Thực Trạng Pháp Luật Điều Chỉnh Công Cụ Tái Cấp Vốn Và Thực Tiễn Áp Dụng

hơn, giá cả hàng hóa sản xuất tăng và lợi nhuận giảm đi. Lúc đó, tiền tệ được hút về và được giữ lại ở các ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp cần mở rộng tiền tệ, kích thích đầu tư, NHNN sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống. Khi đó lượng tiền gửi vào ngân hàng rất hạn chế, quỹ cho vay của NHTM được sử dụng với hiệu quả cao, tích cực cho khách hàng vay, vốn sẽ được tập trung đầu tư theo đúng mục đích. Thực tiễn hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây cùng với những thành tựu đáng kể trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát đã chứng minh rằng, việc NHTƯ sử dụng phối hợp đồng thời cả hai cơ chế pháp lí nói trên để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường. [41]

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về chính sách tiền tệ như khái niệm chính sách tiền tệ, phân loại chính sách tiền tệ. Để thực hiện tốt chính sách tiền tệ, các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ như: tái cấp vốn, lãi suất tín dụng, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở.

Việc phân tích những vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ là tiền đề để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1.1. Các quy định hiện hành về công cụ tái cấp vốn

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật NHNN số 46/2010, tái cấp vốn được hiểu là “hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Cũng theo Khoản 2 Điều 11 Luật NHNN năm 2010 quy định ba hình thức tái cấp vốn sau đây:

Thứ nhất, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Đây là hình thức cho vay của NHNN Việt Nam dành cho các TCTD trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của TCTD để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Các TCTD được vay theo hình thức này là các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật Các TCTD, bao gồm: ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc cho vay cầm cố của NHNN đối với các TCTD phải được thực hiện trên cơ sở định hướng điều hành CSTT và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, NHNN quyết định cho vay cầm cố đối với các TCTD khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2011/TT-NHNN. Mọi thủ tục cấp tín dụng bằng hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá được thực hiện theo Thông tư số 17/2011/TT-NHNN, ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN đối với các tổ chức tín dụng và Thông tư số 37/2011/TT-NHNN ngày 12/12/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

Theo đó, quy định về tiêu chuẩn của giấy tờ có giá của các TCTD được cầm cố để vay vốn tại NHNN không nhất thiết phải được phát hành bằng đồng Việt Nam. Tiêu chuẩn cụ thể của các giấy tờ có giá này bao gồm: được phép

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 4

chuyển nhượng, GTCG thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD đề nghị vay, có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay và không phải là GTCG do TCTD đề nghị vay phát hành (theo Điều 8 Thông tư số 17/2011/TT-NHNN). NHNN sẽ xem xét cho vay cầm cố đối với các ngân hàng được bảo đảm bằng các giấy tờ có giá có đủ tiêu chuẩn như trên nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh khoản.

Trên cơ sở tiếp thu quy định về việc gia hạn thời gian cho vay cầm cố, tại Thông tư 17 và Thông tư 37, NHNN đã quy định cụ thể về việc gia hạn thời gian cho khoản vay cầm cố.

Thứ hai, chiết khấu giấy tờ có giá.

Về khái niệm và bản chất của hoạt động chiết khấu: Theo Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 Quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu)”. Chiết khấu giấy tờ có giá, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế thì nó được quan niệm là một nghiệp vụ tín dụng của NHNN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng nếu xét trên góc độ pháp lý, nó lại được quan niệm là một giao dịch hợp đồng, được xác lập giữa NHNN Việt Nam (với tư cách là bên cho vay) với TCTD (với tư cách là bên vay) thông qua hình thức mua các giấy tờ có giá của TCTD. Với tính chất là một quan hệ pháp luật, hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá của NHNN đối với các NHTM có thể được hình dung với ba yếu tố cơ bản: yếu tố chủ thể, bao gồm có người mua (NHNN) và người bán (NHTM); yếu tố đối tượng mua, bán là các giấy tờ có giá; yếu tố giá cả của hàng hóa được mua, bán chính là số tiền mua giấy tờ có giá mà NHNN phải thanh toán cho khách hàng là TCTD sau khi đã trừ đi phần lợi tức chiết khấu.

Về đối tượng chiết khấu: Trước đây, theo quy định của Luật NHNN năm 1997 thì các giấy tờ có giá được NHNN chiết khấu phải là các giấy tờ có giá ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Luật NHNN năm 2010 và theo Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 Quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài thì đối tượng chiết khấu được mở rộng bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại giấy tờ có giá trị khác được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ. Các giấy tờ có giá nêu trên được NHNN chiết khấu khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN, ngày 16/02/2012:

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);

- Được phép chuyển nhượng;

- Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

- Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

- Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn NHNN chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

Trên cơ sở tiếp thu các quy định về điều kiện GTCG tại các văn bản cũ, theo Điều 6 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN, ngày 16/02/2012 thì điều kiện GTCG được quy định chặt chẽ hơn bổ sung thêm hai điều kiện sau:

- Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

- Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

Về trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chiết khấu: theo quy định hiện hành, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với các TCTD sẽ được thực hiện tại Sở giao dịch NHNN. Trường hợp cần thiết, Thống đốc NHNN có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với phương thức trực tiếp, khi có nhu cầu chiết khấu, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua đại diện giao dịch gửi 01giấy đề nghị chiết khấu (theo mẫu quy định) theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về NHNN (Sở giao dịch hoặc NHNN chi nhánh

được ủy quyền); còn phương thức gián tiếp, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua đại diện giao dịch gửi giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu (theo mẫu quy định) theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về NHNN (Sở giao dịch hoặc NHNN chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) (Điều 13 Thông tư). Như vậy, theo Thông tư này NHNN đã quy định rất rõ ràng, cụ thể từng trình tự thực hiện nghiệp vụ chiết khấu theo từng phương thức chứ không quy định chung như Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN, ngày 12/08/2003 và Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN, ngày 29/04/2008.

Căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chiết khấu chưa sử dụng, NHNN xem xét hồ sơ xin chiết khấu để quyết định và gửi thông báo chấp nhận hoặc thông báo không chấp nhận (theo mẫu quy định) cho TCTD trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi nhận được giấy đề nghị chiết khấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN, ngày 16/02/2012, NHNN sẽ không chấp nhận chiết khấu nếu:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu.

- Hồ sơ đề nghị chiết khấu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

Điểm khác biệt giữa hình thức tái cấp vốn này với hình thức tái cấp vốn bằng cầm cố giấy tờ có giá là bên cho vay (NHNN) được chuyển giao quyền sở hữu chứng từ và có quyền đòi tiền của người mắc nợ chứng từ khi chứng từ đến hạn thanh toán. Trong khi đó, bên nhận cầm cố (bên cho vay) không được chuyển giao quyền sở hữu chứng từ mà chỉ nắm giữ hay quản lý chứng từ với tư cách là vật bảo đảm. Do đó, bên cho vay cũng không có quyền đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ khi những chứng từ này đến hạn thanh toán.

Như vậy, Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 Quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định cụ thể, rõ ràng, bổ sung nhiều quy định mới hợp lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tiến trình hội nhập.

Thứ ba, các hình thức tái cấp vốn khác.

Bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn phổ biến nêu trên, hiện nay NHNN đang áp dụng một số hình thức tái cấp vốn khác như cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán và cho vay qua đêm.

Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ: Để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn cho các TCTD trong thanh toán bù trừ (gọi tắt là TTBT), Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 173/NH-TT ngày 30/9/1991 hướng dẫn thực hiện cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT. Tổng chỉ tiêu TTBT năm 1991 là 175 tỷ đồng. Sang năm 1993, NHNN điều chỉnh tăng lên là 225 tỷ đồng. Từ năm 1994 đến nay, tổng chỉ tiêu TTBT được duy trì hàng năm là 200 tỷ đồng. Việc thực hiện chủ yếu tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố căn cứ vào chỉ tiêu cho vay TTBT đã được NHNN thông báo hàng năm. NHNN cũng giữ lại một tỷ lệ nhất định (20%) để thực hiện cho vay bổ sung và có thể điều hoà trong toàn hệ thống.

Khi thực hiện cho vay TTBT, sau khi kết thúc phiên TTBT tại địa phương, căn cứ vào chênh lệch thiếu giữa số tiền chuyển đi và số tiền chuyển đến, các NHTM sẽ đề nghị NHNN cho vay bù đắp để đảm bảo thanh toán thành công. Việc cho vay này không yêu cầu phải thế chấp tài sản. Thời gian cho vay tối đa đến 10 ngày. Lãi suất cho vay nhìn chung khá cao là 0,1-0,15%/ngày. Đến năm 2003, lãi suất này được điều chỉnh còn 0,03%/ngày. Từ khi NHNN đưa vào áp dụng hình thức cho vay thấu chi và qua đêm khi thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng đến nay, việc cho vay bù đắp thiếu hụt trong TTBT đã giảm bớt.

Hình thức cho vay này có một số ưu nhược điểm như:

- Rất đơn giản và nhanh chóng. Các ngân hàng có thể đề nghị và nhận được vốn vay ngay sau khi kết thúc phiên thanh toán. Các ngân hàng cũng không cần phải thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay.

- Đối tượng vay vốn được mở rộng tới các chi nhánh của TCTD có tham gia TTBT trên địa bàn.

- Số tiền cho vay thấp và lãi suất cho vay cao. Các chi nhánh NHNN chỉ được cho vay trong chỉ tiêu cho vay TTBT đã được thông báo. Do tổng chỉ tiêu TTBT chỉ 200 tỷ nên số tiền cho vay tại mỗi chi nhánh NHNN chỉ 3 tỷ. Khi

muốn vay nhiều hơn thì các ngân hàng phải chuyển sang các hình thức vay khác. Lãi suất cho vay cao, từ 3-4,5%/tháng và mang tính trừng phạt.

- Thời hạn cho vay ngắn, chỉ tối đa 10 ngày. Điều này đã tăng thêm sức ép về vốn cho bản thân các ngân hàng.

Đến nay, tuy không còn thực hiện thường xuyên nhưng NHNN vẫn chưa chính thức loại bỏ/thay thế hình thức cho vay này.

Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng: Năm 2002, NHNN chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Để đảm bảo việc thanh toán thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả, NHNN đã ban hành Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN). Theo đó, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là một hình thức tái cấp vốn của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, đây là một hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG. Mục đích của hình thức cho vay qua đêm là để tất toán các tài khoản thấu chi của TCTD tại thời điểm cuối ngày làm việc. Các tài sản cầm cố khi cho vay qua đêm là Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các GTCG khác do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ. Các tài sản cầm cố phải được lưu ký tại các tài khoản tại NHNN. Mức cho vay qua đêm bằng số dư thấu chi nhưng không vượt quá 95% giá trị GTCG cầm cố. Lãi suất cho vay qua đêm bằng 0,03%/ngày.

Ngày 24/02/2004, NHNN đã có Quyết định số 185/2004/QĐ-NHNN điều chỉnh bổ sung đối với hình thức cho vay qua đêm. Theo đó, các tài sản cầm cố đối với hình thức cho vay qua đêm đã được mở rộng, bao gồm cả các GTCG dài hạn, như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, công trái xây dựng tổ quốc và một số loại GTCG khác. Và đến nay, NHNN đã có Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, thay thế các Quyết định nêu trên.

Qua gần 10 năm triển khai, hình thức cho vay qua đêm có một số đặc điểm cơ bản như sau:

- Thời gian giải quyết khoản vay nhanh. Ngay khi tính toán được nhu cầu vốn, các ngân hàng có thể thực hiện thấu chi trên tài khoản thanh toán. Số tiền thấu chi này sẽ được chuyển thành khoản vay nếu đến cuối ngày làm việc các

ngân hàng chưa hoàn trả được;

- Thời hạn cho vay rất ngắn. Các khoản cho vay tối đa chỉ 02 ngày làm việc. Sau đó nếu không hoàn trả được thì NHNN sẽ thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi nợ;

- Lãi suất cho vay cao và hiện nay 0,03%/ngày, tức 0,9%/tháng. Lãi suất này chỉ yếu mang tính chất trừng phạt đối với các ngân hàng;

- Đối tượng vay vốn chỉ là các NHTM có tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tái cấp vốn

Từ cuối năm 1994, NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM theo các hình thức như: (i) Cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ; (ii) Cho vay thế chấp chứng từ. Ngoài việc cho vay tái cấp vốn theo hình thức thế chấp chứng từ, ngày 24/12/1997, Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 431/1997/QĐ- NHNN14 bổ sung hình thức cho vay có thế chấp bằng tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM.

Bên cạnh việc cho vay tái cấp vốn theo Quyết định số 285/QĐ-NHNN14, NHNN còn thực hiện cho vay thanh toán bù trừ. Về thực chất, đây là hình thức tái cấp vốn ngắn hạn của NHNN đối với các NHTM nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời. Tuy nhiên việc cho vay thanh toán bù trừ không nằm trong quy chế tái cấp vốn của NHNN mà có quy định riêng.

Sau khi Luật NHNN có hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998, các quy định về tái cấp vốn nêu trên sẽ được thay thế bằng các quy định mới phù hợp hơn. Từ cuối năm 1999, bên cạnh các quy định về tái cấp vốn nêu trên, việc cung ứng vốn của NHNN được thực hiện thông qua nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu. Nghiệp vụ này cũng chính là việc NHNN thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá ngắn hạn còn thời hạn thanh toán, thuộc sở hữu của các ngân hàng đã được các ngân hàng mua hoặc đấu thầu trên thị trường sơ cấp (chiết khấu) hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp – tái chiết khấu (Quyết định số 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày 06/10/1999).

Về lãi suất tái cấp vốn: cho đến đầu năm 1997, lãi suất tái cấp vốn quy định theo tỷ lệ phần trăm lãi suất cho vay trên dự án cho vay của TCTD (bằng từ 60%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022