2.4.3. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước
Yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách là nền tảng pháp lý để mọi ngành, nghề thực thi nhiệm vụ, các hoạt động trong giới hạn cho phép. Năm 2010, đánh dấu mốc quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32, phê duyệt Đề án nghề CTXH ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu tổ chức đào tạo; đào tạo lại; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, trong đó bao gồm NVCTXH làm việc trong lĩnh vực học đường. Đặc biệt mới đây nhất là vào ngày 22/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số Số: 112/QĐ-TTg về “phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021- 2030”, trong đó mục tiêu nêu rõ trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 đạt 60% các cơ quan, tổ chức, cơ sở xã hội, trường học, bệnh viện, xã, phường, … có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ công chức, nhân viên CTXH thuộc chức danh chuyên trách [49] [51]. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, cơ sở xã hội ở các tỉnh thành trong cả nước vận dụng thực thi các nhiệm vụ cụ thể trong can thiệp, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển đất nước ngày càng tiến bộ. Tuy vậy, cho đến nay việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển Nghề CTXH vẫn còn gặp phải những hạn chế, vướng mắc, chưa đạt được sự kỳ vọng cao so với nhu cầu xã hội. Bằng chứng là, chúng ta vẫn còn thiếu quy định pháp lý về phê duyệt, cấp phép đào tạo CTXH theo chuẩn nghề nghiệp,... hay quy định pháp luật về thi "sát hạch" chuyên môn và cấp giấy phép hành nghề trong một số lĩnh vực chuyên biệt [62].Đặc biệt, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có Luật Nghề CTXH, đây được xem là cơ sở pháp lý cao nhất (chỉ dưới Hiến pháp) để thực hiện phát triển nghề CTXH theo hướng chuyên nghiệp, mặc dù trước đó vào ngày 22 tháng 10 năm 2018 Bộ LĐTB&XH đã xây dựng Dự thảo về Luật Công tác xã hội nhưng đến nay vẫn chưa đi đến sự thống nhất. Nhìn chung việc thực hiện các lĩnh vực trong CTXH chỉ dựa trên một số Nghị định, Quyết định, Thông tư của các Bộ, ngành, … song giá trị pháp lý còn thấp, có sự chồng chéo, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các lĩnh vực CTXH nói chung và CTXH trong trường học.
Để phát triển CTXH trong trường học, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 327 về Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục 2017 – 2020 và Thông
tư số 33 năm 2018 về Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học [60] và mới đây vào ngày 20 tháng 7 năm 2020, trong Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ cũng nhấn mạnh đến vai trò và nhiệm vụ của NVCTXH trong trường học. Như vậy trong hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động CTXH để can thiệp, hỗ trợ HS có vấn đề khó khăn do bạo lực, xâm hại, nghèo đói, các vấn đề sức khỏe, hành vi lệch chuẩn, nghiện internet, … Mặc dù vậy, hiện nay việc thực hiện CTXH trong trường học vẫn còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, hiện nay ở các trường học chưa có chỗ đứng cụ thể cho các NVCTXH được đào tạo chuyên nghiệp, hầu hết các trường vì nhiều lý do liên quan đến số lượng đội ngũ cán bộ nên không thể nhận thêm vị trí mới buộc họ phải điều động cán bộ kiêm nhiệm làm lĩnh vực hoạt động CTXH. Trong khi những đội ngũ cán bộ đó lại không được đào tạo chính quy về CTXH, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các hoạt động CTXH trong trường học trong can thiệp, hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn nói chung và các vấn đề hành vi như nghiện internet.
2.4.4. Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường
Mặc dù, trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) [59], nhưng nhìn chung CTXH trường học vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các cấp lãnh đạo ở các trường học. Điều đó dẫn đến nhiều cán bộ quản lý chưa được trang bị những kiến thức tốt nhất liên quan đến nghề CTXH và đặc biệt là hiểu được sứ mệnh quan trọng của nhân viên CTXH ở trường học trong việc trợ giúp HS giải quyết những vấn đề có tính chất phức tạp đang diễn ra trong môi trường học đường như nghiện internet, bạo lực học đường, xâm hại tình dục.v.v.
Bên cạnh đó, nhiều trường học còn thiếu hệ thống cơ sở vật chất hoặc không đảm bảo chất lượng như: không gian làm việc của NVXH; các trang thiết bị máy móc, dụng y tế phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh; các trang cấp, đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt; hệ thống khuôn viên, cây xanh; khu vui chơi, giải trí, …có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet.
2.4.5. Sự quan tâm, phối hợp của gia đình
Đối với lứa tuổi HS nói chung, gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo việc giáo dục nhận thức và định hướng cho sự phát triển tương lai. Nhiều phụ huynh có
HS nghiện internet vì trình độ học vấn thấp nên không hiểu hết những tác hại của việc con em mình bị nghiện internet và phương pháp điều trị hiệu quả. Cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn hoặc không có thời gian chăm sóc con cái nên phó mặc vấn đề cho trẻ. Hơn nữa, có nhiều phụ huynh vì không tin tưởng vào sự trợ giúp của NVXH và vì vậy họ không có sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin cũng như phối hợp trong quá trình trị liệu cho HS.
2.4.6. Nhận thức, sự quan tâmcủa cộng đồng
Không chỉ có phụ huynh của HS nghiện internet, mà nhiều người dân trong cộng đồng (CĐ) chưa biết đến nghề CTXH. Sự mơ hồ, hiểu không đúng vai trò, trách nhiệm của NVXH là yếu tố dẫn đến nhiều người dân không chịu hợp tác và đặt niềm tin vào sự trợ giúp của NVXH đối với HS nghiện internet, điều đó gây ảnh hưởng lớn đối trong việc vận động, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ các đối tượng và thực hiện hoạt động phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành vi nghiện internet ở giới trẻ hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Trong nghiên cứu về nghiện internet đã có nhiều xu hướng khác nhau, tuy nhiên đa số các nghiên cứu đều cho rằng nghiện internet là một dạng nghiện hành vi, nó không liên quan gì đến chất gây nghiện. Người bị nghiện internet thường sử dụng internet một cách quá mức, với độ dung nạp ngày càng cao, mất khả năng kiểm soát việc sử dụng internet từ đó gây ra những hậu quả tiêu cực về nhận thức, cảm xúc và hành vi.Công tác xã hội với học sinh nghiện internet là tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp nhằm hướng đến hỗ trợ học sinh nghiện nâng cao kiến thức, năng lực bản thân để giảm thiểu hành vi nghiện internet, từ đó giúp các em thực hiện tốt các chức năng xã hội và phát triển lành mạnh như những học sinh bình thường khác trong trường học.Luận án chia làm hai nhóm hoạt động cơ bản trong hoạt động trợ giúp HS nghiện internet là: Nhóm các hoạt động phòng ngừa đối với học sinh THCS nghiện internet; Nhóm các hoạt động can thiệp, vận động, kết nối giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội đối với HS nghiện internet.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
3.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Bình Định là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên 6039 km2; dân số tỉnh Bình Định gồm có 1,485,943 người; gồm có 9 huyện, 1 thị xã và thành phố Quy Nhơn. Tỉnh Bình Định có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế; Nằm ở trung điểm của trục giao thông đường bộ, sắt Bắc và Nam của Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, nhân lực dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009 / QĐ-TTg ngày 14/4/2009) đã xác định Bình Định. Sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước [170]. Hiện toàn tỉnh có 50 trường THPT, 142 trường trung học cơ sở, 242 trường tiểu học và 192 trường mầm non, với gần 350 nghìn học sinh; Có 1 trung tâm GDTX tỉnh và 10 trung tâm GDTX & HN, 4 trung tâm ngoại ngữ tin học và 5 trung tâm tin học. Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng và hoạt động ngày càng năng động [10].
Trường THCS Quang Trung: Trường THCS Quang Trung thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Hiện nay, nhà trường có 38 cán bộ, giáo viên, trong đó trình độ chuyên môn của cán bộ đạt chuẩn 100%. Số cán bộ giáo viên đang được biên chế trong 05 tổ bộ môn: Toán - Tin; Lý - CN - TD; Hóa - Sinh - Thể - CN; Văn - GDCD; NN - Sử - Địa. Trong năm học 2017- 2018, toàn trường có 608 học sinh, trong đó khối 6 gồm 183 HS; khối 7 có 157 HS; khối 8 có 124 HS và khối 9 gồm 144 HS. 100% học sinh là người dân tộc kinh . Về kết quả học tập: loại giỏi chiếm 7,9%; khá 38,1%; TB 50% và yếu 4%.
Trường THCS Ghềnh Ráng: Trường THCS Ghềnh Ráng nằm ở khu vực III, phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn. Hiện nayđội ngũ cán bộ, giáo viên, công
nhân viên nhà trường: 33 ; trong đó: BGH: 02, giáo viên: 28, nhân viên: 03. Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 24/28 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (tỷ lệ 85,71%).Năm học 2017- 2018, toàn trường có 462 học sinh, trong đó khối 6 gồm 116 HS; khối 7 có 113 HS; khối 8 có 130 HS và khối 9 gồm 103 HS. Hầu hết học sinh ở trường đều là người dân tộc kinh.Về kết quả học tập và rèn luyện năm 2017 - 2018 như sau: có 85 học sinh đạt học lực giỏi, 212 học sinh đạt học lực khá, 152 HS đạt loại TB và có 13 HS có học lực loại yếu; về hành kiểm: xếp loại tốt có 342 HS, 117 HS xếp loại khá (chiếm 18,5%) và hành kiểm TB có 3 HS (chiếm 1,4%).
Trường THCS Nhơn Bình:Trường THCS Nhơn Bình thuộc phường Nhơn Bình, Tp.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện nay, nhà trường có 34 cán bộ, giáo viên, trong đó đa số có trình độ chuyên môn Đại học (25 người); 02 giáo viên có trình độ Cao đẳng và 02 có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp; 01 thạc sĩ và 01 trình độ Sơ cấp.Năm học 2017- 2018, toàn trường có 1277 học sinh, trong đó khối 6 gồm 387 HS; khối 7 có 330 HS; khối 8 có 303 HS và khối 9 gồm 257 HS. Hầu hết học sinh ở trường đều là người dân tộc kinh.Về kết quả học tập và rèn luyện năm 2017 - 2018 như sau:trên 11% học sinh đạt học lực giỏi, 48% học sinh đạt học lực khá. Tuy nhiên, vẫn có 5 học sinh xếp loại học lực yếu chiếm 1.05%; Hạnh kiểm: 98.53% học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt, 1.47% xếp loại kém
Trường THCS Nhơn Hải: Trường THCS Nhơn Hải ở thôn Hải Nam, Xã Nhơn Hải, Thành phố Quy Nhơn.Hiện nay, nhà trường có 23 cán bộ, giáo viên, trong đó đa số có trình độ chuyên môn Đại học (19 người); 01 giáo viên có trình độ Cao đẳng và 01 có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp; có 01 nhân viên có trình độ THCS. Cán bộ giáo viên, nhân viên luôn có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt các danh hiệu thi đua cao. Năm học 2017- 2018, toàn trường có 361 học sinh, trong đó khối 6 gồm 106 HS; khối 7 có 90 HS; khối 8 có 94 HS và khối 9 gồm 70 HS. Đa số học sinh là người dân tộc kinh (có 361 HS), có 01 HS thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.Về kết quả học tập và rèn luyện năm 2017 - 2018 như sau: HS đạt học lực giỏi chiếm 11,9%, học lực khá chiếm 47,5%, HS đạt loại TB chiếm 38,7% và HS có học lực loại yếu là1,9%; về hành kiểm: xếp loại tốt chiếm 80,1%, loại khá chiếm 18,5% và hành kiểm TB chiếm 1,4%.
Trường THCS Vân Canh:Nằm trên địa bàn làng Canh Tân, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Trường được thành lập vào năm 2004 (tách từ trường PTDTNT Vân Canh). đội ngũ cán bộ, nhân viên của trường hiện nay gồm 37
người. trong đó có 25 GV có trình độ ĐH, 9 GV trình độ CĐ, 2 Cán bộ trình độ TC. Hiện nay trường có 520 học sinh, trong đó có 247 HS thuộc nhóm dân tộc ít người. Trong năm học 2017 – 2018 nhà trường có 54 HS giỏi, 166 HS khá, 271 HS có học lực TB và 29 HS yếu.
Trường THCS Ân Nghĩa: Trường thuộc huyện miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Hiện nay nhà trường có 38 người là cán bộ, giáo viên. Hiện nay trường có 608 HS, trong đó khối lớp 6 là 183; lớp 7 là 157; lớp 8 có 124 HS và lớp 9 có 144 HS. Về học lực, trong năm 2017 – 2018, học sinh giỏi chiếm 7,9%; HS khá chiếm 38,1%; HS trung bình 50% và học sinh có học lực yếu chiếm 4%.
3.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu
(1)Đặc điểm khách thể là HS nghiện internet:
Khách thể nghiên cứu gồm 257 HS nghiện internet được khảo sát từ 6 trường THCS tại địa bàn tỉnh Bình Định với một số đặc điểm được mô tả ở bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là học sinh nghiện internet
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Giới tính | Nam | 156 | 60,7 |
Nữ | 101 | 39,3 | |
Học lực | Giỏi | 17 | 6,6 |
Khá | 53 | 20,6 | |
Trung bình | 115 | 44,7 | |
Yếu | 72 | 28,0 | |
Nghề nghiệp của bố mẹ | Làm nông nghiệp | 46 | 17,9 |
Làm nghề biển | 26 | 10,1 | |
Cán bộ công chức, viên chức | 13 | 5,1 | |
Làm công nhân, lao động phổ thông | 77 | 30,0 | |
Kinh doanh, buôn bán | 61 | 23,7 | |
Không có việc làm | 34 | 13,2 | |
Hoàn cảnh gia đình | Mồ côi cha hoặc mẹ | 10 | 3,9 |
Cha mẹ ly dị, ly thân | 23 | 8,9 | |
Sống với người khác dù còn cha mẹ | 8 | 3,1 | |
Sống với cả cha mẹ | 210 | 81,7 | |
Cha mẹ đi làm xa, bạn ở nhà với anh chị hoặc họ hàng | 6 | 2,3 | |
Trung bình sử dụng internet trong ngày | Từ 3 – 5 giờ | 143 | 55,6 |
Từ 1 – 3 giờ | 56 | 21,8 | |
Trên 5 giờ | 42 | 16,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Mức Độ Và Biểu Hiện Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở Nghiện Internet
- Các Nguyên Tắc Và Phương Pháp Của Công Tác Xã Hội Làm Việc Với Học Sinh Trung Học Cơ Sở Nghiện Internet
- Một Số Lý Thuyết Liên Quan Đến Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Việc Can Thiệp, Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Nghiện Internet
- Tỷ Lệ % Các Mức Độ Nghiện Internet Của Học Sinh
- Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Học Sinh Trung Học Cơ Sở Nghiện Internet
- Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Tâm Lý – Xã Hội, Tạo Ra Môi Trường Giáo Dục Thân Thiện, Lành Mạnh
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Dưới 1 giờ | 16 | 6,2 | |
Vấn đề quan tâm khi sử dụng internet (Câu hỏi nhiều lựa chọn) | Chơi trò chơi trực tuyến (game online) | 130 | 31,0 |
Giải trí (nghe nhạc, xem phim, xem hài thư giãn,…) | 78 | 18,6 | |
Vào các trang mạng xã hội (facebook, Zing Me,…) | 60 | 14,3 | |
Kiểm tra thư điện tử (email) | 45 | 10,7 | |
Lướt Website để đọc tin tức | 31 | 7,4 | |
Chát/Tán gẫu | 29 | 6,9 | |
Mua hàng, bán hàng trực tuyến | 28 | 6,7 | |
Tìm kiếm tài liệu cho học tập/ nghiên cứu | 19 | 4,5 |
(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)
Về giới tính của HS nghiện internet, trong số 257 HS nghiện internet có 156 HS là nam giới, chiếm 60,7%; riêng tỷ lệ HS nữ bị nghiện internet thấp hơn, chiếm 39,3%. Về học lực của HS nghiện internet, kết quả cho thấy HS nghiện internet đạt loại trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,7%, thấp nhất là HS loại học lực giỏi chiếm 6,6%. Điều đó cho thấy, hệ quả của việc nghiện internet có ảnh hưởng nhiều đến thành tích học tập của HS. Tìm hiểu nghề nghiệp của bố mẹ có con em bị nghiện internet, tỷ lệ HS nghiện có bố mẹ làm công nhân, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%, thấp nhất là con em có bộ mẹ là công chức, viên chức nhà nước. Đối với hoàn cảnh gia đình, kết quả cho thấy đa số HS nghiện internet đang sống cùng cha mẹ chiếm 81,7%, số còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Về thời gian sử dụng internet trung bình trong ngày của HS nghiện internet là từ 3 đến 5 giờ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 55,6%, rất ít học sinh sử dụng dưới 1 giờ trên ngày. Qua đó cho thấy thời gian mà các em dành cho việc sử dụng internet là quá nhiều, rõ ràng nó ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sinh hoạt, việc vận động của HS.
Các vấn đề HS nghiện internet quan tâm nhất khi sử dụng internet là chơi các trò chơi điện tử (games online) chiếm 31%, có rất ít HS sử dụng để tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học (chiếm 4,5%).
(2) Đặc điểm khách thể là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học:
Khách thể tham gia khảo sát (bảng 3.2) là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học (NVCTXHTH) gồm có 100 người, trong đó nữ nhân viên chiếm 54% và nam nhân viên là 46%. Về độ tuổi NVCTXHTH gồm 18 – 25 tuổi chiếm 34%; 26 đến 35 tuổi chiếm 39%, thấp nhất là độ tuổi trên 46 tuổi. Về trình độ nghề nghiệp, tỷ lệ NVCTXHTH có trình độ Đại học là nhiều nhất (chiếm 65%); tiếp đến là Cao Đẳng
chiếm 28%. Trình độ chuyên môn của NVCTXHTH chủ yếu học Sư phạm chiếm 65%; chỉ có 3% có chuyên môn CTXH. Đối với thâm niên nghề nghiệp, các nhân viên làm việc từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%, thấp nhất là dưới 1 năm chiếm 13%.
Bảng 3.2. Đặc điểm khác thể là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
Gới tính | Nam | 46 | 46,0 |
Nữ | 54 | 54,0 | |
Độ tuổi | Từ 18-25 tuổi | 34 | 34,0 |
Từ 26-35 tuổi | 39 | 39,0 | |
Từ 36-45 tuổi | 17 | 17,0 | |
Trên 46 tuổi | 10 | 10,0 | |
Trình độ nghề nghiệp | Tốt nghiệp THPT | 0 | 0,0 |
Trung học chuyên nghiệp | 4 | 4,0 | |
Cao đẳng | 28 | 28,0 | |
Đại học | 65 | 65,0 | |
Sau Đại học | 3 | 3,0 | |
Chuyên môn được đào tạo | Công tác xã hội | 3 | 3,0 |
Giáo dục đặc biệt | 2 | 2,0 | |
Sư Phạm | 65 | 65,0 | |
Khác | 30 | 30,0 | |
Số năm làm việc | Dưới 1 năm | 13 | 13,0 |
Từ 1-3 năm | 25 | 25,0 | |
Từ 3-5 năm | 38 | 38,0 | |
từ 5 năm đến trên 10 năm | 24 | 24,0 | |
Tổng số | 100 | 100,0 |
(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)
3.2. Thực trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở
3.2.1. Tỷ lệ học sinh nghiện internet phân theo các yếu tố
Các mức độ nghiện internet: Dựa trên bộ tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện internet của Kimberly S,Young và được Việt ngữ bởi Lê Minh Công, khảo sát cho thấy trong 720 học sinh sử dụng mạng internet đã có 257 trường hợp (chiếm 35,7%) rơi vào trường hợp nghiện internet.