Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 13

Ở trẻ bé, những biểu hiện rối loạn lo âu của trẻ có thể thể hiện ở: Nhu cầu an tâm quá đáng; sợ bóng tối; gắn bó quá mức với những người thân, không muốn tách cha mẹ (hoặc người chăm sóc), sợ điều xấu xảy đến cho người thân, than phiền đau cơ thể.

Ở thời vị thành niên, trẻ đặc biệt tập trung vào các thay đổi về biểu hiện cơ thể của các em trông và cảm thấy như thế nào, về sự chấp nhận xã hội và các xung đột về độc lập. Khi ngập tràn trong lo âu, các em có thể có biểu hiện rất ngại ngùng, e thẹn. Các em có thể tránh các hoạt động thường xuyên hoặc từ chối trải nghiệm mới. Hoặc ngược lại, để chối bỏ hoặc giảm đi lo âu và sợ hãi, các em có thể tham dự vào các hành vi nguy cơ, thử dùng chất kích thích hoặc các hành vi tình dục mang tính xung động.

b) Rối loạn lo âu xa cách: Thường gặp ở trẻ nhi đồng, trong đó trẻ trở nên lo sợ và căng thẳng khi xa nhà hoặc xa cách người chăm sóc mà trẻ gắn bó nhất - thường là cha mẹ. Đôi khi, trẻ có những biểu hiện cơ thể như đau đầu, đau bụng ngay khi có suy nghĩ bị xa cách. Nỗi sợ xa cách gây cho trẻ đau khổ và tác động đến nhiều hoạt động thường ngày ở trẻ như đi học, chơi với bạn bè.

c) Hoảng loạn: Phổ biến ở nữ hơn nam, hoảng loạn thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi. Cảm nhận sự hoảng sợ cực độ có thể nổi lên không có một nguyên nhân đáng kể nào hoặc có thể bị kích thích trong một số tình huống cụ thể, đó là dấu hiệu của hoảng loạn. Hoảng loạn là thời điểm bất ngờ có lo âu nghiêm trọng đi kèm với các triệu chứng cơ thể và cảm xúc.

Trong khi hoảng loạn, trẻ có thể cảm thấy quá sức bởi nỗi sợ hoặc sự khó chịu cường độ mạnh, cảm giác bị nhấn xuống, lo lắng mình bị điên hoặc có cảm nhận về sự không thực. Các triệu chứng cảm xúc có thể là thở ngắn, chảy mồ hôi, ngạt, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, cứng cơ hoặc đau dây thần kinh. Sau khi hoảng loạn, các em thường lo sợ mình sẽ bị hoảng loạn lần nữa và cố gắng tránh tình huống mà em tin rằng gây ra sự hoảng loạn. Do lo lắng dự báo trước này, các em sẽ bắt đầu tránh các hoạt động xã hội hoặc các công việc thường nhật.

d) Ám sợ đặc hiệu: Trẻ hình thành những nỗi sợ phóng đại, không thể giải thích được, được gọi là ám sợ, thường hướng đến một vật cụ thể hoặc tình huống cụ thể. Nỗi sợ cao độ này có thể giới hạn trẻ tham dự các hoạt động. Các đối tượng của ám sợ cũng thay đổi thường xuyên khi trẻ lớn lên. Khi còn nhỏ, các em có thể sợ bóng tối, ác quỷ v,v còn nỗi ám sợ của vị thành niên thường liên quan đến trường học như hiện diện, trình diễn, thể hiện bản thân trước đám đông, các nhiệm vụ mang tính xã hội.

sợ về hiện diện ở trường hoặc áp lực xã hội ở trường là căn nguyên của việc trẻ không

Một số các nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ trốn học ở cấp 2 và cấp 3 tăng, và nỗi lo

muốn đến trường. Điều này sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn lo âu, than phiền về cơ thể và tránh né trường học. Khi đến bác sĩ khám bệnh, thường không thể tìm ra được các nguyên nhân y học. Các em càng không đi học lâu, các em càng khó vượt qua nỗi sợ trường học và quay lại trường học.

e) Ám sợ xã hội: Là loại ám sợ phổ biến. Trẻ thường thu mình và dù rất muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, trẻ không thể vượt qua cảm giác nghi ngờ và lo lắng ở mức độ cao. Bị tê liệt bởi sự lo lắng quá mức khi đối diện với các tình huống xã hội mới hoặc không quen, các em có ám sợ xã hội trở nên bị trói buộc bởi nỗi sợ liên tục về sự phán xét, nhận xét của mọi người, chẳng hạn như về sức khỏe, diện mạo, các năng lực. Từ đó, trẻ có thể diễn trò, làm hề hoặc nói năng huyên náo, cuồng nhiệt không phù hợp, hoặc sử dụng rượu để giải quyết nỗi lo lắng của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Ngoài ám sợ xã hội, một số trẻ có thể có ám sợ độ cao, sợ khoảng rộng, v.v

f) Hậu quả của rối loạn lo âu

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 13

Trẻ có lo âu thường không học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội tốt. Quá nhiều lo lắng có thể làm các em không thể phát triển được các năng lực của mình. Những trẻ có lo âu nhiều thường quá phụ thuộc, cầu toàn, và thiếu tự tin. Để tránh né lo âu, trẻ có thể làm đi làm lại một việc hoặc trì hoãn việc.

Một số em có rối loạn lo âu có thể hình thành rối loạn cảm xúc và rối loạn ăn uống. Một số em khác trải nghiệm lo âu dai dẳng có thể hình thành cảm xúc tự tử hoặc tham dự các hành vi tự hủy hoại bản thân. Các em thường sử dụng rượu hoặc ma túy để tự chữa hoặc làm dịu đi nỗi lo âu. Các em cũng có thể hình thành các nghi thức để giảm hoặc tránh lo âu.

V. Các vấn đề hướng ngoại

1. Tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý (TĐGCY) ảnh hưởng đến 3-5% trẻ em. Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ 2 đến 3 lần. Trẻ TĐGCY thường không chú ý, quá hoạt động, xung động và thiếu tổ chức. Những hành vi này có vẻ có ở trẻ. Tuy vậy, những biểu hiện này thường bền bỉ, quá mức và ngoài tầm kiểm soát của các em. Các em TĐGCY khó giữ tâm trí tập trung đến các nhiệm vụ trong thời gian ngắn mà không bị chán hoặc sao nhẵng. Trẻ cũng không thể kiềm chế được các suy nghĩ tự động trước khi hành động. Trong những tình huống stress, các hành vi quá mức này còn trở nên quá mức hơn. Do các triệu chứng như vậy, các em thường khó hình thành sự tự chủ và tự trọng cao.

Trong nhiều trường hợp vị thành niên TĐGCY, các dấu hiệu đã được ghi lại và chẩn đoán trước khi các em bước vào tuổi VTN. Do đó, nhiều em được can thiệp và các

triệu chứng này đã giảm bớt. Các nghiên cứu cũng cho thấy vào tuổi VTN, khoảng 50% các em có chẩn đoán TĐGCY không còn triệu chứng TĐGCY nữa.

a) Nhận diện dấu hiệu

TĐGCY là loại rối loạn mạn tính thường được chẩn đoán từ những năm tiểu học với các triệu chứng từ trung bình đến nặng. Các em TĐGCY thường có vấn đề ở mọi nơi: Ở nhà, ở trường và lúc chơi. Nếu TĐGCY không được nhận biết và can thiệp, các em có thể hình thành tự trọng thấp, bực tức, thất bại học tập, xa lánh xã hội, kéo đến tuổi trưởng thành.

─ Các dấu hiệu của không chú ý

Không phải các em TĐGCY không chú ý được: Khi chúng làm những điều chúng thích hoặc nghe những chuyện chúng quan tâm, chúng không có vấn đề gì về tập trung và vẫn làm được nhiệm vụ. Nhưng nếu công việc lặp lại hoặc chán, chúng dễ bị sao nhãng.

Duy trì việc đang làm là vấn đề phổ biến mà trẻ TĐGCY gặp khó khăn. Trẻ TĐGCY thường nhảy từ việc này sang việc khác mà không hoàn thành được bất cứ việc gì hoặc nhảy bước trong quá trình. Tự tổ chức việc học tập và thời gian là rất khó khăn hơn đối các em TĐGCY, so với các em khác.

Các em thường có vấn đề mất tập trung khi có những thứ khác đang diễn ra xung quanh, các em cần môi trường yên tĩnh, vắng lặng để tập trung. Các biểu hiện của không chú ý là:

Mắc lỗi bất cẩn

Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng

Có vẻ như không nghe khi người khác đang nói với mình

Khó nhớ và theo các chỉ dẫn

Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc

Chán việc trước khi hoàn thành

Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi, dụng cụ học tập,v.v.

─ Các dấu hiệu của tăng động

Dấu hiệu rõ nhất ở trẻ TĐGCY là tăng động. Dù trẻ em thường khá hoạt động, trẻ có dấu hiệu tăng động thường xuyên di chuyển. Chúng có thể thử làm vài thứ một lúc, nhảy từ việc này sang việc khác. Kể cả khi bị buộc yêu cầu ngồi yên - là điều rất khó với trẻ - trẻ vẫn liên chân liên tay: bàn chân đập, gõ, chân rung, các ngón tay nhảy múa.

Bồn chồn không yên và luôn uốn éo, cựa quậy

Luôn rời khỏi ghế trong các tình huống đáng nhẽ cần ngồi yên

Di chuyển xung quanh liên tục, thường chạy hoặc trèo không phù hợp tình huống

Nói nhiều

Khó chơi yên lặng hoặc thư thái

Luôn hoạt động, như là bị điều khiển bởi mô tơ.

─ Các dấu hiệu của xung động

Sự xung động ở trẻ TĐGCY có thể dẫn đến vấn đề tự kiểm soát bản thân. Vì chúng tự kiểm soát mình kém hơn những trẻ khác, trẻ sẽ cắt ngang cuộc nói chuyện, xâm chiếm không gian của người khác, hỏi những câu hỏi không liên quan trong lớp học, quan sát thiếu tế nhị người khác và hỏi những câu hỏi quá riêng tư. Các yêu cầu như “kiên trì”, “đợi một chút” là rất khó cho các em TGĐCY thực hiện. Trẻ với những dấu hiệu xung động cũng thường rất cảm xúc và ứng xử thái quá. Do đó, người khác có thể nhận xét các em không lịch sự, không tôn trọng, lạ kì.

Hành động không suy nghĩ

Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ đợi được gọi hoặc nghe hết câu hỏi

Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi

Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp

Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người khác

Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác

Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến các cơn giận dữ, cáu kỉnh hoặc ăn vạ

Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề.

Các dấu hiệu này ở trẻ thường được nhận ra bởi những người xung quanh hơn là tự trẻ. Các em TĐGCY thường trả lời trước khi cô hỏi hết câu hoặc khi các bạn khác đang định trả lời. Bài vở lộn xộn, quên đồ dùng, bài tập hoặc chưa hoàn thành. Một số em hành động nguy hiểm: Lái xe quá nhanh và nguy hiểm, hoặc ăn trộm như một ý định chợt nảy ra mà không lường đến hậu quả.

b) Hệ quả

Hầu hết các em này đều hành động mang tính xung động, và được biết đến là “vì cái vui trước mắt hơn những lợi ích lâu dài”. Trẻ TĐGCY có thể càng khó khăn hơn trong việc điều chỉnh các xung động, ngay kể cả khi chúng biết những hành động đó hủy hoại bản thân. Ngay từ nhỏ, chúng có thể hành động trước khi suy nghĩ nhưng đến nay, cái giá phải trả cho việc đó cao hơn và sự xung động có thể dẫn đến việc sử dụng chất kích thích, các hành vi hung tính, tình dục không an toàn, lái xe bất cẩn và các tình huống nguy cơ khác. Kể cả hành vi xung động nhỏ như cắt ngang người khác, không yên trên ghế cũng dẫn đến các vấn đề xã hội và học tập của các em.

c) Hỗ trợ

TĐGCY có thể can thiệp được bằng tiếp cận tổng quát, từ nhiều phía như gia đình, trường học. Có thể tiếp cận hành vi, tiếp cận nhận thức, luyện tập kĩ năng xã hội, giáo dục cha mẹ, dược lý.

Trẻ TĐGCY cần được can thiệp bởi những người có chuyên môn. Khi trong trường có những em TĐGCY, cán bộ làm công tác tư vấn học đường làm việc với cha mẹ, giáo viên và cá nhân trẻ để hỗ trợ trẻ. Những chiến lược chung để cải thiện những ảnh hưởng của TĐGCY đến sự phát triển của trẻ có thể là:

─ Khó tập trung và tổ chức

Hiển nhiên các em TĐGCY thường không tập trung hoặc duy trì được chú ý. Các em luôn không thể chú ý đến bài học, ghi bài hoặc hoàn thành bài tập. Mọi người thường thấy các bạn “lơ đãng”, “đồng bóng” nhưng đó là biểu hiện của TĐGCY chứ không phải hành vi có ý đồ hoặc nét tính cách. Rõ ràng các khó khăn đó sẽ cản trở thành công học tập của trẻ. Đầu năm học mới, trẻ có thể tự hứa sẽ mang nhiều điểm tốt về nhưng trẻ không hiểu vì sao điểm tốt lại khó đến với mình như đến với các bạn khác. Không có khả năng tập trung đè bẹp mọi nỗ lực, cố gắng của trẻ. Giúp trẻ hiểu rằng trẻ cần có sự hỗ trợ tâm lý để giúp trẻ vượt qua thời vị thành niên dễ dàng hơn và sự hỗ trợ tạm thời này là cần thiết để giúp trẻ bước dài trên con đường tự chủ.

─ Khó lên kế hoạch

Càng lớn, những đặc điểm về phát triển, các em có khả năng lập mục tiêu, dự đoán trước, định hình hóa, ưu tiên hóa những bước để đạt mục tiêu và dần hiện thực một cách có hệ thống các bước cho đến khi đạt được mục tiêu, nhất là ở tuổi VTN. Các em TĐGCY thường không đạt được những điều này. Dù các em cũng rất cương quyết, muốn “làm chủ” số phận của mình như muốn xin tự làm một việc gì đó, các em cần được sự hỗ trợ để đạt được những mục tiêu này. Trao đổi trước với trẻ để trẻ biết chúng ta có thể hỗ trợ các em. Giúp trẻ hiểu được chìa khóa trở thành người thành công bao gồm cả việc biết tìm sự hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách, chẳng hạn như lên kế hoạch gặp giáo viên, biết giáo viên có thể giúp mình gì, gặp cán bộ làm công tác tư vấn để hỏi về những chỉ dẫn cụ thể, hoặc có gia sư, có bạn học kèm để giúp mình tổ chức và hoàn thành bài tập, v.v.

─ Tự trọng thấp

dục, và thường làm trẻ dễ nhạy cảm, chịu áp lực kém với sức ép từ bạn bè đối với việc

Các em TĐGCY trải qua những khó khăn về học tập, xã hội và cá nhân. Dù được hỗ trợ và thấu cảm, những trải nghiệm này có thể cũng làm giảm tự tin và tự trọng. Tự trọng thấp cũng có thể dẫn các em đến việc từ chối dùng thuốc, tránh né các hoạt động giáo

dùng thuốc hoặc các hành vi nguy hiểm vì các em cố gắng chứng minh là mình cũng “cool” như bất kỳ ai. Đây là tuổi mà trẻ cần đươc theo đuổi những đam mê, nhận ra những điểm mạnh, năng lực của mình. Cán bộ làm công tác tư vấn nên khuyến khích những đam mê của trẻ và tư vấn cha mẹ khuyến khích đam mê, kể cả nếu như đó là chơi điện tử (không dẫn đến nghiện) và xem hoạt động đó có thể giúp trẻ học được một số các kĩ năng. Điều này có thể giúp trẻ thấy mình có năng lực.

─ Các vấn đề về độc lập ở tuổi VTN

Khi vào tuổi VTN, các em luôn muốn và kì vọng được dự tiệc, được lái xe, và nói chung thích được riêng tư, tự chủ, độc lập. Như đã nói, TĐGCY có thể làm cho các hành vi này có nhiều nguy cơ hơn. Do vậy, trẻ VTN cần được giám sát cẩn thận nhưng không trực tiếp và thô bạo. Cần trao đổi kế hoạch trước với trẻ VTN về các cách thức hỗ trợ, cũng như đặt ra những khuôn khổ phù hợp.

2. Gây hấn

Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật). Gây hấn có thể bao gồm đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. Mục đích của gây hấn có thể nhằm thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, khẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v.

Hành vi gây hấn thường được chia làm hai loại là gây hấn mang tính chất thù địch và gây hấn mang tính chất phương tiện. Trong đó, gây hấn mang tính chất thù địch xuất phát từ tức giận, có mục đích gây tổn thương hay đau đớn cho người hoặc nhóm đối tượng. Cảm xúc tức giận thường là yếu tố kích thích trong dạng gây hấn này. Ngược lại, gây hấn mang tính chất phương tiện thường ít yếu tố cảm xúc mà nhiều mục đích và sự toan tính hơn. Có thể nói gây hấn mang tính phương tiện không cần thiết phải được kích hoạt bằng sự giận dữ. Ví dụ một trẻ lớn doạ nạt một trẻ bé hơn để bắt trẻ đó đưa tiền cho mình hoặc một em trai đánh tất cả những bạn trai khác có ý đồ với một bạn gái để thể hiện “tình cảm” của mình đều là hành vi gây hấn mang tính phương tiện.

loại trừ những người không phù hợp. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ các

Hành vi gây hấn giữa các giới có những sự khác biệt. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây, tỉ lệ trẻ nam tham gia các hành vi gây hấn thể chất, bị thương trong các cuộc ẩu đả, bị đe doạ bằng vũ khí và có những hành vi bắt nạt nhiều gấp hai lần phái nữ. Tỉ lệ các em nam mang vũ khí đến trường nhiều gấp bốn lần các em nữ. Nói cách khác, các em nam thường bộc lộ nhiều hành vi gây hấn thể chất hơn trong khi đó các em nữ thường thể hiện sự gây hấn bằng việc nói xấu, hình thành những liên minh (nhóm, hội) để

hành vi gây hấn như đánh nhau, đe doạ và bắt nạt ở học sinh lớp 6 đến lớp 8 nhiều hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với học sinh THPT. Điều đó khẳng định rằng hành vi xâm khích xuất hiện ở học sinh THCS nhiều hơn học sinh THPT.

a) Biểu hiện của hành vi gây hấn

Gây hấn thường được biểu hiện qua sự hung hãn với người khác, đồ vật hoặc động vật thể hiện với những hành vi như (a) bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác; (b) khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau; (c) sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiệm trọng về thể chất cho người khác (VD như gậy gộc, gạch đá, mảnh chai vỡ, dao, súng….); (d) Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật (VD như đốt đuôi con mèo); (e) Ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân (cướp giật, trấn lột, tống tiền…); (f) phá hoại tài sản của công hoặc của người khác; (g) Cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác…

Theo Bảng phân loại bệnh của Hội các nhà Tâm thần học Mỹ (DSM) thì hành vi gây hấn có thể khởi phát từ 5-6 tuổi nhưng phát triển mạnh ở giai đoạn thanh thiếu niên và vị thành niên. Dấu hiệu để nhận biết sớm là trẻ dễ dàng chuyển từ trạng thái ôn hoà sang cáu giận bực tức một cách thái quá với tần suất một vài lần trong ngày. Dấu hiệu để chẩn đoán là tần suất cao những hành vi tấn công, gây hấn gây tổn thương cho người khác một cách thô bạo, nghiêm trọng có xu hướng ổn định trong vòng sáu tháng.

