Thực Trạng Công Bố Thông Tin Tài Chính Trên Báo Cáo Thường Niên


mức độ 57%. Như vậy, có thể thấy có một khoảng cách không nhỏ giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam và đặc biệt các sự khác biệt về công bố TTTC nói chung và CBTT trên BCTC nói riêng. Một số nguyên nhân của sự khác biệt này là do:

Thứ nhất, so với thông lệ quốc tế Việt Nam còn thiếu 17 chuẩn mực chưa ban hành trong đó có các chuẩn mực rất quan trọng như chuẩn mực về nông nghiệp, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, nhóm công cụ tài chính, giá trị hợp lý, tổn thất tài sản…Việc chậm ban hành các chuẩn mực này làm cho các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch kinh tế có liên quan gặp khó khăn trong việc lập và trình bày BCTC do thiếu cơ sở pháp lý để ghi nhận thông tin. Các chuẩn mực kế toán chưa được ban hành được trình bày cụ thể tại phụ lục 20.

Thứ hai, sự khác biệt giữa VAS và IFRS liên quan đến quy định về việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập BCTC. Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả vẫn ghi nhận theo giá gốc mà chưa phản ánh sự thay đổi theo giá trị hợp lý ngoại trừ trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Có quan điểm cho rằng hàng tồn kho, chứng khoán kinh doanh, đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý dưới hình thức trích lập dự phòng giảm giá tuy nhiên việc trích lập dự phòng giảm giá chỉ phản ánh sự thay đổi của giá trị hợp lý theo chiều hướng giảm giá mà chưa phản ánh một cách đầy đủ theo quy định của IFRS. Luận án tóm tắt sự khác biệt về phương pháp ghi nhận của một số tài sản và nợ phải trả tại phụ lục 21.

Thứ ba, sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS liên quan đến các quy định trong hệ thống BCTC trong doanh nghiệp. Trong chuẩn mực IAS21 có quy định rõ về đồng tiền chức năng và phân biệt với đồng tiền báo cáo tuy nhiên VAS chưa làm rõ được sự khác biệt giữa đồng tiền chức năng và đồng tiền báo cáo. Chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu trình bày báo cáo thu nhập toàn diện là một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu được IAS yêu cầu trình bày là một báo cáo riêng trong hệ thống BCTC của doanh nghiệp mà không phải là một mục trong thuyết minh BCTC như quy định của VAS21. Theo IAS41, các khoản mục hàng tồn kho và TSCĐ không bao gồm tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm


thu hoạch chưa qua chế biến; tài sản dài hạn nắm giữ để bán nhưng do Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực nông nghiệp nên hiện tại các tài sản này vẫn được trình bày gộp với khoản mục hàng tồn kho hoặc là TSCĐ. Luận án trình bày chi tiết những khác biệt này tại phụ lục 22.

2.3. Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên

2.3.1. Tuân thủ quy định quản lý công bố thông tin tài chính

Tuân thủ quy định về quản lý CBTT là yêu cầu được đặt ra đối với bất kỳ TTCK nào dù đó là TTCK của một quốc gia phát triển hay của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do đó, các nhà lập pháp luôn đặt ra những quy định, biện pháp để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin trên TTCK. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý luôn chú trọng đến sự minh bạch thông tin của DNPTCNY, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CBTT ngày càng được hoàn thiện, tiệm cận gần hơn đến thông lệ quốc tế. Các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực xây dựng và ban hành các văn bản quy định quản lý về CBTT tuy nhiên các DNPTCNY có tuân thủ quy định hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư và sự phát triẻn lâu dài của TTCK. Do đó, khảo sát thực trạng CBTT của các DNTCNY sẽ giúp đánh giá được tình hình tuân thủ quy định quản lý CBTT trên TTCK. Kết quả tổng hợp về CBTT trên TTCK qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 2 2 DNPTCNY đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 2020 Nguồn Báo cáo khảo 1

Biểu đồ 2.2: DNPTCNY đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 - 2020

Nguồn: Báo cáo khảo sát về CBTT trên TTCK năm 2020

do Vietstock, VAFE và Fili thưc hiện


Kết quả khảo sát cho thấy số lượng các DNPTCNY đạt chuẩn CBTT đã tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2017, số lượng DNPTCNY đạt chuẩn có giảm so với năm 2016 một phần là do quy định của TT155/2015/TT-BTC (hiệu lực kể từ năm 2016) có nhiều thay đổi hơn so với TT52/2012 nên đã gây khó khăn cho DNPTCNY trong việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ CBTT của DNPTCNY. Năm 2018 là năm có số lượng DNPTCNY đạt chuẩn CBTT tăng vọt so với các năm trước đó, điều này thể hiện sự đầu tư quan tâm của các DNPTCNY đối với việc gia tăng hình ảnh của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư góp phần nâng cao giá trị đầu tư cho cổ đông.

Biểu đồ 2 3 Các lỗi vi phạm CBTT năm 2019 Nguồn Báo cáo khảo sát về CBTT 2

Biểu đồ 2.3: Các lỗi vi phạm CBTT năm 2019

Nguồn: Báo cáo khảo sát về CBTT trên TTCK năm 2020

do Vietstock, VAFE và Fili thưc hiện Thống kê số lượng các lỗi vi phạm CBTT của DNPTCNY trên TTCK năm 2019 cho thấy các vi phạm thường gặp nhất là vi phạm về CBTT về BCTC quý 2, quý 3 và BCTC bán niên. Lỗi vi phạm về nhắc nhở, xử phạt vi phạm CBTT cũng chiếm số lượng khá cao. Theo chuyên gia của tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), việc quy định đồng nhất về thời gian CBTT đối với DNPTCNY mà không phân loại DNPTCNY theo quy mô vốn, tài sản, doanh thu, mô hình tổ chức hoạt động là chưa phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa, các DNPTCNY hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con phải lập BCTC hợp nhất tổng hợp qua nhiều cấp nhưng chỉ được


UBCKNN xem xét thời gian gia hạn tối đa 10 ngày với việc công bố BCTC hợp nhất cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho DNPTCNY trong việc tuân thủ CBTT.

Quy định CBTT trên các phương tiện như hiện nay cũng là một khó khăn cho DNPTCNY bởi vì các DNPTCNY phải thực hiện đồng thời các thủ tục, đăng tải trên website của chính mình; nộp báo cáo và nhập số liệu cho hai hệ thống CBTT gồm IDS của UBCKNN và CMIS của Sở giao dịch chứng khoán làm cho quá trình CBTT bị chồng chéo dẫn đến chậm thời hạn CBTT.

Ngoài tuân thủ các vấn đề về thời gian CBTT, phương tiện CBTT thì quy định về nội dung CBTT cũng cần phải xem xét và đánh giá, đặc biệt là các TTTC vì đây là các thông tin quan trọng nhất, được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. TTTC của các DNPTCNY được giám sát tương đối chặt chẽ thông qua hệ thống các quy định quản lý về CBTT trong đó kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực các TTTC của các DNPTCNY trước khi công bố ra thị trường. Vì vậy, để đánh giá tuân thủ quy định quản lý công bố TTTC của các DNPTCNY trên TTCK luận án đã tiến hành khảo sát báo cáo kiểm toán đính kèm BCTC của DNPTCNY để đánh giá mức độ tuân thủ nội dung công bố TTTC của các DNPTCNY. BCTC của DNPTCNY được CTKT có ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được đánh giá là tuân thủ quy định quản lý, ngược lại DNPTCNY có BCTC không được CTKT có ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được coi là không tuân thủ quy định quản lý CBTT tài chính.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần


Sở giao dịch

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

HNX

11

15

35

HSX

4

0

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nguồn: tác giả tổng hợp

BCTC có ý kiến của CTKT không chấp nhận toàn phần có thể ở các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ từ chối đưa ra ý kiến như trường hợp công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất và riêng năm 2019 của CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVX với nguyên nhân CTKT không thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp


để đưa ra ý kiến kiểm toán về việc doanh nghiệp có lỗ luỹ kế lớn, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, thiếu hụt nguồn vốn lưu động để thanh toán nợ đến hạn…Tại Sở GDCK TPHCM, công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt đã từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC hợp nhất và riêng năm 2019 của CTCP Landmark Holding với nguyên nhân là đến thời điểm phát hành báo cáo, đơn vị kiểm toán chưa nhận được thư xác nhận hàng loạt các khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (53,5 tỷ đồng), trả trước cho người bán ngắn hạn (214,2 tỷ đồng), người mua trả tiền trước ngắn hạn (134,8 tỷ đồng)… Cấp độ từ chối đưa ra ý kiến là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao về chất lượng tài sản, dòng tiền, lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố không đủ độ tin cậy, tương ứng với việc nhà đầu tư có nguy cơ gặp rủi ro lớn khi đầu tư vào những doanh nghiệp này.

Cấp độ phổ biến hơn so với cấp độ đưa ý kiến từ chối là kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ hay ý kiến chấp nhận từng phần. Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Năm 2019, công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện kiểm toán BCTC năm của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) đã phát hiện có chênh lệch lớn với BCTC tự lập, trong quá trình làm việc xuất hiện nhiều khác biệt về quan điểm giữa đơn vị kiểm toán và CII liên quan đến việc ghi nhận doanh thu và chi phí, nếu CII giữ nguyên quan điểm, chấp nhận cho đơn vị kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ sẽ gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với CII và các cổ đông của CII.

Như vậy, có thể thấy với vị trí là bên độc lập kiểm tra, đánh giá số liệu tài chính, kế toán của DNPTCNY, KTĐL có vai trò giúp thị trường nhìn ra thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra về việc có bao nhiêu DNPTCNY thực sự làm nghiêm túc và đảm bảo đúng theo chuẩn mực BCTC. Có bao nhiêu công ty KTĐL chỉ ra những bất thường tại doanh nghiệp bởi thực tế số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng DNPTCNY.

2.3.2. Thực trạng về nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên


2.3.2.1. Công bố thông tin tài chính bắt buộc trên báo cáo thường niên

Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động

Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động trong năm của DNPTCNY được thể hiện cụ thể tại phụ lục 24a. Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm; các chỉ tiêu về tình hình tài chính; các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt mức độ CBTT tuyệt đối là 100%. Tuy nhiên, các nội dung về phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu này so với kế hoạch hoặc so với các năm liền kề lại không được các DNPTCNY công bố một cách đầy đủ. DN công bố những nội dung này chỉ mang tính chất đối phó mà chưa có sự phân tích, đánh giá thật chi tiết, chính xác, sâu sắc tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nhiều thông tin về doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu né tránh những thông tin không tích cực hay những khó khăn mà DN đang gặp phải. Cá biệt có DNPTCNY trình bày phần đánh giá nhận xét nhưng lại không công bố TTTC có liên quan đến phần nhận xét đánh giá như công ty cổ phần TMT.

Thông tin về tình hình thực hiện các dự án lớn đạt tỷ lệ 10%, thông tin này được doanh nghiệp trình bày theo tiến độ thực hiện giải ngân thực tế cho từng dự án tuy nhiên chưa có sự đối chiếu với kế hoạch vì vậy chưa có căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ của dự án. Thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc không đạt tiến độ đã công bố và cam kết của dự án đạt tỷ lệ 9,6%, trong đó các DNPTCNY thường chỉ đề cập đến nguyên nhân thuộc về khách quan như điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mà ít đưa ra nguyên nhân thuộc về chủ quan của DN. Thông tin về các khoản các khoản đầu tư lớn được thực hiện trong năm (bao gồm các khoản đầu tư tài chính và các khoản đầu tư dự án) đạt tỷ lệ 12,4% trong đó các DNPTCNY công bố các khoản đầu tư dự án là chủ yếu mà rất ít doanh nghiệp công bố các khoản đầu tư tài chính.

Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ

TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ được trình bày cụ thể tại phụ lục 24b. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ CBTT của các chỉ tiêu trong báo cáo này còn rất thấp, trong đó mức độ cao nhất đạt được là 52,9% và thấp nhất là 2%. Thông tin đánh giá vị thế/ so sánh hoạt động của DNPTCNY so với các doanh nghiệp cùng ngành giúp


NĐT thấy được vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để thấy được khả năng phát triển của DN trong lĩnh vực đó nhưng mức độ CBTT đối với nội dung này chỉ đạt 16,9%. Thông tin về đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản; tình hình nợ hiện tại/ biến động lớn về các khoản nợ đạt mức độ CBTT lần lượt là 29,4% và 22,8% nhưng thực tế khi trình bày các thông tin này DNPTCNY đưa ra các thông tin đánh giá rất chung chung như là “không có sự biến động nhiều” còn phần lớn các DNPTCNY khác thì chỉ trình bày số liệu phản ánh tài sản và nợ phải trả mà không đưa ra bất cứ nhận xét đánh giá nào cũng như không trình bày chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

Thông tin về kế hoạch phát triển trong tương lai ở các giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn có 12% DNPTCNY công bố nhưng chủ yếu là công bố kế hoạch ngắn hạn trong năm tiếp theo mà ít đưa ra định hướng phát triển trong trung hạn và dài hạn. Đối với kế hoạch ngắn hạn, DNPTCNY chỉ đưa ra thông tin giới thiệu về các dự án mới sẽ triển khai hoặc tiếp tục được thực hiện…mà không trình bày kế hoạch bằng những con số cụ thể.

Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trên BCTC

Bảng 2.2: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc


Chỉ số

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

CBTT tài chính bắt buộc

68,73

89,64

84,25

3,26

Nguồn: trích từ kết quả thống kê mô tả theo phần mềm SPSS

Thông tin công bố bắt buộc là những thông tin được quy định chi tiết và cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật vì vậy mức độ công bố đối với loại thông tin này được các DN chấp hành với mức công bố là 84,25%, trong đó doanh nghiệp công bố thấp nhất đạt mức 68,73% và mức cao nhất là 89,64%. Công thức sử dụng để xác định mức độ CBTT được NCS trình bày trong phần mở đầu của luận án.

Bảng 2.3: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc trên sàn HSX và HNX


Chỉ tiêu

HSX

HNX

Trung bình

85,89

82,33

Nhỏ nhất

70,15

68,73

Lớn nhất

89,64

85,29

Nguồn: NCS trích từ kết quả thống kê mô tả theo phần mềm SPSS


Kết quả thống kê cho thấy mức độ công bố TTTC bắt buộc của các DNPTCNY trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh cao hơn SGDCK Hà Nội. Nguyên nhân của sự khác biệt rõ ràng về mức độ CBTT của các DNPTCNY trên 2 Sở giao dịch là do điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM chặt chẽ hơn so với Sở GDCK Hà Nội và quy mô cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC do chi phí trực tiếp mà DNPTCNY phải bỏ ra để thực hiện hoạt động CBTT là một áp lực mà các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường gặp. Hơn nữa, các DNPTCNY có quy mô lớn thường có nhu cầu sử dụng vốn lớn hơn nên sẽ cần huy động nhiều vốn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy sẽ có xu hướng CBTT nhiều hơn để thu hút nhà đầu tư.

Để đánh giá thực trạng công bố TTTC bắt buộc trên BCTC, NCS chia các DNPTCNY trong mẫu khảo sát thành 2 nhóm là (i) nhóm DNPTCNY công bố TTTC theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và (ii) nhóm DNPTCNY công bố TTTC theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS để thấy được thực trạng công bố TTTC và thực trạng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế trong công bố TTTC của từng nhóm doanh nghiệp này làm căn cứ đề xuất giải pháp cho chương 3.

Nhóm DNPTCNY công bố TTTC bắt buộc trên BCTC theo VAS

Mức độ công bố TTTC bắt buộc theo các nội dung của VAS có sự chênh lệch đáng kể, một số TTTC được công bố với tỷ lệ tuyệt đối là 100% nhưng cũng có những thông tin không được bất cứ một doanh nghiệp nào công bố, số liệu thống kê cụ thể các thông tin này được trình bày tại phụ lục phụ lục 25. Những thông tin này là các TTTC bắt buộc công bố theo yêu cầu của thông tư 210/2009/TT-BTC, hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Đây là một trong những nội dung không được ban hành chuẩn mực mà chỉ có thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực quốc tế IAS32, thông tư này hướng dẫn áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có giao dịch liên quan đến công cụ tài chính. Nội dung của thông tư không đưa ra hướng dẫn tương đương cho việc đánh giá và ghi nhận công cụ tài chính bao gồm cả áp dụng giá trị hợp lý, nhằm phù hợp với chuẩn mực BCTC quốc tế nên phần lớn các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023