Quá Trình Triển Khai Hoạt Động Nhóm (Khảo Sát Nhóm)

thông tin được ghi chép lại cẩn thận, nhất là điểm mạnh, điểm yếu và các lo lắng của các em, đồng thời sơ đồ tương tác ban đầu của nhóm cũng được phác họa để làm cơ sở cho các hoạt động can thiệp tiếp theo. (Diễn tiến chi tiết buổi sinh hoạt được trình bày ở phần phụ lục).

Sơ đồ tương tác của nhóm thân chủ trong buổi sinh hoạt lần thứ nhất


HS01

HS09

HS08

HS10

HS02

HS04

HS05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

HS03

HS06

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 10

HS07

Ghi chú: quan hệ lỏng lẻo

quan hệ khăng khít

Hình 3.1. Sơ đồ tương tác của nhóm thân chủ

(Nguồn: thực hiện tại địa bàn nghiên cứu tháng 4/2019)


Các mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ tương tác cho thấy em HS03, em HS05 và HS04 có mối quan hệ nhiều với các bạn, các em khác thì vẫn còn khá xa lạ với nhau, mỗi em chỉ quen biết, tương tác với một hoặc hai bạn khác, nhiều em chưa từng biết nhau. Đặc điểm trên cho thấy, trong các buổi sinh hoạt cần gia tăng được mối quan hệ giữa các em, cụ thể là thúc đẩy các em tương tác với bạn mới và phát triển mối quan hệ đang còn lỏng lẻo. Ngoài ra, sơ đồ trên cũng cho thấy “vai trò trung tâm” của em HS03 có thể phù hợp với vị trí trưởng nhóm, tuy nhiên cần để cho các thành viên nhóm lựa chọn. Kết quả nhóm thân chủ đã lựa chọn được trưởng nhóm là HS03 và bạn HS05 làm thư ký nhóm. Tại cuối buổi họp này, học viên đã gặp gỡ thêm hai bạn này để trao đổi một số kỹ năng để hỗ trợ điều hành nhóm, khuyến khích các thành viên chia sẽ vấn đề, tương tác với

các bạn khác. Ngoài ra, trước mỗi buổi sinh hoạt, các thành viên nhóm cũng được nhắc nhỡ để các tham dự, những vật dụng, công cụ cần thiết, nhật ký ghi chép, tài liệu… cũng được phân công chuẩn bị để đảm bảo cho buổi sinh hoạt.

3.2.2. Quá trình triển khai hoạt động nhóm (khảo sát nhóm)


Để tiến trình can thiệp nhóm được hiệu quả, tác giả đã khảo sát và lập hồ sơ chi tiết của từng nhóm viên, trong đó tập trung phân tích các khó khăn trong học tập và đời sống cũng như dự định học tập của các em (chi tiết xem ở phần phụ lục 7). Từ kết quả khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp chung các đặc điểm của nhóm thân chủ như sau:

3.2.2.1. Đặc điểm của các thành viên nhóm

- Học vấn: các em học lớp 9 cần tập trung ôn thi chuyển cấp nên đã không tham gia nhóm, do vậy, nhóm thân chủ chỉ còn những em từ lớp 6 đến lớp 8. Kết quả khảo sát cho thấy học lực của các em đa phần là trung bình (7 em), chỉ có 2 em học khá và một em giỏi. Các em đang gặp khó khăn về học tập như: không theo kịp bài, kiến thức khó, thầy cô giảng chưa kỹ, thiếu người giảng bài tập về nhà. Trong khi đó, những người sống cùng của các em này gần như không thể hỗ trợ các em vì hạn chế về học vấn (chỉ một em có chị học lớp 9 nhưng học lực trung bình) và hầu hết các em cho biết hiếm khi hoặc không bao giờ được học cùng với sự hướng dẫn của người khác trong gia đình (6/10 em).

- Kinh tế: hầu hết các em này thuộc hộ có mức kinh tế tạm gọi là “đủ ăn đủ sống”, trong đó có hai em thuộc cận nghèo, không có trường hợp khá, giàu. Điều đáng mừng là có 7 em đã từng đã từng nhận được hỗ trợ vật chất như: tập sách, đồ dung học tập, gạo, quần áo, xe đạp từ nhà trường, mạnh thường quân và chính quyền địa phương (6 em), 01 em nhận được sự hỗ trợ động viên từ nhà trường, còn 3 em chưa từng nhận được hỗ trợ (kể cả vật chất lẫn tinh thần).

- Đời sống tinh thần: trong nhóm thân chủ có đến 6 em có cha mẹ li hôn hoặc li thân, trong đó một hoặc cả 2 người đều đi làm ăn xa, người còn lại thì gần nhưng không quan tâm chăm sóc, những em còn lại đều có cả cha lẫn mẹ đi làm xa.

Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày, các em không có được sự quan tâm, chăm sóc và gần gủi với cha mẹ, chỉ 4/10 em được người quan trọng nhất nghe các em tâm sự buồn phiền lo lắng. Thêm vào đó, các em rất ít được nói chuyện với cha mẹ, thường là vài ngày hoặc một tuần trở lên mới được nói chuyện. Số lần gặp cha mẹ càng hiếm hoi hơn, chỉ hai em được gặp cha mẹ hàng tháng, còn lại vài tháng đến một năm mới được gặp một lần, do vậy các em đều cho biết muốn gặp cha mẹ nhiều hơn vì nhớ, muốn được chăm sóc, được trò chuyện với cha mẹ. Theo một số phụ huynh nhận định thì những khó khăn này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, như chị N.T.L chi sẽ “kiểu nó nhớ nên học hành nó thất bại đó, xa mẹ rồi nó hỏng lo học đó, học hành nó thua kém người ta” (PVS PH04). Từ những khó khăn trên có thể đã khiến cho phần đông các em chưa cảm nhận được cuộc sống gia đình mình hạnh phúc (7/10 em) với các lý do như: thiếu sự quan tâm của cha mẹ hay ba mẹ thỉnh thoảng bất hòa hoặc vì thiếu mẹ.

- Dự định học tập: hầu hết các em cho biết chỉ học hết cấp II sau đó đi làm công nhân (06 em) và học nghề (01 em), chỉ 03 em muốn học hết cấp III trở lên. Các em cũng cho biết thêm, người có quyền quyết định chuyện học tập của mình lại là ông bà và cha mẹ, trong đó chỉ hai trường hợp muốn các em học cao đẳng, đại học, một trường hợp muốn các em học hết cấp III nhưng có đến 7 trường hợp cha mẹ cho rằng con học tới đâu thì lo tới đó chứ không ép. Như anh N.V.H cho biết “lo tới đâu được thì lo chứ cũng hổng hứa trước nữa, có khả năng thì lo cho con mình, còn hổng có khả năng thì cho nó nghỉ chứ giờ cũng hổng hứa nữa” (PVS PH13). Có thể thấy, dự định học tập của các em này cũng tương đồng với quyết định của phụ huynh và nếu không có sự tác động, can thiệp kịp thời thì có khả năng bảy em này chọn kết thúc việc học sau khi học xong cấp II.

Như vậy có thể thấy, hầu hết các em đều đang gặp khó khăn trong vấn đề học tập, kết quả học tập còn khá thấp, mục tiêu học tập vẫn còn ngắn hạn do chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc học, đồng thời điều kiện kinh tế cũng còn khó khăn, thiếu thốn. Ngoài ra, mức độ tương tác, gặp gỡ giữa các em với cha mẹ còn rất ít nên các em thường cảm thấy buồn, nhớ, muốn được gặp cha mẹ

nhiều hơn. Từ những khó khăn trên, tác giả xác định tiến trình can thiệp nhóm, cần phải nâng cao nhận thức của chính các em về lợi ích của việc học tập và giúp các em phát triển kỹ năng tự học cũng như sự giao tiếp với cha mẹ.

3.2.2.2. Định hướng vai trò, nhiệm vụ của các thành viên nhóm


Trên cở sở nhóm thân chủ đã được thành lập và những thông tin khảo sát được, học viên cùng với nhóm thảo luận về mục đích sinh, hình thức hoạt động của nhóm đồng thời định hướng về vai trò, nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. Trong đó chúng tôi xác định, kế hoạch can thiệp là một chuỗi các hoạt động để giải quyết vấn đề của nhóm, do đó các thành viên nhóm sẽ đảm nhận vai trò chủ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, từ chuẩn bị đến điều hành và kết thúc. Cụ thể hơn, các em chia sẽ những khó khăn trong học tập và đời sống, cùng nhau thảo luận để đưa ra những cách giải quyết và lựa chọn cách phù hợp để thực hiện, tham gia các trò chơi và một số nhiệm vụ theo yêu cầu của trưởng nhóm. Sau khi được chia sẽ về mục đích của tiến trình can thiệp và vai trò của các bên, một vài thành viên tỏ ra hơi thất vọng, do vậy tác giả đã tìm hiểu và giải thích thêm với những em này, cuối cùng các em đã quyết định tham gia nhóm. Thông qua việc xác định vai trò và nhiệm vụ đã giúp cho các em có được tinh thần trách nhiệm để giải quyết vấn đề, giảm sự trông chờ.

3.2.2.3. Vai trò của nhân viên xã hội

Bên cạnh việc định hướng vai trò nhiệm vụ của các em, tác giả xác định vai trò và nhiệm vụ của mình như là một nhân viên xã hội để đảm bảo các hoạt động diễn ra theo kế hoạch và đạt kết quả mong đợi, cụ thể như sau:

- Tạo sự tham gia, tăng cường năng lực các nhóm viên: để tiến trình sinh hoạt diễn ra thuận lợi và đầy đủ thì các buổi phải đảm bảo được chất lượng nhất định, trong đó sự tham gia đầy đủ và có hứng thú của các em là quan trọng. Do vậy, nội dung của các chủ đề sinh hoạt được thảo luận, lựa chọn phù hợp với nhóm. Trong 3 buổi sinh hoạt đầu, các em chưa quen với hoạt động nhóm nên tác giả phải hỗ trợ các em bằng cách gợi mở, định hướng để các em bàn bạc, lựa chọn và thực hiện. Kết quả đã giúp các em biết cách tổ chức, sắp xếp và thực hiện công

việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm, sau mỗi buổi sinh hoạt, tác giả sẽ tổng hợp lại những hạn chế, mặt mạnh để nhóm điều chỉnh và phát huy.

- Khích lệ các thành viên nhóm thực hiện mục tiêu: ngoài việc hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động, tác giả cũng quan sát từng thành viên của nhóm (hành vi, cử chỉ, thái độ, cảm xúc….) để phát hiện vấn đề các em còn vướng mắc và kịp thời tìm hiểu, động viên, khích lệ. Trong buổi sinh hoạt đầu tiên có 02 em chưa cởi mở để chia sẽ thông tin với nhóm, cuối buổi sinh hoạt, tác giả đã tiếp cận, tìm hiểu, động viên để hai em mạnh dạn hơn và tham gia đầy đủ với các bạn.

- Cân bằng giữa nhiệm vụ và yếu tố tình cảm, xã hội: chúng tôi xác định tiến trình can thiệp là một chuổi các hoạt động, trong đó sự tương tác của các thành viên là trọng tâm. Trong các buổi sinh hoạt, các vấn đề mang tính tình cảm, xã hội cũng có thể sẽ phát sinh gây ảnh hưởng đến nhóm và cần được phát hiện, điều chỉnh kịp thời. Mặc dù đã được dự đoán và chuẩn bị tinh thần để giải quyết, song trên thực tế cũng đã gặp phải trở ngại trong vấn đề này. Cụ thể, trong nhóm có hai em rất thân nhau từ trước nên tương tác với nhau nhiều hơn, nổi trội hơn và hay phản bác lại ý kiến của các bạn khác. Ngay cuối buổi sinh hoạt, tác giả đã gặp riêng hai em để trao đổi nhằm giúp các em hạn chế lại và tăng cường sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến và tương tác với thành viên khác, kết quả các em đã có thay đổi rõ rệt trong các buổi sinh hoạt tiếp theo.

- Giúp các thành viên nhóm cảm nhận là một phần của nhóm: trước khi bắt đầu tiến trình can thiệp, tác giả đã xác định sự thành công của nhóm phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên nhóm. Mục đích của nhóm sẽ rất khó đạt được nếu như trong nhóm có thành viên chưa hòa nhập, còn cảm giác lẽ loi, rời rạc với nhóm. Từ quan điểm này, tác giả đã định hướng trưởng nhóm khuyến khích tất cả các em tham gia thực hiện, cũng được đóng góp ý kiến, thảo luận, đảm bảo không có em nào bị bỏ rơi hay lạc lõng khỏi nhóm. Kết quả các em đã biết hợp tác, chấp nhận và giúp đỡ nhau trong các hoạt động, từ đó thỏa mãn được tâm lý thuộc về nhóm, những em còn rụt rè, thụ động cũng được nhóm quan tâm, khích lệ kịp thời. Ngoài ra, ở buổi sinh hoạt lần thứ tư, tác giả quan sát thấy một em

(HS nam) có biểu hiện rất buồn và thụ động trong hoạt động nhóm. Hiểu được điều này có thể lan tỏa tâm lý không tích cực đến các thành viên khác nên cuối buổi sinh hoạt, tác giả đã gặp gỡ riêng với em để trao đổi và tìm hiểu. Kết quả được biết hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cha mẹ li thân, cha không quan tâm, mẹ đi làm ăn xa và đang bệnh khá nặng (gan có khối u), bà ngoại già yếu, em dự định học hết năm nay sẽ nghỉ học. Sau buổi trò chuyện và được động viên thì em đã có thay đổi tích cực, đến buổi sinh hoạt tiếp theo em đã tự tin hơn và tích cực tham gia cùng với nhóm.

3.2.2.4. Xây dựng các nguyên tắc thỏa thuận trong nhóm

- Thỏa thuận công việc nhóm: để hoạt động nhóm được diễn ra thuận lợi, tác giả đã cùng nhóm thống nhất một số nội dung như: thời gian sinh hoạt từ 9h đến 11h sáng chủ nhật hàng tuần để không ảnh hưởng đến việc học. Khi tham gia nhóm các em cần tích cực tham gia các trò chơi, thực hiện các nhiệm vụ và tuân thủ các quy tắc đã được nhóm đặt ra. Riêng nhóm trưởng và thư ký nhóm được hướng dẫn thêm một số kỹ năng để dẫn dắt hoạt động của nhóm.

- Bảo mật thông tin nhóm: để các em an tâm chia sẽ và đảm bảo các thông tin không bị tiết lộ ra bên ngoài, chúng tôi đã thảo luận với nhau về việc giữ bí mật thông tin và xây dựng nội quy của nhóm bao gồm: tuân thủ trật tự giao thông trong việc đi lại, chấp hành giờ giấc để tránh trường hợp đi trể về sớm, đi chơi riêng, tôn trọng ý kiến của bạn bè, không chê bai hay phán xét người khác, giữ gìn tài sản chung và dọn dẹp vệ sinh sau mỗi lần sinh hoạt. Các nội dung này được nhắc nhỡ vào cuối mỗi buổi sinh hoạt và đã được các em tuân thủ tốt trong suốt tiến trình nhóm.

3.2.3. Quá trình can thiệp Công tác xã hội nhóm

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, tác giả đã cùng nhóm thân chủ triển khai các hoạt động theo kế hoạch (nội dung chi tiết được trình bày trong phụ lục 4) để đạt được mục tiêu đã xác định, trong đó trọng tâm hướng vào giải quyết khó khăn trong học tập và đời sống, cụ thể như sau:

- Về học tập: nhóm chia sẽ về kết quả học tập hiện tại và tập trung thảo luận phân

tích về các khó khăn trong học tập và các hệ lụy xảy ra nếu không giải quyết các khó khăn này. Đồng thời các em cũng được khích lệ để tìm hiểu, khám phá nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và tìm kiếm cách để cải thiện, giải quyết nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn. Trong hoạt động này, một thành viên có kết quả học tập tương đối tốt được khuyến khích để chia sẽ phương pháp học tập của mình, các em còn lại tham gia góp ý, phân tích để rút ra bài học cho mình.

- Về cuộc sống: tác giả đã khuyến khích các em chia sẽ và thảo luận với nhau về các khó khăn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, sau đó nhóm tiếp tục thảo luận, tìm kiếm các cách thức để giải quyết, hạn chế các khó khăn đó. Kết quả, các hoạt động này giúp các em được chia sẽ, được lắng nghe và học hỏi lẫn nhau cách giải quyết khó khăn đang gặp và có thêm kinh nghiệm để ứng xử trong tương lai.

