Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THU HỒNG


CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN

LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THU HỒNG


CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN

LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn


HÀ NỘI - 2012

MỤC LỤC





Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨNG VÀ

VIỆC CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG

7

1.1.

Công chứng

7

1.1.1.

Khái niệm công chứng

7

1.1.2.

Công chứng viên

9

1.1.2.1.

Công chứng viên

9

1.1.2.2.

Vai trò của công chứng viên trong việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch

11

1.1.3.

Văn bản công chứng

14

1.1.3.1.

Khái niệm

14

1.1.3.2.

Đặc điểm của văn bản công chứng

15

1.1.3.3.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

18

1.2.

Pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của vợ, chồng và việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng qua các giai đoạn

25

1.2.1.

Giai đoạn từ 1945 đến năm 1954

25

1.2.2.

Giai đoạn từ 1954 đến năm 1975

26

1.2.3.

Giai đoạn từ 1975 đến năm 2000

27

1.2.4.

Giai đoạn từ 2000 đến nay

31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 1



Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG VIỆC CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN

LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG

34

2.1.

Một số quy định chung về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

34

2.1.1.

Thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch

34

2.1.1.1.

Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

34

2.1.1.2.

Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

36

2.1.2.

Thời hạn và địa điểm công chứng

37

2.1.2.1.

Thời hạn công chứng

37

2.1.2.2.

Địa điểm công chứng

38

2.1.3.

Tiếng nói, chữ viết và việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng

39

2.1.4.

Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng

40

2.1.5.

Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ giao dịch

40

2.1.6.

Người được đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

41

2.2.

Thủ tục công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

41

2.2.1.

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng

42

2.2.1.1.

Yêu cầu về kiến thức pháp luật

42

2.2.1.2.

Yêu cầu về kỹ năng

51

2.2.2.

Soạn thảo các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng hoặc kiểm tra nội dung dự thảo văn bản

77

2.2.2.1.

Soạn thảo các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

77

2.2.2.2.

Kiểm tra dự thảo văn bản liên quan đến tài sản của vợ,

86

chồng do vợ chồng xuất trình


2.2.3.

Ký kết và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

87

2.2.4.

Lưu trữ hồ sơ

91


Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO YÊU CẦU XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG

CÔNG CHỨNG

93

3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

93

3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng theo yêu cầu xã hội hóa hoạt động công chứng

95

3.2.1.

Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

95

3.2.2.

Sửa đổi, bổ sung pháp luật hôn nhân và gia đình có liên quan đến việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

107


KẾT LUẬN

114


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

116


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bên cạnh việc ghi nhận vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản chung, pháp luật Việt Nam hiện hành còn ghi nhận quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi người. Một trong những cách thức mà vợ, chồng có thể thực hiện khi định đoạt tài sản chung hoặc tài sản riêng là yêu cầu công chứng các văn bản thỏa thuận liên quan đến tài sản của vợ, chồng. Theo quy định tại Điều 6 Luật Công chứng năm 2006 thì:

1. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác;

2. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự, kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu [42].

Do vậy, các văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng được công chứng là căn cứ pháp lý để vợ, chồng tiến hành việc sang tên trước bạ (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng) và thực hiện quyền của chủ sở hữu, sử dụng đối với tài sản.

Sở dĩ văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành bởi "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tình hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" [42 Điều 2]. Hơn nữa, khi chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, cá nhân công chứng viên phải "chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng" [42, khoản 3 Điều 3].

Do vậy, để bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; bảo đảm giá trị thi hành, giá trị chứng cứ của các văn bản công chứng đòi hỏi công chứng viên phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai…, đồng thời phải có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định khi thực hiện việc công chứng. Nhìn bề ngoài, hoạt động công chứng là hoạt động mang tính thủ tục, hình thức, nhưng để giải quyết được các việc công chứng thì công chứng viên phải hoàn toàn dựa trên các quy định của pháp luật nội dung. Đối với việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng, công chứng viên phải hiểu biết tường tận và vận dụng tốt các quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, đồng thời phải vận dụng tốt các kỹ năng nghề nghiệp, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục công chứng được quy định trong Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng ở nước ta thời gian qua đã có nhiều quan điểm, nhận thức đánh giá khác nhau giữa các tổ chức hành nghề công chứng, giữa các công chứng viên; và đến nay cũng chưa có sự hướng dẫn thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó dẫn đến tình trạng cùng một vụ việc, có công chứng viên từ chối công chứng nhưng có thể lại có công chứng viên khác thực hiện việc chứng nhận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này về lĩnh vực công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và toàn diện về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tiễn đòi hỏi phải làm sáng tỏ hơn căn cứ để công chứng

viên thực hiện việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng; đồng thời thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu phải có sự phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng và thực trạng áp dụng các quy định này, từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng theo chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam đến nay, tuy đã có những công trình liên quan đến đề tài luận văn nhưng hầu hết tập trung nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng dưới các khía cạnh khác nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng. Có thể kể đến một số công trình như: Công trình khoa học đề tài cấp Viện (Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp) với "Bình luận Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000"; TS. Nguyễn Ngọc Điện với "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam"; Nguyễn Văn Cừ với đề tài luận án tiến sĩ năm 2005 "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" (Trường Đại học Luật Hà Nội); Trần Đức Hoài với đề tài luận văn thạc sĩ năm 2006 "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh" (Trường Đại học Luật Hà Nội); Đinh Hạnh Nga với đề tài luận văn thạc sĩ "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa vợ và chồng" (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội)… Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật... nghiên cứu, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng như: "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân" của Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học, số 6/2002; "Bàn thêm

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí