, bắt đầu trước
tuổi 13
Trốn nhà qua đêm ít nhất 2 lần trong khi đang sống ở nhà với bố mẹ hoặc gia
đình người bảo trợ (hoặc bỏ đi một lần không trở về trong một thời gian dài)
Thường trốn học bắt đầu trước tuổi 13.
Để chẩn đoán rối loạn hành vi, trẻ cần có ít nhất 3 trong số 15 biểu hiện được nêu trên lặp đi lặp lại và kéo dài trong khoảng 12 tháng qua và có ít nhất một tiêu chuẩn tái diễn nhiều lần trong 6 tháng qua. Mức độ rối loạn phải gây tổn hại trên các lĩnh vực hoạt động chức năng của cá nhân như lĩnh vực hoạt động xã hội, trong học tâp hoặc trong gia đình. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này xuất hiện ở người trên 18 tuổi, chúng ta sẽ xếp sang một dạng rối loạn khác đó là rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
b) Hỗ trợ
Rối loạn hành vi là một rối loạn có nội hàm lớn nên không thể dễ dàng can thiệp có hiệu quả chỉ bằng một liệu pháp đơn lẻ. Ngược lại, nó phải là một chiến lược toàn diện kết hợp giữa phòng ngừa các vấn đề hành vi tiền học đường và các chương trình can thiệp tâm lý được thiết kế dựa trên từng lứa tuổi kết hợp với điều trị thuốc cho những trường hợp có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ những chương trình can thiệp phòng ngừa được tiến hành trước khi trẻ vào lớp 1, bao gồm việc giáo dục cha mẹ về các mốc phát triển của trẻ, đánh giá nhanh những hành vi không mong đợi ở trẻ và huấn luyện cha mẹ những kỹ năng để giao tiếp tốt hơn và nhất quán hơn với trẻ, nhận ra và chống lại sự phát triển vòng phản ứng tiêu cực, tăng cường chú ý và khen thưởng những hành vi thích hợp. Những chiến lược này không những đem lại hiệu quả tức thì mà còn mang đến những lợi ích lâu dài.
Những chương trình can thiệp được thiết kế cho trẻ độ tuổi tiểu học thường tập trung giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết các tình huống xã hội, cung cấp kỹ năng sống, dạy những hành vi được trông đợi trong từng tình huống cụ thể để giảm thiểu những hành vi không thích nghi.
Với VTN có rối loạn hành vi ở mức khá nghiêm trọng, trị liệu đa hệ thống (TLĐHT) được xem như một chiến lược hiệu quả nhất để can thiệp. TLĐHT là một chiến
lược can thiệp dựa vào gia đình, tập trung làm thay đổi hành vi ứng xử của trẻ trong các môi trường hoàn cảnh khác nhau như trong gia đình, tại trường học bằng cách thúc đẩy các hành vi được xã hội chấp nhận và loại trừ các hành vi không phù hợp. TLĐHT được vận hành và giám sát bởi 9 nguyên tắc cơ bản nên có tính linh hoạt cao. TLĐHT tập trung vào
(a) việc trao quyền cho cha mẹ trong quản lý gia đình và hành vi của trẻ bằng cách tận dụng những thế mạnh của từng gia đình để khai thác những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài; (b) giúp cha mẹ loại bỏ các rào cản có thể gây cản trở việc thực hiện các chiến lược hành vi làm cha mẹ hiệu quả như những khó khăn và căng thẳng trong gia đình, mâu thuẫn vợ chồng; (c) huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ, những cách thức để duy trì những nguyên tắc trong gia đình để giúp trẻ xa dần với nhóm bạn xấu và tăng cường mối quan hệ với những nhóm bạn tích cực; và (d) giúp cha mẹ quản lý những sự kiện tiêu cực xảy ra tại môi trường sống của trẻ (hàng xóm láng giềng) như những hoạt động bạo lực, tội ác. Đối tượng chính mà TLĐHT hướng tới là những trẻ vị thành niên (từ 14- 16 tuổi) có các biểu hiện rối loạn hành vi nặng và trường diễn. Một quy trình TLĐHT thông thường diễn ra trong 4 tháng với nhiều buổi gặp gỡ với các nhà trị liệu trong từng tuần
VI. Các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ 1.Tự kỉ
Tự kỉ, hay được gọi là rối loạn tự kỉ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước ba tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
a) Nhận diện dấu hiệu của tự kỉ
Tự kỉ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỉ thường:
- Có khó khăn giao tiếp với người khác: Trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/đi đến người chăm sóc để được bế lên hoặc được bồng. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại vô nghĩa, không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động)
- Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
- Ít hứng thú và ít hoạt động
- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
Trẻ tự kỉ thường được chẩn đoán ngay những năm đầu đời, ở khoảng thời gian từ 3- 6 tuổi. Ở tuổi vị thành niên, trẻ tự kỉ thường không theo học ở các lớp, trường cùng với các trẻ VTN bình thường.
b) Nguyên nhân
Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỉ. Một số giả thiết cho rằng tự kỉ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, hoặc gen.
Qua các nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỉ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.
Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.
c) Can thiệp/trị liệu
Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỉ vì khi được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỉ thường bao gồm:
- Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
- Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc can thiệp/trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng. Can thiệp trị liệu cần chuyên môn sâu về giáo dục đặc biệt hoặc tâm lý giáo dục.
2.Chậm phát triển trí tuệ (thiểu năng trí tuệ)
Chậm phát triển tinh thần thường được chẩn đoán trước 18 tuổi, là tình trạng chức năng trí tuệ thấp hơn mức trung bình, không phát triển các kỹ năng nhận thức phù hợp với độ tuổi và thiếu các kỹ năng cần thiết đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày.
a) Nhận diện dấu hiệu
Hành vi như trẻ nhỏ
107
Giảm khả năng học
Không đạt được những mốc phát triển trí tuệ phù hợp với tuổi
Không có khả năng đáp ứng những yêu cầu giáo dục ở trường
Thiếu tò mò, tìm tòi, khám phá
Chậm phát triển tinh thần có ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. Chậm phát triển mức nhẹ có thể đặc trưng bởi dấu hiệu thiếu sự tò mò, tìm tòi và có hành vi tĩnh, chậm chạp. Chậm phát triển mức nặng có hành vi nhi hóa, hành vi như trẻ em trong suốt đời.
b) Can thiệp
Mục tiêu cơ bản của can thiệp là phát triển những tiềm năng mà cá nhân có được. Giáo dục đặc biệt và huấn luyện các kĩ năng xã hội nên bắt đầu sớm ngay khi còn nhỏ, giúp cá nhân có thể thực hiện chức năng bình thường nhất ở mức có thể.
Để can thiệp cho các em này, cần có chuyên gia đánh giá và giáo dục
Chương V
THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI LỚN
I. Trường hợp điển cứu
1. Thực tế chăm sóc bệnh nhân tâm thần
Thứ Năm, 24/05/2012 - 09:44
Hà Tĩnh:
Thanh niên bị tâm thần chết dưới cống
(Dân trí) - Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 23/5, công nhân thi công tỉnh lộ 9 thuộc địa bàn xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) phát hiện xác một nam thanh niên nổi dưới cống đang thi công dở.
Ông Lê Đình Duẫn - Trưởng Công an xã Thạch Châu - cho biết: Khoảng 8 giờ sáng, công nhân ra công trường thi công thì phát hiện xác nam thanh niên chết nổi gần cống đang thi công. Sau khi nhận được tin báo, Công an xã đã nhanh chóng xuống bảo vệ hiện trường đồng thời báo cáo lên Công an huyện Lộc Hà để tiến hành trục vớt thi thể và khám nghiệm hiện trường.
Hiện trường nơi phát hiện xác chết
Nạn nhân được xác định là anh Trần Hữu Minh (22 tuổi), trú tại khối phố 4, phường Thạch Quý, Tp Hà Tĩnh. Người nhà nạn nhân sau đó đã tới nhận thi thể về mai táng. Người nhà cho biết anh Minh bị tâm thần từ nhỏ, vốn được gia đình chăm sóc và giữ trong nhà, không cho ra ngoài. Ngày 13/5, do sơ suất gia đình không để ý, Minh đã bỏ nhà đi và gặp tai nạn.
Xuân Bắc
2. Thực hành trường hợp
Mô tả ca : Trầm cảm
N.T.H- nữ, sinh năm 1989, là con một trong gia đình nông dân nghèo có hai mẹ con. Từ nhỏ H đã thiếu thốn tình cảm của người cha, H không biết cha mình là ai, cô chỉ nghe dân làng đồn đại về người cha đã nhẫn tâm bỏ rơi hai mẹ con từ khi cô còn trong bụng mẹ. H lớn lên trong sự chăm sóc dạy bảo của mẹ và tình yêu thương của ông bà ngoại. Cô luôn mang trong mình cảm giác mặc cảm, tự ty bởi “ con không cha” chính vì thế ngay từ nhỏ H đã nhút nhát và rất ít nói, trầm tính. Tuy nhiên H lại chăm chỉ, siêng năng, có quyết tâm trong học tập.
Trong suốt quá trình học phổ thông cô luôn giữ được danh hiệu học sinh tiên tiến và được thầy cô, bạn bè quý mến. Lên cấp 3 H được học trong một lớp chọn Toán của trường nhưng cô trượt trong kỳ thi tốt nghiệp lần 1, đây là cú sốc đối với cô .Sau đó cô thi đỗ vào trường Cao đẳng ở Hà Nội . Nhưng cô có biểu hiện đờ đẫn, vô cảm, đãng trí hay mê man và la hét trong khi ngủ, nói năng luyên thuyên. Đặc biệt cô có gọi tên một chàng trai khi cô mê man.Khi đưa H vào bệnh viện tâm thần điều trị thì H bình thường
.Tuy nhiên trong thời gian đi học lại H phát bệnh và tình trạng nặng hơn lần đầu. Những hành vi và biểu hiện của H cho thấy cô có dấu hiệu trầm cảm: ngủ nhiều; cảm giác mệt mỏi, bực bội, khó chịu; không tập trung vào công việc; không làm chủ được hành động của bản thân.