r < 0 cho biết một sự tương quan nghịch giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia.
r = 0 cho thấy không có sự tương quan.
r > 0 cho biết một sự tương quan thuận giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia.
2.3.5. Kết quả mô hình nghiên cứu
Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy bằng 0, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.
Giả thuyết: H0: các hệ số hồi quy đều bằng 0.
H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.
Bảng 2.9: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression Residual Total | 1246.885 | 10 | 124.688 | 9.892 | .000b |
2873.817 | 228 | 12.604 | ||||
4120.702 | 298 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Bố Thông Tin Tài Chính Trên Báo Cáo Thường Niên
- Mức Độ Công Bố Tttc Bắt Buộc Chi Tiết Của Từng Nội Dung Được Trình Bày Tại
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam
- Giải Pháp Và Khuyến Nghị Hoàn Thiện Công Bố Thông Tin Tài Chính Trên Báo Cáo Thường Niên Của Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Niêm Yết Trên
- Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Giám Sát Hoạt Động Công Bố Thông Tin Tài Chính Trên Ttck
- Chuẩn Bị Nền Tảng Kỹ Thuật Cho Việc Lập Và Trình Bày Bctc Theo Ifrs
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS
Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.00 < 5% vì vậy chấp nhận giả thuyết H1. Vậy, với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | Durbin- Watson | |
1 | .550a | .303 | .272 | 3.550 | 1.283 |
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS
Hệ số R2 (R Square) = 0.303, điều này có nghĩa là 30.3% sự biến động của mức độ CBTT tài chính sẽ được giải thích bởi các yếu tố là các biến độc lập đã được chọn đưa vào mô hình.
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Theo Hair và cộng sự (2009) cho rằng nếu VIF có giá trị từ 10 trở lên sẽ xảy ra hiện tượng cộng tuyến mạnh. Theo Nguyễn Đình Thọ (2010), trên thực tế nếu VIF > 2 gây sai lệnh các ước lượng hồi quy. Trong bảng 2.21 ta thấy
các chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Bảng 2.11: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa | Hệ số hồi quy chuẩn hóa | t | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Hệ số Tolerance | VIF | |||
Hằng số | 84.251 | 1.361 | 52.536 | .000 | |||
TSAN | 1.585E-008 | .000 | .126 | 1.960 | .051 | .735 | 1.360 |
VONHOA | 1.639E-008 | .000 | .117 | 1.883 | .061 | .798 | 1.252 |
SOWN | .602 | .980 | .038 | .615 | .539 | .800 | 1.250 |
IOWN | .088 | .175 | .029 | .500 | .617 | .909 | 1.100 |
BOARDS | .514 | .201 | .161 | 2.556 | .011 | .774 | 1.291 |
EDUBOARD | -1.096 | 2.413 | -.028 | -.454 | .650 | .813 | 1.230 |
ROE | -.505 | 2.246 | -.013 | -.225 | .822 | .943 | 1.060 |
LEV | 4.279 | 1.070 | .230 | 4.000 | .000 | .926 | 1.080 |
AGE | -.006 | .016 | -.020 | -.349 | .728 | .889 | 1.125 |
AUDIT | 2.824 | .556 | .298 | 5.078 | .000 | .888 | 1.126 |
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS Vậy, mô hình nghiên cứu đã xây dựng phù hợp với bộ dữ liệu và sử dụng được. Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
I = 84,251 + 0.298 AUDIT + 0.230 LEV + 0.161 BOARDS + 0.126 TSAN +
0.117 VONHOA
Như vậy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của DNPTCNY được sắp xếp theo mức độ tác động lần lượt từ mạnh đến yếu là yếu tố công ty kiểm toán độc lập (29,8%); Đòn bẩy tài chính (23%); Quy mô Ban giám đốc (16,1%); Tổng tài sản (12,6%) và vốn hoá (11,7%).
2.3.6. Kiểm định sự khác biệt về mức độ công bố thông tin tài chính giữa 2 sở giao dịch
Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ công bố TTTC giữa 2 sở giao dịch, luận án sẽ thực hiện kiểm định 2 mẫu độc lập (Independent Samples T Test). Hai mẫu
dùng để kiểm định ở đây là 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết H0: phương sai hai mẫu bằng nhau.
Bảng 2.12: Kiểm định 2 mẫu độc lập
Sở niêm yết | N | Mean | Std. Deviation | Std. Error Mean | |
I | Hà Nội | 150 | 85.33 | 2.716 | .272 |
TP Hồ Chí Minh | 150 | 88.89 | 4.152 | .339 |
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS
Levene's Test for Equality of Variances | T-test for Equality of Means | |||||||||
F | Sig. | t | df | Sig. (2- tailed) | Mean Difference | Std. Error Difference | 95% Confidence Interval of the Difference | |||
Lower | Upper | |||||||||
I | Equal variances assumed | 16.632 | .000 | 8.606 | 298 | .000 | -4.052 | .471 | -4.980 | -3.125 |
Equal variances not assumed | 9.329 2 | 47.928 | .000 | -4.052 | .434 | -4.908 | -3.197 |
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.000 < 5% bác bỏ giả thuyết H0.
Sở niêm yết | N | Mean | Std. Deviation | Std. Error Mean | |
I | Hà Nội | 150 | 82,33 | 2,716 | ,272 |
TP Hồ Chí Minh | 150 | 85,89 | 4,152 | ,339 |
Nguồn: NCS tính toán qua phần mềm SPSS
Vậy, có sự khác biệt về mức độ công bố TTTC giữa 2 sở giao dịch. Cụ thể, mức độ công bố TTTC của sở giao dịch TP Hồ Chí Minh có giá trị trung bình 85,89 cao hơn sở giao dịch Hà Nội với giá trị trung bình là 82,33. Kết quả này phần nào phản ánh sự tương xứng với kết quả trao giải các DNPTCNY có BCTN tốt nhất qua các năm (phụ lục 27)
2.3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Biến AUDIT tác động cùng chiều, mạnh nhất (0.298) đến mức độ công bố TTTC và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Sự tương quan giữa yếu tố công ty kiểm toán và mức độ công bố TTTC như đã kiểm định ở trên là phù hợp theo lý thuyết đại diện bởi vì việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn, có uy tín cũng là một cách giúp cho doanh nghiệp có thể giảm chi phí vốn – chi phí uỷ nhiệm (trong trường hợp doanh nghiệp muốn huy động vốn) hoặc giảm chi phí uỷ nhiệm và tăng cường vai trò giám sát các hành vi của nhà quản lý khi họ có thể điều chỉnh BCTC nhằm gây bất lợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, việc sử dụng BCTC để ra quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào TTTC trong đó có thông tin trên BCTC được kiểm toán như quyết định cho vay của ngân hàng, quyết định đầu tư góp vốn liên doanh, quyết định mua bán cổ phần hay ký kết các hợp đồng kinh doanh…. Như vậy, nếu BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn, có uy tín sẽ được các đối tượng sử dụng thông tin tin cậy hơn. Vì vậy, việc lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc Big4 là một cách khẳng định với các cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng về hoạt động công bố TTTC cũng như chất lượng TTTC mà doanh nghiệp công bố.
Biến LEV tác động cùng chiều (0.230) đến mức độ công bố TTTC và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Đòn bẩy tài chính là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, cũng là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy các nhà quản lý thường sử dụng công cụ này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm vốn từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Để huy động vốn thì một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng của bất kỳ tổ chức tín dụng nào đó là doanh nghiệp phải cung cấp TTTC một cách đầy đủ. Do vậy, các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao trong cơ cấu vốn sẽ phải chịu sự giám sát của các bên liên quan nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo giám sát đồng vốn mà các chủ nợ đã bỏ ra, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn. Theo lý thuyết đại diện, chi phí đại diện sẽ tăng tương ứng với các khoản nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Để giảm chi phí nợ vay, chi phí giám sát, giảm nguy cơ bị thu hồi nợ cũng như tạo uy
tín cho doanh nghiệp nhằm dễ dàng tiếp cận những khoản vay mới trong tương lai thì các nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ bằng việc CBTT nhiều hơn.
Biến BOARDS tác động cùng chiều (0.161) đến mức độ công bố TTTC và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cũng phản ánh tính chất của lý thuyết đại diện, sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp và sự cần thiết phải duy trì mối liên hệ với cổ đông, với môi trường bên ngoài. Cụ thể, khi xu hướng chuyên môn hoá của các doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc chuyên môn như giám đốc tài chính, giám đốc kỹ thuật, giám đốc nhãn hàng, giám đốc nhân sự, giám đốc kinh doanh, giám đốc Marketing… Điều này cũng giúp cho các DN có thể dễ dàng đàm phán và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn có liên quan đến từng mảng chuyên môn, giúp họ có thể hiểu rõ ràng và cặn kẽ các hoạt động trong doanh nghiệp từ đó có thể cung cấp các thông tin chi tiết, đầy đủ hơn trong các hoạt động mà mình phụ trách góp phần tăng cường mức độ CBTT nói chung và TTTC nói riêng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của trong nghiên cứu của (Bradbury và cộng sự, 2004)58.
Biến QMO được đo lường bằng giá trị tài sản tác động cùng chiều (0.126) đến mức độ công bố TTTC và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết đại diện mà theo đó, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ CBTT càng nhiều. Kết quả này cũng trùng hợp với giả thuyết ban đầu và nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện trước đó. Theo Fathi Jouini (2013)78 cho rằng quá trình tạo lập và CBTT cần phải tốn nhiều chi phí, vì vậy những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh hơn với những chuyên gia tài chính nhiều kinh nghiệm sẽ cung cấp thông thông tin đầy đủ hơn. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Anna Watson và cộng sự (2002)47. Trong thực tế, điều này hoàn toàn hợp lý và có thể được giải thích bởi một số lý do như sau. Thứ nhất, các doanh nghiệp quy mô lớn thường được NĐT quan tâm nhiều hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ, vì vậy nhu cầu thông tin cũng cao hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn có xu hướng CBTT về triển vọng tương lai của doanh nghiệp để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn để tiếp tục mở rộng và thực hiện các dự án kinh doanh của mình. Thứ hai, các doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn lực (cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn vốn…) so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ trong việc công bố TTTC hơn.
Thứ ba, áp lực cạnh tranh góp phần vào việc thực hiện tốt hơn nghĩa vụ công bố TTTC của các DN có quy mô lớn
Biến QMO được đo lường bằng VONHOA tác động cùng chiều, nhỏ nhất (0.117) đến mức độ công bố TTTC và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Giá trị vốn hoá thị trường là một chỉ tiêu đo lường quy mô của doanh nghiệp được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của giá trị vốn hoá là thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ thành công hay thất bại của một doanh nghiệp niêm yết. Giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, thường thay đổi và chịu sự ảnh hưởng theo kì vọng của các nhà đầu tư, đại diện cho sự đồng thuận của công chúng về giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Vì vậy, khi biến VONHOA có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT có thể thấy nó phù hợp với lý thuyết tín hiệu, tức là để thu hút các nhà đầu tư các DNPTCNY sẽ CBTT nhiều hơn, từ đó góp phần làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên làm tăng giá trị vốn hoá của doanh nghiệp.
Với bộ dữ liệu thu thập được, nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các biến độc lập còn lại đến mức độ công bố TTTC.
Qua kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu qua bảng 2.15.
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của các DNPTCNY
Nội dung giả thuyết | Kết quả | So sánh với các nghiên cứu tiền nhiệm | |
H1 | DNPTCNY có tổng giá trị tài sản càng lớn mức độ công bố TTTC càng cao. | + | Nguyễn Thị Thu Thảo (2015); Đặng Thị Bích Ngọc (2018); Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2018); Nguyễn Văn Linh, Đặng Ngọc Hùng (2019); Phan Thị Hải Hà và cộng sự (2019) |
H2 | DNPTCNY có giá trị vốn hoá càng lớn mức độ công bố TTTC càng cao. | + | Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2018); Nguyễn Văn Linh, Đặng Ngọc Hùng (2019); Phan Thị Hải Hà và cộng sự (2019) |
H3 | DNPTCNY có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước càng lớn mức độ công bố TTTC càng cao. | 0 | Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014); Đặng Thị Bích Ngọc (2018); |
H4 | DNPTCNY có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức càng lớn mức độ công bố TTTC càng cao. | 0 | Không đồng thuận với nghiên cứu của Healy và cộng sự (1999); Haniffa và Cooke (2002); Barako và cộng sự (2006); Alpha Lowe (2014); |
H5 | Quy mô BGĐ của DNPTCNY càng lớn thì mức độ công bố TTTC càng cao. | + | Đồng thuận với nghiên cứu của Jonas và cộng sự (2000); Bradbury và cộng sự (2004) |
H6 | Tỷ lệ thành viên BGĐ của DNPTCNY có trình độ chuyên môn kế toán càng nhiều mức độ công bố TTTC càng cao. | 0 | Đồng thuận với nghiên cứu của Ahmed và Nicholls (1994) |
H7 | DNPTCNY có khả năng sinh lời càng cao mức độ công bố TTTC càng cao. | 0 | Đồng thuận với nghiên cứu của Camfferman và Cooke (2002); Alsaeed (2006); Naser và cộng sự (2002) Không đồng thuận với nghiên cứu của Sanjay Bhayani (2012); Aljifri và Alzarouni (2013); Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) |
Nội dung giả thuyết | Kết quả | So sánh với các nghiên cứu tiền nhiệm | |
H8 | DNPTCNY có đòn bẩy tài chính càng cao mức độ công bố TTTC càng cao. | + | Naser (1998); Ahmed và Courtis (1999); Hossain và Mitra (2004); |
H9 | Tuổi của DNPTCNY càng nhiều mức độ công bố TTTC càng cao. | 0 | Không đồng thuận với nghiên cứu của Caferman và Cooke (2022); Alseed (2006); Akhatarudin (2005) và Đặng Thị Bích Ngọc (2018). |
H10 | DNPTCNY được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc Big4 có mức độ công bố TTTC càng cao. | + | Chau và Gray (2002); Mahmed Moutafa Soliman (2013); Phan Thị Hải Hà và cộng sự (2019); Nguyễn Văn Linh, Đặng Ngọc Hùng (2019). |
Giả
2.4. Đánh giá thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
2.4.1. Những mặt đạt được
Về quản lý công bố thông tin tài chính
Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán nói chung và về quản lý CBTT ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo lập cơ sở để TTCK tiếp tục phát triển ổn định, bền vững an toàn đáp ứng yêu cầu hội nhập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
Các quy định về CBTT được nêu trong Luật chứng khoán đã được làm rõ các khái niệm, nội dung quy định trong các thông tư hướng dẫn để giúp các DNPTCNY có căn cứ thực hiện.
Các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và CBTT nói riêng đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ điều chỉnh hoạt động CBTT. Sự thay đổi của pháp luật về CBTT đã phản ánh được mức độ phát triển, các yêu cầu về CBTT trong các giai đoạn phát triển khác nhau của TTCK, góp phần nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy TTCK phát triển bền vững.
Về nội dung công bố thông tin tài chính