Sơ Lược Về Xã Bình Tấn, Huyện Thanh Bình, Đồng Tháp

Như vậy có thể thấy, mặc dù có một số điểm khác biệt ở từng thời điểm, tuy nhiên các khái niệm trên vẫn bao hàm các giá trị chung là nhằm hướng đến sự hỗ trợ, giúp đỡ con người giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải bằng các phương pháp, kỹ năng, kiến thức khoa học. Giá trị cốt lõi của ngành là nhân quyền, công bằng xã hội.

1.3.3. Khái niệm Công tác xã hội nhóm

Theo sách Công tác xã hội đại cương, “CTXH nhóm, trước hết, phải được coi là một phương pháp can thiệp của CTXH. Đây là một tiến trình trợ giúp, trong đó các thành viên hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn” [27].

Xuất phát từ việc đồng tình với quan điểm trên về CTXH nhóm, tác giả nhận thấy việc vận dụng khái niệm này vào hoạt động thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu cần phải xem đây là một phương pháp để làm việc với nhóm HS sống xa cha mẹ đang gặp một số vấn đề khó khăn và cần sự giúp đỡ để giải quyết. Do đó, cần thiết phải tuân thủ tiến trình CTXH nhóm trong suốt quá trình làm việc với các em, trong đó chú trọng đến việc đánh giá vấn đề khó khăn và thực hiện can thiệp thông sự qua tương tác của các thành viên nhóm để giải quyết vấn đề các em đang gặp phải và đồng thời góp phần tăng năng lực để ứng phó với những khó khăn mới có thể phát sinh. Tất cả các hoạt động can thiệp sẽ phải bám sát kiến thức, kỹ năng CTXH nhóm và hướng đến mục đích của nhóm thân chủ.

1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sống xa cha mẹ


Hiện nay có khá nhiều quan điểm tiếp cận về vấn đề phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu đáng giá, đội ngũ giảng viên bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã biên soạn Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm, do Nguyễn Thị Tứ chủ biên (2012) để giảng dạy. Theo đó, quá trình phát triển con người được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi

một giai đoạn lứa tuổi được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, đó là những đặc điểm về sinh lý, về xã hội, về tâm lý. Theo đó, trẻ em từ 11-15 tuổi được xếp vào giai đoạn thiếu niên, độ tuổi này cũng trùng khớp với các em học sinh cấp THCS và nhóm HS sống xa cha mẹ trong đề tài này, với các đặc điểm tâm sinh lý như sau:

1.4.1. Đặc điểm sinh lý


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Đặc điểm chung ở giai đoạn này là cơ thể các em diễn ra nhiều biến đổi mạnh mẽ ở hầu hết các bộ phận nhưng chưa được hoàn thiện, từ đó tạo nên một số khó khăn đối với một số em như: chiều cao và cân nặng tăng mạnh, hệ xương đang phát triển mạnh nên rất dễ bị tổn thương khi vận động mạnh hoặc mang vác nặng không đúng tư thế, cơ bắp gia tăng làm cơ thể các em khỏe lên rõ rệt, các em trai rất hiếu động, thích chạy nhảy, thi thố tài năng để thể hiện sức mạnh cơ bắp. Một số em phát triển ngoại hình không cân đối nên dẫn đến mất tự tin, sợ bị chế giễu, nhút nhát, ít dám tham gia các hoạt động. Những thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch dễ khiến các em hay mỏi mệt, chóng mặt, nhức đầu hoặc hưng phấn phát triển mạnh làm cho các em thường hiếu động, khó làm chủ cảm xúc, dễ xúc động, bực tức, bốc đồng và dễ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Ngoài ra, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh và xuất hiện những biểu hiện của sự dậy thì, nữ thường 11, 12 tuổi, nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn khoảng 1 đến 2 năm, một số em biết rung động với người khác giới [37].

1.4.2. Đặc điểm tâm lý

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 5


Suy nghĩ, hành động và thói quen của mỗi người đều phản ánh đặc điểm nhân cách, tâm lý của họ. Do vậy, đặc điểm tâm lý của trẻ ở giai đoạn này cũng sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động, tương tác, giao tiếp với những người xung quanh mà theo Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm [37] thì các đặc điểm này được phản ánh như sau:

- Giao tiếp với người lớn: sự phát triển mạnh mẽ về thể chất làm xuất hiện ở các em “cảm giác mình là người lớn” và muốn có lập trường và quan điểm riêng, do vậy, trong gia đình và xã hội, các em muốn được độc lập và không phụ thuộc nhiều vào người lớn. Trong giao tiếp các em muốn được đối xử bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng và mở rộng quyền hạn cho các em, song lại muốn được người lớn quan tâm, chia sẻ, động viên, định hướng. Bên cạnh đó, các em cũng có xu hướng cường điệu hóa những tác động của người lớn, hay suy diễn, chỉ cần người lớn hành xử làm tổn thương chút ít thì các em nghĩ là sự xúc phạm lớn và phản ứng tiêu cực hoặc stress, trầm cảm…

- Giao tiếp với thầy cô: thỉnh thoảng các em có cử chỉ, lời nói nông nổi hoặc ăn mặc, đi đứng, nói năng khác thường để gây chú ý với bạn bè nhưng đôi khi thầy cô lại nghĩ là các em thiếu tôn trọng mình hoặc nhìn không được thiện cảm từ đó dễ nảy sinh mâu thuẫn trong mối quan hệ thầy trò.

- Giao tiếp với bạn bè: các em có nhu cầu kết bạn mạnh mẽ vì muốn tách khỏi người lớn, muốn được đối xử bình đẳng và được thừa nhận, tôn trọng. Các em thường coi trọng đánh giá của bạn bè hơn cha mẹ và xem bạn bè là quan hệ riêng, không muốn bị can thiệp. Tình bạn của các em dễ trở nên sâu sắc, gắn bó và hình thành những nhóm bạn thân và rất sợ bị bạn bè phê bình, tẩy chay. Nhu cầu kết bạn, khát khao tìm kiếm vị trí trong lòng bạn bè sẽ trở thành động cơ chủ đạo trong các hành động, nếu không tìm được vị trí thích hợp các em sẽ khó thích nghi và dễ có hành vi lệch chuẩn. Thêm vào đó, do sự dậy thì đã làm cho các em biết rung động, có cảm xúc khác lạ với bạn khác giới, từ đó bắt đầu quan tâm, thích nhau và chú ý đến vẻ bề ngoài của mình và người khác.

- Giao tiếp với các em nhỏ: các em muốn thể hiện tính người lớn của mình bằng việc chăm sóc, dạy dỗ, nhường nhịn các em nhỏ nhưng thỉnh thoảng tính trẻ con trổi dậy các em lại sẵn sàng chọc ghẹo, bắt nạt các em.

Trong khi đó, trên cơ sở đồng tình với các nghiên cứu của một số tác giả trước đó (chủ yếu là ở Trung Quốc), kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tiễn

Việt Nam, tác giả Lê Văn Thịnh (2016) với luận văn nghiên cứu về “Thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi àm ăn xa” đã đi đến một số kết luận về nhóm trẻ này như sau: (1) trẻ có cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là cảm giác cô đơn, cụ thể là “khó khăn về cảm xúc của trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa cao hơn trẻ em ở cùng cha mẹ”; (2) cảm nhận hạnh phúc của trẻ thấp, trong đó nhóm trẻ có cả bố lẫn mẹ di cư có điểm số về sự hài lòng với cuộc sống thấp hơn so với trẻ ở cùng với cha mẹ và nhóm trẻ chỉ có cha hoặc mẹ di cư, điểm số trầm cảm của các em cũng cao nhất và cảm nhận về hạnh phúc kém nhất so với 2 nhóm còn lại; (3) trẻ thường có điểm tự đánh giá bản thân thấp, sống khép kín, cô lập với mọi người và có nhiều vấn đề về hành vi, gặp nhiều rào cản trong giao tiếp với bạn bè, sự thể hiện bản thân ở trường học, sự tự tin thấp, ít hạnh phúc. Đặc biệt, trẻ em nữ, trẻ em nhỏ tuổi cũng có điểm số về tự đánh giá bản thân thấp, hay xấu hổ và ít hạnh phúc hơn so với nhóm trẻ nam và nhóm trẻ lớn tuổi; (4) trẻ có các hành vi tiêu cực, trong đó trẻ có cha di cư có nhiều hành vi nguy hại cho sức khỏe (uống rượu, hút thuốc..) cao hơn so với nhóm trẻ khác [29]. Đồng thời, tác giả Nguyễn Văn Lượt (2016) thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến “trẻ em bị bỏ lại” ở nông thôn Châu Á, đã đi cho biết “cha mẹ đi làm ăn xa đã khiến việc học tập của trẻ bị giảm sút, thậm chí bị gián đoạn. Các vấn đề tâm lý mà các em gặp phải nổi trội nhất là cảm giác cô đơn, tự đánh giá thấp bản thân, không hạnh phúc và có những vấn đề về rối loạn hành vi. Cha mẹ đi làm ăn xa cũng khiến việc thực hiện chức năng sống hàng ngày của trẻ như ăn uống, vệ sinh, an toàn… bị đe dọa… đặc biệt là người mẹ đi làm ăn xa thì trẻ gặp nhiều vấn đề hơn so với bố đi làm ăn xa” [21].

1.4.3. Đặc điểm hoạt động nhận thức


Giai đoạn này, các em chập chững bước vào thế giới của người lớn với nhiều điều mới lạ nên rất thích khám phá, tò mò từ đó hiểu biết tăng lên nhanh chóng. Khả năng phân tích, tổng hợp quan sát ghi nhớ phát triển mạnh nhưng còn hạn chế như hấp tấp, vội vàng, thiếu tính hệ thống và đôi khi còn nhầm lẫn (thuộc bài nhưng không hiểu bài). Các em cũng phát triển sự tưởng tưởng và có nhiều

ước mơ tươi đẹp nhưng còn mang tính viển vông, xa thực tế, một số em thích chơi game, xem phim, đọc truyện,….và có xu hướng "thần tượng hóa” các nhân vật, tưởng tượng mình là các nhân vật trong game, trong truyện, xây dựng cho mình một thế giới “ảo” để thỏa mãn những gì mà thực tế không mang đến. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng phát triển mạnh, vốn từ tăng lên một cách rõ rệt, khả năng nói, viết lưu loát hơn, thích nói những từ trào phúng, từ lóng.... nhưng diễn đạt ý nghĩ đôi khi còn hạn hẹp, dùng từ chưa chính xác, sai chính tả, ngữ pháp [37]

Kế thừa những kết quả nghiên cứu của hai tác giả và nội dung chính của giáo trình trên, tác giả nhận thấy, ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên nói chung sẽ có những chuyển biến mạnh về mặt tâm sinh lý và hoạt động nhận thức mà nguyên nhân chính được bắt nguồn từ quy luật phát triển tự nhiên của cơ thể. Những chuyển biến này có tính hai mặt, vừa giúp các em phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo nhưng cũng tạo ra rất nhiều khó khăn, thử thách. Đồng thời, những em sống xa cha mẹ thường có thêm những khó khăn trong đời sống hàng ngày và tùy thuộc vào tình trạng di cư của cha mẹ (số người di cư), giới tính của người di cư. Tùy vào từng hoàn cảnh mà các em có thể có những khó khăn khác nhau, nhưng thường là cảm giác cô đơn, tự ti, ít hạnh phúc và kèm theo nguy cơ về sự an toàn và sức khỏe.

Do vậy, trong giai đoạn này, nếu các em thiếu sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn thì các em rất khó vượt qua, một số trường hợp có thể dẫn đến buồn, chán, bỏ học, tham gia vào tệ nạn xã hội, bạo lực hoặc gây hại cho chính mình và người khác. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy “trẻ em” trong các nghiên cứu được đề cập ở trên đã bao gồm nhóm “HS sống xa cha mẹ” trong nghiên cứu này, do vậy các em cũng có thể bị chi phối bởi những tác động, khó khăn trên. Trên cơ sở đó, tác giả xác định các hoạt động can thiệp với các em này cần dựa trên những đặc điểm tâm, sinh lý như vừa trình bày, đồng thời kết hợp với tình hình khó khăn thực tế của các em để hỗ trợ, giải quyết và tăng cường kỹ năng cần thiết để các em có thể ứng phó với vấn đề tương tự trong tương lai.

Tiểu kết chương 1


Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề mang tình lý luận về CTXH nhóm đối với HS sống xa cha mẹ, chúng tôi có cơ hội để nhận thức rõ hơn tổng quan tình hình và các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các kết luận từ các công trình nghiên cứu trước đó và các lý thuyết được ứng dụng trong đề tài này đã giúp chúng tôi nắm bắt được nguyên nhân của các vấn đề mà nhóm đối tượng này đang gặp phải, đồng thời qua đó chúng tôi cũng xác định được cách thức cách phù hợp để hỗ trợ các em một cách hiệu quả nhất.

Thêm vào đó, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sống xa cha mẹ sống xa cha mẹ đã giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quan nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai có thể phát huy tốt nhất các mặt tích cực và giảm thiểu những yếu tố cản trở để tạo thuận lợi cho các hoạt động CTXH với các em học sinh sống xa cha me tại địa bàn nghiên cứu.

Từ những vấn đề mang tính lý luận trên đã góp phần cũng cố nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi và đồng thời là tiền đề làm sáng tỏ phần nội dung chính ở chương 2 khi đề cập đến Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ từ thực tiễn trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

CHƯƠNG 2:


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong lĩnh vực CTXH với trẻ em nói chung và học sinh nói riêng, tác giả xác định yếu tố không thể bỏ qua là môi trường của các em, từ phạm vi gia đình đến rộng hơn là trường học và cộng đồng đều có những tác động đáng kể đến sự phát triển lành mạnh của các em. Thêm vào đó, các em là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ các hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH vì thế cần phải được tham gia vào quá trình can thiệp ngay từ đầu. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong giáo trình Công tác xã hội với trẻ em và gia đình do Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn (2005), tác giả cho rằng “để nhận biết nhu cầu và hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau trong nhân cách của trẻ, cần quan tâm đến những điều kiện vật chất và môi trường xã hội xung quanh trẻ …Làm việc với trẻ thành công phải có sự tham gia tích cực của trẻ và của gia đình trẻ” [16]. Chính vì thế, trước khi tiến hành các hoạt động can thiệp đối với các em HS sống xa cha mẹ, tác giả xin trình bày về địa bàn nghiên cứu, trong đó bao gồm ở cấp độ nhà trường và cộng đồng nơi các em sinh sống. Kế đến là các đặc điểm nhân khẩu và các khía cạnh đời sống hộ gia đình, những khó khăn trong học tập, đời sống và các hoạt động trợ giúp mang tính CTXH đối với HS sống xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu.

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu, tác giả xin trình bày sơ lược địa bàn nghiên cứu mà cụ thể là đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Trong đó tập trung đến vấn đề giáo dục và các các hoạt động mang tính CTXH hỗ trợ giáo dục cho học sinh trên địa bàn xã Bình Tấn cũng như tại trường THCS Bình Tấn.


2.1.1. Sơ lược về xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp


Bình Tấn là đơn vị hành chính cấp xã nên các tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu cũng còn tương đối hạn chế. Do vậy, các thông tin trong Báo cáo tình

hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2018 của UBND xã Bình Tấn được xem như nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu, đồng thời kết hợp với một số văn bản của Nhà nước và những dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu một số lãnh đạo địa phương, nguời dân để làm cơ sở phân tích, đánh giá. Các kết quả mà tác giả thu nhận được như sau:

Được thành lập năm 1987 theo quyết định số 27-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng, Bình Tấn có diện tích tự nhiên 4.300 ha. N hững ngày đầu mới thành lập, đây là một xã vùng sâu, đất đai hoang hóa, dân cư thưa thớt với 92 hộ dân (475 nhân khẩu), trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất lúa một vụ và đánh bắt thủy sản vào mùa lũ, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống tinh thần người dân, cơ sở hạ tầng thiếu thố, điện, nước sạch, chợ, giao thông, thủy lợi chưa được đầu tư, việc đi lại chủ yếu bằng đường thủy [41].

- Về Kinh tế: Bình Tấn là một xã thuần nông, diện tích lúa 2.497 ha, năng suất khoảng 6 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 18 triệu/ha, diện tích hoa màu là 46,56 ha, lợi nhuận 90 triệu đồng/ha ớt, 48 triệu/ha hoa màu, 42,39 ha cây ăn trái. Về chăn nuôi, chủ yếu là gia súc, gia cầm, nuôi lươn, ếch với quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình).

- Xây dựng nông thôn mới: hiện nay xã đã đạt được 14/19 tiêu chí, còn lại 05 tiêu chí, trong đó có cơ sở vật chất, giao thông và trường học.

- Công tác xoá đói giảm nghèo: toàn xã có 142 hộ nghèo (8,91%), 239 hộ cận nghèo (15%). Công tác chăm lo, giúp đỡ những hộ này cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: phát quà Tết 2018 cho 142 hộ nghèo, phát 587 thẻ BHYT cho hộ nghèo, 380 thẻ cho hộ cận nghèo, vận động mua tặng 198 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo, phối hợp phòng Tài chính phát tiền cho 112 hộ nghèo…

- Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: tổ chức tặng quà Cây mùa xuân cho trẻ nghèo, cận nghèo, khó khăn (40 phần), vận động Quỹ bảo trợ trẻ em, cấp thẻ 655 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, tổ chức sinh hoạt CLB trẻ em (60 em), tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em”, đưa 01 em HS giỏi thuộc hộ cận nghèo tham dự trại hè “Ước mơ hồng” tại tỉnh Đồng Tháp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023