b) Hỗ trợ

Đây là một chiến lược giải quyết vấn đề bền vững vì khuyến khích cả hai bên có những

Với những hành vi gây hấn ở trẻ, trừng phạt thể chất không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn xây dựng một khuôn mẫu bạo lực cho các em. Cách thức tốt nhất là phạt nhẹ (bằng cách mất các quyền lợi) kết hợp cùng tham vấn và các chiến lược làm cha mẹ tích cực để làm giảm hành vi gây hấn. Cách thứ hai là đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực ở nhóm trẻ có hành vi gây hấn. Những trẻ hay gây hấn thường quá nhạy cảm với các kích thích và cho rằng các tác nhân kích thích chứa đựng sự đe doạ, xúc phạm hoặc thù địch. Chương trình can thiệp sẽ giúp các em luyện tập cách thức suy luận những ý đồ không thù địch trong từng tình huống cụ thể. Ví dụ như nếu có ai đâm bổ vào em thì em diễn giải điều đó như thế nào? Đó là hành vi vô ý hay có ý đồ thù địch cần đáp trả… Cách thứ ba là giúp các em những cách thức để tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu để phòng ngừa những hành vi gây hấn. Cách đơn giản nhất có thể là sự trì hoãn một khoảng thời gian giữa sự ấm ức và phản ứng hành vi bằng cách đếm từ 1 đến 10 cũng có hiệu quả. Thứ tư, có thể hướng dẫn các em đối đầu với những ấm ức theo một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác ấm ức với người phía bên kia.

hành động để giảm sự tức giận. Cuối cùng, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và thấu cảm để truyền tải sự tức giận sao cho không kích động sự trả đũa và nâng cao sự thoả hiệp.

2.Chống đối – không tuân thủ

Chống đối, không tuân thủ được định nghĩa là những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình. Những trẻ VTN chống đối, không tuân thủ có xu hướng gây hấn bằng lời chứ không phải gây tổn thương về thể chất. Hơn nữa xu hướng gây hấn của hành vi chống đối, không tuân thủ thường mang tính chất phương tiện (là cách tỏ thái độ với những quy định hoặc yêu cầu của người khác) hơn là mang tính chất thù địch. Sự chống đối cũng thường được thể hiện qua những hành vi bên ngoài (quan sát được) như la hét hơn là những hành vi dấu diếm (như nói xấu hoặc bôi nhọ).

Tỉ lệ hành vi chống đối, không tuân thủ ở trẻ em và VTN chưa được xác định chắc chắn nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ dao động trong khoảng từ 5,7 đến 9,9% dân số. Tuổi khởi phát trung bình là 6 tuổi. Những hành vi chống đối cũng được nhiều nhà nghiên cứu xem như một dạng của rối loạn hành vi. Tỉ lệ hành vi chống đối có sự khác biệt đáng kể theo giới với tỉ lệ nam trên nữ là 4:1. Ngoài ra có những kết quả nghiên cứu cho rằng những hành vi chống đối xảy ra thường xuyên hơn ở các em nam giai đoạn trước dậy thì trong khi đó hành vi chống đối ở các em nữ thường tăng mạnh vào giai đoạn VTN.

a) Dấu hiệu nhận biết

Chống đối không tuân thủ được hiểu là một khuôn mẫu hành vi đặc trưng bởi sự tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ theo yêu cầu của những người có thẩm quyền kéo dài ít nhất trong 6 tháng cùng với sự xuất hiện thường xuyên ít nhất một trong số những hành vi như:

Mất bình tĩnh

Thường xuyên tranh cãi với người lớn

Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác ;

Thường đổ lỗi cho người khác về những sai sót hoặc những lỗi lầm của mình

Quá nhạy cảm và hay khó chịu vì người khác

Thường xuyên tức giận, bực bội

Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí