Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Lãi Suất Và Thực Tiễn Áp Dụng

đến 100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Có nghĩa là lãi suất tái cấp vốn được xác định trên cơ sở lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Từ cuối tháng 5/1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn được xác định mức cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ một cách hiệu quả hơn. Và mức cụ thể được xác định trên cơ sở quy định về trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Từ tháng 10/1999, NHNN bắt đầu hình thành 2 loại lãi suất: lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu được thực hiện ở mức thấp hơn lãi suất tái cấp vốn, vì nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu được đảm bảo bằng giấy tờ có giá có độ rủi ro gần bằng 0.

Thực hiện công cụ tái cấp vốn, từ năm 1994 đến nay NHNN đã từng bước hình thành và hoàn thiện cơ chế cho vay các NHTM trên cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các NHTM để cho vay nền kinh tế; tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của NHNN, không cung ứng tràn lan như các năm trước đây, qua đó mà NHNN có thể kiểm soát được lạm phát; việc cho vay thanh toán bù trừ đã hỗ trợ việc phát triển hệ thống thanh toán giữa các TCTD.

Trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 NHNN tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn như hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD. Theo đó, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay tái cấp vốn từ 7-8%/năm. Các TCTD tham gia vay tái cấp vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu. Thông thường vào thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các NHTM do nhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy bất cứ một khâu nào gặp ách tắc sẽ kéo theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Vì vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, qua đó duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán [10, 17].

Tuy nhiên công cụ tái cấp vốn đến nay vẫn còn một số hạn chế được thể

hiện ở những khía cạnh sau:

- Việc tái cấp vốn chưa thực hiện một cách phổ biến trong toàn hệ thống, mới tập trung cho 4 NHTM quốc doanh. Hơn nữa việc tái cấp vốn cho các NHTM quốc doanh chủ yếu thực hiện theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ, việc tái cấp vốn theo chỉ định chiếm tỷ trọng lớn phần nào hạn chế tính năng động của công cụ này. Do vậy nghiệp vụ tái cấp vốn chưa thực hiện được nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tạm thời về vốn khả dụng của các NHTM.

- Lãi suất tái cấp vốn không gây tác động hiệu ứng với lãi suất thị trường và không có tác dụng kích thích tăng giảm nhu cầu tiền tệ, sự thay đổi giảm lãi suất tái cấp vốn trong thời gian qua cũng không làm tăng nhu cầu vay vốn của NHTM [14].

Một là, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc và tách xa với lãi suất thị trường chứ không có tác động điều tiết. Mặc dù NHNN đã có những thành công bước đầu trong việc thiết kế kiểm soát lãi suất thị trường theo mô hình khung lãi suất với lãi suất sàn là lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần nhưng NHNN còn chưa chủ động trong điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ, do vậy, khung lãi suất chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn sự biến động lãi suất thị trường.

Hai là, hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy.

Ba là, quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định khiến cho công cụ tái cấp vốn chưa phát huy được hiệu quả:

- Việc phân bổ hạn mức chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài sản Có và vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ.

- Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các ngân hàng không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc [11].‌

2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ LÃI SUẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.2.1. Các quy định hiện hành về công cụ lãi suất

Với chức năng là cơ quan điều tiết lượng cung tiền của nền kinh tế, NHTƯ chủ động tác động đến lãi suất thị trường, nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trên thực tế, sự thay đổi lãi suất chính thức của NHTƯ có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi suất trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế có hệ thống tài chính mở và cạnh tranh, khi đó nhiều hợp đồng được ký kết trên cơ sở lãi suất thả nổi hơn là trên cơ sở lãi suất cố định, lúc đó những thay đổi trong lãi suất cơ bản càng có ảnh hưởng đến lãi suất khác và tỷ giá. Khoản 1 Điều 12 Luật NHNN năm 2010 quy định: “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”. Như vậy, công cụ lãi suất được NHNN thực hiện dưới hình thức công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh hoặc dưới hình thức áp dụng lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD là ngân hàng.

Theo Luật NHNN, quy định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc công bố lãi suất điều hành CSTT, lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi và quyết định cơ chế điều hành lãi suất giữa các TCTD và khách hàng trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường nhằm ổn định thị trường, tránh tác động bất lợi cho nền kinh tế. Quy định mới về công cụ lãi suất vừa đảm bảo để NHNN điều hành, thực thi CSTT theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Bộ Luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước… Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm khái niệm lãi suất cơ bản theo hướng lãi suất cơ bản không phải chỉ là cơ sở để cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh, mà còn làm cơ sở cho việc phòng, chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế [42].

Ngoài quy định về lãi suất cơ bản, NHNN còn quy định một số loại lãi suất khác, chẳng hạn như lãi suất tái cấp vốn. Về bản chất pháp lý, lãi suất tái cấp vốn không phải là mệnh lệnh hành chính và không buộc phải tuân thủ đối với các TCTD. Lãi suất tái cấp vốn thực chất là “giá cả” của việc sử dụng vốn được các bên thỏa thuận trong hợp đồng tái cấp vốn. Khác với lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn có tác dụng như một biện pháp đòn bẩy kinh tế trong tay nhà quản lý là NHNN để điều tiết quy mô và mức độ phát triển của hợp đồng tín dụng trên thị trường.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ lãi suất

Cơ chế kiểm soát lãi suất của NHNN thay đổi qua từng giai đoạn và thể hiện rõ xu hướng nới lỏng các kiểm soát trực tiếp và chuyển dần sang hình thức kiểm soát gián tiếp.

Năm 2009, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản, theo đó các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng VND không quá 150% lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đối với các nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ tín dụng, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01//2009, cho phép các TCTD được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển, nhất là ưu tiên, sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, tháng 2/2009, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì ổn định đến hết tháng 12/2009. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 2 lần từ 9,5%/năm xuống 8%/năm (tháng 2) và xuống 7%/năm (ngày 10/4/2009); lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm 2 lần từ 7,5% xuống 6%/năm (tháng 2) và xuống 5%/năm (ngày 10/4/2009). Trong tháng 12/2009, để kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế để mở rộng kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất- kinh doanh có hiệu quả, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm lên 6%/năm [17].

Trong năm 2010, NHNN điều hành linh hoạt các mức lãi suất điều hành

của NHNN để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức cân bằng với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo đó, 10 tháng đầu năm mức lãi suất cơ bản được giữ ở mức ổn định 8%/năm; lãi suất chiết khấu 6%/năm, lãi suất tái cấp vốn 8%/năm. Từ tháng 11, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 8%/năm lên 9%/năm.

Bảng 2.1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 4/2009 đến

nay


Lãi suất

Quyết định

Ngày áp dụng

7%/năm

626/QĐ-NHNN ngày 24/03/2009

01/04/2009

8%/năm

2665/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009

01/12/2009

8%/năm

3180/QĐ-NHNN ngày 25/12/2009

01/01/2010

8%/năm

134/QĐ-NHNN ngày 25/01/2010

01/02/2010

8%/năm

353/QĐ-NHNN ngày 25/02/2010

01/03/2010

8%/năm

618/QĐ-NHNN ngày 25/03/2010

01/4/2010

8%năm

1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010

01/5/2010

8%năm

1311/QĐ-NHNN ngày 31/5/2010

01/6/2010

8%/năm

1565/QĐ-NHNN ngày 24/6/2010

01/7/2010

8%/năm

1819/QĐ-NHNN ngày 27/7/2010

01/8/2010

8%/năm

2024/QĐ-NHNN ngày 25/8/2010

01/9/2010

8%/năm

2281/QĐ-NHNN ngày 27/9/2010

01/10/2010

8%/năm

2561/QĐ-NHNN ngày 27/10/2010

01/11/2010

9%/năm

2619/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010

05/11/2010

9%/năm

2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010

01/12/2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 5

Nguồn: Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước

Tuy nhiên, từ tháng 3/2011 đến cuối năm, tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN đã phải thực thi CSTT thắt chặt. NHNN điều hành các mức lãi suất chính sách như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu phù hợp với diễn biến thị trường và hoàn thiện các văn bản quy định về cơ chế điều hành lãi suất theo quy định của Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010. Năm 2011, NHNN đã năm lần tăng mức lãi suất tái cấp vốn và hai lần tăng mức lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ tháng 11 năm 2010. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 16%/năm, lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh tăng dần từ mức 12%/năm lên mức 13%/năm. Đồng thời nguồn cung tiền từ NHNN bị giảm sút mạnh khiến cho các ngân hàng trông đợi nhiều vào nguồn vốn này rơi vào tình thế khó khăn, đối mặt với nhiều rủi ro về thanh khoản. Trong tình cảnh này, biện pháp đơn giản mà các NHTM áp dụng là tăng lãi suất huy động để hút vốn bù đắp cho lượng thiếu hụt. Trước tình hình đó, NHNN đã có Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, ngày 03/03/2011 chính thức quy định mức trần lãi suất huy động VND tối đa là 14% (riêng với Quỹ tín dụng nhân dân là 14,5%). Bên cạnh đó, ngày 10/3/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại các TCTD.Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 01 tuần, 2 tuần...), NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN, ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%.

Bước sang năm 2012, ngay từ đầu năm NHNN đã định hướng giảm lãi suất trung bình 1%/năm mỗi quý. Tuy nhiên, với diễn biến giảm nhanh của lạm phát và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, NHNN đã điều chỉnh các mức lãi suất nhanh hơn dự kiến. NHNN đã sáu lần giảm mức lãi suất tái cấp vốn và mức lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ tháng 11 năm 2010. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm dần từ mức 15%/năm

xuống mức 9%/năm, lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh giảm dần từ mức 16%/năm xuống mức 10%/năm, lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm dần từ mức 13%/năm xuống mức 7%/năm.

Bảng 2.2: Những dấu mốc thay đổi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu năm 2011 và 2012


Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu


Quyết định


Ngày áp dụng

11%/năm

7%/năm

271/QĐ-NHNN ngày 17/02/2011

17/02/2011

12%/năm

12%/năm

379/QĐ-NHNN ngày 08/3/2011

08/3/2011

13%/năm

12%/năm

692/QĐ-NHNN ngày 31/3/2011

01/4/2011

14%/năm

13%/năm

929/QĐ-NHNN ngày 29/4/2011

01/5/2011

15%/năm

13%/năm

2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011

10/10/2011

14%/năm

12%/năm

407/QĐ-NHNN ngày 12/3/2012

13/3/2012

13%/năm

11%/năm

693/QĐ-NHNN ngày 10/4/2012

11/4/2012

12%/năm

10%/năm

1081/QĐ-NHNN ngày 25/5/2012

28/5/2012

11%/năm

9%/năm

1196/QĐ-NHNN ngày 08/6/2012

11/6/2012

10%/năm

8%/năm

1289/QĐ-NHNN ngày 29/6/2012

01/7/2012

9%/năm

7%/năm

2646/QĐ-NHNN ngày 21/12/2012

24/12/2012

Nguồn: Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước

Trong thời gian qua, NHNN điều hành lãi suất theo phương pháp hành chính, quy định các mức lãi suất (huy động và cho vay) của NHTM, quy định lãi suất trần/sàn là chủ yếu. Đặc biệt trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, các ngân hàng tăng lãi suất, NHNN đưa ra một loạt các quyết định để kéo lãi suất huy động từ 14%/năm xuống 9%. Ngày 25/5/2012, Thố ng đố c NHNN đã

ban hà nh Thông tư số 17/2012/TT-NHNN (Thông tư 17), NHNN quy đị nh lã i suấ t tố i đa á p dụ ng đố i vớ i tiề n gử i không kỳ hạ n và có kỳ hạ n dướ i 1 tháng là 3%/năm; lãi suấ t tố i đa á p dụ ng đố i vớ i tiề n gử i có kỳ hạ n từ 1 tháng trở lên là 11%/năm; riêng quỹ tí n dụ ng nhân dân cơ sở ấ n đị nh mứ c lã i suấ t tố i đa đố i vớ i tiề n gử i kỳ hạ n từ 1 tháng trở lên là 11,5%/năm. Tiếp đến, Thông tư số 19/2012/TT- NHNN ngyà 8 thgná 6 năm 2012 tiếp tục qui hnịđ liã suất huy động tối đa VND, loại kỳ hạn dưới 1 thgná là 2%, có kỳ hạn trên 1 thgná đến dưới 12 thgná là 9%. Thông tư số 20/2012/TT-NHNN ngyà 8 thgná 6 năm 2012 qui hnịđ liã suất cho vay trần với một số ngành nghề 13%. Từ tháng 5/2012, NHNN quy định trần lãi suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, NHNN còn ra Thông báo số 198/TB-NHNN, ngày 09/7/2012 đề nghị các TCTD điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm.

Thời gian qua, NHNN đã từng bước đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, bước đầu hình thành hành lang dao động cho lãi suất thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu đã được điều hành để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng) có tác động hạn chế đến lãi suất thị trường. Các lãi suất trên chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường, mối quan hệ giữa các lãi suất của NHNN và lãi suất thị trường còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhau.NHNN công bố nhiều loại lãi suất chính thức để phát tín hiệu và kiểm soát lãi suất thị trường tiền tệ như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm... Chức năng của các loại lãi suất này tuy khác nhau, nhưng còn chồng chéo và phức tạp. Mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất chính thức của NHNN còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, vai trò điều tiết của thị trường tiền tệ của lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và thị trường mở còn hạn chế. NHNN thường phải sử dụng đồng bộ các công cụ CSTT, kể cả khuyến nghị đối với NHTM khống chế tăng trưởng tín dụng, thỏa thuận mức trần lãi suất tiền gửi để giữ cho lãi suất thị trường được ổn định.

Việc điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường của NHNN gặp khó khăn do lãi suất thị trường chịu tác động bởi nhiều nhân tố nằm ngoài khả năng khắc phục và điều tiết của NHNN như cung- cầu vốn đầu tư phát triển, năng lực tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022