Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 2

biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh, đầm phá, cồn cát... [25] Các loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển chủ yếu được xác định bao gồm: khí hậu hải dương, bãi tắm, mặt nước ven bờ, hải đảo và phong cảnh ven bờ (địa hình, thực vật).

Số liệu thống kê được sử dụng chủ yếu theo các văn bản đã được công bố của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và của Tổng cục Thống kê từ năm 2000.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một cách chính xác. Để thực hiện những nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là:

- Phương pháp thu thập, hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp

Để có được cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, được in thành sách, trên internet... liên quan đến nhiều lĩnh vực mà trực tiếp là du lịch, hải dương học, khí tượng, thuỷ văn. Do kế thừa kết quả của các công trình đã nghiên cứu trước nên giúp tác giả tiết kiệm được nhiều công sức, kinh phí nhưng thông tin giữa các nguồn tài liệu thường có sự không nhất quán do thời điểm nghiên cứu và góc độ đánh giá khác nhau nên đòi hỏi tác giả phải phân loại chúng theo độ tin cậy, theo tính thời sự rồi tiến hành hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu, đưa ra những kết luận có căn cứ.

- Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Điền dã tại một số bãi biển của miền Bắc và miền Trung giúp tác giả trực tiếp thẩm nhận

giá trị của tài nguyên, bổ sung thêm thông tin, quan sát việc khai thác sử dụng tài nguyên làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tác giả đã tham khảo ý kiến đánh giá của TS Phạm Trung Lương - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Viện Kinh tế & Quy hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản - những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về biển - về tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam và hiện trạng khai thác. Những nhận định của các chuyên gia định hướng nghiên cứu cho tác giả.

- Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học

5. Lược sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về biển Đông có lịch sử lâu đời. Các kết quả nghiên cứu đã được ghi chép và mô tả trong sử sách như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1435), Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ của Đỗ Bá (1630), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương đình dư địa chí của Nguyễn Siêu (1900).... Năm 1927, Viện Hải dương học được thành lập ở Nha Trang với vị giám đốc đầu tiên là A.Krempf - một nhà sinh vật học nổi tiếng - đã đánh dấu bước tiến trong công cuộc nghiên cứu biển Đông. Các công trình nghiên cứu của Viện Hải dương học tập trung về thuỷ triều, sinh vật và cá biển. Hệ thống cơ quan quan trắc được dựng lên ở ven bờ và trên biển có nhiệm vụ thường xuyên nhiệt độ và độ muối. Năm 1954 thành lập thêm Trạm Nghiên cứu biển ở Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu về biển Đông ngày càng nhiều như: "Nguồn lợi sinh vật biển Đông" (1979), "Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi trường" của Vũ Trung Tạng (1997); "Thuỷ triều vịnh Bắc Bộ"(1976), "Thuỷ triều vùng biển Việt Nam" (1984), "Thiên nhiên vùng biển nước ta" (1978) của tác giả Nguyễn Ngọc Thụy; "Địa lý tự nhiên biển Đông" (1999) của Nguyễn Văn Âu... Thông tin về biển Đông được cập

nhật phong phú qua báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ quan nghiên cứu về biển chủ yếu như: Viện Hải dương học Việt Nam, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Thuỷ sản), Trung tâm Khí tượng thuỷ văn biển, Phân viện Cơ học biển (thuộc Viện cơ học)... Tuy nhiên đây là những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về biển của những phân ngành kỹ thuật, tài nguyên du lịch biển được đề cập đến hết sức sơ sài.

Từ năm 1990 - năm du lịch Việt Nam - đến nay nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch đã được thực hiện như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” (1986); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” (1995); “Địa lý du lịch” phần “Tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997); “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” (Nguyễn Khánh, 1999); “Tổ chức lãnh thổ dải ven biển khu vực trọng điểm miền Trung Việt Nam” (Nguyễn Quang Mỹ và nnk, 1995). Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước cũng đã tiến hành các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch phục vụ cho quy hoạch phát triển du lịch. Song do đặc điểm, phạm vi nghiên cứu của các dự án nên các công trình nói trên chỉ tiến hành kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch theo từng thành phần hay tổng thể tài nguyên với mức độ khái quát. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch chuyên sâu phục vụ mục đích phát triển các loại hình du lịch cụ thể còn ít được quan tâm thực hiện.

Về tài nguyên du lịch biển đảo, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với các ngành để triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành tiêu biểu là: đề tài cấp Nhà nước "Luận chứng khoa học kỹ thuật phát triển du lịch biển Việt Nam" (thuộc chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước 48 - B); các đề tài "Luận chứng phát triển du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn", "Định hướng phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ", "Định hướng phát triển du lịch sinh

thái Cù Lao Chàm", "Thực trạng và định hướng phát triển du lịch khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Trị" (phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội); "Cơ sở khoa học phát triển du lịch vũng - vịnh ở Việt Nam" (phối hợp với Phân viện Hải dương học Hải Phòng)... Kết quả của các nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà bước đầu đã phát huy tác dụng trong thực tế quy hoạch và phát triển du lịch biển, đặc biệt là trong việc xây dựng phát triển các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch biển. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tiến hành lập "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2020" với các nội dung chính: xác định vai trò của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, xác định tiêu chuẩn, chức năng du lịch của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, định hướng tổ chức không gian du lịch. Tuy nhiên, bản quy hoạch này chưa đánh giá được hết thực tế giá trị của khu vực đảo còn ở dạng tiềm ẩn, định hướng bảo tồn và khai thác các giá trị còn chưa toàn diện. Năm 2003, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với chuyên gia của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO triển khai giai đoạn đầu dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Ngày 25/7/2007, tại Mũi Né (Phan Thiết) Tổng cục Du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo “Quản lý và phát triển du lịch biển đảo” để thu thập thêm thông tin nhằm hoàn chỉnh đề án phát triển du lịch biển đảo trình chính phủ vào cuối năm 2007.

Các công trình đánh giá tài nguyên biển đảo Việt Nam có chung kết luận về sự đa dạng, phong phú, giá trị sử dụng cao của tài nguyên biển đảo Việt Nam và khẳng định tiềm năng về tài nguyên cho phép Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch biển. Những nhận định còn chung chung và định tính như "có thể nói dọc ven bờ biển nước ta, hầu như quanh năm và khắp nơi đều có thể tìm được những nơi nghỉ mát khá tốt, những bãi tắm đẹp hay những cảnh đồng núi, hang động ngoạn mục...". Tuy nhiên rõ ràng

mức độ phù hợp, mức độ thuận lợi về mặt tài nguyên cho các loại hình du lịch giữa các khu vực là không như nhau. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu xây dựng các tiêu chí đánh giá tài nguyên cho loại hình và chỉ ra được vùng nào thuận lợi cho du lịch thể thao giải trí biển hay vùng nào thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng biển để định hướng cho việc đầu tư khai thác tài nguyên.

Lựa chọn đề tài "Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng" với mục đích đánh giá sự phù hợp, thuận lợi về tài nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại hình du lịch cụ thể là một hướng nghiên cứu tiên phong, có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với ngành Du lịch.

Để tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch biển đảo Việt Nam một cách đầy đủ, cần thiết phải tổ chức khảo sát quy mô, kiểm kê, đánh giá chi tiết từng loại tài nguyên và từng điểm tài nguyên trên toàn lãnh thổ quốc gia theo một hệ tiêu chí đã xác định. Việc làm này đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp và công nghệ khoa học của các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải hết sức công phu, tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, kinh phí, vượt qua khả năng của một cá nhân khi nghiên cứu. Vì vậy, trong đề tài này tác giả chủ yếu kế thừa các kết quả của một số nghiên cứu đánh giá trước đây rồi tổng hợp, đưa ra những nhận xét của cá nhân trên quan điểm của một người nghiên cứu và làm du lịch.

6. Bố cục của đề tài

Luận văn được cấu tạo thành 3 chương:

Chương 1: Du lịch nghỉ dưỡng và tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng

Chương 2: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam

Chương 3: Thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam


CHƯƠNG 1‌‌

DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

1.1. Du lịch nghỉ dưỡng (leisure tourism)

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm loại hình du lịch nghỉ dưỡng

Theo tác giả Trương Sỹ Quý, loại hình du lịch được định nghĩa như

sau:

"Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có

những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc đ- ược xếp chung theo một mức giá bán nào đó". [20]

Có thể dựa vào các tiêu thức: mục đích chuyến đi; thời gian đi du lịch, vị trí địa lý của nơi đến du lịch; phương tiện lưu trú được sử dụng... để phân chia thành các loại hình du lịch. Cũng có thể căn cứ vào các tiêu chí trên để làm sáng tỏ khái niệm về một loại hình du lịch cụ thể và để phân biệt với các loại hình du lịch khác.

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng là tập hợp các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, động cơ du lịch để nghỉ ngơi, an dưỡng, phục hồi sức khoẻ.

Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần túy du lịch tức là chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung

quanh; cũng có chuyến đi vì mục đích khác nhưng có kết hợp tham gia hoạt động du lịch vào khoảng thời gian rỗi trong chuyến đi. Theo mục đích chuyến đi có thể phân thành hai loại hình: du lịch thuần túy và du lịch kết hợp. Nghỉ dưỡng được xếp vào loại thuần túy du lịch. Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch nghỉ dưỡng là sự cần thiết phải nghỉ ngơi, d- ưỡng sức để phục hồi thể lực và tinh thần.


Bảng 1.1: Bảng phân loại loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi [48]


Mục đích chuyến đi

Thuần túy du lịch

Mục đích kết hợp


Tham quan

Giải trí

Nghỉ dưỡng

Thể thao

Khám phá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 2

Học tập nghiên cứu

Thể thao

Kinh doanh

Công tác

Chữa bênh

Thăm thân

Tín ngưỡng

Khác

Cùng có mục đích đi du lịch vì sức khoẻ, ngoài loại hình du lịch nghỉ dưỡng còn có loại hình du lịch chữa bệnh hay còn được gọi là du lịch y tế (medical tourism). Du lịch chữa bệnh là hình thức đi du lịch để điều trị một căn bệnh nào đó, từ đơn giản như làm răng, loại bỏ mỡ thừa đến phức tạp như giải phẫu, cấy ghép các bộ phận cơ thể. Có các dạng: chữa bệnh bằng khí hậu (khí hậu núi, khí hậu biển); chữa bệnh bằng nước khoáng (tắm nước khoáng, uống nước khoáng); chữa bệnh bằng bùn; chữa bệnh bằng hoa quả; chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt là sữa ngựa)... Để các liệu pháp chữa trị hiệu quả, du khách cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Vì vậy dẫn đến sự ra đời của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh. Có một số

học giả xếp du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh vào cùng một nhóm du lịch sức khoẻ (heath tourism).

Song khác với việc đi điều dưỡng thông thường, khách hàng của du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch chữa bệnh mang tâm lý của người muốn h- ưởng thụ, người đi chơi nhiều hơn tâm lý của một người có bệnh cần điều trị. Họ là người nêu ra yêu cầu và đòi hỏi sự phục vụ chu đáo. Địa điểm họ lựa chọn không phải là những trạm điều dưỡng hay bệnh viện "lạnh ngắt" mà họ tìm đến những nơi vừa có thể nằm dài tắm nắng dưới hàng cọ ven biển, thăm thú các cảnh đẹp xung quanh vừa có thể nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Trên phạm vi thế giới hiện tại, dòng khách du lịch chữa bệnh chảy từ các nước Bắc Mỹ, Trung Đông, Tây Âu sang Ấn Độ, các nước Đông Ấn và Nam Mỹ vì đó là ba khu vực không chỉ có chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ ngang bằng với bất cứ nơi nào trên thế giới, giá cả thấp mà còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều địa chỉ để mua sắm, khám phá và những bãi biển lý tưởng. Mặt khác, nếu khách du lịch nghỉ dưỡng coi trọng yếu tố khí hậu, chất lượng môi trường, mức độ tiện nghi của cơ sở hạ tầng và sự đồng bộ của các dịch vụ thì với khách đi du lịch chữa bệnh, mối quan tâm số một là sự an toàn, hiệu quả của các phương pháp điều trị, tiếp theo mới là các ưu tiên khác.

Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng núi, vùng nông thôn... Căn cứ theo vị trí địa lý của điểm du lịch mà tiếp tục chia du lịch nghỉ dưỡng thành: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch nghỉ dưỡng hồ, sông, suối...

Du khách của du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu là nhóm đối tượng có thời gian nghỉ dài, có khả năng chi trả cao đến từ các đô thị, các nước kinh tế phát triển.

Nhà bác học người Anh, tiến sỹ Abraham Maslow trong bài "Lý thuyết về động lực của con người" đăng trên tạp chí "Tâm sinh lý học của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2023