3.2.3.1. Mô tả các buổi sinh hoạt trong tiến trình CTXH nhóm

- Sinh hoạt nhóm lần 1

+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

+ Mục đích: gặp gỡ, tiếp xúc các thành viên của nhóm và thiết lập mối quan hệ ban đầu với nhau, thảo luận mục tiêu, chương trình sinh hoạt, xác định vai trò, nhiệm vụ của các bên, xây dựng nội quy và chọn thư ký và trưởng nhóm.

+ Cách tiến hành: sau hoạt động chào hỏi, giới thiệu mục đích của buổi gặp gỡ, tác giả giới thiệu về bản thân với các thông tin cơ bản như: tên, tuổi, địa chỉ, sở thích, điểm mạnh, hạn chế… sau đó mời các em lần lượt giới thiệu. Để giúp cho các em tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tác giả đã mời một số em nhắc lại thông tin của một vài bạn khác vừa trình bày. Bước tiếp theo, chúng tôi cùng thảo luận về mục tiêu của nhóm và nội quy hoạt động, sau đó thống nhất thời gian và địa điểm sinh hoạt. Trong hoạt động này, tác giả cũng giải thích với các em vì sao phải cần đăt mục tiêu và nội quy để các em được rõ và tham gia tích cực hơn.

+ Kết luận: nhóm thân chủ và tác giả đã thiết lập được mối quan hệ tích cực và tăng cường sự hiểu biết về nhau, các thành viên nhóm đã xác đinh được mục tiêu của nhóm, thống nhất được chương trình và thời gian sinh hoạt và xây dựng quy tắc nhóm. Ngoài ra các em cũng trải nghiệm cảm giác trình bày trước nhóm, điều này giúp rèn luyện khả năng trình bày và tăng cường sự tự tin.

- Sinh hoạt nhóm lần 2

+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

+ Mục đích: tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm để giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng và áp dụng vào các buổi sinh nhóm tiếp theo.

+ Cách tiến hành: nhóm thân chủ được chia làm hai đội để thực hiên trò chơi, sau đó học viên khuyến khích các em nhận xét kết quả đạt được, chia sẽ cảm xúc, trải nghiệm của mình khi thực hiện trò chơi. Thông qua kết quả của các đội đạt được, tác giả nhận xét và chia sẽ thêm với các em về ý nghĩa và kỹ năng của làm việc nhóm, trong đó lưu ý đến sự phân công vai trò của các thành viên, kỹ năng điều hành, khuyến khích các thành viên của người trưởng nhóm, kỹ năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác cũng như là quá trình bàn bạc, thống nhất để đưa ra quyết định và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

+ Kết luận: hoạt động này đã giúp cho các em có được trải nghiệm vui vẻ trong lúc chơi và được cùng nhau làm việc, tương tác với nhau nhiều hơn từ đó giúp nhóm gắn bó và phát triển hơn. Bên cạnh đó, các em cũng phát triển thêm kỹ năng làm việc nhóm để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của tiến trình nhóm và xa hơn là áp dụng vào vấn đề học tập và đời sống hàng ngày.

- Sinh hoạt nhóm lần 3

+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

+ Mục đích: giúp các em chia sẽ về các khó khăn ảnh hưởng đến học tập để từ đó thảo luận, tìm cách cải thiện, nâng cao kết quả trong kì thi sắp tới.

+ Cách tiến hành: chia nhón để vẽ cây vấn đề về khó khăn trong học tập. Các em được khuyến khích chia sẽ kết quả học tập và các khó khăn, sau đó thảo luận để rút ra khó khăn chung và các hệ lụy có thể xảy ra, cách thức giải quyết.

+ Kết luận: các thành viên đã chia sẽ, nắm bắt được những khó khăn ảnh hưởng đến học tập và các hệ quả, chia sẽ với nhau một số cách để giải quyết để từ đó có thể nâng cao kết quả học tập. Hoạt động này đã giúp các em đã tăng cường sự tương tác với các thành viên của nhóm, mở rộng được mối quan hệ so với các buổi sinh hoạt trước đó, đặc biệt là các em biết cách phối hợp, hỗ trợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023