Những Khó Khăn Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Học Tập

28,6% và không có loại giỏi. Các em lớp 9 có 25% loại trung bình, 50% khá và 25% giỏi. Có thể thấy, các em học lớp 6 và lớp 8 có tỷ lệ học lực trung bình cao nhất, tương ứng 50% và 71,4%. Nếu tính chung trên toàn mẫu khảo sát, tỷ lệ đạt học lực trung bình là khá cao (40%), điều này thật sự đáng lo ngại bởi lẽ hơn 50% cha mẹ và 80% người QTN không có khả năng hỗ trợ các em học tập (xem điều đồ 2.1). Theo Đặng Thị Hải Thơ (2010) nhận định “Kết quả học tập rõ ràng có ảnh hưởng tới việc bỏ học ở trẻ em. Các em hay bị điểm kém, lưu ban, đứng ở thứ hạng trung bình thường có xu hướng bỏ học nhiều hơn” [30]. Do vậy, nguy cơ bỏ học của những em này có thê nói là rất cao nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ, đặc biệt là các em khối lớp 6 và lớp 8.

Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nghèo đói cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏ học. Chia sẽ về vấn đề này, Trịnh Thị Tố Trinh nhận định: “nghèo đói là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập” [33]. Trong nghiên cứu này, các em “HS bị bỏ lại” của nhóm hộ nghèo có 2,9% học khá, nhóm hộ cận nghèo là 5,8% học khá và 2,9% giỏi, nhóm hộ khó khăn có HS loại khá và giỏi bằng nhau ở mức 2,9%. Tạm gọi chung đây là nhóm hộ có mức kinh tế dưới trung bình, tỷ lệ HS khá của nhóm này là 11,6% và giỏi là 5,8%, trong khi đó HS thuộc nhóm hộ trung bình có đến 20% đạt loại khá, 22,9% loại giỏi, đây là sự khác biệt đáng kể cho thấy kinh tế hộ có liên quan đến kết quả học tập.

Từ những kết quả phân tích trên, có thể thấy nguy cơ bỏ học của nhóm “học sinh bị bỏ lại” ở nghiên cứu này là khá cao bởi lẽ các em đang phải cùng lúc đối mặt với hai khó khăn rất lớn là kết quả học tập thấp và khó khăn kinh tế.

2.2.2.2. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động học tập

Để hiểu rỏ hơn về nguyên nhân chính dẫn đến kết qua học tập như trên, tác giả tiếp tục phân tích những khó khăn các em đã gặp trong năm học vừa qua và trong năm học này. Các tính toán cho biết, trong năm học 2017-2018 có đến 77,1% các em từng có một hoặc nhiều khó khăn, được thể hiện qua biêu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Những khó khăn trong năm học 2017-2018 (đvt: %)

(Ghi chú: câu hỏi nhiều phương án trả lời, N=41)

Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 năm 2018 Dữ liệu biểu đồ 1

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 năm 2018)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Dữ liệu biểu đồ 2.3 cho thấy, khó khăn mà các em thường gặp là: về kinh tế (chiếm 26,8%), không theo kịp bài và có vấn đề về sức khỏe ngang nhau mức 22%, thiếu người giúp việc tự học ở nhà là 14,6%, phải chăm lo cho người khác là 9,8%, mâu thuẩn với bạn bè và thiếu thời gian học tập bằng nhau mức 2,4%. Tạm gọi chung các khó khăn “không theo kịp bài”, thiếu người giúp tự học” “thiếu thời gian học bài” là khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến học tập thì nhóm này chiếm đến 39% khó khăn của các em. Đây là những khó khăn mà nếu như không có hoặc chậm trễ trong việc hỗ trợ các em để giải quyết thì dễ dẫn đến tình trạng học kém, chán học và nặng hơn là sẽ bỏ học. Do vậy, tác giả xác định đây là nhóm khó khăn mà trong giới hạn đề tài này nhắm đến để can thiệp, các khó khăn còn lại, nhất là về kinh tế cần phải có thêm thời gian và nguồn lực hỗ trợ.

2.2.2.3. Hiện trạng khó khăn và cách giải quyết


Nếu như khó khăn của các em tập trung nhiều nhất ở ba nhóm: kinh tế, sức khỏe và không theo kịp bài (biểu đồ 2.3). Liệu rằng các em đã nhận được sự giúp đỡ nào và những chủ thể nào tỏ ra ưu thế trong các hoạt động hỗ trợ, tác giả sẽ tiếp tục làm rõ và thu được kết quả chi tiết ở biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Hiện trạng khó khăn và cách giải quyết (đvt: %)

(Ghi chú: câu hỏi nhiều lựa chọn, N=41)

Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Biểu đồ 2 4 cho thấy 2

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)


Biểu đồ 2.4 cho thấy, có đến 35,7% các em vẫn còn tình trạng khó khăn vì chưa từng nhận được sự giúp đỡ nào và khó khăn cũng không tự giảm. Trong khi đó, có 53,6% khó khăn được giảm một phần và 10,7% hầu như không còn, lý do là được các em và gia đình tự giải quyết hoặc khó khăn tự giảm. Thầy cô, bạn bè và hàng xóm cũng tham gia giúp đỡ các em nhưng tỷ lệ còn tương đối khiêm tốn (tổng cộng 10,8%). Kết quả trên đã cho thấy chưa có sự rõ nét của nhà trường và chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các em giải quyết những khó khăn.

Ngoài ra, với câu hỏi “Trong năm học này, em có những khó khăn đáng kể nào ảnh hưởng đến việc học” có nhiều phương án trả lời, kết quả cho thấy 71,4% đang gặp một hoặc nhiều khó khăn (25/35 em), kết quả chi tiết như ở biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5: Những khó khăn trong năm học 2018-2019 (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Đi sâu vào phân tích 3

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Đi sâu vào phân tích biểu đồ 2.5 tác giả nhận thấy, trong năm học này, đa số các em gặp phải tình trạng học yếu, chán học (34,3%) và khó khăn kinh tế

(31,4%), đồng thời thiếu người động viên, nhắc nhỡ (14,3%). Các khó khăn còn lại có tỷ lệ ít hơn như: khó khăn về sức khỏe kém chiếm 8,6%, không biết học để làm gì chiếm 5,7%, muốn nghỉ học để đi làm và cha mẹ muốn cho nghỉ học bằng nhau ở mức 2,9%. Như vậy có thể thấy, các khó khăn này có thể phân thành hai nhóm chính: (1) từ chính bản thân các em gồm: học yếu, chán học, sức khỏe kém, chưa xác định được lợi ích của việc học và mong muốn đi làm (chiếm 51,4%) và:

(2) từ phía gia đình như: kinh tế thiếu hụt, thiếu người động viên nhắc nhở và cha mẹ muốn con nghỉ học (chiếm 48,6%). Tuy nhiên, xét về nguy cơ bỏ học thì các em “muốn nghỉ học để đi làm” và “cha mẹ muốn các em nghỉ” và “không biết học để làm gì” là có nguy cơ cao nhất bởi đây là mong muốn của hai chủ thể quan trọng nhất trong hoạt động học tập. Khi họ chưa thấy được lợi ích của việc học thì dù có hỗ trợ đến đâu cũng không hiệu quả, và ngược lại thì dù khó khăn cách mấy họ cũng tìm cách khắc phục. Do vậy, tiến trình CTXH nhóm với các em cần có cách thức tác động, nâng cao nhận thức của các em và cha mẹ về lợi ích của việc học, đây là một trong nhiệm vụ chính khi tiến hành can thiệp nhóm.

Bên cạnh đó, các khó khăn: học yếu, chán học, thiếu người động viên nhắc nhở cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn mẫu khảo sát, nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ bỏ học của các em cũng sẽ là không ít. Vì vậy, trong các hoạt động can thiệp, tác giả sẽ nhắm đến việc giảm bớt cảm giác nhàm chán, gia tăng sự hứng thú học tập cũng như là tăng cường một số kỹ năng cần thiết để giúp các em có thể tự học tốt hơn, đồng thời cũng thu hút sự quan tâm, động viên của cha mẹ, nhà trường và chính quyền địa phương đối với các em.

Trong cách tổng quan, những khó khăn trên của các em bước đầu đã giúp tác giả xác định tiến trình CTXH nhóm với các em cần tập trung đến vấn đề học tập bởi đây là khó khăn lớn nhất đã kéo dài từ năm học trước cho đến hiện nay, khi vấn đề này được giải quyết sẽ giúp các em cải thiện kết quả học tập, từ đó hạn chế nguy cơ bỏ học. Bên cạnh đó, trong quá trình can thiệp, tác giả cũng phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường để tiến hành, do đó cũng thu hút sự quan tâm của hai đơn vị này để giúp đỡ, hỗ trợ các em, từ đó giúp cho cha mẹ di cư được an tâm làm việc, góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế của gia đình.

2.2.2.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến đời sống

Việc thiếu vắng cha mẹ trong nhiều ngày liệu rằng có làm cho các em gặp thêm khó khăn trong đời sống. Chia sẽ về vấn đề này, Đỗ Năng Khánh nhận định “Sự thiếu vắng cha mẹ và sự bất hòa trong gia đình cũng được coi là nguyên nhân làm cho các em không được chăm sóc. Từ đó dễ bị kẻ xấu lợi dụng, cưỡng hiếp hoặc rủ rê đi vào con đường mại dâm” [22]. Đồng tình với quan điểm trên, tác giả nhận thấy gia đình là một hệ thống có tác động rất lớn đến các thành viên trong đó, nhất là trẻ em. Với các gia đình khuyết thiếu (li hôn, li thân…) sẽ để trách nhiệm nặng nề lên người còn lại do cùng lúc họ phải đảm bảo cuộc sống vật chất và đáp ứng nhu cầu tình cảm, xã hội của con cái. Trong một số trường hợp, người còn lại ở những gia đình này có xu hướng tập trung vào việc đảm bảo kinh tế bởi nhu cầu vật chất cho gia đình là không thể thiếu, từ đó mặt tâm lý, tình cảm, xã hội của con cái họ sẽ bị thiếu hụt và ảnh hưởng không nhỏ đến các em. Do vậy trong phần này, tác giả sẽ phân tích và mô tả về tình trạng hôn nhân của cha mẹ di cư, nhu cầu tình cảm, xã hội của các em thông qua sự giao tiếp, tương tác với cha mẹ và sự cảm nhận cuộc sống.

a) Tình trạng hôn nhân của cha mẹ di cư

Như đã trình bày ở trên, tình trạng hôn nhân của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái, nhất là về mặt tâm lý, tình cảm, xã hội. Đối với các em HS trong nghiên cứu này, tình trạng hôn nhân của cha mẹ được phản ánh qua biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.6: Tình trạng hôn nhân của cha mẹ di cư (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Các dữ liệu biểu đồ 4

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Các dữ liệu biểu đồ 2.6 cho thấy, có 65,8% các em có cha mẹ đang chung sống, trong khi đó 34,2% các em còn lại thì cha mẹ có đang vấn đề về hôn nhân,

bao gồm: li hôn, li thân, mất cha hoặc mẹ. Kết hợp với thời gian di cư lao động tương đối dài đã góp phần tạo nên khó khăn ở các em (thời gian di cư trung bình của cha mẹ tính được là 39,5 tháng, N=35). Với khoảng thời gian xa cha mẹ khá dài, cùng với những chuyển biến ở tuổi dậy thì, nhất là các em nữ, sẽ khiến cho nhóm HS này gặp nhiều khó khăn hơn so với các em được sống cùng cha mẹ.

b) Giao tiếp giữa cha mẹ di cư và học sinh sống xa cha mẹ.

Bên cạnh việc phân tích tình trạng hôn nhân và thời gian di cư của cha mẹ, tác giả cũng quan tâm đến sự tương tác của họ với con cái thông qua việc về thăm nhà (ở Bình Tấn) và gọi điện cho các em. Nếu các cha mẹ di cư thực hiện tốt được vấn đề này thì cũng sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu tâm lý, tình cảm của con họ, đồng thời giúp họ phát hiện, hỗ trợ kịp thời cho con cái. Trên thực tế, số lần gặp gỡ trực tiếp giữa các em và cha mẹ được thể hiện qua biểu đồ 2.7.

Biểu đồ 2.7: Tần suất gặp gỡ giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cư (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Biều đồ 2 7 cho thấy 5

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Biều đồ 2.7 cho thấy, chỉ có 28,9% các em được gặp cha mẹ hàng tháng, còn lại các em thường phải đợi đến vài tháng mới được gặp một lần (42,9%), hoặc phải từ 6 tháng trở lên mới được gặp cha mẹ (34,2%). Kết quả trên đã phản ánh sự thiếu hụt về mức độ tiếp xúc thực tế của các em với cha mẹ, trong khoảng thời gian như vậy nếu các em có gặp khó khăn gì thì cha mẹ rất khó để biết, có chăng chỉ là qua lời kể của những người khác hoặc do các em chia sẽ. Liệu rằng điều gì xảy ra nếu đó là vấn đề mang tính tế nhị và các em ngại chia sẽ.

Các tính toán về thời lượng mỗi lần gặp cho biết khoảng 1/4 (chiếm 25,8%) các em được gặp cha mẹ trên một tuần, còn lại thường là từ 1 đến 2 ngày (37,1%) và 3 đến 7 ngày (37,1%). Một số cha mẹ di cư chia sẽ “hồi ấy giờ đi

năm, sáu tháng rồi cũng chưa về nữa, đợi tết về luôn” (PVS PH02), hoặc “bây giờ khổ, xa quá, chi phí nặng nên định tết về luôn” (PVS PH03). Một số khác thì gặp khó do quy định “tại vì công ty của tui thì không xin nghỉ lâu được, khoảng 3 ngày trở lại thôi” (PVS PH05), và hạn chế về tiền bạc“tùy khả năng của mình, khi thì (về) năm ba bữa, hông ấy thì 2-3 bữa”(PVS PH13). Chị N.T.D nhận định “tùy theo gia đình thôi, có gia đình thì con cái còn nhỏ thì 2-3 tháng nó về, có khi 6 tháng, có khi họ không về mà nhắn người chở con lên thăm” (PVS CB03).

Nếu như các em ít được gặp cha mẹ do họ hạn chế về thời gian và tiền bạc, vậy việc nói chuyện qua điện thoại diễn ra như thế nào và các em có được thỏa mãm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi tiếp tục phân tích tần suất và thời nói chuyện của các em với cha mẹ, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.8.

Biểu đồ 2.8: Giao tiếp giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cư (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Dữ liệu ở biểu đồ 6

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Dữ liệu ở biểu đồ 2.8 cho thấy rất ít trường hợp các em được nói chuyện với cha mẹ hàng ngày (qua điện thoại), số lượng này chỉ chiếm 1/5 so với toàn mẫu (tương ứng 20%). Trong khi đó, 80% các em phải vài ngày hoặc phải trên một tuần mới được trò chyện với cha mẹ (tương ứng 34,3% và 45,7%). Có thể khẳng định, trong thời buổi công nghệ thông tin và hàng hóa phát triển như hiện nay, việc sở hữu một chiếc điện thoại là không có gì khó khăn, với mức vài trăm nghìn đồng là có thể mua được chiếc điện thoại để liên lạc với con. Vậy phải chăng kết quả ở biểu đồ 2.8 đã phản ánh cha mẹ di cư chưa thật sự coi trọng vấn đề giao tiếp và nhu cầu tình cảm, tâm lý của con mình (em học sinh bị bỏ lại).

Dữ liệu định tính cũng cho thấy cha mẹ di cư chưa thật sự xem việc nói chuyện với con là chuyện cần thiết và nên thực hiện hàng ngày, như một số chia sẽ “nhiều khi rảnh rồi thì một đến hai ngày, hông thì một đến hai tuần thì gọi

thăm này kia” (PVS PH14), hay như “thỉnh thoảng thì gọi cho con qua điện thoại của cậu hoặc ngoại nó” (PVS PH09) và thời lượng cũng phụ thuộc vào nhiều thứ “có khi tới giờ làm thì nói chuyện vài ba câu” (PVS PH13). Liệu rằng các cuộc trò chuyện như vậy, các em “HS bị bỏ lại” có đạt được sự hài lòng, thoải mái?

Tìm hiểu về mức độ hài lòng của các em sau khi nói chuyện với cha mẹ, tác giả nhận thấy, có đến 28,6% chưa cảm thấy thoải mái, từ đó góp phần dẫn đến 91,4% muốn được gặp cha mẹ nhiều hơn với các lý do “được quây quần bên cha mẹ” (HS01) và “con cần phải có tình cảm của cha mẹ” (HS06) hay “muốn được tiếp xúc, trò chuyện nhiều hơn, không cần đợi đến cuối tuần” (HS28) và “để cho dễ nói chuyện, để ba mẹ hiểu mình” (HS32), hay đơn giản là “nhớ, muốn mẹ chăm sóc cho em” (HS25, nam, 13 tuổi). Những lí do của các em đưa ra cho thấy những khó khăn về mặt tâm lý, tình cảm của các em, đó có thể là thiếu hụt tình yêu thương, có điều khó nói hoặc cần bàn tay chăm sóc của người mẹ.

Nhu cầu được gặp gỡ mẹ cha và các lý giải kèm theo đã phản ánh một phần suy nghĩ, cảm nhận của các em về cuộc sống, tuy nhiên tác giả cũng muốn làm rõ vấn đề này thêm nữa. Qua câu hỏi “em cảm nhận cuộc sống gia đình của em hiện nay như thế nào?” Kết quả thu được như biểu đồ 2.9.

Biểu đồ 2.9: Cảm nhận cuộc sống gia đình của HS bị bỏ lại (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Kết quả biểu đồ 2 9 7

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Kết quả biểu đồ 2.9 cho thấy, chỉ có 34,2% các em cảm nhận cuộc sống gia đình mình là rất hạnh phúc và hạnh phúc, tương ứng 5,7% và 28,5%, như vậy còn khoảng 2/3 các em chưa cho rằng gia đình hạnh phúc mà chỉ dừng lại ở mức bình thường (43,9%) và không hạnh phúc (22,9%). Các kết quả này cho thấy

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí