nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tác giả có cơ hội quan sát nhóm để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của từng em để có sự điều chỉnh hợp lý. Những em có còn rụt rè, thụ động sẽ được tác giả tìm hiểu, khuyến khích và giao nhiệm vụ thích hợp ở các hoạt động tiếp theo.
Cây vấn đề liên quan đến khó khăn trong học tập của nhóm thân chủ
Nghèo đói
Thất nghiệp
Bỏ học
Làm việc cực khổ
Phụ huynh muốn cho nghỉ học
Kết quả học tập thấp
Thiếu người giúp đỡ
Thiếu phương pháp học
Khả năng phụ huynh Hỗ trợ của nhà trường Nhóm thân chủ
Hình 3.2. Cây vấn đề liên quan đến khó khăn trong học tập của nhóm thân chủ
(Nguồn: thực hiện tại địa bàn nghiên cứu tháng 4/2019)
Thông qua hoạt động vẽ cây vấn đề, các em xác định được ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trong học tập gồm: (1) khả năng của PHHS để hỗ trợ các em còn hạn chế vì hầu hết họ có học vấn thấp; (2) hỗ trợ của nhà trường còn tập trung về vật chất, thiếu động viên, thăm hỏi, hướng dẫn cách học tập hiệu quả; (3) các em thường phụ giúp công việc gia đình, đi chơi, xem tivi mà ít dành thời gian cho việc tự học. Tuy nhiên, các em cũng nhận thức được rằng nếu để lâu dài, khó khăn trên sẽ dẫn đến kết quả học tập bị thấp hơn, có thể ở lại
lớp, cha mẹ thấy học yếu nên có thể cho nghỉ học và dẫn đến hệ quả là không có trình độ và sẽ thất nghiệp hoặc phải làm việc cực khổ và nghèo đói.
Có thể thấy, dù kết quả thảo luận của nhóm có thể còn một số hạn chế, tuy nhiên hoạt động này đã giúp các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm và biết cách phân tích vấn đề cũng như nhận thấy được những tác hại của các khó khăn, từ đó hình thành động lực để giải quyết khó khăn.
- Sinh hoạt nhóm lần 4
+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn
+ Mục đích: giúp nhóm chia sẽ về các khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và thảo luận để tìm cách giải quyết nhằm giảm thiểu các khó khăn để các em có thể hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.
+ Cách tiến hành: nhóm thân chủ tiến hành thảo luận tập trung về những khó khăn đang gặp trong cuộc sống và tìm cách để hạn chế, giải quyết, tác giả hỗ trợ nhóm phân tích sâu hơn ở từng giải pháp để giúp các em hiểu rõ và lựa chọn được cách giải quyết phù hợp với khó khăn của chính mình.
+ Kết luận: các thành viên đã chia sẽ được các khó khăn của chính mình và lắng nghe khó khăn của bạn khác, điều này một mặt giúp cho các em có được sự đồng cảm, giảm nhẹ cảm xúc tiêu cực và đồng thời giúp các em có thể lường trước những khó khăn từ đó có cách ứng xử chủ động. Ngoài ra, bằng cách tham gia vào quá trình thảo luận, các em đã phát triển thêm kỹ năng trình bày trước đám đông, tinh thần làm việc nhóm cũng như sự tự tin, năng động.
Sơ đồ nhóm thân chủ tham gia thảo luận khó khăn trong cuộc sống
T.N (3) | V.K (6) | |
T.K (2) | T.Đ (7) | |
B.L (1) | T.O (8) | |
M.D (Thư ký) S.H (trưởng nhóm) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Học Tập Và Đời Sống Của Học Sinh Bỏ Học Tại Xã Bình Tấn
- Lý Do Áp Dụng Tiến Trình Ctxh Nhóm Với Học Sinh Sống Xa Cha Mẹ
- Quá Trình Triển Khai Hoạt Động Nhóm (Khảo Sát Nhóm)
- Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 12
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2014B), Luật Giáo Dục Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2014.
- Bảng Tiêu Chí Phỏng Vấn Sâu Cán Bộ Địa Phương
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
Hình 3.3. Sơ đồ nhóm thân chủ tham gia thảo luận tập trung
(Nguồn: thực hiện tại địa bàn nghiên cứu tháng 4/2019)
Việc tham gia tham luận nhóm đã giúp các em đã xác định được 07 khó khăn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm: nhà xa, không có xe đạp, phải đi bộ đến trường nên rất mệt; bị hàng xóm, bạn bè bắt nạt; thường xuyên làm việc nhà; bị ông bà, người ở cùng la mắng, không cho đi chơi; phải tự chăm sóc bản thân; it được nói chuyện và gặp cha mẹ nên rất nhớ. Đồng thời các em cũng đã thống nhất được các cách giải quyết như sau: nói với ba mẹ tiết kiệm tiền mua xe hoặc đi xin nhà trường hoặc bên xã; nhờ thầy cô, người lớn can thiệp khi bị chọc ghẹo bắt nạt; nói với phụ huynh giảm bớt việc nhà để dành thời gian cho các em học vì càng lên lớp cao kiến thức càng khó, bài vỡ nhiều; giảm bớt thời gian đi chơi, lo học và phụ giúp ông bà; nhờ ông bà giúp gọi điện hỏi thăm cha mẹ nhiều hơn. Các cách giải quyết mà các em đưa ra có thể chưa thật sự hiệu quả nhất nhưng các em đã được nói lên những khó khăn của chính mình, được người khác lắng nghe và chia sẽ, được tham gia tìm kiếm và lựa chọn cách giải quyết phù hợp với mình. Chính những điều này giúp các em có được kiến thức và trách nhiệm trong giải quyết vấn đề và đồng thời phát triển tinh thần làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác và hiểu biết nhau. (Chi tiết biên bản thảo luận nhóm xem thêm ở phụ lục)
- Sinh hoạt nhóm lần 5
+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn
+ Mục đích: tìm hiểu về cách xây dựng mục tiêu và vận dụng để thiết lập mục tiêu cho hoạt động học tập trong năm học mới
+ Cách tiến hành: chia nhóm thân chủ thành hai nhóm nhỏ để thực hiện trò chơi, sau đó từng nhóm sẽ trình bày kết quả, học viên giải thích thêm về ý nghĩa của trò chơi và chia sẽ về cách đặt mục tiêu thông minh. Để giúp các em phát triển kỹ năng này, mỗi em được yêu cầu đặt mục tiêu cho việc học tập của mình trong năm học sắp đến, sau đó chia sẽ và giải thích về mục tiêu của mình, các thành viên khác được khuyến khích đưa nhận xét trên tinh thần xây dựng và tôn trọng người khác để mục tiêu của các em trở nên phù hợp, khả thi hơn.
+ Kết luận: các em được trải nghiệm trò chơi để tăng cường sự tương tác lẫn nhau và được trang bị thêm kiến thức về cách xây dựng mục tiêu đồng thời được hỗ trợ để thiêt lập mục tiêu học tập cho năm học mới. Thêm vào đó, các em được khuyến khích áp dụng kiến thức này để đặt mục tiêu trong cuộc sống.
- Sinh hoạt nhóm lần 6
+ Địa điểm: văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn
+ Mục đích: tìm hiểu về cách quản lý thời gian hiệu quả để biết cách sắp xếp công việc phù hợp từ đó có thêm thời gian học tập, đồng thời lượng giá các hoạt động nhóm đã thực hiện và định hướng để nhóm hoạt động duy trì trong năm học mới. Kết thúc, chuyển giao nhóm lại cho chính quyển địa phương.
+ Cách tiến hành: nhóm thân chủ thực hiện trò chơi liên quan đến việc quản lý thời gian, sau đó trình bày kết quả, học viên bổ sung ý kiến và chia sẽ thêm kiến thức về quản lý thời gian. Trong quá trình lượng giá, các em được khuyến khích chia sẽ lại các trải nghiệm, cảm xúc trong suốt tiến trình nhóm, những kiến thức, kỹ năng mà các em đã học được thông qua hoạt động nhóm và ứng dụng vào trong học tập và cuộc sống. Tác giả hỗ trợ nhóm tổng hợp lại những nội dung đã đạt được để khích lệ và đồng thời định hướng nhóm xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian kế tiếp, chuyển giao nhóm lại các bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ em của địa phương để tiếp tục hỗ trợ.
+ Kết luận: các em hình thành được kỹ năng quản lý thời gian một cách cơ bản và có khả năng vận dụng vào cuộc sống để sắp xếp công việc, từ đó có thêm thời gian học tập và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện nhiệm vụ trong nhóm cũng giúp cho các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, cảm nhận được mình là một phần của nhóm và tự tin, hoạt bát hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng lượng giá kết quả đạt được so với mục đích của nhóm, qua đó ghi nhận sự tiến bộ và mặt còn hạn chế của nhóm, trong đó tập trung đến sự sắp xếp, phân công công việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau thực hiện các nhiệm vụ, mối quan hệ, tương tác giữa các thành viên. Thêm vào đó, các kiến thức, kỹ năng mà các em được chia sẽ trong các buổi sinh hoạt cũng được các em
đánh giá là rất hữu ích và phù hợp để giải quyết khó khăn hiện nay. Cuối cùng, để tiếp tục duy trì nhóm trong thời gian tiếp theo, tác giả cũng gợi ý với nhóm về một số chủ đề sinh hoạt như: kỹ năng kiểm soát, ứng phó với stress, kỹ năng suy nghĩ tích cực, chăm sóc sức khỏe vị thành niên. Để hỗ trợ các em tiếp tục hoạt động, tác giả cũng mời đại diện chính quyền địa phương phát biểu về các hoạt động của nhóm cũng như sự tiếp nhận, hỗ trợ các em trong các chủ đề vừa định hướng. (Nội dung buổi sinh hoạt được đính kèm trong phụ lục).
3.2.3.2. Kết quả của quá trình can thiệp nhóm
Thông qua quá trình nghiên cứu, áp dụng tiến trình CTXH nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn, chúng tôi đã tiến hành lượng giá các hoạt động đã thực hiện và đạt được một số kết quả như sau:
- Hình thành và phát triển một số kỹ năng xã hội cần thiết: trong các buổi sinh hoạt nhóm, thông qua việc thảo luận, tương tác của các em và sự bổ sung, chia sẽ của tác giả đã giúp cho các em trải nghiệm, hình thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thiết lập mục tiêu, khả năng phân tích để tìm cách giải quyết cho các vấn đề khó khăn mà các em gặp phải… Đặc biệt hơn, các em giải bày được những khó khăn của bản thân và nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn từ đó áp dụng các cách giải quyết học được từ nhóm để chủ động ứng phó, đồng thời các em đã biết cách đặt mục tiêu học tập cho năm học mới, điều này rất có ý nghĩa trong kế hoạch học tập và xa hơn nữa là kế hoạch cuộc đời của các em.
- Phát triển mối quan hệ xã hội tích cực: tiến trình nhóm đã giúp các em tạo lập và tăng cường mối quan hệ với các thành viên khác. Các hoạt động tương tác, thảo luận, trình bày ý kiến trước nhóm giúp tăng cường sự tự tin, từ đó không còn rụt rè, nhút nhát. Ngoài ra, các em đã biết cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm khác biệt của người khác, điều này giúp cho các em biết quan tâm đến người khác và giảm bớt mâu thuẩn với những người xung quanh, hàng xóm, với các thành viên trong gia đình và trong trường học, từ đó hạn chế được vấn đề bỏ học do bạo lực học đường (một số em bỏ học do bị bạn bè bắt nạt).
- Nâng cao khả năng học tập: khó khăn trong học tập dù chưa thể giải quyết triệt để trong tiến trình nhóm, tuy nhiên các em cũng đã biết phân tích, nhận diện nguyên nhân và hậu quả của các khó khăn đó. Từ việc cùng nhau thảo luận các khó khăn trong học tập và tìm kiếm cách khắc phục, các em nhận thức tốt hơn về lợi ích của học tập và lựa chọn cho mình cách tự học hiệu quả. Kết hợp với việc chia sẽ về cách học của một bạn trong nhóm có kết quả tốt đã giúp các em có thêm phương pháp học tập để tham khảo, cùng với kỹ năng đặt mục tiêu và quản lý thời gian sẽ giúp các em có thể đạt kết quả khả quan trong năm học mới.
- Giảm bớt khó khăn trong cuộc sống: hoạt động thảo luận nhóm về các khó khăn trong cuộc sống đã giúp các em đã được bộc lộ, chia sẽ những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày như buồn chán, âu lo, nhút nhát. Cùng với sự lắng nghe, chia sẽ và khích lệ của các thành viên khác đã giúp các em có được sự đồng cảm và giảm bớt sự ức chế, căng thẳng. Thêm vào đó, bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong các buổi sinh hoạt, các trò chơi được thiết kế phù hợp cùng với sự tương tác nhóm đã giúp các em các hoạt bát, vui vẻ hơn so với trước khi tham gia nhóm. Ngoài ra, các kết quả thảo luận nhóm giúp các em thấy được khó khăn chung và tìm được một số giải pháp phù hợp để giải quyết, kết hợp với những kỹ năng được chia sẽ, trải nghiệm sẽ giúp các em tăng cường đáng kể khả năng ứng phó với các khó khăn, từ đó hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
- Gia tăng nguồn lực hỗ trợ: tiến trình can thiệp nhóm ngoài việc mang đến cho các em sự thay đổi, phát triển cũng đã thu hút được sự tham gia, quan tâm của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, từ đó góp phần thay đổi cách nhìn nhận và sự hỗ trợ của họ đối với các em. Trước tiên là sự quan tâm của chính các thành viên trong gia đình, nhất là cha mẹ của các em. Thông qua các cuộc tiếp xúc, trò chuyện, các phụ huynh cũng được bày tỏ tình cảm, suy nghĩ về vấn đề học tập và đời sống của con em mình, một số cho biết sẽ cố gắng hết sức để lo cho con được học hành đến nơi đến chốn, điều này cho thấy họ đã có những quan điểm tích cực về việc học và tương lai của con mình. Bên cạnh đó, nhà trường và chính quyền địa phương cũng đã có những thay đổi tích cực trong việc nhìn nhận khó khăn của nhóm học sinh này và có những quan tâm, hỗ trợ trong thời gian kế
tiếp. Những hỗ trợ thiết thực của hai đơn vị này trong suốt tiến trình can thiệp nhóm là rất đáng quý, cũng trong quá trình này, một thành viên trong nhóm cũng nhận được 01 chiếc xe đạp (trị giá 1,5 triệu) từ công ty ADC phối hợp với trường và địa phương thực hiện. Một số cán bộ địa phương, giáo viên chủ nhiệm và BGH trường THCS Bình Tấn cho biết trong thời gian tới cũng sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn đến các em như thăm hỏi, động viên, tổ chức sinh hoạt, tạo sân chơi lành mạnh để giúp cho các em hứng thú học tập và đạt kết quả tốt hơn. (Những thay đổi chi tiết của từng nhóm viên xem thêm ở phụ lục 8)
3.2.4. Kết thúc tiến trình can thiệp, chuyển giao nhóm
Trong buổi sinh hoạt cuối cùng của nhóm, chúng tôi đã tiến hành lượng giá tổng thể tiến trình nhóm, bao gồm mục đích nhóm, chương trình hoạt động, kiến thức, kỹ năng các em đạt được qua việc học hỏi lẫn nhau. Đồng thời cũng khích lệ sự tiến bộ của các em như khả năng trình bày trước tập thể, hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ nội quy nhóm và các điểm mạnh vốn có để các em tăng sự tự tin và duy trì trong học tập, cuộc sống. Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ý các em rằng hoạt động nhóm đã gia tăng được khả năng giải quyết vấn đề, tuy nhiên các em cũng cần phát huy tinh thần tự lập, tự nâng cao khả năng của mình để có thể giải quyết những vấn đề tương tự và cần khám phá thêm điểm mạnh, hạn chế của bản thân để phát huy hoặc khắc phục và hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
Tiến trình can thiệp nhóm một mặt đã giúp cho nhóm viên có cơ hội tìm hiểu, tương tác và thiết lập mối quan hệ xã hội nhau, cùng thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích, song cũng không thể kéo dài mãi, do vậy, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận về việc kết thúc. Kết quả các em đã lựa chọn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động nhóm trong năm học 2019-2020 với các chủ đề: kỹ năng kiểm soát, ứng phó với stress, kỹ năng suy nghĩ tích cực và chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thời gian thực hiện theo các mốc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng kể từ đầu năm học mới. Mặc dù rất muốn chuyển giao nhóm TC lại cho nhóm TNV và chính quyền địa phương để hỗ trợ, do những hạn chế nhất định, tác giả chưa xây dựng được nhóm TNV nòng cốt vì thế chính quyền địa phương đã đảm nhận việc hỗ trợ này.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ những khó khăn trong học tập và đời sống của các em học sinh sống xa cha mẹ ở xã Bình Tấn cùng với những hạn chế của các cha mẹ di cư nói riêng và phụ huynh của các em nói chung cho thấy cần phải có những hoạt động hỗ trợ để giúp các em vượt qua những khó khăn này. Thông qua việc tiếp cận, khảo sát và được sự đồng thuận của phụ huynh, kết hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của chính các em, tác giả đã tiến hành thực hiện CTXH nhóm với các em để góp phần giải quyết các khó khăn đó.
Tiến trình can thiệp nhóm diễn ra trong 06 buổi đã giúp cho nhóm thân chủ bộc lộ, chia sẽ được những vấn đề khó khăn mà các em đang gặp phải, qua đó giúp các em một mặt giảm bớt được cảm xúc tiêu cực và đồng thời học hỏi được kiến thức, kỹ năng cần thiết để giải quyết. Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, các em có cơ hội để rèn luyện, phát triển sự tự tin và tạo lập mối quan hệ xã hội với các thành viên của nhóm. Đồng thời, khả năng tổ chức, sắp xếp công việc và phân công nhiệm vụ cũng được các em trải nghiệm, đặc biệt là sự hỗ trợ nhau trong thực hiện trò chơi, nhiệm vụ đã giúp các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Các em học được cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác và tuân thủ những quy định của nhóm, điều này đã góp phần hạn chế những mâu thuẫn trong quá trình học tập cũng như đời sống hàng ngày, từ đó giảm bớt được những khó khăn không đáng có. Cùng với việc thảo luận tìm cách giải quyết khó khăn trong học tập, các em cũng được chính thành viên của nhóm chia sẽ phương pháp học tập, điều này góp phần phát triển khả năng tự học, từ đó có thể vươn lên đạt kết quả tốt và biết đặt mục tiêu học tập xa hơn. Ngoài ra, các hoạt động vui chơi trong những buổi sinh hoạt nhóm cũng mang lại cho các em những khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái, từ đó giảm bớt âu lo và hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống.
Tiến trình nhóm cũng đã trải qua một số khó khăn nhất định, tuy nhiên bằng sự kiên trì, nổ lực của các thành viên nhóm, sự hỗ trợ của chúng tôi cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhà trường, nhóm đã đạt