Thị Trường Du Lịch Của Tp. Đà Nẵng.

điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.

- Công nghệ thông tin.

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng.

2.1.4. Tài nguyên du lịch.

2.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

- Núi

+ Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố

khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

+ Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).

+ Bán đo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

- Đèo

+ Đèo Hi Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Ánày đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

- Biển

+Bãi bin Đà Nng nổi tiếng là thiên đường biển với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm.

+Bãi bin MKhê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

2.1.4.2.Taøi nguyeân du lòch nhaân vaên.

- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể.

Là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, các di tích lịch sử văn hóa nỗi tiếng như: Bảo tàng Chăm, Bảo tang Quân Khu V, Bảo tang Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải

…..rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của thành phố cũng như của miền Trung.

- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.

+ Lễ hội.

Các lễ hội lớn hàng năm tại Đà Nẵng như: Quan thế âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.

+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.

Đến nay , Đà Nẵng vẫn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như : làng đá Mỹ nghệ Non, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Lệ .

Các làng nghề hiện đại không chỉ đơn thuần là sản xuất mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế,duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.

Ngoài ra còn sản phẩm : bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm Lệ, nhưng phát triển nhỏ lẻ và hạn chế….

2.1.5. Thị trường du lịch của Tp. Đà Nẵng.

Từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 đến nay, ngành Du lịch thành phố phát triển vượt bật với sự tăng trưởng không ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị trường… Hiện nay du lịch tiếp tục vươn mình mạnh mẽ để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Biểu đồ: Lượt khách du lịch đến Đà Nẵng trong các năm.


Nguồn: http://www.dulich-danang.org

Năm 2006 tổng lượt khách du lịch đạt 774.000 lượt; năm 2007 tổng lượt khách du lịch đạt 1.024.020 lượt (tăng 32%); năm 2010, tổng lượt khách du lịch đạt 1.770.000 khách, tăng 33% so với năm 2009 và tăng 22% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế tăng 18%, khách nội địa tăng 38%.Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch). Từ 435 tỷ đồng năm 2006 lên 1.239 tỷ đồng năm 2010. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2006 đạt 958 tỉ đồng lên 3.097 tỷ đồng năm 2010.

Về thị trường khách quốc tế trong giai đoạn 2010 2013 thị trường khách du 1

Về thị trường khách quốc tế, trong giai đoạn 2010 - 2013, thị trường khách du lịch trọng tâm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Trong đó thị trường khách Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có sự gia tăng mạnh thông qua việc hình thành các đường bay trực tiếp và công tác quảng bá khai thác thị trường đang được tập trung triển khai.

Hiện nay, thị trường khách du lịch Nga đến Đà Nẵng chiếm khá cao và

được đánh giá là rất tiềm năng. Thời gian lưu trú của khách Nga cũng dài hơn, ít nhất là 15 ngày. Họ rất phóng khoáng trong chi tiêu, mua sắm và ăn uống miễn sao được phục vụ tốt nhất.Trung Quốc được xem là một trong những thị trường khách du lịch trọng điểm của Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, việc Đà Nẵng tập trung khai thác nguồn khách tiềm năng này đã đem lại nguồn doanh thu lớn cho ngành du lịch.

Du khách Trung Quốc thường đi du lịch ngắn ngày và không kéo dài thời gian lưu trú bằng khách châu Âu nhưng cũng mạnh tay chi tiêu vào các hoạt động mua sắm, ăn uống. Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, trung bình khách TQ lưu trú tại thành phố khoảng 5 ngày với mức chi tiêu trên dưới 500 USD, trong khi khách châu Âu lưu trú ở thành phố dài ngày hơn (từ 10-12 ngày) nhưng cũng chỉ chi tiêu khoảng 1.000 USD.

Theo thống kê , giai đoạn năm 2013-2014: Đà Nẵng đón tàu du lịch biển quốc tế nhiều kỉ lục Theo lịch trình đã được các hãng lữ hành đăng ký, trong mùa du lịch tàu biển 2013 – 2014, Đà Nẵng sẽ đón hơn 100 chuyến tàu cập cảng với hơn 10 vạn lượt khách; tăng 2,5 lần về số chuyến tàu và gấp 3 lần về lượng khách so với mùa du lịch tàu biển 2012 - 2013.

Việc mở các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng và các đường bay thuê chuyến ngày càng tăng đã khiến cho khách từ các thị trường này đến Đà Nẵng tăng dần; thị trường khách du lịch đến Đà Nẵng tập trung chủ yếu là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… Khách do các đơn vị lữ hành phục vụ đã có bước chuyển biến, đặc biệt là khách nội địa từ các thị trường phía Bắc, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã khiến cho mùa hè của Đà Nẵng luôn đông khách. Bên cạnh đó, khách nội địa đã có xu hướng kéo dài thời gian lưu trú.

2.1.6. Đối tác liên kết, hợp tác.

Trong ngành du lịch, việc liên kết – hợp tác với các địa phương khác là vô cùng quan trọng nhằm tạo ra tính đa dạng trong các sản phẩm du lịch và nâng cao sức cạnh tranh của chính ngành du lịch địa phương. Thời gian qua, chính quyền địa phương và ngành du lịch đã tạo được nhiều mối liên kết hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển du lịch.

Đối với TP. Đà Nẵng cần chú trọng đến các mối liên kết hợp tác để cùng phát triển :

*Đối với trong nước :

+ Liên kết vùng Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, miền Trung - Tây Nguyên

Theo Phó chủ

tịch Nguyễn Xuân Anh:Tại

Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ

thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn và là một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước. Do đó, việc phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết

chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, phát triển theo 3

hướng chính: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái; phát triển du lịch

văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE).

+ Liên kết ngành Hàng không, Thương mại, Thông tin - Truyền thông để xúc tiến quảng bá thông qua các sự kiện quốc gia, quốc tế;

+ Liên kết các website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Đà Nẵng.

*Đối với thế giới :

Ngày 11/12/2013, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo xúc tiến du lịch Đà Nẵng (Việt Nam) và Quảng Đông (Trung Quốc).Tại hội thảo, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Đông ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch. Hai bên đã đi tới thống nhất: Đồng ý thành lập một nhóm liên lạc và cơ chế liên lạc thường xuyên liên quan đến hợp tác du lịch, nhằm trao đổi và thông tin tương tác cho các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan đến du lịch; tích cực tham gia các lễ hội du lịch song phương; hỗ trợ việc mở thị trường du lịch lẫn nhau… Biên bản có giá trị trong hai năm.Ngoài ra, các doanh nghiệp về du lịch giữa hai địa phương cũng đã tiến hành ký kết hợp tác về du lịch.

Thị trường khách Trung Quốc được xác định là một trong những thị trường trọng điểm đầy tiềm năng của du lịch Đà Nẵng. Việc hợp tác phát triển du lịch giữa TP Đà Nẵng với tỉnh Quảng Đông cũng như các địa phương khác của Trung Quốc ngày càng được tăng cường theo hướng gắn kết chặt chẽ trong trao đổi nguồn khách, đồng thời khai thác thị trường trung gian qua đường hàng không giữa hai nước. Những năm gần đây, thị trường khách du lịch Trung Quốc luôn

đứng đầu trong top 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng. Nếu như năm

2010 thị trường khách Trung Quốc đứng thứ 6 trong 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng thì liên tiếp trong 3 năm từ 2011 đến 2013 đều xếp thứ 1 (năm 2013 đạt trên 105.000 lượt khách, tăng 14% so với 2013)”.

2.1.7. Đối thủ cạnh tranh.

Muốn vạch ra những chiến lược và phương án tiếp thị, trước hết cần nghiêncứu các đối thủ cạnh tranh của Đà Nẵng. Phần này sẽ phân tích sơ bộ về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực (Khánh Hòa, Đà Lạt- Lâm Đồng) và đối thủ cạnh tranh tương đồng trong nước (Sa Pa), Huế.

2.1.7.1.Khánh Hòa và các địa phương duyên hải Nam Trung Bộ Khánh Hòa, đặc biệt là Tp. biển Nha Trang xinh đẹp từ lâu đã được

du khách biết đến và mến mộ bởi khí hậu trong lành, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ.

Nhiều du khách gọi bầu trời Nha Trang là bầu trời Địa Trung Hải của châu Á bởi vì phong cảnh hữu tình, có sức hấp dẫn du khách vì họ có thể tắm biểm quanh năm, không phân biệt bốn mùa mà hầu như chỉ có một mùa xuân ấm áp.

Khánh Hòa là một tỉnh đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều cảnhquan nổi tiếng, hội tụ cả núi – rừng – sông – biển – đầm – phà – đồng ruộng. Nơi đây từng là thánh địa của vương quốc Chămpa với nhiều di tích văn hóa quý, tiêu biểu là tháp Ponaga với tuổi thọ khoảng 1.000 năm ở cửa sông phía bắc thành phố.

Khánh Hòa phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Định hướng quan trọng của du lịch Khánh Hòa là loại hình du lịch biển, nghỉ dưỡng, phục vụ đầu tư thương mại, kết hợp với tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa thể thao… mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, Nha Trang – Khánh Hòa là một đối thủ cạnh tranh rất lớn của địa phương trong việc thu hút du khách nội địa và quốc tế. Du khách chọn Nha Trang,vì nơi đây có thể cung cấp cho họ nhiều loại hình du lịch biển mà Đà Nẵng hoàn hoàn không có, cũng như các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Ngoài ra, hệ thống giao thông tiếp cận điểm đến Nha Trang – Khánh Hòa cũng đa dạng và thuận tiện hơn.Ngoài ra, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cũng là những đối thủ cạnhtranh của Đà

Nẵng khi họ dựa vào loại hình du lịch biển để thu hút du khách. Nhờ

cơchế thu hút đầu tư khá cởi mởi, những địa phương này đã nhanh chóng tạo ra những cơ sở hạ tầng rất tốt, cải thiện và đa dạng hóa được chất lượng các sản phẩm du lịch của mình. Những địa điểm tiêu biểu là Mũi Né, Ninh Chữ…

2.1.7.2. Huế

Tỉnh Thừa Thiên - Huế từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Tài nguyên du lịch của Thừa Thiên - Huế tương đối đa dạng, phong phú, nổi bật và có giá trị hơn cả là các tài nguyên văn hóa đặc sắc, độc đáo; trong đó, có không ít những di sản văn hóa vật thể tầm cỡ quốc gia và quốc tế có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch.

Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền

thống; được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những

mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu; du khách tham quan trong và ngoài nước.Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình Huế; ẩm thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán... đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa - thế mạnh không chỉ của riêng Thừa Thiên - Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam.

2.1.7.3.Sa Pa.

Sa Pa là một địa phương có khả năng cạnh tranh rất lớn về khía cạnh du lịchvới Tp Đà Nẵng , Sapa được mang danh "thành phố trong mây" nằm ởchân núi Phanxipăng, thuộc tỉnh Lào Cai ở vùng Tây Bắc đất nước. Thị trấn nằm ởđộ cao 1.560m so với mặt biển có một không khí mát suốt mùa hè.Sapa có rất nhiều tài nguyên du lịch có giá trị cả về mặt cảnh quan thiên nhiên lẫn lịch sử, văn hóa. Đây chính là một trung tâm Đông Sơn từ hơn 2.000 năm trước. Sapa là một thung lũng hơi hẹp nhưng trải dài, nằm không xa ngòi Hoa, một nhánh sông thoát nước quan trọng từ khối núi Phanxipăng vào sông Hồng.Một phát hiện văn hóa quan trọng khác ở đây là bãi đá "tiền sử". Mới đây, cácnhà nghiên cứu Việt Nam đã xác nhận một hệ thống ruộng bậc thang cổ có tuổikhoảng 900 năm và một khu mộ cự thạch tại khu vực phân bố bãi

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 02/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí