Kiểu Miệng Chích Hút Của Ve Sầu (Homoptera). (A) Nhìn Từ Bên;

Cơ giãn bơm

Trán

Clypeus

1

Ống nước bọt

2

Bơm Cibarial

Môi trên

Môi trên

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

2

Môi dưới

Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 5


3

3

Hàm trên

Hàm trên

Hàm trên Hàm dưới

Hàm dưới

Hàm dưới

A

Môi dưới

B

Vòi hàm dưới

Ống tiêu hóa

Vòi hàm trên

Ống nước bọt

Môi dưới

C


Hình 2.10: Kiểu miệng chích hút của ve sầu (Homoptera). (A) nhìn từ bên;

(B) nhìn từ trước; (C) mặt cắt khoang miệng cho thấy ống tiêu hóa và

ống nước bọt.


Ở nhóm chích hút động vật như muỗi (Diptera), lưỡi và môi trên cũng biến đổi thành kim chích, như vậy bên trong vòi có tổng cộng 6 kim chích. Đầu mút của kim chích thường có những ngạnh nhỏ giúp cho chúng bám chắc vào vật chủ khi chích hút.

Râu đầu

Môi trên

Mắt

Hàm trên

Hầu

Lacinia

Chót môi dưới

Râu hàm dưới

Môi dưới

A

Râu đầu

Râu hàm dưới

Vách môi trên Hàm trên

Lacinia

Ống tiêu hóa

Môi dưới

Hầu

Môi trên

Lacinia

Lacinia

Hàm trên

Chóp môi dưới

Dịch cơ thể trong khoang cằm trước

C

Hầu với ống dẫn nước bọt

B

Hình 2.11: Kiểu miệng chích hút của muỗi


Miệng giũa hút (rasping-sucking mouthpart): gặp ở bù lạch. Miệng gồm một vòi ngắn, thô, bất đối xứng, có dạng hình chóp nằm cúp về sau ở phần dưới của đầu. Phần trước của vòi do môi trên biến đổi thành, phần bên của vòi do gốc của hàm dưới biến đổi thành và phần sau của vòi do môi dưới biến đổi thành. Bên trong vòi có ba kim chích: hai do hàm dưới tạo thành, một do hàm trên ở phía bên trái kéo dài ra hình thành (hàm trên ở phía bên phải đã thoái hóa còn rất nhỏ). Cả râu môi dưới và râu hàm dưới đều hiện diện nhưng rất nhỏ. Lưỡi là một thùy giữa nhỏ, nằm trong vòi. Khi ăn bù lạch dùng các kim châm bên trong vòi để giũa rách mô cây (chủ yếu là ở lá) để dịch cây tiết ra sau đó chọc vòi vào hút. Kiểu miệng này chủ yếu ăn thức ăn ở dạng lỏng, tuy nhiên những bào tử nhỏ cũng có thể được tiêu thụ.

Cơ hầu

Mảnh hàm dưới

Clypeus

Ngực trước

Hàm trên trái


Vòi hàm dưới Râu hàm

dưới

Hàm dưới phải

Môi dưới

Hầu

Môi trên

Râu môi dưới


Hình 2.12: Kiểu miệng giũa hút của bù lạch


- Dạng miệng hút không có kim (lack of stylets): côn trùng có kiểu miệng này không thể chích vào mô động vật hay thực vật để hút thức ăn (chích hút) mà chỉ có thể ăn bằng cách hút hoặc liếm hút gặp ở bướm (Lepidoptera) và ruồi (Diptera).

Miệng liếm hút (sponging mouthpart): gặp ở nhóm ruồi, điển hình là ở họ ruồi nhà. Kiểu miệng này có hàm trên và hàm dưới thoái hóa, trong khi môi dưới phát triển thành một vòi thô ngắn có thể co duỗi linh hoạt. Vòi có dạng lòng máng, khe hở phía trước được che bởi phiến môi trên, đồng thời môi trên cũng kết hợp với lưỡi tạo thành ống dẫn thức ăn. Phần cuối của vòi phình to có dạng hình hai quả thận gọi là đĩa vòi. Mặt dưới của đĩa vòi có nhiều ống nhỏ đàn hồi xếp theo chiều ngang tạo thành các vòng máng nhỏ thông với ống dẫn thức ăn. Nhờ có tính chất đàn hồi này mà đĩa vòi có thể tiếp xúc và liếm sát bề mặt bám thức ăn. Do vòi có tính chất co dãn nên khi không hoạt động nó có thể được xếp sát vào trong một khe hở ở mặt dưới của đầu.

Mắt kép

Râu đầu

Râu hàm dưới


Môi trên

Môi dưới Hầu

Chóp môi dưới

Hình 2.13: Kiểu miệng liếm hút của ruồi nhà. (A) mặt bên; (B) mặt trước


Miệng hút (siphoning mouthparth): kiểu miệng này điển hình ở thành trùng của những loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) dùng để hút mật hoa và những thức ăn lỏng khác. Ở kiểu miệng này, môi trên và hàm trên đã thoái hóa, râu môi dưới phát triển; đôi hàm dưới biến đổi, kéo dài ra và kết hợp lại thành một cái vòi giống như một ống xoắn bên trong có ống dẫn dùng để hút thức ăn. Khi ăn máu được dồn vào trong vòi làm cho nó thẳng ra, lúc nghỉ vòi được cuộn lại dấu ở phía dưới đầu.


Vòi hút

A

B

Mặt cắt của vòi hút

C

Hình 2.14: Kiểu miệng hút của côn trùng Bộ Cánh vảy. (A) vị trí cuốn lại của vòi hút; (B) Trạng thái mở ra của vòi hút; (C) mặt cắt ngang của vòi hút.

Đường đứt khúc diễn tả hình dạng thay đổi khi vòi hút mở cuốn.

Miệng gậm hút (lapping mouthpart): kiểu miệng ăn thức ăn nửa rắn nửa lỏng, thường gặp ở nhóm ong lớn trong bộ cánh màng (Hymenoptera), điển hình là họ ong mật (Apidae). Môi trên và hàm trên vẫn giữ nguyên đặc điểm của miệng nhai gặm, môi dưới và hàm dưới lại kéo dài ra thành một vòi để hút thức ăn. Râu hàm dưới và râu môi dưới gần như tiêu biến đi.


Cardo Stipes

Cằm trước

Râu hàm dưới

Hàm trên

Mảnh bên lưỡi

Bao ngoài hàm

Râu hàm dưới


Bao ngoài hàm

Bao ngoài hàm

Alaglossa

Râu môi dưới

Thùy lưỡi (flabellum)

Alaglossa

A

Râu hàm dưới

B

Bao ngoài hàm

Ống tiêu hóa

Bao ngoài hàm

Alaglossa

Ống nước bọt

C

Râu môi dưới

Hình 2.15: Miệng gặm hút của ong mật (Hymenoptera). (A) mặt sau với các phần được mở ra; (B) mặt trước với các phần được xếp lại; (C) mặt cắt ngang

của miệng với vị trí tương quan của ống tiêu hóa và ống nước bọt.

2.2. Cấu tạo ngực côn trùng

Phần thứ hai (phần giữa) của cơ thể côn trùng được gọi là ngực (thorax). Đây là vùng thích ứng chuyên biệt cho sự vận động, phần ngực mang 3 đôi chân và ở thành trùng của nhiều loài côn trùng, có một hoặc hai cặp cánh.

Về mặt cấu trúc, phần ngực của côn trùng được tạo thành bởi ba đốt cơ thể: Đốt ngực trước (prothorax), đốt ngực giữa (mesothorax) và đốt ngực sau (metathorax). Những đốt ngực này kết hợp một cách chặt chẽ với nhau để tạo thành một cái “hộp” bên trong chứa hệ cơ vận động của chân và cánh. Tuy nhiên, đặc điểm này có thể thay đổi tùy theo loài côn trùng. Nói chung ở các loài côn trùng có kiểu chân đào bới hay bắt mồi như dế nhũi (Gryllotalpidae) và bọ ngựa (Mantidae) đốt ngực trước thường rất phát triển và không gắn chặt vào các đốt ngực phía sau nên có thể cử động linh hoạt giúp cho chân trước thuận lợi trong việc đào đất hay bắt mồi.

Mỗi đốt ngực do 4 mảnh cứng hợp lại tạo thành:

- Mảnh lưng (notum) có thể chia tiếp làm hai phần: phía trước là scutum và phía sau là scutellum. Như vậy mảnh lưng của ngực trước được gọi là pronotum, của ngực giữa được gọi là mesonotum và của ngực sau được gọi là metanotum.

- Mảnh bụng (sternum). Tương tự như mảnh lưng, mảnh bụng của của ngực trước được gọi là prosternum, của ngực giữa được gọi là mesosternum và của ngực sau được gọi là metasternum.

- Hai mảnh bên, mỗi mảnh nằm ở một bên cơ thể được gọi là pleuron. Mỗi mảnh bên thường lại được chia làm hai phần bởi ngấn mảnh bên (pleural suture), phần phía trước gọi là episternum và phần phía sau gọi là epimeron.


Ngực

Ngực giữa

Ngực sau

Cánh

Mãnh lưng

Furca

Mãnh

Ngấn bên

Chân Hố chạc

Mãnh


(A) (B)


Hình 2.16: Cấu tạo cơ bản phần ngực của côn trùng: (A) mặt cắt; (B) mặt ngang (theo John Myer)


Một cấu trúc đặc biệt của bộ xương ngoài gọi là furca (chạc), được hình thành trong quá trình phát triển khi một cặp mấu của mảnh bụng liên kết với gờ của mỗi ngấn mảnh bên ở bên trong giúp cho phần gốc bụng của mỗi đốt ngực cứng chắc và cung cấp vị trí cho sự bám vào của cơ chân và cơ dọc bụng. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy được những chỗ lõm vào nằm gần đường giữa của mảnh bụng được gọi là những hố chạc (furcal pit), những hố chạc này thường liên kết với nhau bởi ngấn sườn bụng (sternalcostal suture). Cơ chế trụ chống bên trong của furca thì tương tự như của cấu trúc khung xương trong (tentorium) ở phần đầu của côn trùng.

* Phần phụ của ngực

a) Chân ngực

Hầu hết côn trùng có mang ba đôi chân, mỗi đôi chân nằm ở hai bên của một đốt ngực nên được gọi là chân ngực. Chân ngực là cơ quan vận động chính mang đặc điểm phân đốt điển hình của ngành chân khớp (Arthropod). Mỗi chân của côn trùng bao gồm 5 đốt (năm thành phần) khớp lại với nhau:

Đốt đùi

Đốt chày

Đốt chuyển

Đốt chậu

A

Bàn chân

Arolium

Móng

Empodium

Pulvillus

Unguitractor Mặt lưng của

đốt bàn


Dây chằn cơ giãn đốt bàn

B

C

Hình 2.17: (A) cấu tạo cơ bản của chân côn trùng; (B) đốt trước (pretarsus) bàn chân của gián; (C) đốt trước bàn chân của ruồi

- Đốt chậu (Coxa): là đốt đầu tiên tính từ cơ thể ra ngoài, đính vào cơ thể ở phần màng mềm gọi là ổ chậu, nhờ đó chân côn trùng có thể cử động dễ dàng về mọi phía.

- Đốt chuyển (Trochanter): là đốt thứ hai của chân thường có kích thước ngắn, nhỏ như là một khớp bản lề giữa đốt chậu và đốt đùi của chân. Ở những loài chồn chuồn, đốt chuyển có ngấn chia làm đôi trong giống như hai đốt dính chặt lại với nhau, nhưng thực chất chỉ là một đốt.

- Đốt đùi (Femur): là đốt thứ ba to và mập hơn các đốt khác của chân, đặc biệt ở những loài có kiểu chân nhảy như dế mèn, châu chấu.

- Đốt chày (Tibia): đốt thứ tư, dài mảnh song rất vững chắc. Mặt sau của đốt chày thường có mang hai hàng gai cứng, đôi khi còn mang cựa có thể cử động được.

- Bàn chân (Tarsus): thường phân thành 1 – 5 đốt nhỏ có thể cử động được. Hình dạng và số đốt của bàn chân là những đặc điểm được sử dụng phổ biến trong phân loại. Phần cuối cùng của đốt bàn chân (pretarsus) thường mang các cấu trúc sau:

+ Một cặp móng được gọi là ungues.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí