Tỷ Lệ % Các Mức Độ Nghiện Internet Của Học Sinh

Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ các mức độ nghiện internet của học sinh Ngu n Kết 1

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % các mức độ nghiện internet của học sinh

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Trong đó, biểu đồ 3.1 cho thấy số học sinh nghiện internet ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (61,7%), tiếp đến là mức độ nghiện vừa (37%) và mức độ nghiện nặngchiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,5%.

Tỷ lệ học sinh nghiện internet giới tính và khối/lớp: Yếu tố giới tính có liên quan đến hành vi nghiện internet ở học sinh. Cụ thể, so sánh tổng số khách thể ban đầu là 720 HS thì trong 378 HS nam tham gia trả lời có 156 HS bị nghiện (chiếm 41,3%); số HS nữ có 101/342 bị nghiện internet (chiếm 29,5%). Xét theo từng mức độ nghiện cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy ở các mức độ nghiện nhẹ, nghiện vừa và nghiện nặng thì tỷ lệ HS nam đều chiếm tỷ lệ nghiện internet cao hơn HS nữ.

Bảng 3.3: Tỷ lệ học sinh nghiện internet theo giới tính, khối/lớp và địa bàn cư trú


Các nhân tố

Nghiện internet

Tổng số

SL

%

SL

Tổng số

257

35,7

720


Giới tính

Nam

156

41,3

378

Nữ

101

29,5

342

Tổng số

257

35,7

720


Khối/Lớp

Lớp 6

21

11,6

181

Lớp 7

24

13,3

180

Lớp 8

77

42,8

180

Lớp 9

135

75,4

179

Tổng số

257

35,7

720


Địa bàn cư trú

Khu vực thành thị

144

40,0

360

Khu vực nông thôn, miền núi

79

32,9

240

Khu vực xã đảo

34

28,3

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về tỷ lệ học sinh nghiện internet theo khối/lớp, kết quả khảo sát cho thấy học sinh khối lớp 9 chiếm tỷ lệ cao nhất (75,4%), tiếp đến là học sinh lớp 8 (chiếm 42,8%), riêng học sinh khối lớp 7 và lớp 6 có tỷ lệ học sinh nghiện internet rất thấp (chiếm 13,3% và 11,6%). Xét về mức độ nghiện internet ở các khối/lớp, kết quả cho thấy HS chủ yếu nghiện ở mức nhẹ và mức vừa, trong khi mức nghiện internet nặng có 04 trường hợp là HS khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9.

Tỷ lệ học sinh nghiện internet theo địa bàn cư trú: Về địa bàn cư trú của học sinh, kết quả khảo sát cho thấy, các trường ở khu vực thành thị có tỷ lệ HS nghiện internet cao nhất (chiếm 40,0%), tiếp đến là các trường thuộc khu vực nông thôn,miền núi (chiếm 32,9%), trong khi các trường thuộc xã đảo có tỷ lệ nghiện internet thấp nhất (chiếm 28,3%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, HS nghiện internet theo địa bàn cư trú chủ yếu là nghiện internet mức vừa và mức nhẹ, nhưng ở mức nghiện internet nặng thì có 03 trường hợp HS thuộc khu vực thành phố và 01 trường hợp thuộc khu vực xã đảo.

3.2.2. Ảnh hưởng của nghiện internet đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

Có rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của nghiện internet đến HS nghiện internet. Luận án khái quát thành những ảnh hưởng về mặt sức khỏe; tinh thần, tâm lý; những ảnh hưởng về học tập, sinh hoạt, hành vi và một số ảnh hưởng khác.

Bảng 3.4. Những ảnh hưởng của nghiện internet với học sinh


Ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB

1

2

3

4

5

Về sức khỏe


3,12

Ê ẩm người, đau mỏi nhiều bộ phận trên cơ thể

(ngón tay, bả vai, lưng, …)


0,4


9,3


36,2


45,9


8,2


3,52

Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc; ăn không

ngon, biếng ăn


5,1


12,5


25,7


43,2


13,6


3,48

Cử động chậm chạp, khó tập trung chú ý

1,6

18,7

30,0

32,7

17,1

3,45

Giảm cân rõ rệt

0,4

51,8

47,9

0,0

0,0

2,47

Mắc một số bệnh về rối lọa tiêu hóa, đau dạ dày

1,9

51,0

44,4

0,0

2,7

2,51

Về tinh tâm lý, tinh thần


2,91

Tâm trạng lo lắng, bồn chồn

4,3

35,4

34,6

19,1

6,6

2,88

internet


5,4


34,6


29,2


23,0


7,8


2,93

Ám ảnh, sợ hãi

8,6

45,9

35,0

8,6

1,9

2,49

Ngại tiếp xúc, giao tiếp với người thân, bạn bè

2,7

35,0

42,4

19,8

0,0

2,79

Việc học tập, tham gia các hoạt động


2,74

Thiếu tập trung, mất hứng thú hoặc bỏ bê việc học để

sử dụng internet, game online


4,3


34,6


35,8


18,3


7,0


2,89

Thành tích học tập giảm sút

1,9

16,3

19,5

57,2

5,1

3,47

Luôn từ chối việc phân công của lớp

22,2

28,4

26,8

19,8

2,7

2,53

Tránh hoặc ít tham gia vào các hoạt động của trường,

của lớp


57,2


33,9


7,4


1,6


0,0


1,53

Ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc


1,98

Có hành vi đánh nhau hoặc gây hấn với bạn bè liên

quan đến mối quan hệ trên mạng internet


64,2


25,7


10,1


0,0


0,0


1,46

Sử dụng thuốc lá, rượu bia, hay các chất kích thích

khác kể từ khi sử dụng internet


51,4


24,5


12,8


8,6


2,7


1,87

Nói dối để được sử dụng internet

51,0

32,3

10,1

5,4

1,2

1,74

Lấy trộm tiền để được sử dụng mạng

55,3

34,2

7,0

3,5

0,0

1,59

Văng tục, chửi bậy, gây rối trật tự công cộng

55,6

34,2

6,2

3,1

0,8

1,59

Vấn đề khác


1,57

Nhận được lời đe dọa, bắt nạt thông qua mạng

internet


47,5


45,5


5,8


1,2


0,0


1,61

Bị nhắn tin mắng chửi, bôi nhọ, nói xấu

52,1

33,9

12,1

1,9

0,0

1,64

Từng bị quấy rối, gạ gẫm, gợi tình trên mạng internet

64,6

26,1

8,6

0,8

0,0

1,46

Bị đăng tải hình ảnh, clip riêng tư của mình lên mạng

internet


51,4


38,5


10,1


0,0


0,0


1,59

Căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt từ khi sử dụng

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3; Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về ảnh hưởng của nghiện internet đối với sức khỏe, kết quả từ bảng 3.4 cho thấy HS nghiện internet cảm thấy “Ê ẩm người, đau mỏi nhiều bộ phận trên cơ thể (ngón tay, bả vai, lưng,…) là ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB = 3,52). Theo đó, có 45,9% HS trả lời bị ảnh hưởng ở mức cao; 36,2% ảnh hưởng ở mức trung bình. Bên cạnh đó có

56,8% HS cho là ảnh hưởng khiến “Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc; ăn không ngon, biếng ăn” ở mức cao và rất cao; 48,9% HS cho là bản thân cử động chậm chạp, khó tập trung chú ý trong công việc, học tập và sinh hoạt.

Về ảnh hưởng đối với vấn đề tâm lý, tinh thần của HS nghiện internet, kết quả cho thấy sự ảnh hưởng vấn đề này không thực sự nghiêm trọng, các nhân tố trong bảng khảo sát có điểm trung bình không cao chủ yếu dao động ở mức ảnh hưởng trung bình. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất đó là “Căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt từ khi sử dụng internet”, gồm 23% ý kiến cho là ảnh hưởng mức trung bình; 34,6% cho là hiếm khi xuất hiện các biểu hiện đó.

Đối với việc học tập và tham gia các hoạt động, rất nhiều học sinh cho rằng việc bị nghiện internet khiến “thành tích học tập của các em bị sa sút”, trong đó có 57,2% số HS cho là bị ảnh hưởng ở mức cao, chỉ có 1,9% em cho là ảnh hưởng rất thấp.

Về vấn đề hành vi, cảm xúc, kết quả khảo sát cho thấy việc bị nghiện internet không ảnh hưởng nhiều đến hành vi hay cảm xúc của các em. Cụ thể, ĐTB chung của yếu tố này chỉ là 1,98 điểm, tương đương mức hiếm khi bị ảnh hưởng. Trong đó, biểu hiện đáng lo ngại nhất là một số em khi sử dụng internet nhiều có “Sử dụng thuốc lá, rượu bia, hay các chất kích thích khác kể từ khi sử dụng internet” (ĐTB = 1,87) và “Nói dối để được sử dụng internet” (ĐTB = 1,74). Riêng một số vấn đề khác như: Nhận được lời đe dọa, bắt nạt thông qua mạng internet; Bị nhắn tin mắng chửi, bôi nhọ, nói xấu; Từng bị quấy rối, gạ gẫm, gợi tình trên mạng internet; Bị đăng tải hình ảnh, clip riêng tư của mình lên mạng internet hiếm khi học sinh gặp phải (ĐTBC = 1,57).

Như vậy, trong các ảnh hưởng của nghiện internet đối với học sinh nghiện internet thì sự ảnh hưởng lớn nhất là đối với sức khỏe và thành tích học tập bị sa sút. Các vấn đề còn lại về tâm lý, hành vi, cảm xúc có ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức thỉnh thoảng hoặc ít khi xuất hiện đối với học sinh nghiện internet.

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh bị nghiện internet tác giả khái quát thành hai nhóm yếu tố cơ bản là yếu tố chủ quan và khách quan được thể hiện ở bảng 3.5 và được phân tích ở các tiểu mục dưới đây.

Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh bị nghiện internet

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB

1

2

3

4

5

Học sinh nghiện internet

3,00

Có nhiều thời gian rảnh rỗi

1,9

7,8

31,5

45,1

13,6

3,61

Sử dụng internet để giải tỏa những căng thẳng,

buồn chán

3,1

2,3

32,3

47,9

14,4

3,68

Sử dụng internet để khẳng định bản thân

0,4

59,1

40,5

0,0

0,0

2,40

Không có bạn bè để chơi

9,7

50,2

40,1

0,0

0,0

2,30

Gia đình học sinh

2,81

Cha mẹ không có thời gian quan tâm

1,6

53,3

45,1

0,0

0,0

2,44

Gia đình có sự mâu thuẩn, xung đột

1,2

21,0

44,4

25,3

8,2

3,18

Bạn bè

3,57

Bạn bè rủ rê sử dụng internet

1,2

3,5

30,7

49,0

15,6

3,74

Bị bạn bè cô lập

2,7

11,3

41,6

32,7

11,7

3,39

Ảnh hưởng từ yếu tố khác

3,37

Mạng internet quá hấp dẫn, không thể từ chối

5,8

8,6

33,5

33,9

18,3

3,50

Buồn chán do thiếu các sân chơi phù hợp

4,7

10,9

32,7

47,9

3,9

3,35

Việc học quá áp lực

2,3

15,6

44,7

28,8

8,6

3,26

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3; Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về yếu tố chủ quan: Là yếu tố xuất phát từ phía HS nghiện internet, trong các nhân tố được khảo sát được trình bày ở bảng 3.5 thì theo HS nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nghiện là do các em có mong muốn tìm đến việc “Sử dụng internet để giải tỏa những căng thẳng, buồn chán trong cuộc sống”. Điểm trung bình ở nhân tố này là 3,68, tương đương nhóm nguyên nhân thuộc mức xảy ra cao. Tiếp theo là nguyên nhân xuất phát từ việc HS có “nhiều thời gian rảnh rổi” (ĐTB = 3,61) nên thường lên mạng từ đó trở thành thói quen khó bỏ, quá lệ thuộc vào internet và dẫn đến nghiện lúc nào không hay.

Các yếu tố khách quan: Yếu tố khách quan bao gồm sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, tính chất gây nghiện của internet và một số yếu tố khác.

Trước hết, yếu tố xuất phát từ gia đình: Theo trả lời của HS nghiện internet, việc các em lạm dụng internet nhiều là do “Gia đình có sự mâu thuẫn, xung đột”, trong đó có 44,4% cho là ảnh hưởng mức trung bình; 25,3% cho là bị ảnh hưởng ở mức cao. Điều đó nói lên rằng có hơn một nửa trong số những HS nghiện internet trong mẫu nghiên cứu có cấu trúc gia đình không được tốt, có vấn đề nhất định. Ngoài ra, cha mẹ không có thời gian quan tâm cũng là lý do khiến HS nghiện internet. Tuy nhiên, điểm trung bình của nội dung này được HS đánh giá tương đối thấp là 2,44 (trung bình), điều đó cho thấy đa số HS nghiện internet vẫn có sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và điều này cho thấy việc các em nghiện internet có thể xuất phát từ nhiều lý do khác ngoài yếu tố liên quan đến gia đình. Kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy với giá trị Sig. của P = 0,96 > 0,05 (Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê), do vậy có thể kết luận rằng yếu tố gia đình không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS nghiện internet (Xem phụ lục 4.6).

Thứ hai, về yếu tố xuất phát từ bạn bè: Theo kết quả từ bảng thống kê mô tả cho thấy, yếu tố bị Bạn bè rủ rê sử dụng internet là yếu tố có nguy cơ cao nhất dẫn đến tình trạng nghiện internet ở học sinh THCS. Cụ thể, có 64,6% HS cho ảnh hưởng mức cao và rất cao; 30,7% cho là ảnh hưởng trung bình, rất ít HS đánh giá ở mức thấp và rất thấp. Bên cạnh đó, còn có 44,4% cho là nguyên nhân do bị bạn bè cô lập nên tìm đến mạng internet để tìm kiếm niềm vui cho riêng mình cũng là nguyên nhân cao dẫn đến bị nghiện internet.

Thứ ba, yếu tố liên quan đến tính chất gây nghiện của internet: Đây là yếu tố được HS nghiện internet đánh giá với mức điểm tương đối cao so với các nhân tố khác trong bảng khảo sát (ĐTB = 3,50: mức cao): có 33,9% trả lời ở mức ảnh hưởng cao và 18% cho là ảnh hưởng rất cao. Ngoài những yếu tố trên, việc HS bị nghiện internet còn có sự tác động của một số yếu tố khác như sự áp lực từ việc học tập, thi cử; buồn chán do thiếu sân chơi phù hợp với lứa tuổi, … Kết quả khảo sát cho thấy có 37,4% các em bị áp lực từ việc học tập dẫn đến nguy cơ cao và rất cao; 51,8% ý kiến trả lời mức cao và rất cao khi cho rằng do buồn chán do thiếu sân chơi phù hợp dẫn đến các em tìm đến mạng internet nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và từ đó các em bị nghiện internet.

Thực hiện kiểm định Pearson về mối tương quan giữa các yếu tố dẫn đến tình trạng nghiện internet ở học sinh THCS cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê giữa yếu tố bạn bè (P = 0,007 < 0,05; r = 0,168) và một số yếu tố khác xuất phát từ áp lực thi cử và buồn chán vì thiếu sân chơi phù hợp (P = 0,032 < 0,05; r = 0,134) với tình trạng nghiện internet của HS nghiện internet ở các trường THCS tại tỉnh Bình Định. Điều đó nói lên rằng yếu tố bạn bè, những áp lực từ thi cử và việc thiếu sân chơi phù hợp là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng nghiện internet của học sinh. Riêng các yếu gia đình, yếu tố thuộc về bản thân học sinh hay yếu tố tính chất của mạng internet không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) (Xem phụ lục 4.5), vì vậy không được xem là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng nghiện internet của HS mà nó được coi là yếu tố nguy cơ cần được quan tâm trong việc đưa ra các giải pháp hạn chế tình trạng nghiện internet ở học sinh THCS.

3.3. Thực trạng công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet tại tỉnh Bình Định

3.3.1. Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp cho học sinh nghiện internet

Can thiệp, trợ giúp học sinh nghiện internet thay đổi hành vi sử dụng internet là vấn đề không thực sự đơn giản, cần có sự quan tâm phối hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt cần có những chuyên gia về tâm lý học đường, NVCTXH trường học. Khác với cán bộ, giáo viên trong trường học, công việc chủ đạo là dạy học và giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HS thì NVCTXH trường học chuyên nghiệp là những người được trang bị kiến thức chuyên sâu về tâm lý học sinh, hành vi con người và môi trường xã hội; kiến thức về lý thuyết, các phương pháp thực hành trong CTXH để giải quyết những vấn đề khó khăn mà học sinh gặp phải liên quan đến bạo lực, xâm hại, nghiện chất và nghiện internet, game onlines, … Vì vậy, trong bối cảnh trong môi trường học đường đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp làm cản trở đến việc học tập của HS thì sự xuất hiện của NVCTXHTH là vô cùng cần thiết.

Để có cơ sở xây dựng phương pháp thực nghiệm tác động phương pháp CTXH đối với học sinh nghiện internet, cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả CTXH trong trường học thì việc tìm hiểu về nhu cầu của HS nghiện internet và

cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học về nhu cầu hoạt động CTXH là rất quan trọng. Khi được hỏi: “Trong quá trình sử dụng internet hoặc game online, nếu gặp phải những khó khăn về tâm lý, sức khỏe thể chất, tâm thần hay những vấn đề khó khăn khác bạn có tìm đến sự hỗ trợ nào hay không?, kết quả khảo sát cho thấy có 65,8% số HS bị nghiện đã tìm đến sự trợ giúp từ những nguồn khác nhau. Trong đó, biểu đồ 3.2 cho thấy có 33,5% số HS nghiện internet cho rằng các em đã tìm đến sự giúp đỡ từ phía cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học. Điều đó phần nào đã phán ảnh được nhu cầu của HS về sự giúp đỡ của NVCTXH trong trường học khi các em có vấn đề khó khăn như sự tác động của việc bị nghiện internet.

Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ nguồn trợ giúp học sinh nghiện internet tìm đến khi gặp 2

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nguồn trợ giúp học sinh nghiện internet tìm đến khi gặp khó khăn

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Theo chia sẻ của một nam HS: “Em sử dụng internet để chơi game onlines từ nhiều năm nay, việc này làm cho em tốn rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến thành tích học tập. Bố mẹ cũng khuyên bảo em từ bỏ nó nhưng thú thực rất khó khăn để em từ bỏ nó. Em đến đã chủ động gặp thầy cô là cán bộ CTXHTH và được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để giảm thiểu việc sử dụng internet. Em thấy NVCTXH trong trường học làm việc rất có tâm huyết, nhiệt tình. Bản thân em nghỉ rằng nên có Trung tâm CTXH trong trường học để có thêm các anh chị làm CTXH về làm việc và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho HS trong nhiều vấn đề khác nhau” (N.T.N. Nam, 14 tuổi, Trường THCS Ghềnh Ráng).

Không chỉ riêng HS, theo chia sẻ của cán bộ, giáo viên trong các trường THCS

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí