Quy Định Về Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Cao

quốc tế về nghiên cứu và đào tạo.


- Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển KH&CN Việt Nam.

- Sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư cho KH&CN.

Quan điểm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN được thể hiện dàn trải tại nhiều điều Luật:

- Luật khẳng định một trong những chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về KH&CN; nâng cao vị thế quốc gia về KH&CN trong khu vực và thế giới (Điều 6 Khoản 8).

- Quy định một trong những quyền của tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN là tham gia hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về KH&CN (Điều 13 Khoản 8, Điều 20 Khoản 10).

- Quy định tổ chức KH&CN nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động KH&CN, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động KH&CN theo quy định; điều kiện thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN nước ngoài (Điều 15).

- Quy định chính sách ưu đãi đối với nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học trẻ tài năng: “Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn” (Điều 23).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Quy định chính sách thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (Điều 24):

+ Cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được khuyến khích tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 8

+ Cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài trong thời

gian làm việc tại Việt Nam được hưởng ưu đãi: Được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; được hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng; được hưởng các ưu đãi về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

+ Chuyên gia nước ngoài được khuyến khích tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi sau đây: Được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN; được hưởng ưu đãi về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật; được hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng.

+ Cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia là người nước ngoài có cống hiến lớn đối với sự nghiệp phát triển KH&CN của Việt Nam được Nhà nước Việt Nam vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng về KH&CN của Việt Nam.

- Quy định Chính phủ thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia với một trong những mục đích chính đó là “hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế” (Khoản 1 Điều 60).

Khác với quy định tại Luật KH&CN năm 2000 và các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN (Luật công nghệ cao, Luật đo lường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật năng lượng nguyên tử) mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế, Luật KH&CN năm 2013 đã tiến thêm một bước lớn về chủ trương khi tiếp cận vấn đề về mở cửa, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết TW6). Nghị quyết khẳng định các


quan điểm cơ bản về hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN: “Chủ động, tích

54

cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.”

Quan điểm của Luật KH&CN năm 2013 có sự kế thừa và phát triển nhiều nội dung của Luật KH&CN năm 2000 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, trên tinh thần hội nhập quốc tế chính là hợp tác quốc tế nhưng ở trình độ cao, sâu sắc hơn.

Luật KH&CN năm 2000 đã đề cập đến tư tưởng và quy định rất nhiều biện pháp về thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đây được coi là những cơ sở pháp lý đầu tiên để triển khai hợp tác và nâng tầm hội nhập quốc tế cho giai đoạn sau.

Về vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, Khoản 1 Điều 46 Luật KH&CN năm 2000 đã ghi rõ: “Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.” Một trong những ưu điểm của Luật KH&CN năm 2000 đó là đã cụ thể hóa các chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN từ việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về KH&CN, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, thu hút trí thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các chuyên gia giỏi của thế giới tham gia phát triển KH&CN Việt Nam.

Luật KH&CN năm 2000 đã đề cập đến chính sách chung với nhiều nội dung nhằm đảm bảo thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, tuy nhiên còn thiếu các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách. Tương tự các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN (Luật công nghệ cao, Luật đo lường, Luật tiêu

chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật năng lượng nguyên tử, Luật chuyển giao công

nghệ), Luật KH&CN năm 2000 cũng mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế và chưa nâng tầm hội nhập quốc tế sâu rộng về KH&CN.

2.1.3. Quy định của một số đạo luật chuyên ngành hiện hành trong

lĩnh vực KH&CN


2.1.3.1. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao


Trong bối cảnh nền công nghệ của Việt Nam còn nhiều lạc hậu, việc hợp tác, hội nhập quốc tế để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, công nghệ cao được xem như chính sách ưu tiên hàng đầu để phát triển tiềm lực KH&CN đất nước. Nhận thức rõ vấn đề này, Luật công nghệ cao (Luật

số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008) đã khẳng định quan điểm chú trọng đối với

hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao (Điều 7):


- Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ KH&CN tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao; thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

- Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về KH&CN, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh

nghiệp trong nước.


Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai Luật công nghệ cao cho thấy còn những bất cập trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đầu tư tại Việt Nam đang vấp phải một số rào cản về quy định tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao.

Điểm b Khoản 1 Điều 18 Luật công nghệ cao quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao: “Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu”

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô tổng nguồn vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt mức doanh thu hạn chế, do đó tỷ lệ 1% doanh thu dành cho nghiên cứu và phát triển là không lớn đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), với quy mô Tổng nguồn vốn có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng (Ví dụ như Samsung) thì tỷ lệ 1% doanh thu là khá lớn.

Xem xét trên số liệu của Bộ KH&CN về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận ứng dụng công nghệ cao có doanh thu từ hàng trăm tỷ đồng đến hàng ngàn tỷ đồng thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển trên tổng doanh thu cao hơn 1%, thậm chí có những doanh nghiệp đạt tỷ lệ rất cao như: Công ty TNHH Nissei Electric Vietnam (từ 20% - 25%); Công ty TNHH CNSH dược Nanogen (từ 6% - 12%); Công tư CP thông minh MK (từ 4% - 12%); Công ty CP truyền thông Việt Nam (từ 5% - 6%).

Tuy nhiên, khi xét số liệu của 02 Công ty thuộc Tập đoàn Điện tử Samsung là 02 Công ty được cho là các doanh nghiệp có quy mô thuộc một

trong các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (doanh thu của Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam năm 2013 đạt hơn 500 ngàn tỷ, doanh thu của Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam đạt hơn 11 ngàn tỷ), tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển từ năm 2011 đến năm 2013 tương ứng: Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam từ 0,53% đến 0,62%; Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam từ 0,43% đến 1,72%. Như vậy, việc đạt tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển/tổng doanh thu hàng năm là 1% đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) là tương đối khó khăn.

Trong giai đoạn hiện nay, để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, cần xem xét điều chỉnh tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo hướng giảm tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển đối với doanh nghiệp có quy mô lớn.

Điểm b Khoản 1 Điều 18 Luật công nghệ cao quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao: “Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động”

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ lệ 5% như quy định hiện hành là hợp lý. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), số lượng lao động có thể lên đến hàng chục ngàn người thì tỷ lệ 5% là chưa phù hợp.

Xem xét trên số liệu của Bộ KH&CN về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận ứng dụng công nghệ cao có số lượng lao động từ hàng chục người đến hàng ngàn người thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có tỷ lệ lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động cao hơn 5%.

Tuy nhiên, khi xét số liệu của Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam, một trong các Công ty sử dụng nhiều lao động nhất ở Việt Nam, trong 03 năm hoạt động với tổng số lao động của các năm tăng dần từ 18 ngàn người

năm 2011 lên 43 ngàn người năm 2013 thì tỷ lệ nhân lực nghiên cứu và phát triển đạt từ 1,92% (năm 2011), 2,92% (năm 2012), 3,2% (năm 2013).

Như vậy, với số lượng lao động của doanh nghiệp có quy mô lớn lên đến hàng ngàn người thì tỷ lệ lao động tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp nên được quy định ở mức thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa với lực lượng lao động ít hơn.

Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, việc điều chỉnh tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo hướng giảm tỷ lệ lao động tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động đối với doanh nghiệp có quy mô sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Điều 18 Luật công nghệ cao về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao mới đây đã được Luật đầu tư năm 2014 (Điều 75) sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các tiêu chí mở hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn thực hiện nội dung này.

2.1.3.2. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử


Luật năng lượng nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008) quy định chung về chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử: Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Điều 11).

Cụ thể hóa chính sách của Luật, một số văn bản dưới Luật đã được ban hành để triển khai hoạt động hợp tác, hội nhập. Điển hình như trong vấn đề ưu đãi, tạo điều kiện để cá nhân đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ngoài - một trong những nội dung quan trọng của hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN. Nghị định số 124/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử quy định sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở ngoài nước được hưởng các chế độ ưu đãi:

- Cấp 02 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông đối với sinh viên và nghiên cứu sinh, 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông đối với học viên cao học trong quá trình học để đi và về Việt Nam;

- Cấp lệ phí làm hộ chiếu, visa;


- Cấp sinh hoạt phí bằng 1,2 lần mức sinh hoạt phí cao nhất hiện đang cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài theo các Đề án đào tạo của Chính phủ Việt Nam;

- Mua bảo hiểm y tế mức tối thiểu do nước sở tại quy định áp dụng chung cho công dân nước ngoài đến học tập;

- Cấp lệ phí sân bay, tiền tàu, xe từ sân bay đến nơi đào tạo và ngược lại;


- Giữ nguyên lương đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu ở ngoài nước.

Giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở ngoài nước được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành, giữ nguyên lương và các chế độ theo quy định trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở ngoài nước.

2.1.3.3. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Nhà nước thể hiện chính sách mở rộng giao lưu, tích cực hợp tác quốc tế để thông qua đó học hỏi kinh nghiệm của các nước về xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Điều

8 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006) quy định:

- Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí