Dự Báo, Đánh Giá Và Phân Tích Khả Năng Sinh Tồn Và Phát Triển Đàn Voi Nhà Ở Đăklăk Trong Tương Lai


đồng bào, nhất là người M’nông. Đồng bào mua những con voi đã được thuần dưỡng từ Buôn Đôn về nuôi để kiếm lợi, phục vụ sản xuất và đời sống. Voi là biểu tưọng của sự giàu có của gia chủ; buôn nào có nhiều voi tức là buôn đó giàu có.

Voi là con vật mang lại rất nhiều lợi ích cho người chủ. Voi là “cỗ xe” tuyệt vời để thay thế đôi chân và đôi vai của con người. Voi có thể đưa người ta vượt suối, băng rừng, bền bỉ ngày này qua ngày khác. Voi còn giúp đồng bào kéo những cây gỗ lớn về làm nhà, chuyên chở một lần 3 – 4 tạ hàng hóa. Đặc biệt, ngà voi rất quý giá, là biểu hiện của sự giàu sang, quyền quý của những ông vua, lãnh chúa, quý tộc và những người giàu sang. Đối với đồng bào Tây Nguyên, ngà voi còn là trang sức đắt giá như nhẫn đeo tay, bông tai… Nhưng có lẽ, giá trị của ngà voi ở tính khử độc còn lớn hơn. Theo người dân kể, trong thức ăn có độc, chỉ cần dùng đũa đảo thì thức ăn sẽ chuyển màu do phản ứng hóa học.

Voi chẳng những giúp ích cho con người trong lao động và sản xuất mà hàng ngày, vì sự bình yên của buôn làng voi cũng giúp sức bảo vệ, chống lại kẻ thù. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, ác liệt để giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước, lực lượng voi Tây Nguyên cũng đã góp phần rất đáng kể vào việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược cho chiến trường. Ngoài ra, voi còn là người bạn thủy chung, nghĩa tình nhất của con người.

Trong những năm gần đây, voi nhà ở Buôn Đôn, ở Lăk… chuyển sang phục vụ du lịch. Voi nhà mở ra một tiềm năng lớn, một nét rất riêng và rất độc đáo cho du lịch của vùng đất Tây Nguyên còn nhiều hoang sơ.

Gắn bó với sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc ở ĐăkLăk nói chung và người M’nông nói riêng cho nên con voi có một vị trí hết sức to lớn, tác động vào văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác.

e. Voi trong lễ nghi và phong tục M’Nông

Lễ cúng cho các công cụ săn voi (Bư brash rse brăt bung): Một số công cụ săn voi do người M’nông chế tạo ra, trước khi sử dụng đồng bào phải cúng. Vì đồng bào cho rằng khi cúng xong thì thần Nguăch Ngual và các vị thần rừng, thần núi mới nhập vào tiếp thêm sức mạnh và may mắn cho người chủ. Đáng chú ý, trong các lễ cúng công cụ săn voi phải kể đến lễ cúng dây cột voi (Brăt Bung) và lễ cúng chiếc dùi móc điều khiển voi (Kreo) vì vai trò quan trọng của các công cụ này trong quá trình săn bắt voi. Lễ cúng khi mua được voi (Bư brah ntăm n’gâng): Khi mua voi dẫn về nhà, nếu lỡ đường người mua voi buộc phải ghé ngủ nhờ nhà người buôn khác qua đêm thì chủ nhà đó phải cúng con voi để lấy may.


Khi voi được đưa về nhà, đồng bào làm hai lễ cúng riêng. Lễ thứ nhất gọi là “Răt” nghĩa là cúng mừng (cúng 1 lợn và 4 ché rượu); lễ thứ hai gọi là “N tăm N’Gâng”, nghĩa là cúng đóng cọc cột voi (cúng phải giết trâu và chuẩn bị 8 ché rượu). Lúc cúng voi, bà con trong làng đến tham dự và tặng lễ vật, kẻ ít người nhiều, ít nhất phải giúp ché rượu, chén gạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Cúng đi săn voi ( Bư brah ndrăp brô gual): Khi chuẩn bị lên đường, người ta tập trung tại nhà đội trưởng để cúng một lần. Theo đồng bào thì việc cúng như vậy sẽ phù hộ cho đội săn được yên ổn, may mắn và được thần linh phù hộ khi vào rừng. Ngoài những điều kiêng cử nghiêm ngặt (vợ, con gái của người đi săn phải ở nhà, không được quan hệ nam nữ…) còn phải làm các lễ cúng gắn với sinh hoạt của cánh thợ săn: cúng khi lấy củi, lấy nước, cúng trước mỗi bữa ăn cơm,...

Lễ cúng voi nhập buôn (Bư brah nglăp tâm bon): Khi bắt được voi rừng, đồng bào không dẫn ngay voi về buôn mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập. Khi voi đã được thuần thục thì mới đưa voi về buôn và làm lễ cúng gọi là lễ cúng voi nhập buôn. Đây là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần của người đồng bào. Lễ cúng nhập buôn cho voi chẳng những để mừng thắng lợi của các thợ săn trong buôn mà còn toát lên một ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Tùy theo khả năng kinh tế của gia đình mà sắm sửa lễ vật. Lễ cúng lớn sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình thường thì giết heo, gà. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi.

Du lịch sinh thái - 38

Cúng nhặt được ngà voi và cúng cưa ngà (Bư brah kăt la) : Chiếc ngà rất có giá trị, có thể buôn bán, trao đổi thu lại nguồn lợi cho chủ voi. Do đó, dù là ngà được nhặt trong rừng hay ngà được cưa thì đều cúng thần voi.

Các lễ cúng khác: Tùy theo mục đích của chủ voi mà cần có tổ chức những lễ cúng: cúng khi tháo dây buộc voi, cúng khi bán voi, cúng đặt tên cho con voi, cúng khi người gây thương tích cho voi, cúng mượn voi để chuyên chở, cúng khi voi nhà đẻ, cúng khi voi ốm, cúng khi voi bị chết,…

Đối với thợ săn voi: Vào rừng phải nói tiếng lạ, tiếng lóng, cữ gọi đúng tên các con vật và những từ liên quan đến sinh hoạt hàng ngày. Trong ăn uống, các thợ săn cũng phải kiêng khem. Các thợ săn chính phải ăn bằng muỗng. Người thợ săn phụ phải quấn khố, ở trần không được mặc áo, tối ngủ mới được đắp chăn. Sở dĩ có những điều kiêng cử như vậy là vì trong khi săn voi thường xuyên phải đối đầu với nguy hiểm thể hiện con người phụ thuộc vào các lực lượng thiên nhiên và nhiều khi họ thấy mình bất lực.

Đối với các thành viên trong gia đình có người đang tham gia đi săn voi: họ cam kết chỉ làm điều tốt để tránh những tai họa xui xẻo cho những người thân đang đi xa. Người vợ phải chung thủy, người nhà không được tắm hay gội đầu bằng nước vo gạo


hay các loại cây gội đầu khác. Không được dùng kim để may vá quần áo; trong suốt thời gian vào rừng săn, người nhà không được chơi giỡn với ai, không được vào nhà người có người chết,…

Đối với những người nuôi voi: luôn kìm chế tính nỏng nảy của voi, không để nảy sinh những mâu thuẫn trong gia đình, giòng họ và cộng đồng.

Tập quán trang sức bằng ngà voi: Người M’Nông rất ưa thích đeo đồ trang sức trên cơ thể. Ngoài những trang sức thông thường như vòng tay, vòng chân, vòng cổ, xâu cườm, người M’Nông nam cũng như nữ thường xỏ lỗ dái tai để đeo bông tai bằng ngà voi. Ngà voi còn được dùng làm nhẫn để trai gái tặng nhau lúc hứa hôn, lưu niệm,… Tập quán coi voi là cứu tinh : Theo đồng bào, người nào không sinh được khi chui qua bụng voi thì khả năng thụ thai sẽ tăng cao. Voi là “ thần”, voi là “Ông Tượng” nên khi đối xử tệ bạc với voi sẽ bị phạt rất nặng. Còn nếu ăn thịt voi thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Nhẫn làm bằng lông đuôi voi sẽ đem đến may mắn cho những ai đeo; hai người yêu nhau cùng đeo nhẫn lông đuôi voi thì sẽ được kết duyên cùng nhau.

f. Voi phục vụ du lịch :

Hình ảnh của con voi là sự hiện hữu điển hình trong các tour du lịch của Đăklăk, rất riêng của Tây Nguyên. Khách du lịch rất thích thú với việc cưỡi trên lưng voi, họ rất thích được sờ, vuốt ve chúng ; rất hiếm, thậm chí là không có du khách du lịch nào chọc phá voi. Đặc biệt với khách nước ngoài, họ tỏ ra rất yêu mến voi. Ngược lại, voi cũng rất thích được vuốt ve và ngoan ngoãn dẫn khách tham quan khắp chốn.

Như vậy, có thể thấy rằng du lịch Tây Nguyên không thể tách rời với hình ảnh con voi. Chính vì vậy cần thiết và cấp bách tiến hành bảo tồn và phát triển đàn voi nhà để giữ mãi một cái gì đó rất riêng cho ĐăkLăk và tạo cơ sở để tăng thêm thế mạnh, thu hút khách du lịch.

16.1.4. Dự báo, đánh giá và phân tích khả năng sinh tồn và phát triển đàn voi nhà ở Đăklăk trong tương lai

Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Population Viability Analysis - PVA) là một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định xem liệu một loài có khả năng thích ứng và tồn tại trong môi trường được không. Đây là một phương pháp xem xét các yêu cầu khác nhau của một loài cũng như những nguồn lực sẵn có trong môi trường, để từ đó xác định những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử tự nhiên của loài đó. Sự suy giảm đàn voi nhà tỉnh ĐăkLăk có thể tổng hợp gồm những nguyên nhân sau :


- Thiếu kỹ thuật nuôi, đồng bào chăm sóc voi theo kinh nghiệm truyền miệng từ người này sang người khác, chưa được đúc kết. Chăm sóc chủ yếu dựa vào bản năng thích ứng với điều kiện môi trường của voi.

- Tỷ lệ sinh/tử trong những năm gần đây dịch chuyển theo chiều hướng suy giảm

nghiêm trọng, voi không được sinh ra mà voi lại chết do: già, hoặc do không được chăm sóc khi bệnh tật.

- Hiện tượng săn bắn voi nhà để lấy ngà ngày càng xuất hiện nhiều.

- Tốc độ săn bắt và thuần dưỡng voi giảm mạnh, là một trong những nguyên

nhân cơ học làm giảm số lượng voi nhà và làm mai một đi nghề truyền thống đặc sắc dân tộc của Bản Đôn nói riêng và ĐăkLăk nói chung.

- Voi được bán và cho những tỉnh khác thuê để sử dụng vào mục đích làm cảnh

trong công viên hoặc xiếc. Điều này cũng khiến cho số lượng voi suy giảm vì voi không thích nghi với môi trường tù túng, náo nhiệt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe voi.

- Ngoài những nguyên nhân chủ yếu đã nêu, điều kiện kinh tế là nguyên nhân cơ

bản và nhạy cảm nhất làm giảm mạnh số lượng đàn voi nhà hiện nay. Điều đáng lưu ý là hậu quả của nguyên nhân này tất yếu sẽ dẫn đến sự phá vỡ những cấu trúc về hình tượng con voi nói chung và nét đặc thù của ĐăkLăk nói riêng. Nhìn chung, có thể phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là : nhóm tác động trực tiếp đến sự suy giảm số lượng đàn voi (nhu cầu dinh dưỡng, nơi ở, sinh cảnh, khả năng sinh sản, săn bắt trộm...) và nhóm tác động gián tiếp đến sự suy giảm số lượng bầy đàn voi (điều kiện kinh tế khó khăn nên đồng bào không thể nuôi voi, hông chăm sóc đầy đủ để voi chết hoặc bán voi cho tỉnh khác, tốc độ săn bắn và thuần dưỡng voi giảm mạnh trong những năm gần đây...)

a. Khả năng đảm bảo nơi ở cho Voi : Do nhu cầu thức ăn lớn nên voi cần vùng sinh sống rộng lớn, trung bình một con voi cái trưởng thành cần diện tích khoảng 6000 ha, một voi đực cần khoảng 20.000 ha để di chuyển kiếm ăn. Voi di chuyển theo mùa để kiếm thức ăn, nước và muối khoáng. Mùa khô hiếm thức ăn, một ngày đàn voi có thể di chuyển tới 30 km, trên diện tích rộng khoảng 40.000 ha và thường tập trung tại những điểm nhiều thức ăn hơn. Hiện nay, diện tích nơi cư trú của voi ngày càng giảm nghiêm trọng. Với hình thức nuôi voi nhà như hiện nay thì diện tích cho voi càng thu hẹp hơn. Mặc dù đã được thuần dưỡng cho quen và thích nghi với môi trường sống nhưng những sự gò bó, ép buộc trong cách nuôi cũng phần nào giảm đi sức sống của một loài thích nghi với môi trường hoang dã.

b. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho Voi : Qua nghiên thấy rằng, thành phần thức ăn của voi cũng khá đa dạng, nhu cầu thức ăn của voi rất lớn, lượng thức ăn


của một con voi trong một ngày đêm bằng 1/15 – 1/20 trọng lượng cơ thể . Vì vậy, khi lập kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc đối với loài thú này cần chú ý đến nguồn thức ăn có sẵn ngoài tự nhiên, đặc biệt là thành phần các loài thực vật rừng hoặc bãi chăn thả tại nơi đó nhất là trong mùa mưa khi thức ăn trở nên khan hiếm.

c. Khả năng sinh sản của Voi nhà ĐăkLăk có một số nét chính sau:

- Đa số voi ở Đăklăk đã già (trên 50 tuổi) nên khả năng sinh sản bị suy giảm

- Voi đực và cái ít có điều kiện tiếp xúc nhau nên ít có cơ hội để giao phối.

- Voi có đặc tính thủy chung, rất kén chọn trong việc lựa chọn bạn tình.

- Chu kỳ động dục của voi ngắn và thường ít đồng bộ giữa voi đực và voi cái.

- Điều kiện làm viêc hiện nay của voi chưa thực sự phù hợp cho voi sinh sản. (thay ca nhau trực tại các khu du lịch).

- Khi chăn thả ngoài rừng voi thường bị xích chân gây khó khăn trong hoạt động giao phối.

- Một bộ phận đồng bào có quan niệm cho rằng không được may mắn khi voi sinh sản.

d. Hình thức nuôi Voi của đồng bào ở đây là nuôi thả tự do hoặc dùng xích cột ở bãi.

Người nuôi voi đã chăm sóc sức khỏe cho voi theo kinh nghiệm, theo sự hiểu biết truyền từ thế hệ này sang thế hệ. Đó là những kinh nghiệm quý báu đã được người đồng bào vận dụng tuy nhiên trong những trường hợp voi bị mắc những chứng bệnh nghiêm trọng hơn, những bệnh như nhiễm trùng vết thương, sinh con, nhiễm trùng do cưa ngà quá sát là một trong những nguyên nhân làm voi chết thì đồng bào không thể chữa trị được. Hoặc trong những ngày voi bị đau yếu, voi vẫn phải làm việc. Nói chung, đồng bào gần như không có các biện pháp kĩ thuật để nuôi và chăm sóc cho voi.ư

e. Tình hình săn bắt trái phép và quản lý săn bắt của nhà nước: giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã mà chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu.

16.2. QUY HOẠCH CÁC KHU BẢO TỒN VOI NHÀ PHỤC VỤ DLST

16.2.1.Các nguyên tắc quy hoạch các khu bảo tồn

Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật. Để bảo tồn quần xã sinh vật, cần phải tiến hành những bước cơ bản sau:

- Xây dựng các khu bảo tồn


- Thực hiện biện pháp bảo toàn bên ngoài các khu bảo tồn

- Phục hồi các quần xã sinh vật bản địa đang bị suy thoái

Đối với việc bảo tồn đàn voi nhà ở ĐăkLăk là việc kết hợp thật chặt chẽ cả ba bước trên.

16.2.2.Quy hoạch các khu bảo tồn:

Có thể thành lập khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ biến nhất: một là thông qua Nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi cũng có thể ở cấp khu vực hay địa phương); hai là các tổ chức tư nhân hay cá nhân xây dựng các khu bảo tồn trên mảnh đất mà họ có quyền sử dụng. Ngoài ra ở một số nước các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn giữ gìn lối sống riêng của họ.

Trên cơ sở một khu bảo tồn lớn sẽ giảm bớt được các hiệu ứng vùng biên, chứa đựng được nhiều loài hơn và có tính đa dạng nơi cư trú hơn so với khu bảo tồn nhỏ. Đây là ưu điểm của khu bảo tồn lớn dựa vào thuyết địa sinh học đảo và những điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều cuộc điều tra về động thực vật tại các khu bảo tồn lớn (Diamon. 1975; Simberloff và Abele, 1976, 1982; Terberrogh, 1976). Có 3 hoạt động thực tế liên quan đến quan điểm này: Thứ nhất là khi xây dựng một khu bảo tồn cần đạt được diện tích càng lớn càng tốt để có thể bảo tồn được nhiều loài nhất. Thứ hai là bất cứ lúc nào nếu có thể đều cần mở rộng khu bảo tồn hiện có. Thứ ba và là cuối cùng, nếu có sự lựa chọn giữa thành lập một khu bảo tồn lớn hay nhiều khu bảo tồn nhỏ trên cùng một nơi cư trú thì nên lập một khu bảo tồn lớn để dễ dàng thống nhất và kiểm soát trong quản lý.

Mỗi khu bảo tồn đã chọn lựa mục tiêu bảo tồn riêng của mình, và trong đa số các trường hợp, đã rất quan tâm đến điều kiện xã hội, kinh tế, môi trường, văn hoá của địa phương có liên quan (WRI/IUCN/UNEP 1992). Để các khu bảo tồn có thể thực hiện được tốt mục tiêu bảo tồn, cần thiết phải vượt qua được một số trở ngại quan trọng, rất phổ biến là: Sự phân bố không hợp lý về sinh địa lý học, mâu thuẫn với nhân dân địa phương, cách quản lý chưa hợp lý và nguồn tài chính hạn hẹp, Ít am hiểu về vai trò của phát triển bền vững.

Như vậy, để bảo đảm những yếu tố trên cùng với sự tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí thì chúng ta nên sử dụng những khu bảo tồn có sẵn để lồng ghép khu bảo tồn cho đàn voi nhà tỉnh ĐăkLăk vào: Vườn Quốc Gia Yok Đôn và khu dự trữ sinh quyển Nam Ka.

Vườn Quốc gia Yok Đôn:

Vườn gồm có các hệ sinh thái sau: Hệ sinh thái (HST) rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; HST rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới; HST rừng kín nửa rụng lá


ẩm nhiệt đới; HST rừng tre nứa, hỗn giao nứa gỗ; HST trảng cây bụi và đồng cỏ; HST rừng trồng ruộng và khu dân cư.

Vào mùa mưa, thảm cỏ, tầng cây bụi, cũng như các tầng cây cao phát triển mạnh mẽ, cung cấp nguồi thức ăn, nước uống dồi dào và đa dạng. Dưới tầng cây gỗ lớn là những thảm cỏ dày đặc mà loài Le (Micro stegium) chiếm đại đa số (90%) là loại thức ăn khoái khẩu của loài voi. Bên cạnh đó, còn có các loài cỏ Tranh (Imperarta cylimdrica), cỏ Mía (Rottboellia exaltata), cỏ Mắc cỡ (Mimosa pudica),…cũng là nguồn thức ăn đáng kể.

Vào mùa khô, thảm thực vật và tầng cây bụi khô kiệt làm cho nguồn thức ăn trở nên khan hiếm. Chỉ những nơi gần nguồn nước và dọc theo sông suối được gọi là hệ sinh thái rừng thường xanh ven sông mới có nguồn thức ăn. Chính vì vậy, khi thành lập trung tâm bảo tồn và phát triển đàn voi nhà nơi đây, cần phải lưu ý đến điều này; phải có khu dự trữ thức ăn và những hồ nước nhân tạo để cung cấp thêm cho voi vào mùa khô.

Nói chung, khu hệ sinh thái của vườn Quốc Gia Yokdon là rừng khộp ( khô, thưa), chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu phân hóa sâu sắc và mang tính chất nhiệt đới nóng, ẩm nên hai mùa được phân chia rất rõ rệt. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước và thức ăn cho động vật nói chung và loài voi nói riêng.

Khu bảo tồn Thiên nhiên Nam Ka:

Các thảm thực vật chủ yếu thường gặp ở đây là: rừng nửa rụng lá ưu thế là bằng lăng ổi, rừng kín hỗn loài thường xanh, rừng thưa rụng lá cây họ dầu (rừng khộp), trảng cỏ tranh (Imperata cylindriea), rừng lồ ô, rừng đầm lầy ở các trũng sinh lầy và ngập nước, trảng cỏ đầm lầy… rất thích hợp cho đời sống của loài voi.

Ngoài ra khu dự trữ sinh quyển Nam có nguồn nước rất dồi dào: Sông Krông Knô, Suối Ea Mongue, Suối Ea Priegne, Suối Đăk, Suối Krai Rohyơ, Suối Krai… và hệ thống 3 hồ: Hồ Ea Bouno, hồ Ea Tyr và hồ Ea Bine, đây là một lợi thế hơn hẳn so với Yordon để xây dựng trung tâm bảo tồn.

Như vậy, có thể thấy rằng cả hai khu vực đều có những đặc điểm sinh thái lẫn những cơ sở vật chất có sẵn, rất thuận lợi cho việc thành lập trung tâm bảo tồn. Nhưng mặt khác, cũng rất cần thiết xây dựng những điểm đặt muối để cung cấp thêm nguồn muối khoáng cho voi.

16.2.3.Xác định các mục tiêu quản lý của khu bảo tồn

Xác định các mục tiêu quản lý: Để có thể gìn giữ và phát triển được đàn voi nhà thì cần giảm bớt các nhiễu loạn từ các lực tự nhiên và có sự can thiệp một cách khoa học là có thể hạn chế được sự khai thác tài nguyên trong vùng. Cần thiết phải có sự cộng tác với nhân dân và cộng đồng địa phương, những người đang sinh sống trong và


xung quanh khu vực bảo tồn. Vì vậy, công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khu bảo tồn voi là hết sức quan trọng.

Có hai vấn đề cơ bản cần phải lưu ý để chọn lựa cách quản lý thích hợp:

- Cách can thiệp phải xoay quanh mục tiêu chính là bảo tồn đàn voi nhà.

- Việc bảo tồn tính hoang dã cho vùng không thể thực hiện đồng thời với việc tổ chức du lịch một cách tự do và cũng không thể dùng các cây ngoại lai trong trường hợp phải hồi phục thiên nhiên trong khu vực. Vì vậy, tạo điều kiện để rừng thứ sinh phát triển trong và ngoài khu bảo tồn trở lại là việc rất quan trọng.

Lựa chọn vùng bảo tồn: cần thiết phải lưu ý một số yếu tố như: loài cần được bảo vệ là loài voi, số lượng voi nhà chỉ còn 64 con và đang có nguy cơ suy giảm, môi trường sống của chúng là rừng khộp và rừng thứ sinh, phải gần nguồn nước và có đầy đủ muối khoáng… Chính những yếu tố này mà một lần nữa chúng tôi khẳng định Vườn Quốc Gia Yok Don và khu dự trữ sinh quyển Nam Ka là những nơi thích hợp cho việc bảo tồn và phát triển đàn voi nhà của tỉnh.

Có hai kiểu vấn đề được nêu lên là :

- Bảo tồn voi nhà nhưng đồng thời kết hợp với du lịch và du lịch sinh thái nhằm tạo thêm thu nhập

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định được những biện pháp làm tăng hiệu quả bảo tồn hơn như bổ sung những vấn đề xã hội trong cách quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương, cần phải có những điều chỉnh chính xác về diện tích để bao gồm được những sinh cảnh cần thiết cho loài voi.

Song, để thực hiện được các mục tiêu trên thì rất cần thiết để đưa ra những kiến nghị cấp bách về các mặt (kinh tế lẫn nhân lực), nhằm nâng cấp các khu bảo tồn đã có.

Có thể làm theo 10 điều hướng dẫn sau đây để thực hiện công việc nói trên:

- Số lượng khu bảo tồn càng nhiều càng có điều kiện thuận lợi để bao gồm được nhiều dạng về sinh cảnh và các kiểu chuyển tiếp có trong tỉnh, vừa có thể tránh khỏi các rủi ro do dịch bệnh, thiên tai hay sự quấy nhiễu của các hoạt động của con người.

- Kích thước khu bảo tồn : diện tích đủ rộng để đàn voi có thể tự do sinh sống và phát triển. Tất nhiên cả số lượng và kích thước khu bảo tồn còn phải tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội như : mật độ dân số, sự sở hữu của địa phương về đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần thiết và các nhu cầu khác về nguyên vật liệu như gỗ, củi, các sản phẩm ngoài gỗ... để tiêu dùng tại chỗ cho nhân dân địa phương.

- Mối liên quan với các yếu tố thiên nhiên khác : Khu bảo tồn cần phải có mối liên quan với cảnh quan và nguồn nước trong vùng, tạo điều kiện đáp ứng được

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí